3.2.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý
ĐNN Hƣơng Sơn(gồm suối Yến, Long Vân, Tuyết Sơn và các khe suối, ao, đầm, ruộng canh tác nằm ven các suối quanh khu vực) thuộc khu du lịch thắng cảnh Hƣơng Sơn thuộc xã Hƣơng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (hình 1). Xã Hƣơng Sơn nằm ở phía Nam huyện Mỹ Đức có diện tích đất tự nhiên là 4.284,73 ha (khoảng 43km2). Có ranh giới địa lý nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp xã An Tiến, Hùng Tiến, Đốc Tín, Hồng Quang (huyện Mỹ Đức); - Phía Đông giáp xã Tân Sơn,huyện Kim Bảng,tỉnh Hà Nam;
- Phía Tây giáp xã An Phú (Mỹ Đức), Phú Lão (Lạc Thủy) tỉnh Hoà Bình; - Phía Đông Nam giáp xã Ba Sao – huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam [22].
Hình 1: Vị trí khu vực ĐNN Hƣơng Sơn
* Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Hƣơng Sơn chịu ảnh hƣởng của nền khí hậu miền Bắc Việt Nam, đó là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng và mƣa nhiều và mùa đông lạnh, ít mƣa.
Do quanh năm có khả năng nhận đƣợc bức xạ khá lớn, vùng Hƣơng Sơn có nhiệt độ trung bình năm là 23oC. Lƣợng mƣa hàng năm theo số liệu của trạm Mỹ Đức là 1914,8mm. Hƣơng Sơn có 3 tháng khô (từ tháng 12 đến cuối tháng 3 năm sau). Tuy nhiên mùa khô ở Hƣơng Sơn cũng không khắc nghiệt. Gió mùa đông bắc
24
từ tháng 2 bị biến tính mang hơi ẩm của biển đã tạo nên mƣa phùn, với số ngày mƣa phùn khoảng hơn 20 ngày trong toàn mùa khô. Nhƣ vậy, khí hậu ở Hƣơng Sơn thuộc loại nóng ẩm, là điều kiện thuận lợi cho kiểu thảm thực vật rừng kín thƣờng xanh cây lá rộng mƣa mùa nhiệt đới phát triển. Tuy nhiên, lƣợng mƣa cao cũng tạo nên những tác động xói mòn, rửa lũa, sập lở trên vùng núi đá vôi của Hƣơng Sơn, là một trong những nguyên nhân tạo nên các hang động và nhũ đá rất hấp dẫn của vùng [17].
* Đặc điểm thuỷ văn
Vùng nghiên cứu có sông Đáy, sông Thanh Hà chảy qua với chiều dài 3,5km là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lƣu hàng hoá với các địa phƣơng khác trong tỉnh và trong vùng. Tuy nhiên, về mùa mƣa có thể gây lụt, ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân.
Cùng với suối Yến, trên địa bàn còn có suối Long Vân và Tuyết Sơnbắt nguồn từ khối núi Hƣơng Sơn. Trong đó, suối Yến có chiều dài 4km, rộng trung bình 20 – 30m; suối Vân Long dài 3km, rộng trung bình 10 – 15m; suối Tuyết Sơn dài 2km, rộng trung bình 10 – 15m. Ba con suối này không chỉ làm tăng vẻ đẹp của khu di tích mà còn là con đƣờng giao thông thuỷ rất nên thơ phục vụ du khách, đặc biệt trong mùa lễ hội. Hệ thống các suối nhƣ suối Yến, suối Vân Long, suối Tuyết Sơn đều do nguồn nƣớc ngầm karstơ cung cấp tạo ra dòng chảy quanh năm. Các suối này là nguồn nƣớc quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Hƣơng Sơn. Dòng suối Yến còn tạo ra sinh cảnh bán ngập nƣớc ở khu du lịch thắng cảnh Hƣơng Sơn. Mực nƣớc suối Yến cao hơn sông Đáy gần 2m, hàng năm vẫn đổ nƣớc ra sông Đáy. Vào mùa mƣa, nƣớc sông Đáy dâng cao, nƣớc suối Yến không tiêu đƣợc gây ra cảnh ngập lụt ở xung quanh khu vực Chùa Hƣơng.
Theo kết quả nghiên cứu của dự án: “Cải thiện môi trƣờng và hỗ trợ giải tỏa khu lễ hội chùa Hƣơng” của PTS Ngô Kiều Oanh thì chế độ thủy chế ở suối Yến chia làm 2 mùa rõ rệt với mức độ chênh lệch giữa 2 mùa rất lớn:
- Lƣu lƣợng dòng chảy:
+ Mùa mƣa: 0,5m3/s (4000m3/h)
+ Mùa khô: 0,0m3/s (nƣớc không chảy) - Mực nƣớc từng thời kỳ:
25
+ Mùa mƣa (tháng VIII – IX) lớn nhất từ 3m – 3,5m + Mùa khô (tháng II – III) lớn nhất từ 0,1m – 1,8m + Các tháng VI – VII trung bình 2,2m -2,3m [19].
Hiện tại suối Yến đã đƣợc nạo vét, cải tạo, với mặt cắt ngang lòng suối là 40m, chiều sâu nạo vét suối h ≥ 1,0m, cao trung bình nền suối Yến tƣơng ứng sau khi nạo vét lòng suối là ± 0,0m ÷ 0,2m, đảm bảo cột nƣớc về mùa cạn h ≥ 1,5m.
Mực nƣớc suối Yến về mùa lũ có cao độ từ ± 3,0m ÷ 3,2m, về mùa cạn có cao độ từ ± 1,5m ÷ 1,7m, về mùa mƣa nƣớc từ trên núi và các vùng trong lƣu vực chảy về suối Long Vân, suối Tuyết Sơn, sau đó thoát vào suối Yến. Khi mực nƣớc suối Yến cao hơn mực nƣớc sông Đáy, nƣớc từ suối Yến chảy về cống điều tiết (gần cầu Đục Khê) rồi thoát ra sông Đáy và một phần chảy về phía Đông Nam thoát ra sông Đáy qua cống xả Giáp Bạt – Kim Sơn.
Khi mức nƣớc trong khu vực suối Yến thấp hơn mức nƣớc lũ sông Đáy, cống điều tiết đóng lại, nƣớc mƣa theo suối tự nhiên chảy về phía Đông Nam thoát ra sông Đáy qua cống xả Giáp Bạt – Kim Sơn và một phần thoát về trạm bơm tiêu phía Đông Bắc [17].
* Tài nguyên sinh vật
Toàn bộ xã Hƣơng Sơn gồm 8 HST [13]. Nhìn chung các suối ở khu vực Hƣơng Sơn có những đặc điểm sau:
+ Thành phần thủy sinh vật đặc trƣng cho HST ĐNN dạng suối bao gồm: thực vật thủy sinh (Macrophyta); thành phần ấu trùng, côn trùng ở nƣớc rất phong phú; các loài ốc có kích thƣớc nhỏ họ Thiaridae, Viviparidaevà nhiều loài cá có kích thƣớc nhỏ. Bên cạnh đó, có rất nhiều cây rong đuôi chó và nhiều nhóm tảo bám đá phát triển là cơ sở thức ăn quan trọng cho cá và động vật không xƣơng sống.
+ Dọc hai bên bờ suối lác đác có các cây gỗ, cây bụi, nhiều đoạn ruộng tiếp xúc ngay cạnh bờ suối. Các cây gỗ gồm bạch đàn, gạo, sung, ngái, xì tràng…cây bụi phổ biến là lau, sậy.
+ Chuỗi thức ăn ở đây không dài, thƣờng có 4 -5 mắt xích. Phần lớn sinh vật suối tập trung sự sống vào ven bờ và ở tầng đáy vì ở đây có nhiều chỗ ẩn nấp, nhiều mùn bã hữu cơ, tránh đƣợc dòng chảy mạnh. Quần xã sinh vật ở đây thay đổi theo
26
mùa:mùa lũ và mùa cạn, đặc biệt là chịu ảnh hƣởng đột ngột của các cơn lũ mạnh và xảy ra bất thƣờng.
+ Trong số những loài trong HST thủy sinh, nhiều loài có giá trị kinh tế và giá trị khoa học đƣợc ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Nghị Định 32/2006/NĐ- CP của Chính Phủ.
+ Hƣơng Sơn có hệ thực vật rất đa dạng. Quần thể hoa Súng nổi trên mặt nƣớc, hoa gạo ở hai bên bờ, vùng trồng Tràm Úc – dự án do Bộ Lâm nghiệp cho trồng thí điểm ở vùng ĐNN. Đã triển khai đƣợc gần 10 năm và giao cho hội nông dân thôn Yến Vĩ chăm sóc, thu hoạch. Dự án này đã góp phần phủ xanh toàn bộ khu vực đê ven suối, tạo đƣợc cảnh quan môi trƣờng hấp dẫn thu hút chim muông về cƣ trú [19].
3.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Hƣơng Sơn là vùng danh thắng nổi tiếng của cả nƣớc, nguồn thu nhập chủ yếu của ngƣời dân địa phƣơng là các ngành nghề kinh doanh dịch vụ phục vụ lễ hội và sản xuất nông nghiệp. Thời tiết ở khu vực này tƣơng đối khắc nghiệt, ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và sức khoẻ của ngƣời dân địa phƣơng. Mức thu nhập của ngƣời dân địa phƣơng có sự chênh lệch rõ rệt, bên cạnh những hộ kinh tế tƣơng đối phát triển thì có nhiều hộ còn gặp không ít khó khăn.
Theo số liệu thống kê của UBND xã Hƣơng Sơn năm 2010, điều kiện kinh tế - xã hội của xã đƣợc thể hiện qua một số mặt sau đây:
- Xã Hƣơng Sơn có 6 thôn, gồm: thôn Hội Xá, Yến Vỹ, Đục Khê, Tiên Mai, Phú Yên và Hà Đoạn, với 4740 hộ và 20.059 nhân khẩu, trong đó có 9.915 nam và 10.144 nữ. Đa số là ngƣời Kinh sinh sống, chỉ có một tỷ lệ rất ít là ngƣời Mƣờng và Thái.
- Cơ sở vật chất: Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nƣớc, nền kinh tế của xã Hƣơng Sơn đã có nhiều thay đổi theo hƣớng tích cực. Các cấp lãnh đạo cùng với nhân dân địa phƣơng đã tập trung phát triển kinh tế theo thế mạnh của địa phƣơng. Thu nhập bình quân đầu ngƣời là 11 triệu đồng/năm, toàn xã có 1137 hộ giàu và 453 hộ nghèo (theo số liệu thống kê của UBND xã Hƣơng Sơn, năm 2009).
27
- Hệ thống giao thông vận tải: Hƣơng Sơn có hệ thống giao thông với các vùng khác xung quanh tƣơng đối thuận lợi. Đƣờng quốc lộ 22 từ nội thành Hà Nội vào Mỹ Đức, đƣờng quốc lộ 21 nối liền Mỹ Đức với vùng núi Kim Bôi của tỉnh Hoà Bình và nhiều tỉnh thành khác. Giải quyết các vấn đề về giao thông vận tải là một yêu cầu quan trọng phải đặt ra trong mục tiêu khai thác các nguồn khách thu hút vào các điểm du lịch của các tổ chức kinh doanh du lịch. Toàn xã có 5,45km tỉnh lộ và 14,63km đƣờng liên thôn.
- Về nhà ở: Theo số liệu thống kê về nhà ở của xã năm 2009, toàn xã có 1.823 nhà kiên cố chiếm 40,75%. Trong đó: có 173 nhà từ 3-5 tầng, 1.650 nhà từ 1-2 tầng và có 2.651 nhà cấp 4.
- Sản xuất nông nghiệp: Ngƣời dân Hƣơng Sơn chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp, có 3549 hộ gia đình làm nông nghiệp (chiếm 74,87%). Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Hƣơng Sơn là 4283,92ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 770,11ha, năng suất lúa đạt 54,76 tấn/ha, sản lƣợng lúa hàng năm là 6.436 tấn; sản lƣợng hoa màu hàng năm đạt 9,72 tấn. Hƣơng Sơn là vùng có số lƣợng đàn gia súc, gia cầm phát triển cả về số lƣợng và chủng loại. Toàn xã hiện có 253 con trâu, 1420 con bò, 32.684 con lợn, 2100 con dê, 45.750 con gà, vịt. Đây là nguồn thực phẩm chủ yếu cung cấp cho dân địa phƣơng và khách du lịch trong mùa lễ hội và phục vụ sản xuất tại địa phƣơng.
- Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp: Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại Hƣơng Sơn chƣa đƣợc đầu tƣ phát triển. Nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển nhỏ lẻ, chƣa có quy hoạch. Tỷ lệ số hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp rất thấp, khoảng 0,5%, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng vào mùa lễ hội.
- Các loại hình dịch vụ khác: Các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch trong mùa lễ hội ở Hƣơng Sơn rất phát triển. Toàn xã có 1.191 hộ dân làm kinh doanh, dịch vụ nhƣ: mở nhà hàng, khách sạn, chở thuyền, mở các cửa hàng bán đồ lƣu niệm… cho khách thăm quan lễ hội Chùa Hƣơng.
- Về giáo dục: Xã Hƣơng Sơn hiện có 6 nhà trẻ với 114 cháu; 17 lớp mẫu giáo với 752 cháu; 3 trƣờng tiểu học với tổng số 30 lớp, 1369 cháu và105 giáo viên; 1 trƣờng trung học cơ sở với tổng số 32 lớp, 1218 học sinh và 79 giáo viên.
28
- Y tế, bảo hiểm xã hội: Xã có 1 trạm Y tế với 6 giƣờng bệnh và 9 Y, bác sỹ phục vụ. Đây là vấn đề rất quan trọng, không chỉ đối với ngƣời dân địa phƣơng mà cả với khách du lịch. Việc trang bị cho các cơ sở y tế có đủ khả năng chăm sóc cho sức khoẻ cộng đồng là rất cần thiết [22].