vực nghiên cứu
3.4.3.1. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến khu hệ cá đất ngập nước Hương Sơn và Đầm Long
Các tác động tiềm tàng này thông qua các phản ứng phức tạp thuộc sinh lý – sinh thái của cá. Chúng lại đƣợc gia tăng thêm tác động xấu bởi sự cạnh tranh do chung nguồn nƣớc của các ngành kinh tế - xã hội khác do đó làm suy thoái nhanh nguồn lợi và đời sống của các loài cá.
Do nhiệt độ nƣớc tăng, kéo theo lƣợng O2 hòa tan trong nƣớc giảm, các động vật thủy sinh và cá phải tăng cƣờng hô hấp, trao đổi chất, do đó chúng phải ăn nhiều hơn. Môi trƣờng sống của chúng, hay nguồn thức ăn suy giảm, hậu quả là tăng độ cạnh tranh thức ăn, cạnh tranh nơi ở giữa các loài. Nhiệt độ tăng sẽ làm cho đời sống của cá khó khăn hơn, mệt mỏi hơn, kéo theo sức khỏe kém hơn và vì vậy dễ bị nhiễm ký sinh và dịch bệnh. Nhiệt độ tăng cũng tác động đến sinh sản của các loài cá ở tự nhiên. Các loài ƣa nhiệt độ thấp có xu hƣớng di chuyển đến sống ở nơi có nhiệt độ thích hợp. Nơi mà chúng đang sống sẽ đƣợc thay thế bằng các loài ƣa nhiệt độ cao.
Sự thay đổi dòng chảy (chế độ thủy văn) của suối theo thời gian và không gian do lƣợng mƣa thay đổi sẽ gây tác hại đến các loài cá. Nếu thời gian ngập lụt dài và vùng ngập rộng sẽ thuận lợi cho khai thác. Tuy vậy, dòng chảy lũ tăng nhanh sẽ đe dọa đến sự di cƣ lên thƣợng nguồn để đẻ, các bãi cá đẻ sẽ bị biến động xói lở, nơi phát triển của trứng và sinh sống của cá con cũng thay đổi. Các loài cá đẻ ở các vùng bờ, nơi có các bụi cây thủy sinh mà trứng đẻ ra dính vào các giá thể này cũng bị hủy hoại.
52
Mùa nƣớc cạn kéo dài, có nghĩa là mực nƣớc rút xuống quá thấp thực sự có tác động xấu đến đời sống của cá. Chúng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn, bắt mồi, trốn tránh kẻ thù…Vào thời gian này sức sống của cá phụ thuộc vào số lƣợng cá thể của quần thể của chúng. Tóm lại mực nƣớc thay đổi theo thời gian và không gian mang tính bất thƣờng sẽ gây tác hại cho đời sống của các loài cá.
Cho đến năm 2100, với các BĐKH ở kịch bản trung bình (B2),thành phần loài, mật độ quần thể các loài cáĐNN Hƣơng Sơn và Đầm Long nhìn chung chƣa có thay đổi gì lớn, tuy vậy chắc chắn sẽ xảy ra nhƣ sau:
- Một số loài ở ĐNN Hƣơng Sơn có nguy cơ suy giảm mạnh hoặc biến mất bao gồm các loài ôn đới nhƣ cá nheo, cá bò và các loài quý hiếm nhƣ cá Trèo đồi, cá Chuối hoa đang trong tình trạng nguy cấp theo QĐ 82/2008. Ngoài ra nhóm loài di cƣ để sinh sản nhƣ cá Trắm, cá Chày mắt đỏ, cá Mè cũng gặp khó khăn; nhóm loài cận nhiệt, loài kinh tế đƣợc liệt kê trong Bảng 4cũng sẽ bị tác động khiến số lƣợng bị suy giảm.
- Các loài ngoại lai ở ĐNN Hƣơng Sơn - đặc biệt là các loài ngoại lai xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại nhƣ cá Chép nhập nội, cá Dọn bể, cá Rô phi đen có nguy cơ lấn át các loài bản địa.Các loài gốc nhiệt đới phía Nam là cá Sặc bƣớm, cá Sặc diệp sẽ phát triển quần thể tốt hơn. Các loài cá nhiệt đới đƣợc liệt kê trongBảng 4sẽ thích ứng cao hơn các loài cá cận nhiệt đới, ôn đới.
- Tƣơng tự nhƣ với ĐNN Hƣơng Sơn, một số nhóm bị đe dọa tới thành phần loài và số lƣợng cá thể ở ĐNN Đầm Long nhƣ loài quý hiếm: cá Măng, cá Chuối, cá Trèo đồi; loài ôn đới: cá Nheo, cá Bò; loài di cƣ sinh sản: cá Trắm, cá Mè cùng với nhóm loài cận nhiệt, loài kinh tế đƣợc liệt kê trong Bảng7.
- Bên cạnh đó, một số nhóm loài ở ĐNN Đầm Long có khả năng thích nghi cao với BĐKH sẽ có lợi thế phát triển sau này nhƣ loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại: cá Chép nhập nội; loài chịu đƣợc ô nhiễm cao: cá Chạch đồng, Lƣơn. Theo Bảng7các loài cá vùng ĐNN Đầm Long đa số là loài nhiệt đới sẽ chịu ảnh hƣởng của BĐKH (mà biểu hiện cụ thể là nhiệt độ tăng) ít hơn so với các loài cá cận nhiệt đới, ôn đới.
3.4.3.2. Tác động tiềm tàngcủa biến đổi khí hậu đối với thực vật thủy sinhđất ngập nước Hương Sơn và Đầm Long
53
Tƣơng tự nhƣ với các loài cá, thực vật thủy sinh cũng rất nhạy cảm với những biến đổi của khí hậu. Do sống ở môi trƣờng thủy vực nên tác động của BĐKH đến môi trƣờng sống có thể “nặng nề” hơn so với các loài có môi trƣờng sống khác. Một số tác động của BĐKH đến thực vật thủy sinh nhƣ:
- Với sự nóng lên trên phạm vi lãnh thổ, thời gian thích nghi của loài nhiệt đớisẽ mở rộng và của loài cận nhiệt sẽ bị thu hẹp lại, vùng phân bố của loài nhiệt đới sẽ dịch chuyển lên phía Bắc, lên vùng có độ cao lớn hơn, phạm vi thích nghi của loài cận nhiệt đới bị thu hẹp.
- Mƣa nhiều, lũ lụt cùng với tốc độ dòng chảy lớn nhƣ ở các suối Hƣơng Sơn hay lƣợng nƣớc ứ đọng nhiều với thời gian lâu nhƣ ở Đầm Long sẽ khiến thực vật thủy sinh bị tác động khá mạnh, thậm chí bị chết hay bị cuốn trôi hoàn toàn. Sau lũ, thảm thực vật thủy sinh hầu nhƣ không còn hoặc bị chết, gây ô nhiễm tức thời cho thủy vực.
- Loài ngoại lai sẽ phát triển mạnh lấn át loài bản địa. - Nhiều loài quý hiếm, đặc hữu sẽ bị tuyệt chủng dễ dàng.
- Ngoài ra, nhờ có nhiệt độ tăng, hàm lƣợng CO2 trong không khí tăng, hoạt động quang hợp của cây sẽ tăng và kết quả là sự sinh trƣởng của cây tăng, năng suất sinh học của thực vật thủy sinh sẽ tăng nếu trong giới hạn thích nghi.Đây sẽ là nguồn thức ăn tốt cho các loài động vật ở mắt xích tiếp theo. Nếu không đƣợc các vật tiêu thụ bậc một sử dụng thì sẽ bị tàn lụi chết và tích tụ ở đáy, lấy hết O2 trong nƣớc gây ô nhiễm cho nƣớc và khí CO2 thải vào không khí nhiều hơn lại tham gia vào KNK.
Theo kết quả điều tra của đề tài, thực vật thủy sinh của ĐNN Hƣơng Sơn và Đầm Long hiện nay không có loài nào đƣợc xếp trong danh sách loài quý hiếm và đặc hữu, vì thế các loài trong quần xã thực vật thủy sinh ít có khả năng bị tuyệt chủng. Đồng thời theo Bảng 3 và Bảng 6, hầu hết các loài thực vật thủy sinh ở 2 vùng ĐNN này đều có yếu tố phân bố rộng và yếu tố nhiệt đới. Chính vì vậy,nếu chỉ xét riêngbiểu hiện của BĐKH là nhiệt độ tăng với mức tăng từ 1-3oC thì hệ thực vật thủy sinh ở đây vẫn nằm trong giới hạn thích nghi và sẽ không bị tác động tiêu cực nhiều đến thành phần và số lƣợng.
54
Tuy nhiên, loài bản địa vẫn bị đe dọa bởi sự xâm chiếm, lấn át của các loài ngoại lai xâm hại, loài nhập nội bởi khả năng phát triển mạnh của chúng trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra. Có4 loài ngoại lai đã đƣợc xác định tại ĐNN Hƣơng Sơn là rong đuôi chó (Ceratophyllum demersum),rong đuôi chó gié (Myriophyllum spicatum L.), bèo cái(Pistia stratiotes L.), bèo cám nhật (Lemna japonica
Landolt)và 1 loài có yếu tố địa lý nhập nội, di cƣ là súng đỏ (N. rubra Roxb. ex Salisb.). Ở vùng ĐNN Đầm Longcó 3 loài ngoại lai là rong đuôi chó
(Ceratophyllum demersum), bèo tây (Eichhornia crassipes), rong mái chèo (Potamogeton crispus). Trong đó đáng chú ý nhất là bèo tây (bèo Nhật Bản) đƣợc coi là loài ngoại lai xâm hại [5]. Nếu không kiểm soát đƣợc thì quần thể bèo Nhật Bản có khả năng phát tán khắp bề mặt thủy vực. Khi đó, chính quần xã thực vật ngập nƣớc lại là vật cản sự lƣu thông nƣớc theo chiều ngang cũng nhƣ chiều thẳng đứng gây cản trở giao thông và các hoạt động trên mặt nƣớc thủy vực. Loài bèo Nhật Bản một khi đã phát triển sẽ lấn át các loài thực vật ngập nƣớc khác đồng thời che ánh sáng làm giảm khả năng quang hợp của các nhóm thực vật nổi (Phytoplankton), làm suy giảm ĐDSH thủy vực.