Bộ tài liệu chuyên đề hội nhập kinh tế quốc tê

146 1.2K 0
Bộ tài liệu chuyên đề hội nhập kinh tế quốc tê

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội – 2010 CHUYÊN ĐỀ I+II: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Khái niệm, nội dung, bản chất và các hình thức HNKTQT a) Khái niệm: HNKTQT (HNKTQT) là một xu thế vận động tất yếu của các nền kinh tế trên thế giới trong điều kiện hiện nay, khi toàn cầu hóa, khu vực hóa và quốc tế hóa đang diễn ra hết sức nhanh chóng dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ Mặc dù còn có những cách định nghĩa khác nhau, nhưng hiện nay khái niệm tương đối phổ biến được nhiều người chấp nhận về hội nhập như sau: “Hội nhập kinh tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung”. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, với sự ra đời của WTO, khái niệm hội nhập kinh tế ngày nay được định nghĩa một cách rõ ràng hơn, cụ thể hơn: “HNKTQT là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư”. b) Nội dung của HNKTQT Trong quá trình hội nhập kinh tế, các quốc gia tập trung đàm phán để nhằm giải quyết 6 nhóm vấn đề cơ bản sau đây: - Đàm phán cắt giảm thuế quan, tiến tới thực hiện thuế suất bằng 0% đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; - Giảm thiểu, tiến tới loại bỏ những hàng rào phi quan thuế (NTB) gây cản trở đối với thương mại. Những biện pháp phi thuế phổ thông (NTM) 1 cần được chuẩn mực hoá theo các qui định chung của WTO hoặc các thông lệ quốc tế và khu vực khác; - Giảm thiểu các hạn chế đối với thương mại dịch vụ, tức là tự do hoá việc cung cấp và kinh doanh các hình thức dịch vụ. Theo phân loại của WTO, hiện nay có 155 phân ngành thuộc 11 ngành dịch vụ được đưa vào đàm phán, từ dịch vụ tư vấn giáo dục, tin học cho đến các dịch vụ ngân hàng, tài chính, viễn thông, giao thông vận tải ; 1 Những biện pháp phi thuế phổ thông hiện nay được hiểu là các biện pháp quản lý thương mại nằm trong khuôn khổ điều tiết của WTO như giấy phép, tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh kiểm dịch, kiểm tra trước khi xếp hàng xuống tàu, định giá tính thuế hải quan - Giảm thiểu các hạn chế đối với hoạt động đầu tư liên quan đến thương mại để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại; - Điều chỉnh chính sách quản lý thương mại theo những qui tắc và luật chơi chung của quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại như thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh Tại các diễn đàn quốc tế và khu vực hiện nay, việc điều chỉnh và hài hoà các thủ tục hành chính liên quan đến giao dịch thương mại được gọi là hoạt động thuận lợi hoá thương mại; - Triển khai những hoạt động hợp tác kinh tế, văn hoá, xã hội khác nhằm nâng cao năng lực của các nước trong quá trình hội nhập. Như vậy có thể thấy, vấn đề HNKTQT trong bối cảnh hiện nay không chỉ đơn thuần giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan 2 mà đã được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế thương mại, nhằm mục tiêu mở cửa thị trường cho hàng hoá và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối với trao đổi thương mại. c) Bản chất của HNKTQT Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá là sản phẩm của quá trình cạnh tranh giành giật thị trường gay gắt giữa các nước và các thực thể kinh tế quốc tế. Các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế cũng như các thoả thuận thương mại song phương và khu vực ra đời là để giải quyết vấn đề thị trường, với mục tiêu để thị trường khu vực và toàn cầu hoạt động có trật tự và quy củ hơn, giảm thiểu những hành động làm “bóp méo” thương mại. Các tổ chức và định chế kinh tế thương mại này đưa ra các chương trình hợp tác và hoạt động riêng của mình, nhưng về cơ bản đều tuân theo những quy định, luật chơi và nguyên tắc chung của WTO. Hội nhập kinh tế là việc tham gia vào các tổ chức các định chế này. Do đó, bản chất của HNKTQT là việc giải quyết vấn đề thị trường. Trong tiến trình toàn cầu hoá và HNKTQT này nay, để khỏi bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển, tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung, ra sức cạnh tranh kinh tế vì sự tồn tại và phát triển của chính mình. Đây thực chất là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh để phân chia thị trường. Nhưng thực ra, tham gia tiến trình này, các quốc gia và vùng lãnh thổ cùng nhau thực hiện chính sách kinh tế mở của WTO. Nói cách khác, đối với các quốc gia, HNKTQT thực chất là sự chuyển đổi cơ 2 Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) là tiền thân của WTO trong suốt trong 48 năm hoạt động, qua nhiều vòng đàm phán chỉ tập trung vào đàm phán giảm thuế. cấu kinh tế phù hợp với tình hình quốc tế đang thay đổi. Sự chuyển đổi hay đổi mới này là tự nguyện, nó xuất phát từ nhu cầu nội tại của mỗi nền kinh tế. HNKTQT là việc tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, là xu thế không thể đảo ngược. Tuy nhiên, HNKTQT không phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện để tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững nhằm gia tăng chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Nói cụ thể hơn, HNKTQT là sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới. Nó là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích của mình, vì một trật tự công bằng, chống lại sự áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế và các công ty xuyên quốc gia; HNKTQT là quá trình xóa bỏ từng bước và từng phần các rào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hóa kinh tế. HNKTQT một mặt tạo điều kiện thuận lợi mới cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường. HNKTQT tạo thuận lợi cho công cuộc cải cách ở các quốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu sức ép đối với các quốc gia trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách và phương thức quản lý vĩ mô. HNKTQT chính là tạo dựng các nhân tố mới và điều kiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độ phát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất HNKTQT chính là sự khơi thông các dòng chảy nguồn lực trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyên giao công nghệ và các kinh nghiệm quản lý. d) Các hình thức HNKTQT chủ yếu trên thế giới: Hiện nay, các nền kinh tế trên thế giới đã và đang tham gia vào tiến trình HNKTQT dưới các hình thức phổ biến sau: (i) Tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO): Đây là tổ chức kinh tế thương mại lớn nhất thế giới. WTO hiện có 151 thành viên và khoảng 30 nước đang tiến hành đàm phán gia nhập. WTO định ra luật lệ chung cho thương mại quốc tế. Các thành viên WTO có nghĩa vụ tuân thủ tất cả các qui định của WTO, trong đó nổi bật là các qui định về không phân biệt đối xử giữa các thành viên; giảm dần bảo hộ bằng thuế quan; minh bạch hoá chính sách quản lý và chuẩn mực hoá một số qui tắc ứng xử thương mại như chế độ cấp giấy phép xuất nhập khẩu, qui tắc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch, chính sách đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (ii) Khu vực thương mại tự do: Tham gia khu vực thương mại tự do (gọi tắt là FTA- Free Trade Area), những thành viên tham gia sẽ thực hiện giảm thiểu thuế quan cho nhau. Việc thành lập khu vực thương mại tự do nhằm thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên. Những hàng rào phi thuế quan cũng được giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, khu vực thương mại tự do không qui định mức thuế quan chung áp dụng cho những nước ngoài khối, thay vào đó từng thành viên vẫn có thể duy trì chính sách thuế quan khác nhau đối với các nước không phải thành viên. Các Khu vực thương mại tự do đã trở thành nhân tố quan trọng của hệ thống thương mại quốc tế. Cho đến nay, hầu như tất cả các nước trên thế giới là thành viên, hoặc đang đàm phán tham gia, của ít nhất một thoả thuận thương mại khu vực và khoảng 50% tổng giao dịch thương mại toàn cầu được tiến hành thông qua các thoả thuận thương mại khu vực 3 . Các khu vực thương mại tự do mà chúng ta hay nhắc đến là: Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực thương mại tự do Trung Mỹ, Hiệp hội thương mại tự do Mỹ La tinh (LAFTA) v.v (iii) Liên minh thuế quan: Ngoài việc thực hiện tự do hoá thương mại thông qua cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế quan như ở khu vực thương mại tự do, các thành viên của Liên minh thuế quan còn cùng nhau xây dựng biểu thuế quan chung áp dụng cho các nước ngoài liên minh. Ở đây quá trình nhất thể hoá về thuế quan bắt đầu được thực hiện. Khối cộng đồng chung Châu Âu (EC) trước đây thuộc dạng này. (iv) Thị trường chung: Ngoài việc tự do hoá thương mại hàng hoá như ở khu vực thương mại tự do, các yếu tố khác như vốn, nhân lực, dịch vụ v.v cũng được tự do lưu thông giữa các nước thành viên trong thị trường chung. Thị trường chung đầu tiên trên thế giới là Thị trường chung Châu Âu (thành lập từ 01/01/1993). Ngoài ra còn một số thị trường chung khác như MERCOSUR ở Nam Mỹ, Thị trường chung Châu Phi, Thị trường chung Arập (v) Liên minh kinh tế: 3 Báo cáo của AFTA-CER FTA Task force CER, 2000. Cho đến nay, liên minh kinh tế được coi là hình thức cao nhất của hội nhập kinh tế. Liên minh kinh tế được xây dựng trên cơ sở các nước thành viên thống nhất thực hiện các chính sách thương mại, tiền tệ, tài chính và một số chính sách kinh tế-xã hội chung giữa các thành viên với nhau và với các nước ngoài khối. Như vậy ở liên minh kinh tế, ngoài việc các luồng vốn, hàng hoá, lao động và dịch vụ được tự do lưu thông như ở thị trường chung, các nước còn tiến tới thống nhất các chính sách quản lý kinh tế xã hội, sử dụng chung một đồng tiền. Hiện nay liên minh Châu Âu (EU) đang hoạt động theo hướng này. (vi) Diễn đàn hợp tác kinh tế: Đây là hình thức mới của HNKTQT ra đời vào cuối những năm 1980 trong bối cảnh chủ nghĩa khu vực có xu hướng co cụm. Tiêu biểu cho hình thức hội nhập này là Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình dương (APEC) ra đời năm 1989 và Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) ra đời năm 1996. Đặc trưng của các Diễn đàn này là tiến trình đối thoại với những nguyên tắc linh hoạt và tự nguyện để thực hiện tự do hoá và/hoặc thuận lợi hoá thương mại, đầu tư, góp phần thúc đẩy nhanh hơn tiến trình tự do hoá trên bình diện toàn cầu. (vii) Ký kết các hiệp định thương mại và đầu tư song phương: Đây là hình thức hội nhập rất tích cực, nhiều khi nó đi nhanh hơn, sâu hơn các hình thức hội nhập khác và còn có tác dụng bổ trợ, thúc đẩy các hình thức hội nhập khác. Các hiệp định thương mại và đầu tư song phương được ký kết nhằm tăng cường mối quan hệ hợp kinh tế thương mại giữa hai quốc gia trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết 87 Hiệp định thương mại song phương (cả ký mới và ký lại), 48 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 42 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Việt Nam cũng đã ký hơn 350 Hiệp định hợp tác phát triển với các nhà tài trợ và 37 Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. 2. Các nguyên tắc cơ bản của HNKTQT: Các tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực nói chung đều hoạt động theo năm nguyên tắc sau đây: (1) Nguyên tắc không phân biệt đối xử: nhằm bảo đảm sự đối xử bình đẳng giữa các nước thành viên với nhau cũng như trong thị trường mỗi nước. Nguyên tắc này được thể hiện qua hai định chế là: dành cho nhau quy chế Đối xử tối huệ quốc (MFN), tức là tất cả hàng hoá, dịch vụ và công ty của các nước đối tác đều được hưởng một chính sách chung bình đẳng và dành cho nhau quy chế đối xử quốc gia (NT) tức là không phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ và công ty của nước mình với hàng hoá, dịch vụ, công ty của nước khác trên thị trường nội địa. (2) Nguyên tắc tiếp cận thị trường: nhằm tạo ra một môi trường thương mại mà bất cứ thành viên nào cũng được tiếp cận. Nguyên tắc này được thể hiện trên hai khía cạnh: - Các nước thành viên mở cửa thị trường cho nhau thông qua việc cắt giảm từng bước, tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan tạo điều kiện cho thương mại phát triển. - Các chính sách, luật lệ thương mại phải được công bố công khai, kịp thời, minh bạch để môi trường thương mại có tính dự đoán cao. (3) Nguyên tắc cạnh tranh công bằng: yêu cầu các nước chỉ được sử dụng thuế quan là công cụ duy nhất để bảo hộ thương mại; các biện pháp phi thuế (giấy phép, quota, hạn chế số lượng nhập khẩu ) đều được coi là "làm méo mó thương mại" và không được phép sử dụng. Các biểu thuế phải được giảm dần trong quá trình hội nhập tuỳ thuộc thời gian được thoả thuận của mỗi tổ chức hợp tác kinh tế khu vực, liên khu vực hoặc liên châu lục. (4) Nguyên tắc áp dụng các hành động khẩn cấp trong trường hợp cần thiết: Khi một ngành sản xuất của một nước thành viên bị hàng nhập khẩu đe doạ thái quá hoặc bị những biện pháp phân biệt đối xử gây phương hại thì nước đó có quyền khước từ một nghĩa vụ nào đó hoặc có những hành động khẩn cấp, cần thiết, được các thành viên khác thừa nhận, để bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước. (5) Nguyên tắc ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển: ưu đãi này thể hiện ở việc kéo dài thời hạn thực hiện các cam kết so với các nước phát triển và có thể ở mức độ cam kết thấp hơn, chẳng hạn trong dịch vụ có thể mở cửa ít lĩnh vực hơn; các nước phát triển phải hạn chế sử dụng những hàng rào cản trở mới đối với hàng hoá và dịch vụ, đặc biệt là các hàng hoá, dịch vụ có lợi thế hiện đang nhập khẩu từ các nước đang và kém phát triển. PHẦN II. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Đường lối, chủ trương HNKTQT của Việt Nam Toàn cầu hoá, HNKTQT và tự do hoá thương mại đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Thế giới đã và đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và sinh học, làm tăng nhanh lực lượng sản xuất và tạo ra sự thay đổi sâu sắc cơ cấu sản xuất, phân phối, tiêu dùng, thúc đẩy quá trình quốc tế hoá, xã hội hoá nền kinh tế, cũng như quá trình tham gia của mỗi quốc gia vào phân công lao động và hợp tác quốc tế. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Thực chất, Việt Nam đã HNKTQT từ khá lâu. Trước năm 1945, Việt Nam đã hội nhập khá sâu trong hệ thống kinh tế thuộc địa của Pháp. Thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp ở nước ta, mở ra kỷ nguyên độc lập cho dân tộc. Sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã quan tâm đến việc xây dựng và phát triển kinh tế. Tư tưởng mở cửa về kinh tế, hội nhập với kinh tế thế giới đã được thể hiện trong lời kêu gọi Liên hợp quốc (tháng 12 năm 1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồ Chủ Tịch đã nêu rõ chính sách đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong đó có những điểm mà trong bối cảnh hiện nay ta vẫn thấy rất đúng và thích hợp: “Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: • Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình. • Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế. • Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc…” 4 Tuy nhiên, HNKTQT chỉ thực sự trở thành đường lối, chủ trương kể từ khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước. Để thực hiện tiến trình đổi mới và đứng trước những đòi hỏi cấp bách của tình hình quốc tế và kinh tế trong nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã xác định "đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại”, với phương châm "Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, đánh dấu bước khởi đầu tiến trình hội nhập trong giai đoạn mới của nước ta. Trên cơ sở đường lối đó và sau khi phe xã hội chủ nghĩa tan 4 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2000, trang 470 rã, chúng ta đã kiên trì phấn đấu đẩy lùi chính sách bao vây cô lập nước ta, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại song phương và đa phương với nhiều loại đối tác, dưới nhiều hình thức, trên nhiều lĩnh vực (trao đổi hàng hoá, đầu tư sản xuất, mở rộng quan hệ tài chính - tín dụng, hợp tác khoa học kỹ thuật). Sự hợp tác này được thực hiện theo cơ chế mới: cơ chế thị trường. Nghị quyết Trung ương 3 (ngày 29/6/1992) về chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại nêu rõ chủ trương mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, trong đó nhấn mạnh “cố gắng khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, mở rộng hợp tác với các tổ chức khu vực trước hết là ở Châu Á Thái Bình Dương”. Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định xây dựng một nền kinh tế mới hội nhập với khu vực và thế giới hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời đại hội cũng nêu rõ nhiệm vụ “Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế”. Nghị quyết Trung ương 4 khóa VIII (29/12/1997) đã nêu nguyên tắc hội nhập quốc tế của ta là “trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài”, “tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế”. Đại hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định chủ trương “Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động HNKTQT để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Chủ trương đường lối về HNKTQT một lần nữa được nhấn mạnh tại Đại hội Đảng lần thứ X: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực HNKTQT, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” Với quyết tâm đẩy nhanh tiến trình HNKTQT, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 07/NQ-TW ngày 27/11/2001 về HNKTQT và Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết. "Nghị quyết này có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; liên quan tới tất cả các ngành, các cấp, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; là định hướng cho quá trình HNKTQT của nước ta trong thời kỳ mới". 5 Nghị quyết đã chỉ rõ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo của quá trình hội nhập và đề ra 9 nhiệm vụ liên quan toàn diện tới: công tác tư tưởng, tuyên truyền, xây dựng chiến lược tổng thể với lộ trình cụ thể, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo lập đồng bộ cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân 5 Trích Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về HNKTQT. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. [...]... tác kinh tế quốc tế CHUYÊN ĐỀ III BẢN CHẤT, NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA CỦA CÁC HÌNH THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM ĐANG THAM GIA VÀ KÝ KẾT MỤC LỤC I Hội nhập khu vực: Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 4 1 Quá trình hình thành và phát triển 4 2 Vị thế của Việt Nam và yêu cầu đặt ra trong tương lai 5 II Tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế: ... Báo cáo của các Bộ/ ngành của Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế 11 - Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam... 130% GDP toàn quốc; cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch đáng kể từ sản phẩm thô sang các sản phẩm chế biến… Nhận thức được sâu sắc vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT), Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia,... kênh hội nhập kinh tế quốc tế Trên bình diện khu vực, ta đã chủ động tham gia vào Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995 và ngày càng có nhiều đóng góp cho quá trình xây dựng và phát triển của Hiệp hội, đưa ASEAN trở thành một khu vực kinh tế mạnh, có thể đối trọng với các nền kinh tế khác của khu vực Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc Ở phương diện song phương và quốc tế, ta... mục tiêu đề ra đòi hỏi sự chung tay đóng góp sức của cả Hiệp hội trong một quá trình dài lâu Việt Nam chúng ta trong tương lai cần tiếp tục giữ vững sự chủ động trong hợp tác và hội nhập, nhằm phát huy tiềm lực sẵn có trong khu vực, làm tiền đề tạo thế và lực vững chắc cho Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế II Tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế: Diễn đàn Hợp tác kinh tế Thái... III TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM Với đường lối chủ trương đúng đắn và bộ máy quản lý Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế được thiết lập từ trung ương đến địa phương, công cuộc đổi mới và HNKTQT của Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc và đạt được nhiều kết quả quan trọng Từ nhu cầu thực tế phải tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế để phá thế bị... tác kinh tế quốc tế và thúc đẩy tiến trình đàm phán gia nhập WTO, Bộ Chính trị thấy cần phải kiện toàn lại bộ máy điều phối công tác HNKTQT Tại Nghị quyết 07/NQ-TW về HNKTQT, Bộ Chính trị đã nhấn mạnh nhiệm vụ thứ 9 về “Kiện toàn Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế đủ năng lực và thẩm quyền giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo các hoạt động về HNKTQT: Uỷ ban gồm hai bộ phận: một bộ phận chuyên. .. toàn quốc lần thứ VI năm 1986 Việt Nam từ một quốc gia với nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, khép mình với thế giới, quay lưng với xu thế kinh tế toàn cầu, đã vươn mình đứng lên một cách mạnh mẽ, với những bước tiến vững chắc trong quá trình đổi mới nền kinh tế sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hội nhập một cách chủ động và sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, bất... Chính phủ về kinh tế thương mại quốc tế Theo quyết định số 182/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2007, Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế - thương mại quốc tế (gọi tắt là Đoàn đàm phán Chính phủ) là cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ tiến hành đàm phán quốc tế về kinh tế và thương mại Đoàn đàm phán Chính phủ là cơ quan phát ngôn Thực chất việc công nhận là nền kinh tế thị trường... phán Chính phủ về kinh tế thương mại quốc tế Trên cơ sở các quyết định này, Uỷ ban được thành lập do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Uỷ ban, Bộ trưởng Bộ Thương mại là Phó Chủ tịch và 13 thành viên là lãnh đạo của 13 Bộ, ngành Bộ máy giúp việc của Uỷ ban là Văn phòng Uỷ ban đặt tại Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế thương mại quốc tế Về cơ chế, Quyết . BỘ TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội – 2010 CHUYÊN ĐỀ I+II: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ . PHẦN III. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM Với đường lối chủ trương đúng đắn và bộ máy quản lý Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế được thiết lập từ trung ương đến. Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế CHUYÊN ĐỀ III BẢN CHẤT, NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA CỦA CÁC HÌNH THỨC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM ĐANG THAM GIA

Ngày đăng: 05/07/2015, 06:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Trang bia chuyen de

  • CHUYEN DE 1+2

    • (iv) Thị trường chung:

    • 1. Đường lối, chủ trương HNKTQT của Việt Nam

      • Sau khi gia nhập WTO, trước yêu cầu và nhiệm vụ của việc phải giúp Thủ tướng Chính phủ phối hợp, chỉ đạo các Bộ, ngành trong việc triển khai cam kết gia nhập WTO và các cam kết HNKTQT khác và tiếp tục triển khai công tác đàm phán sau khi gia nhập WTO,...

      • Theo Quyết định số 174/2007/QĐ-TTg ngày 19/11/2007, hiện Uỷ ban có các nhiệm vụ chính sau:

      • Cơ cấu tổ chức của UBQG hiện nay:

      • CHUYEN DE 3

        • I. Hội nhập khu vực: Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

          • 1. Quá trình hình thành và phát triển

          • 2. Vị thế của Việt Nam và yêu cầu đặt ra trong tương lai

          • II. Tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế: Diễn đàn Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (APEC) và Hợp tác Á – Âu (ASEM)

            • 1. Diễn đàn hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (APEC)

              • a. Quá trình hình thành và phát triển

              • b. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động

              • c. Vị thế của Việt Nam và yêu cầu đặt ra

              • 2. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEAM)

                • a. Hoàn cảnh ra đời

                • b. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động

                • c. Vai trò của Việt Nam và yêu cầu đặt ra

                • III. Tham gia các FTA và các kênh hội nhập song phương khác

                  • 1. Đàm phán và tham gia các FTA

                    • a. FTA là gì

                    • b. Xu hướng FTA trên thế giới

                    • c. Sự tham gia của Việt Nam và yêu cầu đặt ra

                    • 2. Các kênh song phương khác

                    • IV. Hội nhập đa phương: Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO

                      • 1. Khái quát về tổ chức thương mại thế giới (WTO)

                        • a. Lịch sử hình thành

                        • b. Mục tiêu, chức năng và nguyên tắc cơ bản của WTO

                        • c. Cơ cấu tổ chức của WTO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan