1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số hệ sinh thái đất ngập nước ở hà nội và đề xuất biện pháp giảm thiểu

71 564 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy, khi nhiệt độ trung bình năm tăng, dẫn đến nước biển dâng, làm mất đi một vùng đất canh tác trù phú và cả các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên,

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3

1.1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu 3

1.1.2 Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu 3

1.1.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái 5

1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC 5

1.2.1 Định nghĩa đất ngập nước 5

1.2.2 Chức năng của đất ngập nước Việt Nam 6

1.2.3 Giá trị của đất ngập nước Việt Nam 8

1.2.4 Tính tổn thương của đất ngập nước trước biến đổi khí hậu 9

1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 9

1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 9

1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 12

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 19

2.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 19

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.3.1 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu (thu thập số liệu thứ cấp) 19

2.3.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 19

2.3.3 Phương pháp nghiên cứu sinh thái học ……….20

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21

3.1 HIỆN TRẠNG ĐẤT NGẬP NƯỚC HÀ NỘI 21

3.1.1 Hiện trạng đất ngập nước dạng suối ở Hà Nội 21

3.1.2 Hiện trạng đất ngập nước dạng đầm ở Hà Nội 21

Trang 2

3.1.3 Các áp lực của hoạt động của con người hiện nay lên đất ngập nước Hà Nội 22

3.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 23

3.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực đất ngập nước Hương Sơn 23

3.2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực đất ngập nước Đầm Long 28

3.3 HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC NGHIÊN CỨU 31

3.3.1 Đa dạng sinh học hệ sinh thái đất ngập nước Hương Sơn 31

3.3.2 Đa dạng sinh học hệ sinh thái đất ngập nước Đầm Long 39

3.4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC HÀ NỘI 44

3.4.1 Các kịch bản biến đổi khí hậu 44

3.4.2 Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái đất ngập nước Hà Nội 48

3.4.3 Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học của khu vực nghiên cứu 51

3.4.4 Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến sinh kế của khu vực nghiên cứu 54

3.5 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU VÀ THÍCH ỨNG CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 56

3.5.1 Biện pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái đất ngập nước 56

3.5.2 Biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của hệ sinh thái đất ngập nước 58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tác động của BĐKH tới các đối tượng ĐNN ở các vùng, miền 13

Bảng 2: Tác động của BĐKH tới các HST và ĐDSH của ĐNN 14

Bảng 3: Thành phần các loài thực vật ĐNN Hương Sơn 31

Bảng 4: Thành phần các loài cá ĐNN Hương Sơn 34

Bảng 5: Cấu trúc thành phần loài cá ở ĐNN Hương Sơn 38

Bảng 6: Danh lục thực vật ngập nước ở ĐNN Đầm Long 39

Bảng 7: Danh lục cá sống ở ĐNN Đầm Long 42

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Vị trí khu vực ĐNN Hương Sơn 23 Hình 2: Vị trí khu vực ĐNN Đầm Long 28 Hình 3: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của Hà Nội 47 Hình 4: Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của Hà Nội 47

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu

COP Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

ĐDSH Đa dạng sinh học

IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên

Thiên nhiên

REDD+ Giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái

rừng tại các nước đang phát triển

UNFCCC Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu

Trang 6

1

MỞ ĐẦU

Biến đổi khí hậu hiện đang là mối quan tâm chung của toàn cầu BĐKH đã ngày càng trở nên rõ nét và mối quan hệ tương hỗ giữa BĐKH với ĐDSH, các HST đang là chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước cũng như quốc tế Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy, khi nhiệt độ trung bình năm tăng, dẫn đến nước biển dâng, làm mất đi một vùng đất canh tác trù phú và cả các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng ngập mặn có giá trị sinh thái cao, và dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài động, thực vật quý hiếm Sự gia tăng khí nhà kính dẫn đến quá trình axit hóa nước biển và đại dương Kết quả này tác động một cách mạnh mẽ lên các HST dưới nước như các rạn san hô, thảm cỏ biển, các loài động vật thân mềm Trong khi đó, các vùng ĐNN đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ các tác động của BĐKH cũng như những hệ quả mà BĐKH có thể gây ra, cụ thể là khả năng tích lũy, hấp thụ cacbon cao của ĐNN nói chung và rừng ngập mặn nói riêng, hạn chế ngập lụt và làm giảm mức độ nguy hiểm của những đợt lũ lụt tàn khốc ĐNN còn có vai trò cực kỳ quan trọng như là các bể chứa nước ngọt ở các vùng khác nhau khi mà BĐKH gây ra hạn hán nghiêm trọng tại những vùng này Ngoài ra, ĐNN ven biển còn có khả năng bảo vệ các HST và cộng đồng ven biển khỏi thiệt hại do các trận bão, sóng lớn và xói lở bờ biển gây ra bởi BĐKH

Viê ̣t Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy của biến đổi khí hâ ̣u , nghiêm trọng hơn Việt Nam lại là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH toàn cầu Trong điều kiện BĐKH, các HST ĐNN vốn nhạy cảm bởi sự tác động của tự nhiên và con người sẽ phản ứng kém hơn trước với những sự thay đổi này và có thể sẽ không tránh khỏi sự suy giảm nhanh các loài sinh vật BĐKH ngày càng trở nên rõ nét và không chỉ tác động không nhỏ đến cộng đồng mà còn tác động mạnh mẽ lên các HSTĐNN do sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và đặc biệt

là tần suất và cường độ của những trận lũ và hạn hán Tuy nhiên, nếu được quản lý tốt và có các biện pháp cải tạo kịp thời các vùng ĐNN thì chúng sẽ có vai trò vô cùng lớn trong việc giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH

Với diện tích lớn (khoảng 10 triệu ha) gần bằng một phần ba diện tích đất liền, hê ̣ sinh thái đất ngâ ̣p nước ở nước ta đang ngày càng bi ̣ đe do ̣a trước ảnh

Trang 7

2

hưởng của biến đổi khí hâ ̣u HSTĐNN ở Hà Nội mang tính chất điển hình của vùng đồng bằng sông Hồng Cùng với quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật , đất ngâ ̣p nước đã mang la ̣i mô ̣t giá tri ̣ kinh tế lớn cho con người Tuy nhiên cùn g với quá trình đô thị hóa và sức ép từ biến đổi khí hâ ̣u , ĐNN ở Hà Nội đang ngày càng

bị suy giảm diện tích và suy thoái ở mức độ nghiêm trọng

Cho đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam chỉ có các nghiên cứu chung về BĐKH và ĐDSH, HST, rất ít phân tích trong các trường hợp cụ thể, đặc biệt là tác động của BĐKH lên các HSTĐNN Ngoài ra hiện nay trên phạm vi cả nước, các

Bộ, ngành và các địa phương đang xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (phê duyệt năm 2008) và Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu (phê duyệt năm 2011) Xuất

phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn và triển khai đề tài “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số hệ sinh thái đất ngập nước ở Hà Nội và đề xuất biện pháp giảm thiểu” với mục tiêu:

- Điều tra, thu thập số liệu thứ cấp và đánh giá mức độ ĐDSH của khu vực nghiên cứu

- Đánh giá tác động tiềm tàng của BĐKH đến khu vực nghiên cứu

- Đề xuất biện pháp giảm thiểu và giải pháp thích ứng với BĐKH

Trang 8

3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu, mà biểu hiện là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng đang

là một trong những thách thức lớn đối với toàn nhân loại trong thế kỷ XXI BĐKH

đã thực sự tác động đến mọi lĩnh vực, bao gồm tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội và sức khỏe con người Thiên tai, các hiện tượng thời tiết - khí hậu cực đoan như là hệ quả của BĐKH hiện đang hoành hành ngày càng nhiều và khốc liệt ở khắp mọi nơi trên thế giới BĐKH tác động trực tiếp tới các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và được coi là thách thức lớn cho phát triển bền vững

Theo IPCC, biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu,

có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển [28]

1.1.2 Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu

BĐKH có thể do hai nguyên nhân: các quá trình tự nhiên và sự ảnh hưởng của con người Lịch sử tiến hóa của Trái đất cũng có nhiều lần BĐKH, nhưng xảy ra từ

từ trong một thời gian dài, các sinh vật trên Trái đất đều phải thích ứng và tiến hóa nhưng hiện nay, BĐKH có nguyên nhân là do hoạt động của chúng ta (nhân tạo), nhất là sau năm 1850 (bắt đầu thời kỳ công nghiệp) và lại xảy ra nhanh, chỉ có hơn

1 thế kỷ mà nhiệt độ Trái đất tăng 1ºC và hàm lượng CO₂ tăng từ 350 ppm đến 500 ppm [26]

Sau cuộc tranh luận kéo dài hơn 30 năm, cho đến nay, các nhà khoa học

đã có sự nhất trí cao và cho rằng trong những thập kỷ gần đây, những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội với nhịp điệu ngày một cao trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, giao thông, nông - lâm nghiệp và sinh hoạt đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính (N2O, CH4, H2S và nhất là CO2) trong khí quyển, làm Trái đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và

Trang 9

4

ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu [27]

Như vậy nguyên nhân chính làm BĐKH Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các HST biển, ven bờ và đất liền khác Nhằm hạn chế BĐKH, Nghị định thư Kyoto đã được đưa ra nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO₂, CH4, N₂O, HFCs, PFCs và SF6:

• CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép

• CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than

• N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp

• HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22

• PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm

• SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê

* Các biểu hiện của biến đổi khí hậu

Biểu hiện của BĐKH rất phức tạp, bao gồm các dấu hiệu chính sau:

- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung

- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất Các khí nhà kính tăng: CO2, NOx, CH4, CFC…nhất là CO2.

- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển

- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các HST và hoạt động của con người

- Lượng mưa tăng hoặc giảm, lũ lụt, hạn hán, bão tuyết, băng giá và cực đoan

về thời tiết diễn ra thường xuyên và bất thường

- Xói mòn, trầm tích tăng, sử dụng đất đai và quan hệ của đất đai thay đổi

Trang 10

5

- Sự thay đổi năng suất sinh học của các HST, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, địa quyển [26]

1.1.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái

Ở phạm vi thế giới, dưới sự chủ trì của Ban thư ký công ước Đa dạng sinh học, nhiều Hội thảo khoa học thế giới đã thảo luận, phân tíchcác tác động của BĐKH đến ĐDSH và HST Ở phạm vi trong nước, dưới sự chủ trì của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Viện và các Trung tâm nghiên cứu về Tài nguyên và Môi trường,

và đặc biệt là có sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, nhiều Hội thảo khoa học cũng đã được tổ chức với chủ đề này Có thể nêu các nhận định chính sau đây:

- BĐKH sẽ gia tăng sức ép mạnh lên HST và ĐDSH nếu như các HST này bị các sức ép khác như: chia cắt các nơi ở, mất hoặc chuyển đổi nơi ở, khai thác quá mức, các loài ngoại lai xâm hại, ô nhiễm môi trường…

- BĐKH và nồng độ CO2 trong không khí đã được xác nhận rõ tác động của chúng lên các HST tự nhiên và các loài Một số loài và HST đã chứng tỏ có một số khả năng thích nghi tự nhiên, nhưng nhiều loài khác thì chứng tỏ chúng bị tác động

âm tính

- Tổ chức IPCC AR4 đã cho biết có khoảng 10% số các loài bị tuyệt chủng ở mức rủi ro cao, mỗi khi nhiệt độ trung bình trên Trái Đất tăng 1oC Hậu quả này chỉ

có giá trị khi mức tăng nhiệt độ ở dưới mức 5oC

- BĐKH như hiện nay, nếu cứ tiếp tục thì tác động nguy hại sẽ gia tăng và không đảo ngược đối với nhiều HST và các dịch vụ của chúng và do đó sẽ kéo theo tác động âm tính lên các khía cạnh văn hóa, xã hội và kinh tế Tuy nhiên, vẫn còn chưa rõ về mức độ biến đổi cũng như tốc độ biến đổi của BĐKH và ngưỡng thích ứng của các HST [26]

1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGẬP NƯỚC

1.2.1 Định nghĩa đất ngập nước

Thuật ngữ „Đất ngập nước” được dịch từ tiếng Anh là “Wetland” bao gồm rất nhiều sinh cảnh khác nhau ở đất liền, ven biển và biển Hiện tại có đến trên 50 định nghĩa khác nhau về đất ngập nước Định nghĩa ĐNN của Công ước Ramsar (Công ước về ĐNN) được phát triển vào những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, được nhiều người, kể cả nhà khoa học cũng như nhà quản lý ĐNN ở nhiều nước trên thế giới

Trang 11

Việc phân loại ĐNN là một vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn Tuy vậy, Công ước Ramsar cũng đã phân ra được 30 loại hình ĐNN tự nhiên và 9 loại hình ĐNN nhân tạo Nói chung, các loại hình ĐNN đều thuộc 5 hệ ĐNN chủ yếu được công nhận là: Hệ biển, hệ cửa sông, hệ hồ ao, hệ sông và hệ đầm lầy [24]

1.2.2 Chức năng của đất ngập nước Việt Nam

Chức năng nạp, tiết nước ngầm: vào mùa mưa, khi dư lượng nước mặt lớn, các

vùng ĐNN có tác dụng như một bể chứa nước để sau đó nước ngấm dần vào lòng đất trong mùa khô Quá trình này diễn ra liên tục nhằm bổ sung lượng nước cho các tầng nước ngầm Mặt khác, quá trình nạp và tiết nước liên tục giữa vùng ĐNN với các tầng nước ngầm cũng góp phần thấm lọc, làm cho các tầng nước ngầm trở nên sạch hơn Ví dụ, những vùng ĐNN rừng tràm (U Minh Thượng), đóng vai trò giữ nước, điều hoà độ ẩm, giữ cho lớp than bùn ẩm ướt Thêm vào đó, có tác dụng hạn chế quá trình phèn hoá, cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt quanh năm cho người

dân và động vật

Chức năng lắng đọng trầm tích, độc tố: các vùng ĐNN (đặc biệt là hồ, RNM,

bãi triều, vũng vịnh ven bờ ) có tác dụng như là các bể lắng giữ lại trầm tích, các chất ô nhiễm, độc hại và chất thải nói chung, góp phần làm sạch nước và hạn chế ô nhiễm môi trường nước biển

Chức năng tích lũy chất dinh dưỡng: giữ lại các chất dinh dưỡng (nitơ,

photpho, các nguyên tố vi lượng ) cho vi sinh vật, phát triển nguồn lợi thủy sản và lâm nghiệp, hạn chế bớt hiện tượng phú dưỡng như ở các vùng ĐNN ĐBSH, ĐBSCL và các thủy vực khác

Chức năng điều hòa vi khí hậu: những vùng ĐNN, đặc biệt những vùng có cỏ

biển, rừng ngập mặ̣n , rạn san hô góp phần cân bằng O 2 và CO2 trong khí quyển, điều hoà khí hậu địa phương (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) và giảm hiệu ứng nhà

Trang 12

7

kính Theo tính toán của Jim Enright và Yadfon Association (2000), RNM có khả năng tích luỹ CO2 ở mức độ cao, RNM 15 tuổi giảm được 90,24 tấn CO2/ha/năm, tác dụng lớn làm giảm hiệu ứng nhà kính

Chức năng hạn chế lũ lụt: ĐNN (RNM, hồ tự nhiên , hồ nhân tạo ) có thể

đóng vai trò như bồn chứa lưu giữ , điều hoà lượng nước mưa và dòng chảy mặt, góp phần giảm lưu lượng dòng chảy lũ và hạn chế lũ lụt ở các vùng lân cận như hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà, hồ Trị An,

Chức năng sản xuất sinh khối: là nơi sản xuất sinh khối, tạo nguồn thức ăn cho

các loài thuỷ sản, gia súc, động vật hoang dã hoặc vật nuôi Ngoài ra, một phần các chất dinh dưỡng này có từ các động thực vật đã chết sẽ được các dòng chảy bề mặt chuyển đến các vùng hạ lưu và các vùng nước ven biển, làm giàu nguồn thức ăn cho những vùng đó

Chức năng duy trì ĐDSH: nhiều vùng ĐNN, đặc biệt là các vùng ĐNN có

RNM, rạn san hô, cỏ biển, là môi trường thích hợp cho việc cư trú, đẻ trứng, sinh sống và phát triển của nhiều loài động, thực vật hoang dã ĐNN là nơi duy trì nhiều nguồn gen, trong đó có nhiều loài quý hiếm, có giá trị không chỉ ở Việt Nam

Chức năng chắn sóng, chắn gió - bão; ổn định bờ biển; chống xói lở, hạn chế sóng thần: nhờ có thảm thực vật, đặc biệt thảm thực vật RNM, thảm cỏ biển, RSH

mà các vùng ĐNN ven biển có chức năng bảo vệ bờ biển khỏi bị tác động của sóng, thuỷ triều, xói lở, sóng thần Mặt khác, chúng còn tạo ra môi trường thuận lợi cho việc lắng đọng phù sa, góp phần ổn định và mở rộng bãi bồi Các RSH ngầm rộng lớn đã giảm cường độ sóng tác động đến bờ biển, các vùng ven đảo trong thời kỳ dông bão, sóng thần

Các chức năng khác: ngoài các chức năng nói trên, ĐNN còn đóng vai trò

quan trọng tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế của nhiều ngành khác nhau: nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, giao thông thủy, dịch vụ du lịch, khai thác khoáng sản Đặc biệt, ĐNN là nơi sinh sống của 80% dân số Việt Nam[7]

Trongđó,vai trò của ĐNN trong việc giảm nhẹ tác động của BĐKH được thể hiện ở các chức năng hấp thụ cacbon, hạn chế hạn hán và lũ lụt, hạn chế thiệt hại của bão, sóng biển, và xói lở bờ biển

Trang 13

8

1.2.3 Giá trị của đất ngập nước Việt Nam

Giá trị kinh tế của ĐNN: ĐNN góp phần quan trọng cho sự phát triển của các

ngành nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, năng lượng, giao thông Các dòng chảy thường xuyên tạo các vùng châu thổ rộng lớn phì nhiêu (là vùng sản xuất nông nghiệp trù phú), có khu hệ cá phong phú với sản lượng cao, là nguồn lợi cung cấp cho nhiều cộng đồng dân cư sống xung quanh

Giai đoạn sau năm 1989, các vùng ĐNN góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu 1 triệu tấn gạo/năm (giai đoạn 1976-1988) đã trở thành nước không chỉ cung cấp đủ gạo ăn mà xuất khẩu 3,4 triệu tấn gạo/năm (năm 2003), đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thứ

2 thế giới Kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản liên tục tăng, thúc đẩy sự phát triển của một số ngành như công nghiệp chế biến thuỷ hải sản Năm 2002, khai thác ven bờ đạt 1.434.800 tấn, đưa ngành thuỷ sản đạt kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD, đứng vị trí thứ 3 cả nước Nổi bật trong giai đoạn này là sự phát triển mạnh của ngành du lịch dựa trên các giá trị của ĐNN Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, Côn Đảo, các bãi biển nổi tiếng Phan Thiết, Vũng Tàu, Phong Nha - Kẻ Bàng, các khu căn cứ cách mạng ở VQG U Minh Thượng, các khu du lịch sinh thái như VQG Xuân Thuỷ, VQG Hồ Ba Bể là điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước [16]

Giá trị văn hoá của ĐNN: ĐNN có những giá trị văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng

và khảo cổ quan trọng đối với cộng đồng địa phương cũng như quốc gia ĐNN và các tài nguyên của nó là nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều nhà văn, nhà thơ, hoạ

sĩ, nhạc sĩ ở Việt Nam Có rất nhiều biểu tượng nổi tiếng mang ý nghĩa quốc gia có liên quan đến ĐNN như: hoa Sen được chạm khắc trong các đền chùa, trong các điệu múa, bài ca dao, là biểu tượng mới của Hàng không Việt Nam; Chim Hạc (Sếu) và Rồng là hai trong bốn loài vật có đời sống liên quan đến ĐNN, là vật thờ thiêng liêng Rối nước ở Việt Nam là loại hình nghệ thuật độc đáo, duy nhất Ở các vùng ĐNN còn có nhiều di tích, đền chùa , là nơi lưu giữ và diễn ra nhiều hoạt động văn hóa tín ngưỡng; ĐNN là nơi lưu trữ nhiều hiện vật của các cuộc kháng chiến bảo vệ dân tộc (cửa Bạch Đằng, ), là nơi gắn liền với các di tích lịch sử (đền

Bà ở cửa Lân thuộc cửa sông Hồng, chiến khu cách mạng U Minh Thượng, bãi Nhà

Trang 14

9

Mạc, đường Hồ Chí Minh trên biển Nam Bộ ở khu BTTN Thạnh Phú ) Thêm vào

đó, các vùng ĐNN còn đóng góp giá trị lớn cho giáo dục về môi trường, lịch sử văn hóa gắn liền với các thời kỳ cách mạng của dân tộc, nghiên cứu khoa học [16]

1.2.4 Tính tổn thương của đất ngập nước trước biến đổi khí hậu

Tính bị tổn thương của một hệ sinh thái đất ngập nước là mức độ/thước đo/ước số của độ phơi, tính nhạy cảm và khả năng thích ứng của HST Các yếu tố

đe dọa của BĐKH lên các hệ sinh thái ĐNN bao gồm:

 Sự thay đổi về nhiệt độ;

 Sự thay đổi về lượng mưa;

 Sự thay đổi về bốc hơi nước và bốc thoát hơi nước;

 Sự thay đổi dòng chảy và mực nước (cả bề mặt và sông);

1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Sự ra đời của IPCC vào đầu thập kỷ 1980 đã đánh dấu bước quan trọng về nhận thức và hành động của toàn thế giới trước thảm họa BĐKH toàn cầu Là một

tổ chức tiêu biểu, tập hợp trí tuệ từ tất cả các quốc gia, IPCC đã tổng hợp hàng loạt các nghiên cứu từ nguyên nhân đến hệ quả (sự tăng nhiệt độ bề mặt trái đất, sự tăng lên của mực nước biển, cùng với những biến đổi về thời tiết, thủy văn, hải dương ), từ tác động của nó đối với tự nhiên, môi trường, các đối tượng KT – XH đến việc xây dựng giải pháp thích ứng và chiến lược ứng phó toàn cầu Các báo cáo của IPCC là cơ sở cho các hội nghị toàn cầu về BĐKH như Hội nghị Thượng đỉnh của LHQ về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro,1992; Hội nghị các bên nước tham gia UNFCCC (từ COP 1 đến COP 18)… Qua các báo cáo của IPCC, từ cuối thế kỷ XIX đến nay có thể nhận thấy được xu thế chung là nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên đáng kể Nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trong thế kỷ

XX đã tăng lên 0,6oC (+/- 0,2oC); trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển; thập kỷ 90 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua [28]

Trang 15

10

Tác động của BĐKH trong khu vực Hố trũng Đồng cỏ Bắc Mỹ (PPR) đã được Johnson và cộng sự (2005) nghiên cứu Những ĐNN này đã cung cấp chừng 50-80% quần thể vịt hoang dã của châu lục và chính xác là ở vào vùng rìa giữa khu vực phía đông với lượng mưa dồi dào và vùng khô hạn phía tây Bằng cách sử dụng một

mô hình ĐNN, Johnson và cộng sự (2005) đã phỏng đoán được những khu vực trong vùng hố trũng có được điều kiện tốt về nước đối với ba kịch bản khí hậu: (1) tăng 3oC nhưng không thay đổi chế độ mưa; (2) tăng 3oC với tăng lượng mưa chừng 20% và (3) tăng 3oC nhưng lượng mưa lại giảm 20% Về cơ bản với bất kỳ tăng nhiệt độ nào kèm theo giảm lượng mưa sẽ đẩy vùng ưa thích của vịt về phương đông Tổng quát lại, BĐKH sẽ “làm giảm lợi ích của việc bảo tồn ĐNN tại miền trung và tây PPR Mô phỏng tiếp theo cho thấy việc hồi phục ĐNN dọc rìa ẩm ướthơn của PPR có thể là cần thiết để giảm nhẹ tác động của BĐKH lên quần thể vịt”[7]

Kết quả nghiên cứu của các tác giả (Isozaki và cs., 1992); Keddy, 2000; Mitsch và Gosseslink, 1993) cho thấy rằng, sự ổn định của các vùng ĐNN phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng nguồn nước cấp bổ sung Và do đó những vùng này chịu ảnh hưởng của cả những hoạt động do con người từ những vùng thượng lưu xa xôi và lưu vực của các con sông, nhiều khi vượt ra ngoài biên giới của một nước Do vậy, ĐNN cũng bị đe dọa bởi nguồn ô nhiễm không khí, đất và nước từ những vùng lân cận Một số vùng ĐNN là nơi dừng chân, tích lũy năng lượng của nhiều loài sinh vật di cư như chim nước[7]

Theo Blasco (1975) nghiên cứu khí hậu và vi khí hậu rừng, đã có nhận xét liên quan đến vai trò của RNM trong việc chống lại BĐKH: Các quần xã RNM là một tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và giảm biên độ nhiệt HST RNM giúp cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển, điều hòa khí hậu địa phương (nhiệt độ, lượng mưa) và giảm thiểu khí nhà kính [7]

Trong nghiên cứu của mình, Gilman và cs (2007) đã nghiên cứu, đánh giá phản hồi của HST RNM ở American Samoa đối với các kịch bản nước biển dâng và

mô phỏng lại vị trí đường bờ biển trong giai đoạn gần đây Kết quả, họ đã đưa ra 4 kịch bản phản hồi của RNM trước tác động của nước biển dâng:

Trang 16

11

a, Không có sự thay đổi tương đối trong mực nước biển: Khi mực nước biển

không ảnh hưởng tới bề mặt RNM thì tính chất của nền đáy, độ mặn….sẽ quyết định quần xã cây ngập mặn đó có thể tồn tại liên tục và mép dưới của RNM sẽ vẫn

ở cùng một vị trí

b, Mực nước biển giảm đi: RNM di chuyển về phía biển hoặc cũng có thể mở

rộng sang hai bên

c, Mực nước biển tăng tương đối: Cây RNM sẽ có xu hướng tiến ra biển và xa

khỏi đất liền; các phân vùng loài có hướng di chuyển vào nội địa để có thể duy trì thời gian ưa thích của chúng, tần số và độ ngập lụt; phía biển, cây ngập mặn suy thoái và lạch thủy triều mở rộng Những áp lực môi trường tác động đến HST RNM

do nước biển dâng như xói mòn, làm yếu cấu trúc bộ rễ cây và dần dần lật đổ cây, hoặc tăng độ mặn và thời gian, cường độ ngập

d, Quá trình di chuyển của RNM vào đất liền thông qua tái sinh tự nhiên của các cây con (Semeniuk, 1994) Tùy thuộc vào khả năng của các loài ngập mặn và từng cá thể đơn lẻ, cây ngập mặn có thể xâm chiếm môi trường sống với một tốc độ tương đương với tốc độ tăng lên tương đối của mực nước biển, độ dốc của vùng đất liền kề và sự hiện diện của các trở ngại phía đất liền [7]

Trong công trình“Những biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở Hà Lan”

của Laboyrie (2010),để ứng phó với BĐKH tác giả đã đề xuất xây dựng hệ thống công trình chống lũ Delta Work dọc bờ biển và cải tạo hệ thống đê nhằm: chống lũ, tăng cường cấp nước cho nông nghiệp; cải thiện cân bằng nước; hỗ trợ giao thông thủy nội địa Nếu chỉ nâng đê là không khả thi, cần phải thay đổi phương thức quản

lý nước truyền thống Tháng 9/2007, sau 57 năm thành lập Ủy ban Châu thổ lần 1, Chính phủ Hà Lan quyết định thành lập Ủy ban Châu thổ lần 2 nhằm đưa ra những kiến nghị bảo vệ Hà Lan khỏi tác động của BĐKH Ủy ban đã đưa ra 12 kiến nghị cho các lĩnh vực và cho từng vùng của Hà Lan trong giai đoạn ngắn hạn và trung hạn nhằm chuẩn bị ứng phó với BĐKH Chính phủ đề ra các chính sách mới ưu tiên tạo các vùng chứa lũ tạm thời và quyết định thực hiện Chương trình quốc gia về Chứa lũ tạm thời [15]

Như vậy có thể nói hiện nay việc nghiên cứu, đánh giá BĐKH, tác động của BĐKH cũng như đề xuất các giải pháp, chiến lược và kế hoạch ứng phó với BĐKH

Trang 17

12

đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu BĐKH đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trên các diễn đàn khoa học quốc tế và thu hút được rất nhiều các nhà nghiên cứu tham gia Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề cần được thảo luận để có được

sự đồng thuận chẳng hạn như trong việc xây dựng được một bộ chỉ số tốt trong lĩnh vực thích ứng với BĐKH

1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Vấn đề thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực tài nguyên nước và phòng chống thiên tai lũ lụt được đề cập trong các công bố của Trần Thục (2001), Trần Hồng Thái (2009), Nguyễn Thanh Sơn (2011), …Từ năm 1994 đến 1998, Nguyễn Đức Ngữ đã hoàn thành kiểm kê quốc gia KNK đến năm 1993, xây dựng các phương án giảm KNK ở Việt Nam, đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực KT-XH, xây dựng kịch bản BĐKH ở Việt Nam cho các năm 2020, 2050, 2070 và 2100

Trong nghiên cứu“Bảo tồn đất ngập nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu”,

Hoàng Văn Thắng (Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN)

đã đưa ra một số mô hình quản lý bảo tồn ĐNN đã và đang được áp dụng thử nghiệm: Quản lý, bảo tồn ĐNN dựa vào cộng đồng – quá trình quản lý tài nguyên

do những người phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đề xướng; Quản lý, bảo tồn HST ĐNN theo cách tiếp cận HST (Ecosystem Approach) – con người tìm cách để tổ chức việc sử dụng HST, nhằm đạt được sự hài hòa giữa lợi ích thu được từ tài nguyên thiên nhiên của các thành phần và quá trình của HST, trong khi duy trì được khả năng của HST để cung cấp những lợi ích đó ở mức độ bền vững [18]

Đáng chú ý trong thời gian này phải kể đến những nghiên cứu của Trương Quang Học theo hướng tiếp cận xuyên ngành trong ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững - một vấn đề mang tính liên ngành trong bối cảnh hội nhập toàn cầu

hóa hiện nay (Trương Quang Học, 2010, 2012, 2013).Nghiên cứu“Tác động của

biến đổi khí hậu lên đất ngập nước” của Trương Quang Học, 2011 đã kết luận

BĐKH tác động tới các cấu trúc thànhphần và chức năng của các HST ĐNN khác nhau ở tất cả các vùng miền Qua đó làm suy giảm các dịch vụ HST thông qua những tác động tới:

+ Sức sản xuất/năng suất của các HST;

+ Tài nguyên nước và các dịch vụ có liên quan (giao thông, du lịch, thủy điện…);

Trang 18

13

+ Sức khỏe của cộng đồng do thiếu nước sinh hoạt, do gia tăng các bệnh truyền qua nước (water-born diseases), truyền qua vec tơ, nhất là sau các trận lũ lụt [10]

Bảng 1: Tác động của BĐKH tới các đối tượng ĐNN ở các vùng, miền

Đối tượng ĐNN dễ bị tổn thương

+ Sức khỏe cộng đồng, gia tăng các bệnh truyền qua nước và vectơ

+ Vùng núi: Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ + Đồng bằng Bắc Bộ

+ Du lịch + Sức khỏe cộng đồng, thay đổi các bệnh truyền qua nước và vectơ + Mất đất ở, đất sản xuất và nơi cư trú

+ Dải ven biển, nhất là những vùng thường bị ảnh hưởng của bão, nước dâng,

lũ lụt (đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng, ven biển Trung Bộ Hải đảo)

+ Sức khỏe và đời sống + Thương mại và du lịch

+ Dải ven biển (bao gồm cả đồng bằng châu thổ và các vùng ĐNN: đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, ĐBSCL, ven biển Trung Bộ)

+ Vùng núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên

Lũ lụt, lũ quét

và sạt lở đất

Trang 19

+ Nơi cư trú + Sức khỏe và đời sống + Thương mại và du lịch

+ Dải ven biển, nhất là Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long + Hải đảo

+ Sức khỏe và đời sống

+ Trung Bộ, nhất là Nam Trung Bộ

+ Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ

+ Đồng bằng sông Cửu Long

+ Tây Nguyên Hạn hán

+ Nông nghiệp và an ninh lương thực

+ Sức khỏe và đời sống

+ Dải ven biển Trung Bộ + Vùng núi và Trung du Bắc Bộ

Bảng 2: Tác động của BĐKH tới các HST và ĐDSH của ĐNN

Hậu quả tới HST Hậu quả tới loài

HST/quần xã

HST biển và ven biển

Mất hoặc thu hẹp diện tích + Mất nơi sống của các loài,

mất loài + Các dịch vụ HST suy giảm HST rừng ngập mặn

Hậu quả tới HST Hậu quả tới loài

HST/quần xã

Trang 20

15

Vùng dân cư bị thu hẹp, mất đất ở và canh tác

Mât nơi sống của các loài, mất loài

+ Mùa bệnh thay đổi + Một số bệnh mới xuất hiện + Tỷ lệ người bệnh tăng + Tỷ lệ tử vong cao do nóng,

do bệnh mới, do suy dinh dưỡng và sức đề kháng giảm

+ Xuất hiện các vật chủ và vectơ truyền mới

+ Sinh thái và tập tính các vectơ và vật chủ thay đổi

Các quần xã bệnh

truyền nhiễm thay

đổi và gia tăng

Hậu quả của thiên

tai

+ Chức năng các HST ĐNN

bị xâm phạm + Hạn hán, hoang mạc hóa

Các loài động thực vật, cây trồng bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau, thậm chí

Mai Đình Yên đã có những phân tích sơ bộ BĐKH tác động đến một số HST như Hồ Tây, cửa sông Hồng, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên Huế) Những phân tích này cho thấy tác động của BĐKH đến ĐDSH/HST cửa sông Hồng

là rất rõ ràng, phần lớn là các tác động xấu, nhưng có lẽ quan trọng nhất là toàn bộ quần xã sinh vật ở nước/ HST cửa sông hiện nay đã chuyển sang một kiểu HST/ĐDSH cửa sông sai khác rất lớn so với hiện nay [26]

Đề tài“Rừng ngập mặn và khả năng ứng dụng REDD+ tại Việt Nam” của Lưu

Thị Thu Giang, Trương Quang Học đã có kết luận rừng ngập mặn ở trên thế giới và

Trang 21

16

ở Việt Nam có diện tích tương đối nhỏ so với các loại rừng khác, nhưng với vai trò

đa mục đích, đa chức năng và các tính chất chuyên biệt như khả năng hấp thu và tích trữ cacbon cao và bền vững hơn nhiều so với các loại rừng khác cần được là đối tượng ưu tiên hàng đầu để thực thi REDD+ (giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng) - các nước công nghiệp phát triển bỏ ra một khoản tài chính chuyển cho các nước đang phát triển để đền đáp cho các nước này khi họ dừng tình trạng tàn phá rừng và làm mất rừng Như vậy, các nước đang phát triển cần triển khai các dự án và chính sách nhằm ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng để tăng lượng cacbon lưu trữ trong rừng Trong khi đó, các nước phát triển không phải cắt giảm lượng khí thải quá hạn mức vì họ đã trả tiền để lưu giữ lượng cacbon trong các khu rừng tại các nước đang phát triển [9]

Nghiên cứu về vai trò của RNM trong việc chống lại BĐKH (đó là làm giảm

độ cao của sóng khi triều cường) của Y Mazda và cộng sự ở xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình trong thời gian có triều cường từ ngày 17 đến 21/11/1994 cho kết quả: rừng trang trồng sáu tuổi với chiều rộng 1,5km đã giảm độ cao của sóng từ 1m ở ngoài khơi xuống còn 0,05m khi vào tới bờ đầm cua và bờ đầm không

bị xói lở Còn nơi không có RNM ở gần đó, cùng một khoảng cách như thế thì độ cao của sóng cách bờ đầm 1,5km là 1m, khi vào đến bờ vẫn còn 0,75m và bờ đầm

bị biến mất, đất nhiễm mặn tăng lên….[20]

Một phân tích cụ thể hơn của BĐKH tác động đến ĐDSH đó là khi dịch chuyển đới khí hậu do nhiệt độ của bề mặt Trái đất thay đổi, sẽ dẫn đến các chu kỳ sống của các nhóm động vật đáy thay đổi Tác động điều hòa khí hậu của thảm thực vật ngập mặn bị mất đi do phá rừng làm đầm nuôi tôm và hải sản, do khai thác

Trang 22

17

khoáng sản và nhiều mục đích khác làm giảm dần phạm vi phân bố của nhiều nhóm động vật đáy Ví dụ loài Cáy đỏ trước đây phân bố khá phổ biến ở rừng ngập mặn ven biển Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ (Gujanova, 1972; Phạm Đình Trọng, 1996), bao gồm các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, đến nay chỉ còn duy nhất gặp ở Cồn Lu (Giao Thủy, Nam Định), trong phạm vi rất hẹp ở giữa rừng Sú [14]

Hoàng Thị Bình Minh, Phan Văn Mạch (Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển bền vững tại Thành phố Huế) đã đưa ra những tác động của môi trường và BĐKH tới đa dạng thủy sinh vật ở một số thủy vực nước ngọt nội địa ở tỉnh Thừa Thiên Huế đó là: Mặc dù đa dạng thủy sinh vật thủy vực khảo sát khá phong phú với các nhóm thực vật thủy sinh (40 loài), thực vật nổi (81 loài), động vật nổi (53 loài), động vật đáy (38 loài) và cá tự nhiên cũng như cá nuôi (khoảng 100 loài), tuy nhiên thành phần và mật độ các nhóm thủy sinh vật thay đổi khá nhiều trong mùa mưa lũ, do nước ngập tràn không thoát hết sau nhiều ngày, gây xáo trộn, thậm chí gây chết hàng loạt, nhất là thực vật thủy sinh Từ đó cho thấy tác động của BĐKH như nước biển dâng, ngập mặn gia tăng lấn sâu vào nội địa, cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan, dòng chảy mưa lũ gia tăng đột biến, tần suất xuất hiện của lũ lụt phức tạp hơn, cường độ mạnh hơn, làm xáo trộn hoạt động sống của các loài thủy sinh vật, dẫn đến thay đổi cấu trúc và thành phần loài thủy sinh vật[23]

Theo các kịch bản dự báo của các nhà khí tượng thủy văn, trong tình trạng BĐKH, mực nước biển sẽ dâng từ 75cm đến 1m thì có khoảng 20-30% diện tích vùng thấp đồng bằng sông Cửu Long và 11% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng

bị ngập và sẽ có khoảng 78 sinh cảnh tự nhiên quan trọng, trong đó có 36 khu bảo tồn thiên nhiên, 8 vườn quốc gia và 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ bị ảnh hưởng Đặc biệt là trong trường hợp tác động của BĐKH khiến cho các khu rừng ngập mặn bị chia cắt, xuống cấp thì khả năng tuyệt chủng của các loài chim, dơi, sóc đỏ, sóc Côn Đảo, vọoc bạc…là rất cao Đây là những loài động vật rất nhạy cảm khi yếu tố môi trường bị thay đổi, xuống cấp, nhất là trong bối cảnh của BĐKH hiện nay Một số giải pháp đề xuất đó là: cần bảo vệ hiệu quả những khu RNM còn sót, loại trừ các loài sinh vật ngoại lai xâm hại như cây mai dương, ốc bươu vàng, rùa tai đỏ…, tạo hành lang xanh bằng cách trồng thật nhiều cây ưa ẩm, chịu đựng được các điều kiện

Trang 23

18

thay đổi về độ mặn ven các sông, suối lớn, hồ lớn để làm nơi thích nghi của các loài khi thời tiết thay đổi thất thường, xây dựng một số mô hình thích ứng hiện tượng BĐKH của một số loài động vật hoang dã (chim, dơi, sóc, voọc …) [11]

Qua kết quả tổng hợp nêu trên cho thấy, ở Việt Nam bước đầu đã có những nghiên cứu về vấn đề BĐKH Trong đó, đáng lưu ý là chúng ra đã xây dựng được kịch bản BĐKH và NBD của quốc gia (cụ thể đến cấp khu vực) và có một số nghiên cứu bước đầu về đánh giá khả năng tác động do BĐKH tại một số địa phương

Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay, các nghiên cứu về BĐKH của Việt Nam còn chưa nhiều và chưa đồng bộ Chúng ta chưa có những nghiên cứu chuyên sâu đánh giá toàn diện tác động của BĐKH đến tất cả các lĩnh vực tự nhiên và KT – XH của Việt Nam Trong đó, nghiên cứu đánh giá tổn thương do tác động của BĐKH đến Việt Nam nói chung và những khu vực, địa phương cụ thể cũng chưa được thực hiện đầy đủ Vì vậy, hướng nghiên cứu này trong thời gian tới cần phải được tiếp tục triển khai

Trang 24

19

CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứuHST ĐNN Đầm Long (huyện Ba Vì),hệ thống các suối (Yến,Long Vân, Tuyết Sơn) và ruộng trũng ven suối Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) (gọi tắt là ĐNN Hương Sơn)

2.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Quá trình làm đề tài được tiến hành từ tháng 9/2013 đến tháng 12/2014 và chia làm 2 đợt khảo sát

- Đợt 1: Ngày 12 và 19 tháng 9/2013

- Đợt 2: Ngày 21 và 28 tháng 4/2014

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu (thu thập số liệu thứ cấp)

Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu là phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá tình nghiên cứu Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở

kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu, thông tin có liên quan một cách có chọn lọc từ đó xử lý theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu

Các số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu đã được công bố, các tài liệu, dữ liệu

cơ bản về khí hậu, các kịch bản về BĐKH, các chính sách và chương trình quốc gia

về ứng phó với BĐKH, Chiến lược quốc gia về Phòng tránh Thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện, Kịch bản về nước biển dâng và BĐKH ở Việt Nam, Sách, báo, các báo cáo Hội nghị khoa học, các tài liệu về ĐDSH và bảo tồn ĐDSH học như: Báo cáo đề tài, chuyên đề về ĐDSH, sách, tạp chí về ĐDSH và bảo tồn ĐDSH, các báo cáo hàng năm về kinh tế - xã hội của chính quyền các cấp, số liệu thủy văn, điều kiện tự nhiên của địa phương

2.3.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Điều tra khảo sát thực địa nhằm cung cấp thông tin làm tăng độ chính xác của tài liệu thu được và cung cấp những thông tin nhanh về điều kiện tự nhiên, kinh tế

xã hội cũng như các vấn đề liên quan tới nôi dung luận văn Phương pháp này bổ sung những số liệu thực tế chính xác giúp cho đề tài có độ tin cậy và tính khả thi

cao hơn

Trang 25

20

Đề tài đã tiến hành khảo sát thực địa tại Đầm Long và Hương Sơnbao gồm việc khảo sát khu vực nghiên cứu, thu thập thông tin và tư liệu ảnh, phỏng vấn một

số cán bộ làm việc, người dân tại địa phương cũng như đối chiếu những số liệu sẵn

có với thực tế khu vực nghiên cứu

2.3.3 Phương pháp nghiên cứu sinh thái học

Sinh thái học là môn học của Khoa học sinh học nghiên cứu mối quan hệ của sinh vật với môi trường và các đặc trưng thích nghi của chúng Các sinh vật ở đây là các sinh vật ở các cấp bậc khác nhau từ cá thể đến quần thể, quần xã và hệ sinh thái Các sinh vật có thể thuộc các nhóm phân loại khác nhau từ vi sinh vật, thực vật, động vật Môi trường bao gồm các yếu tố như yếu tố vật lý, hóa học, sinh học Các thông số của BĐKH được coi như là các yếu tố của môi trường

Do đó đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sinh thái học (cụ thể là ĐDSH loài) làm phương pháp chính để đánh giá tác động của BĐKH Dựa vào dẫn liệu về ĐDSH loài của khu vực hiện nay, đề tài đã phân tích các giới hạn sinh thái của từng loài đối với từng yếu tố của môi trường, tìm hiểu vùng phân bố của các loài, danh sách loài đặc hữu, ngoại lai, quý hiếm Đồng thời đề tài cũng phân tích kịch bản BĐKH để dự đoán sự thay đổi của các yếu tố của môi trường (nhiệt độ, lượng mưa) trong tương lai để từ đó suy luận sự thay đổi, biến động, mức độ chịu ảnh hưởng của ĐDSH loài khi sống trong môi trường đó

Trang 26

21

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 HIỆN TRẠNG ĐẤT NGẬP NƯỚC HÀ NỘI

3.1.1 Hiện trạng đất ngập nước dạng suối ở Hà Nội

HST ĐNN dạng suối được xác định là HST được hình thành ở suối chảy ra từ vùng cao Hà Nội có ba vùng được coi là vùng núi có suối: Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức Các suối này đều ngắn, dòng chảy nhanh chậm khác nhau Vào mùa khô nhiều suối không có nước do rừng tại lưu vực bị tàn phá Suối đại diện chảy từ núi đá vôi điển hình là các suối của vùng Chùa Hương Suối đại diện chảy từ vùng núi đất điển hình là các suối của vùng núi Ba Vì, vùng chân của núi Tam Đảo

HST ĐNN dạng suối được xếp vào nhóm các HST tự nhiên ở nước Nhiệm vụ kinh tế xã hội của các suối ở Hà Nội rất lớn vì ở những vùng này thường xây dựng các khu du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng…HST suối có một số đặc trưng riêng khác với HST sông mà nó chảy tới Chất lượng nước rất tốt Các thủy sinh vật thích nghi với điều kiện nước chảy mạnh, lạnh Hiện vẫn chưa có ngành chuyên môn nào quản lý suối Suối chảy qua địa phận hành chính nào thì địa phận hành chính đó quản lý

3.1.2 Hiện trạng đất ngập nước dạng đầm ở Hà Nội

ĐNN dạng đầm ở Hà Nội không nhiều như các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng nhưng cũng có khá nhiều khu điển hình: Đầm Long (Ba Vì), đầm Vân Trì (Đông Anh), đầm Yên Sở (Thanh Trì), đầm bao quanh khu núi đá Chùa Hương (Mỹ Đức) … Do đặc điểm khí hậu ở Hà Nội có mùa mưa và mùa khô rõ rệt nên các HST này lúc nước đầy (mùa mưa), lúc nước cạn (mùa cạn)

HST ĐNN dạng đầm được xếp loại tự nhiên, vừa ở nước vừa ở cạn, giữ vai trò

“bảo vệ” mà lâu nay chúng ta thường bỏ qua Các đầm ở Hà Nội đang bị hoạt động con người cải tạo, chuyển đổi hoặc sang đất ở, hoặc sang ruộng lúa … chẳng bao lâu mất hết Ngược lại một số điểm cư dân do hoạt động thoát nước kém nên quanh năm ẩm ướt, mùa mưa ngập lụt theo định nghĩa trên lại là ngập nước

HST ĐNN dạng đầm ở Hà Nội mang tính chất điển hình của vùng đồng bằng sông Hồng Nếu so sánh với các hồ thì ĐDSH các loài cây thủy sinh, chim, thú, ếch nhái… ở các đầm đa dạng và phong phú hơn nhiều Giá trị kinh tế xã hội của ĐNN dạng đầm không bằng của hồ nhưng giá trị môi trường, bảo vệ lại hơn hẳn các hồ

Trang 27

3.1.3 Các áp lực của hoạt động của con người hiện nay lên đất ngập nước Hà Nội

ĐNN ở Hà Nội hiện nay chịu nhiều sức ép từ hoạt động của con người tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau:

- Lấn chiếm, phân cắt ĐNN thành các khu vực phục vụ các mục đích khác nhau (du lịch, nuôi cá) làm vùng phân bố, nơi ở bị chia cắt, bị thu hẹp, bị mất

- Ô nhiễm bởi các nguồn thải từ vùng lưu vực của các hoạt động du lịch trên ĐNN, kể cả các chất thải rắn

- Thu dọn hết các thực vật thủy sinh vốn có ở ĐNN (dọn sạch đầm, suối)

- Khai thác quá mức,bừa bãi

- Tiếp tục nuôi cá ở đầm, suối, các loài ngoại lai xâm lấn gây áp lực với các loài cá tự nhiên bản địa

- Cô lập đầm với các vực nước xung quanh

- Do sử dụng đất đai thay đổi (cấy lúa), kéo theo lớp phủ đất thay đổi nên đã đưa nhiều lượng cacbon hơn xuống các vực nước và do đó (hô hấp các chất hữu cơ) lại thải nhiều hơn khí CO2 vào khí quyển

- Hiện nay cơ quan chức năng, thành phố chỉ bảo vệ ĐNN theo hướng bảo vệ cảnh quan, khai thác ĐNN chống úng, phát triển du lịch, nuôi cá ….không hề theo hướng bảo tồn ĐDSH/HST tự nhiên

Trang 28

23

3.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực đất ngập nướcHương Sơn

3.2.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

ĐNN Hương Sơn(gồm suối Yến, Long Vân, Tuyết Sơn và các khe suối, ao, đầm, ruộng canh tác nằm ven các suối quanh khu vực) thuộc khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (hình 1) Xã Hương Sơn nằm ở phía Nam huyện Mỹ Đức có diện tích đất tự nhiên là 4.284,73 ha (khoảng 43km2) Có ranh giới địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp xã An Tiến, Hùng Tiến, Đốc Tín, Hồng Quang (huyện Mỹ Đức);

- Phía Đông giáp xã Tân Sơn,huyện Kim Bảng,tỉnh Hà Nam;

- Phía Tây giáp xã An Phú (Mỹ Đức), Phú Lão (Lạc Thủy) tỉnh Hoà Bình;

- Phía Đông Nam giáp xã Ba Sao – huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam [22]

Hình 1: Vị trí khu vực ĐNN Hương Sơn

* Đặc điểm khí hậu

Khí hậu Hương Sơn chịu ảnh hưởng của nền khí hậu miền Bắc Việt Nam, đó

là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng và mưa nhiều và mùa đông lạnh,

ít mưa

Do quanh năm có khả năng nhận được bức xạ khá lớn, vùng Hương Sơn có nhiệt độ trung bình năm là 23oC Lượng mưa hàng năm theo số liệu của trạm Mỹ Đức là 1914,8mm Hương Sơn có 3 tháng khô (từ tháng 12 đến cuối tháng 3 năm sau) Tuy nhiên mùa khô ở Hương Sơn cũng không khắc nghiệt Gió mùa đông bắc

Trang 29

24

từ tháng 2 bị biến tính mang hơi ẩm của biển đã tạo nên mưa phùn, với số ngày mưa phùn khoảng hơn 20 ngày trong toàn mùa khô Như vậy, khí hậu ở Hương Sơn thuộc loại nóng ẩm, là điều kiện thuận lợi cho kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh cây lá rộng mưa mùa nhiệt đới phát triển Tuy nhiên, lượng mưa cao cũng tạo nên những tác động xói mòn, rửa lũa, sập lở trên vùng núi đá vôi của Hương Sơn, là một trong những nguyên nhân tạo nên các hang động và nhũ đá rất hấp dẫn của vùng [17]

* Đặc điểm thuỷ văn

Vùng nghiên cứu có sông Đáy, sông Thanh Hà chảy qua với chiều dài 3,5km

là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lưu hàng hoá với các địa phương khác trong tỉnh và trong vùng Tuy nhiên, về mùa mưa có thể gây lụt, ảnh hưởng đến đời sống của người dân

Cùng với suối Yến, trên địa bàn còn có suối Long Vân và Tuyết Sơnbắt nguồn

từ khối núi Hương Sơn Trong đó, suối Yến có chiều dài 4km, rộng trung bình 20 – 30m; suối Vân Long dài 3km, rộng trung bình 10 – 15m; suối Tuyết Sơn dài 2km, rộng trung bình 10 – 15m Ba con suối này không chỉ làm tăng vẻ đẹp của khu di tích mà còn là con đường giao thông thuỷ rất nên thơ phục vụ du khách, đặc biệt trong mùa lễ hội Hệ thống các suối như suối Yến, suối Vân Long, suối Tuyết Sơn đều do nguồn nước ngầm karstơ cung cấp tạo ra dòng chảy quanh năm Các suối này là nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Hương Sơn Dòng suối Yến còn tạo ra sinh cảnh bán ngập nước ở khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn Mực nước suối Yến cao hơn sông Đáy gần 2m, hàng năm vẫn đổ nước ra sông Đáy Vào mùa mưa, nước sông Đáy dâng cao, nước suối Yến không tiêu được gây

ra cảnh ngập lụt ở xung quanh khu vực Chùa Hương

Theo kết quả nghiên cứu của dự án: “Cải thiện môi trường và hỗ trợ giải tỏa khu lễ hội chùa Hương” của PTS Ngô Kiều Oanh thì chế độ thủy chế ở suối Yến chia làm 2 mùa rõ rệt với mức độ chênh lệch giữa 2 mùa rất lớn:

- Lưu lượng dòng chảy:

+ Mùa mưa: 0,5m3/s (4000m3/h)

+ Mùa khô: 0,0m3/s (nước không chảy)

- Mực nước từng thời kỳ:

Trang 30

25

+ Mùa mưa (tháng VIII – IX) lớn nhất từ 3m – 3,5m

+ Mùa khô (tháng II – III) lớn nhất từ 0,1m – 1,8m

+ Các tháng VI – VII trung bình 2,2m -2,3m [19]

Hiện tại suối Yến đã được nạo vét, cải tạo, với mặt cắt ngang lòng suối là 40m, chiều sâu nạo vét suối h ≥ 1,0m, cao trung bình nền suối Yến tương ứng sau khi nạo vét lòng suối là ± 0,0m ÷ 0,2m, đảm bảo cột nước về mùa cạn h ≥ 1,5m

Mực nước suối Yến về mùa lũ có cao độ từ ± 3,0m ÷ 3,2m, về mùa cạn có cao độ từ ± 1,5m ÷ 1,7m, về mùa mưa nước từ trên núi và các vùng trong lưu vực chảy về suối Long Vân, suối Tuyết Sơn, sau đó thoát vào suối Yến Khi mực nước suối Yến cao hơn mực nước sông Đáy, nước từ suối Yến chảy về cống điều tiết (gần cầu Đục Khê) rồi thoát ra sông Đáy và một phần chảy về phía Đông Nam thoát

ra sông Đáy qua cống xả Giáp Bạt – Kim Sơn

Khi mức nước trong khu vực suối Yến thấp hơn mức nước lũ sông Đáy, cống điều tiết đóng lại, nước mưa theo suối tự nhiên chảy về phía Đông Nam thoát ra sông Đáy qua cống xả Giáp Bạt – Kim Sơn và một phần thoát về trạm bơm tiêu phía Đông Bắc [17]

* Tài nguyên sinh vật

Toàn bộ xã Hương Sơn gồm 8 HST [13] Nhìn chung các suối ở khu vực Hương Sơn có những đặc điểm sau:

+ Thành phần thủy sinh vật đặc trưng cho HST ĐNN dạng suối bao gồm: thực vật thủy sinh (Macrophyta); thành phần ấu trùng, côn trùng ở nước rất phong phú; các loài ốc có kích thước nhỏ họ Thiaridae, Viviparidaevà nhiều loài cá có kích thước nhỏ Bên cạnh đó, có rất nhiều cây rong đuôi chó và nhiều nhóm tảo bám đá phát triển là cơ sở thức ăn quan trọng cho cá và động vật không xương sống

+ Dọc hai bên bờ suối lác đác có các cây gỗ, cây bụi, nhiều đoạn ruộng tiếp xúc ngay cạnh bờ suối Các cây gỗ gồm bạch đàn, gạo, sung, ngái, xì tràng…cây bụi phổ biến là lau, sậy

+ Chuỗi thức ăn ở đây không dài, thường có 4 -5 mắt xích Phần lớn sinh vật suối tập trung sự sống vào ven bờ và ở tầng đáy vì ở đây có nhiều chỗ ẩn nấp, nhiều mùn bã hữu cơ, tránh được dòng chảy mạnh Quần xã sinh vật ở đây thay đổi theo

Trang 31

3.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Hương Sơn là vùng danh thắng nổi tiếng của cả nước, nguồn thu nhập chủ yếu của người dân địa phương là các ngành nghề kinh doanh dịch vụ phục vụ lễ hội và sản xuất nông nghiệp Thời tiết ở khu vực này tương đối khắc nghiệt, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và sức khoẻ của người dân địa phương Mức thu nhập của người dân địa phương có sự chênh lệch rõ rệt, bên cạnh những hộ kinh

tế tương đối phát triển thì có nhiều hộ còn gặp không ít khó khăn

Theo số liệu thống kê của UBND xã Hương Sơn năm 2010, điều kiện kinh tế -

xã hội của xã được thể hiện qua một số mặt sau đây:

- Xã Hương Sơn có 6 thôn, gồm: thôn Hội Xá, Yến Vỹ, Đục Khê, Tiên Mai, Phú Yên và Hà Đoạn, với 4740 hộ và 20.059 nhân khẩu, trong đó có 9.915 nam và 10.144 nữ Đa số là người Kinh sinh sống, chỉ có một tỷ lệ rất ít là người Mường và Thái

- Cơ sở vật chất: Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế của xã Hương Sơn đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực Các cấp lãnh đạo cùng với nhân dân địa phương đã tập trung phát triển kinh tế theo thế mạnh của địa phương Thu nhập bình quân đầu người là 11 triệu đồng/năm, toàn xã có 1137

hộ giàu và 453 hộ nghèo (theo số liệu thống kê của UBND xã Hương Sơn, năm 2009)

Trang 32

27

- Hệ thống giao thông vận tải: Hương Sơn có hệ thống giao thông với các vùng khác xung quanh tương đối thuận lợi Đường quốc lộ 22 từ nội thành Hà Nội vào Mỹ Đức, đường quốc lộ 21 nối liền Mỹ Đức với vùng núi Kim Bôi của tỉnh Hoà Bình và nhiều tỉnh thành khác Giải quyết các vấn đề về giao thông vận tải là một yêu cầu quan trọng phải đặt ra trong mục tiêu khai thác các nguồn khách thu hút vào các điểm du lịch của các tổ chức kinh doanh du lịch Toàn xã có 5,45km tỉnh lộ và 14,63km đường liên thôn

- Về nhà ở: Theo số liệu thống kê về nhà ở của xã năm 2009, toàn xã có 1.823 nhà kiên cố chiếm 40,75% Trong đó: có 173 nhà từ 3-5 tầng, 1.650 nhà từ 1-2 tầng

và có 2.651 nhà cấp 4

- Sản xuất nông nghiệp: Người dân Hương Sơn chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp, có 3549 hộ gia đình làm nông nghiệp (chiếm 74,87%) Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Hương Sơn là 4283,92ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 770,11ha, năng suất lúa đạt 54,76 tấn/ha, sản lượng lúa hàng năm là 6.436 tấn; sản lượng hoa màu hàng năm đạt 9,72 tấn Hương Sơn là vùng có số lượng đàn gia súc, gia cầm phát triển cả về số lượng và chủng loại Toàn xã hiện có 253 con trâu, 1420 con bò, 32.684 con lợn, 2100 con dê, 45.750 con gà, vịt Đây là nguồn thực phẩm chủ yếu cung cấp cho dân địa phương và khách du lịch trong mùa lễ hội và phục vụ sản xuất tại địa phương

- Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp: Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại Hương Sơn chưa được đầu tư phát triển Nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch Tỷ lệ số hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp rất thấp, khoảng 0,5%, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường vào mùa lễ hội

- Các loại hình dịch vụ khác: Các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch trong mùa lễ hội ở Hương Sơn rất phát triển Toàn xã có 1.191 hộ dân làm kinh doanh, dịch vụ như: mở nhà hàng, khách sạn, chở thuyền, mở các cửa hàng bán đồ lưu niệm… cho khách thăm quan lễ hội Chùa Hương

- Về giáo dục: Xã Hương Sơn hiện có 6 nhà trẻ với 114 cháu; 17 lớp mẫu giáo với 752 cháu; 3 trường tiểu học với tổng số 30 lớp, 1369 cháu và105 giáo viên; 1 trường trung học cơ sở với tổng số 32 lớp, 1218 học sinh và 79 giáo viên

Trang 33

3.2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực đất ngập nướcĐầm Long

3.2.2.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Đầm Long thuộc khu du lịch rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long ở thôn Bằng Tạ, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội, cách Hà Nội 65km về phía Tây Tổng diện tích khu du lịch là 75ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 17,5ha, đầm nước khoảng 35ha và còn lại là khu xây dựng Xã Cẩm Lĩnh cách trung tâm huyện khoảng 15km,có diện tích tự nhiên 26,63km2 ráp gianh các xã: Thụy An, Tản Lĩnh,

Ba Trại, Sơn Đà, Tòng Bạt, Phú Sơn, Vật Lại

Hình 2: Vị trí khu vực ĐNN Đầm Long

ĐNN Đầm Long nằm giữa ba xã: Cẩm Lĩnh, Sơn Đà và Tòng Bạt (huyện Ba

Vì, Hà Nội) và gần kề với sông Đà Có một kênh nhân tạo là kênh Khê Thượng nối ĐNN Đầm Long với sông Đà được xây dựng đầu thế kỷ 20

Trang 34

29

* Đặc điểm khí hậu

Về khí hậu, ĐNN Đầm Long thuộc huyện Ba Vì, nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khí tượng Ba Vì cho thấy:

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình

23oC, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,6oC Tổng lượng mưa

là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm) Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là tháng 8 (339,6mm).Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 20oC ,tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,8oC; Lượng mưa các tháng biến động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm

Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông tương đối lạnh Khí hậu phân hoá thành 2 mùa rõ rệt là mùa đông lạnh bắt đầu từ tháng 11 kéo dài đến tháng 3 năm sau và mùa hè thì từ tháng 4 đến tháng 10 Ở nửa đầu mùa đông khí hậu khô hanh và lạnh trong khi đó vào cuối mùa thì có mưa phùn,

ẩm ướt Mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều là thời kỳ hoạt động của gió mùa tây

nam [8]

* Đặc điểm thủy văn

ĐNN Đầm Long có diện tích bề mặt khoảng 50ha còn nếu tính cả vùng trồng lúa xung quanh thì khoảng 100ha, hình thái nhiều nhánh với một vài đồi, gò nổi lên

ở giữa Mực nước dao động trong năm theo từng mùa: vào mùa khô, độ sâu khoảng 1m nhưng vào mùa mưa khoảng 2 – 2,5m Độ pH của nước đo được là 7,00 Độ trong của nước cao: 80 cm đo bằng đĩa Secchi Độ sâu của lớp bùn đáy lớn hơn 0,5

cm [12]

*Tài nguyên sinh vật

Đầm Long thuộc khu du lịch rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long Khu du lịch có rừng nguyên sinh gồm 4 tầng cây khép kín tán Hiện tại khu vực Đầm Long

có các loài chim lặn, hạc, cắt, sếu, bồ câu, cu cu, gõ kiến, sẻ và các loài bướm…Trong rừng nguyên sinh hiện có trên 200 con khỉ, sống theo bầy đàn… Phía bắc của rừng là đầm Long, một hồ nước mênh mông được cải tạo thành các hồ sen, tạo nên cảnh quan môi trường tự nhiên rất hấp dẫn.Đầm Long là một

Trang 35

30

vùng ĐNN có độ ĐDSH cao đặc biệt về cá nước ngọt và thực vật, là nơi cư ngụ của các loài động vật, bò sát như cuốc, bìm bịp, tắc kè, thằn lằn, kỳ đà họ rắn nước, rắn

hổ chúa Quanh bờ đầm Long là những rặng tre, nơi các loài chim về đậu và làm tổ

Cạnh đầm là vườn cò Ngọc Nhị, nơi cư trú thường xuyên của khoảng 6000 cá thể chim cò và tìm kiếm thức ăn tại đầm Vấn đề ô nhiễm ở khu vực này chủ yếu là

do sử dụng thuốc trừ sâu của các hoạt động nông nghiệp của dân địa phương Chính

vì thế bảo vệ được Đầm Long cũng chính là bảo vệ Vườn cò Ngọc Nhị

3.2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

-Về dân cư: Xã Cẩm Lĩnh có 11 thôn, 07 cơ quan đơn vị đóng quân trên địa bàn,với 2.778 hộ gia đình và gần 11 nghìn nhân khẩu, trong đó hơn 90% số dân thuộc dân tộc Kinh, còn lại là dân tộc Mường với 8682 lao động nông nghiệp, số lao động phi nông nghiệp là 2170 lao động làm các ngành nghề khác nhau như công nhân viên chức, tiểu thủ công nghiệp, du lịch – dịch vụ Do đặc thù của địa bàn nên mức tăng dân số của xã chủ yếu là gia tăng dân số tự nhiên, với tốc độ tăng dân số

năm2009 đạt 1,2%

- Cơ cấu kinh tế: Các chỉ tiêu kinh tế tăng ổn định, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp với thu nhập bình quân trên đầu người là 6,425 triệu/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 9,72% năm 2009 Nông nghiệp chiếm 45% năm 2008 và giảm xuống 35,5% năm 2009 trong cơ cấu kinh tế của xã Cẩm Lĩnh Phi nông nghiệp cũng có những thành tựu đáng kể (chiếm 55% năm 2008 và tăng lên 64,5% năm 2009), nhất là hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành dịch vụ và du lịch phát triển khá nhanh do xã có nhiều khu du lịch như rừng nguyên sinh Đầm Long, du lịch hồ Suối Hai, vườn cò Ngọc Nhị và các khu di tích lịch sử, các khu nghỉ dưỡng

- Cơ sở hạ tầng: Đồng thời với sự phát triển kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã đã từng bước được đầu tư xây mới và nâng cấp.Hệ thống giao thông của xã đã được đầu tư xây dựng mở rộng và làm mới như đường vào các khu du lịch; hệ thống giao thông chính trong khu dân cư của xã, hệ thống đường giao thông nội đồng Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi của xã đã được đầu tư tu sửa thường xuyên, và kiên cố hóa một phần hệ thống kênh mương thuộc một số thôn, song vẫn

Ngày đăng: 05/07/2015, 13:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thiết Bình, Nguyễn Việt Cường (2005), Thực trạng thủy sinh vật lạ xâm nhập thủy vực Việt Nam và giải pháp quản lý, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng thủy sinh vật lạ xâm nhập thủy vực Việt Nam và giải pháp quản lý
Tác giả: Lê Thiết Bình, Nguyễn Việt Cường
Năm: 2005
2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ Việt Nam, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục Đỏ Việt Nam
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Nhà XB: NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Hà Nội
Năm: 2007
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, NXB Tài nguyên – Môi trường và bản đồ Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nhà XB: NXB Tài nguyên – Môi trường và bản đồ Việt Nam
Năm: 2012
7. Lê Diên Dực, Hoàng Văn Thắng (2012), Đất Ngập Nước tập II, Quản lý và Phát triển bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất Ngập Nước tập II, Quản lý và Phát triển bền vững
Tác giả: Lê Diên Dực, Hoàng Văn Thắng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2012
8. Dương Thị Giang (2012), Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường khu vực Ba Vì, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ ngành Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường khu vực Ba Vì, thành phố Hà Nội
Tác giả: Dương Thị Giang
Năm: 2012
9. Lưu Thị Thu Giang, Trương Quang Học (2011), “Rừng ngập mặn và khả năng ứng dụng REDD+ tại Việt Nam”,Kỷ yếu Hội Thảo Khoa học Quốc gia: Đất ngập nước và Biến đổi khí hậu, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN, tr. 329-343 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng ngập mặn và khả năng ứng dụng REDD+ tại Việt Nam”,"Kỷ yếu Hội Thảo Khoa học Quốc gia: Đất ngập nước và Biến đổi khí hậu
Tác giả: Lưu Thị Thu Giang, Trương Quang Học
Năm: 2011
10. Trương Quang Học (2011),“Tác động của biến đổi khí hậu lên đất ngập nước”,Kỷ yếu Hội Thảo Khoa học Quốc gia: Đất ngập nước và Biến đổi khí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của biến đổi khí hậu lên đất ngập nước”
Tác giả: Trương Quang Học
Năm: 2011
11. Đặng Huy Huỳnh (2011), “Hiện trạng, giải pháp quản lý bảo tồn các loài động vật hoang dã hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu”, Kỷ yếu Hội Thảo Khoa học Quốc gia: Đất ngập nước và Biến đổi khí hậu,Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN, tr.432-439 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng, giải pháp quản lý bảo tồn các loài động vật hoang dã hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu”, "Kỷ yếu Hội Thảo Khoa học Quốc gia: Đất ngập nước và Biến đổi khí hậu
Tác giả: Đặng Huy Huỳnh
Năm: 2011
12. Đoàn Hương Mai (1998), “Đa dạng sinh học của các thực vật thủy sinh ở Đầm Long, Ba Vì, Hà Tây”, Tạp chí Di truyền học và Ứng dụng, số 2, Hội Di truyền học Việt Nam ISSN: 0866-8566, Hà Nội, tr. 19-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng sinh học của các thực vật thủy sinh ở Đầm Long, Ba Vì, Hà Tây”, "Tạp chí Di truyền học và Ứng dụng
Tác giả: Đoàn Hương Mai
Năm: 1998
13. Đoàn Hương Mai (2012), Nghiên cứu đa dạng sinh học và các hệ sinh thái xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội làm cơ sở khoa học cho việc qui hoạch phát triển du lịch sinh thái bền vững, Đề tài QG-10-06, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đa dạng sinh học và các hệ sinh thái xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội làm cơ sở khoa học cho việc qui hoạch phát triển du lịch sinh thái bền vững
Tác giả: Đoàn Hương Mai
Năm: 2012
14. Đỗ Văn Nhƣợng, 2004, “Đa dạng các loài cua ở rừng ngập mặn ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh”, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 181-184 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng các loài cua ở rừng ngập mặn ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh”, "Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
15. Nguyễn Thị Sinh (2013),Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy và đề xuất các định hướng ứng phó,Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu, Khoa sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy và đề xuất các định hướng ứng phó
Tác giả: Nguyễn Thị Sinh
Năm: 2013
16. Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội (2012), Báo cáo tổng kết: Điều tra, đánh giá tổng hợp về đa dạng sinh học thành phố Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết: Điều tra, đánh giá tổng hợp về đa dạng sinh học thành phố Hà Nội
Tác giả: Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Năm: 2012
17. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2010), Kết quả điều tra đa dạng sinh học động vật ở rừng đặc dụng Hương Sơn, Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra đa dạng sinh học động vật ở rừng đặc dụng Hương Sơn, Hà Nội
Tác giả: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Năm: 2010
18. Hoàng Văn Thắng (2011),“Bảo tồn đất ngập nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu”,Kỷ yếu Hội Thảo Khoa học Quốc gia: Đất ngập nước và Biến đổi khí hậu, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN, tr. 2-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn đất ngập nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu”,"Kỷ yếu Hội Thảo Khoa học Quốc gia: Đất ngập nước và Biến đổi khí hậu
Tác giả: Hoàng Văn Thắng
Năm: 2011
20. Trần Đặng Bảo Thuyên, Nguyễn Đăng Hải, Trần Thị Liên (2011), “Chính sách của nhà nước trong việc quản lý và phục hồi rừng ngập mặn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội Thảo Khoa học Quốc gia: Đất ngập nước và Biến đổi khí hậu,Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN, tr. 372-380 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách của nhà nước trong việc quản lý và phục hồi rừng ngập mặn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam”, "Kỷ yếu Hội Thảo Khoa học Quốc gia: Đất ngập nước và Biến đổi khí hậu
Tác giả: Trần Đặng Bảo Thuyên, Nguyễn Đăng Hải, Trần Thị Liên
Năm: 2011
21. Ủy ban nhân dân xã Cẩm Lĩnh (2009), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2009, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2009, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2010
Tác giả: Ủy ban nhân dân xã Cẩm Lĩnh
Năm: 2009
22. Ủy ban nhân dân xã Hương Sơn (2010), Báo cáo số liệu thống kê về điều kiện kinh tế - xã hội của xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Báo cáo số liệu thống kê về điều kiện kinh tế - xã hội của xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Tác giả: Ủy ban nhân dân xã Hương Sơn
Năm: 2010
23. Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển bền vững thành phố Huế (2011), “Khảo sát, đánh giá đa dạng và tài nguyên sinh vật các thủy vực nước ngọt nội địa tỉnh Thừa Thiên Huế”, TP. Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khảo sát, đánh giá đa dạng và tài nguyên sinh vật các thủy vực nước ngọt nội địa tỉnh Thừa Thiên Huế”
Tác giả: Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển bền vững thành phố Huế
Năm: 2011
24. Nguyễn Khắc Vinh (1996), “Đất ngập nước và Công ước Ramsar”, Tạp chí hoạt động Khoa học – Phụ trương số 7, 4 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất ngập nước và Công ước Ramsar”, "Tạp chí hoạt động Khoa học – Phụ trương số 7
Tác giả: Nguyễn Khắc Vinh
Năm: 1996

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w