0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực đất ngập nƣớcĐầm Long

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MỘT SỐ HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU (Trang 33 -33 )

3.2.2.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý

Đầm Long thuộc khu du lịch rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long ở thôn Bằng Tạ, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội, cách Hà Nội 65km về phía Tây. Tổng diện tích khu du lịch là 75ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 17,5ha, đầm nƣớc khoảng 35ha và còn lại là khu xây dựng. Xã Cẩm Lĩnh cách trung tâm huyện khoảng 15km,có diện tích tự nhiên 26,63km2 ráp gianh các xã: Thụy An, Tản Lĩnh, Ba Trại, Sơn Đà, Tòng Bạt, Phú Sơn, Vật Lại.

Hình 2: Vị trí khu vực ĐNN Đầm Long

ĐNN Đầm Long nằm giữa ba xã: Cẩm Lĩnh, Sơn Đà và Tòng Bạt (huyện Ba Vì, Hà Nội) và gần kề với sông Đà. Có một kênh nhân tạo là kênh Khê Thƣợng nối ĐNN Đầm Long với sông Đà đƣợc xây dựng đầu thế kỷ 20.

29

* Đặc điểm khí hậu

Về khí hậu, ĐNN Đầm Long thuộc huyện Ba Vì, nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hƣởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tƣợng trung bình nhiều năm ở trạm khí tƣợng Ba Vì cho thấy:

Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 23oC, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,6oC. Tổng lƣợng mƣa là 1832,2mm (chiếm 90,87% lƣợng mƣa cả năm). Lƣợng mƣa các tháng đều vƣợt trên 100 mm với 104 ngày mƣa và tháng mƣa lớn nhất là tháng 8 (339,6mm).Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 20oC ,tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,8oC; Lƣợng mƣa các tháng biến động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mƣa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm.

Khu vực chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông tƣơng đối lạnh. Khí hậu phân hoá thành 2 mùa rõ rệt là mùa đông lạnh bắt đầu từ tháng 11 kéo dài đến tháng 3 năm sau và mùa hè thì từ tháng 4 đến tháng 10. Ở nửa đầu mùa đông khí hậu khô hanh và lạnh trong khi đó vào cuối mùa thì có mƣa phùn, ẩm ƣớt. Mùa hè khí hậu nóng ẩm mƣa nhiều là thời kỳ hoạt động của gió mùa tây nam [8].

* Đặc điểm thủy văn

ĐNN Đầm Long có diện tích bề mặt khoảng 50ha còn nếu tính cả vùng trồng lúa xung quanh thì khoảng 100ha, hình thái nhiều nhánh với một vài đồi, gò nổi lên ở giữa. Mực nƣớc dao động trong năm theo từng mùa: vào mùa khô, độ sâu khoảng 1m nhƣng vào mùa mƣa khoảng 2 – 2,5m. Độ pH của nƣớc đo đƣợc là 7,00. Độ trong của nƣớc cao: 80 cm đo bằng đĩa Secchi. Độ sâu của lớp bùn đáy lớn hơn 0,5 cm [12].

*Tài nguyên sinh vật

Đầm Long thuộc khu du lịch rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long. Khu du lịch có rừng nguyên sinh gồm 4 tầng cây khép kín tán. Hiện tại khu vực Đầm Long có các loài chim lặn, hạc, cắt, sếu, bồ câu, cu cu, gõ kiến, sẻ và các loài bƣớm…Trong rừng nguyên sinh hiện có trên 200 con khỉ, sống theo bầy đàn…

Phía bắc của rừng là đầm Long, một hồ nƣớc mênh mông đƣợc cải tạo thành các hồ sen, tạo nên cảnh quan môi trƣờng tự nhiên rất hấp dẫn.Đầm Long là một

30

vùng ĐNN có độ ĐDSH cao đặc biệt về cá nƣớc ngọt và thực vật, là nơi cƣ ngụ của các loài động vật, bò sát nhƣ cuốc, bìm bịp, tắc kè, thằn lằn, kỳ đà họ rắn nƣớc, rắn hổ chúa...Quanh bờ đầm Long là những rặng tre, nơi các loài chim về đậu và làm tổ.

Cạnh đầm là vƣờn cò Ngọc Nhị, nơi cƣ trú thƣờng xuyên của khoảng 6000 cá thể chim cò và tìm kiếm thức ăn tại đầm. Vấn đề ô nhiễm ở khu vực này chủ yếu là do sử dụng thuốc trừ sâu của các hoạt động nông nghiệp của dân địa phƣơng. Chính vì thế bảo vệ đƣợc Đầm Long cũng chính là bảo vệ Vƣờn cò Ngọc Nhị.

3.2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

-Về dân cƣ: Xã Cẩm Lĩnh có 11 thôn, 07 cơ quan đơn vị đóng quân trên địa bàn,với 2.778 hộ gia đình và gần 11 nghìn nhân khẩu, trong đó hơn 90% số dân thuộc dân tộc Kinh, còn lại là dân tộc Mƣờng với 8682 lao động nông nghiệp, số lao động phi nông nghiệp là 2170 lao động làm các ngành nghề khác nhau nhƣ công nhân viên chức, tiểu thủ công nghiệp, du lịch – dịch vụ. Do đặc thù của địa bàn nên mức tăng dân số của xã chủ yếu là gia tăng dân số tự nhiên, với tốc độ tăng dân số năm2009 đạt 1,2%.

- Cơ cấu kinh tế: Các chỉ tiêu kinh tế tăng ổn định, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp với thu nhập bình quân trên đầu ngƣời là 6,425 triệu/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 9,72% năm 2009. Nông nghiệp chiếm 45% năm 2008 và giảm xuống 35,5% năm 2009 trong cơ cấu kinh tế của xã Cẩm Lĩnh. Phi nông nghiệp cũng có những thành tựu đáng kể (chiếm 55% năm 2008 và tăng lên 64,5% năm 2009), nhất là hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành dịch vụ và du lịch phát triển khá nhanh do xã có nhiều khu du lịch nhƣ rừng nguyên sinh Đầm Long, du lịch hồ Suối Hai, vƣờn cò Ngọc Nhị và các khu di tích lịch sử, các khu nghỉ dƣỡng.

- Cơ sở hạ tầng: Đồng thời với sự phát triển kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã đã từng bƣớc đƣợc đầu tƣ xây mới và nâng cấp.Hệ thống giao thông của xã đã đƣợc đầu tƣ xây dựng mở rộng và làm mới nhƣ đƣờng vào các khu du lịch; hệ thống giao thông chính trong khu dân cƣ của xã, hệ thống đƣờng giao thông nội đồng. Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi của xã đã đƣợc đầu tƣ tu sửa thƣờng xuyên, và kiên cố hóa một phần hệ thống kênh mƣơng thuộc một số thôn, song vẫn

31

chƣa đáp ứng đƣợcnhu cầu nƣớc tƣới của các khu vực cao dẫn tới vẫn còn tình trạng thiếu nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp[21].

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MỘT SỐ HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU (Trang 33 -33 )

×