ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNGCỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HỆ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số hệ sinh thái đất ngập nước ở hà nội và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 49)

SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƢỚC HÀ NỘI

3.4.1.Các kịch bản biến đổi khí hậu

3.4.1.1. Kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Dựa vào phƣơng pháp dự báo BĐKH của IPCC và sử dụng các dẫn liệu về khí hậu ở nƣớc ta đã đo đƣợc trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Việt Nam đã đƣa ra kịch bản Biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng cho Việt Nam (2012) với 3 yếu tố chính của khí hậu là Nhiệt độ (toC), Lƣợng mƣa (% thay đổi) và Nƣớc biển dâng (cm). Ba yếu tố trên đƣợc dự đoán cho các tỉnh/thành phố, theo 4 mùa (đông, xuân, hè, thu), theo từng thập kỷ tính cho đến 2100, và theo 3 mức kịch bản thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2). Trong đó:

-B1: Kịch bản phát thải thấp, mô tả một thế giới phát triển tƣơng đối hoàn hảo theo hƣớng ít thải khí nhà kính nhất, tốc độ tăng dân số rất thấp, kinh tế thay đổi nhanh theo hƣớng dịch vụ và thông tin, các thỏa thuận quốc tế về giảm thiểu lƣợng khí gây hiệu ứng nhà kính đƣợc thực hiện đầy đủ.

- B2: Kịch bản phát thải trung bình, mô tả thế giới phát triển nhanh, dân số tăng liên tục nhƣng thấp hơn A; chú trọng đến các giải pháp địa phƣơng thay vì toàn cầu về ổn định kinh tế, xã hội và môi trƣờng; mức độ phát triển kinh tế trung bình; thay đổi công nghệ chậm hơn so với B1.

45

- A2: Kịch bản phát thải cao, mô tả một thế giới không đồng nhất ở quy mô toàn cầu, có tốc độ tăng dân số rất cao, chậm đổi mới công nghệ hoặc sử dụng tối đa năng lƣợng hóa thạch.

Thời kỳ 1980-1999 đƣợc chọn là thời kỳ cơ sở để so sánh sự thay đổi của khí hậu và nƣớc biển dâng. Có thể tóm tắt kịch bản BĐKH cho Việt Nam nhƣ sau:

a. Về nhiệt độ

- Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng từ 1,6 đến 2,2°C trên phần lớn diện tích phía Bắc lãnh thổ và dƣới 1,6°C ở đại bộ phận diện tích phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào).

- Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình tăng từ 2 đến 3°C trên phần lớn diện tích cả nƣớc, riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với những nơi khác. Nhiệt độ thấp nhất trung bình tăng từ 2,2 đến 3,0°C, nhiệt độ cao nhất trung bình tăng từ 2,0 đến 3,2°C. Số ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35°C tăng từ 15 đến 30 ngày trên phần lớn diện tích cả nƣớc.

- Theo kịch bản phát thải cao: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có mức tăng phổ biến từ 2,5 đến trên 3,7°C trên hầu hết diện tích nƣớc ta.

b. Về lƣợng mƣa

- Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, lƣợng mƣa năm tăng phổ biến khoảng trên 6%, riêng khu vực Tây Nguyên có mức tăng ít hơn, chỉ vào khoảng dƣới 2%.

- Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỷ 21, lƣợng mƣa năm tăng trên hầu khắp lãnh thổ. Mức tăng phổ biến từ 2 đến 7%, riêng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ tăng ít hơn, dƣới 3%, xu thế chung là lƣợng mƣa mùa khô giảm và lƣợng mƣa mùa mƣa tăng. Lƣợng mƣa ngày lớn nhất tăng so với thời kỳ 1980-1999 ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giảm ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ. Tuy nhiên, ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện ngày mƣa dị thƣờng với lƣợng mƣa gấp đôi so với kỷ lục hiện nay.

- Theo kịch bản phát thải cao: Lƣợng mƣa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng trên hầu khắp lãnh thổ nƣớc ta với mức tăng phổ biến khoảng từ 2 đến 10%, riêng khu vực Tây Nguyên có mức tăng ít hơn, khoảng từ 1 đến 4%.

46 c. Về nƣớc biển dâng

- Theo kịch bản phát thải thấp: Vào cuối thế kỷ 21, mực nƣớc biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 54 đến 72cm; thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng từ 42 đến 57cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực nƣớc biển dâng trong khoảng từ 49 đến 64cm.

- Theo kịch bản phát thải trung bình: Vào cuối thế kỷ 21, nƣớc biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62 đến 82cm; thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng từ 49 đến 64cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực nƣớc biển dâng trong khoảng từ 57 đến 73cm.

- Theo kịch bản phát thải cao: Vào cuối thế kỷ 21, nƣớc biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 85 đến 105cm; thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong khoảng từ 66 đến 85cm.Trung bình toàn Việt Nam, mực nƣớc biển dâng trong khoảng từ 78 đến 95cm.

- Nếu mực nƣớc biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập; gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hƣởng trực tiếp; trên 4% hệ thống đƣờng sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị ảnh hƣởng [4].

3.4.1.2. Kịch bản biến đổi khí hậu ở Hà Nội

a. Nhiệt độ

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội có thể tăng lên 2,6oC so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 [4].

47

Hình 3: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của Hà Nội.

b. Lƣợng mƣa

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lƣợng mƣa năm trên địa bàn Hà Nội có thể tăng từ 6 – 8% so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 [4].

Hình 4: Mức thay đổi lƣợng mƣa (%) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của Hà Nội.

Với kịch bản BĐKH đƣợc đƣa ra, có thể dự đoán tác động của BĐKH đến vùng đồng bằng Bắc Bộ và khu vực Hà Nội nhƣ sau:

0.5 0.8 1.1 1.4 1.7 1.9 2.2 2.4 2.6 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 2010 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 2110

48

- Cùng với xu thế nóng lên toàn cầu, nhiệt độ trong vùng đồng bằng Bắc Bộ sẽ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số hệ sinh thái đất ngập nước ở hà nội và đề xuất biện pháp giảm thiểu (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)