IV. Hội nhập đa phương: Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO
a. Lịch sử hình thành
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời năm 1995, với tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Hiệp định GATT, ra đời năm 1947, đã có những đóng góp to lớn vào việc thúc đẩy tiến trình thuận lợi hóa và tư do hóa thương mại quốc tế, chủ yếu thông qua 8 vòng đàm phán. 5 vòng đàm phán đầu tiên chủ yếu tập trung vào đàm phán giảm thuế quan. Bắt đầu từ vòng đàm phán Kenedy, nội dung đàm phán mở rộng dần sang các lĩnh vực khác. Vòng đàm phán cuối cùng Uruguay – đã mở nội dung sang hầu hết các lĩnh vực thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ… và cho ra đời một tổ chức mới thay thế cho GATT – Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). WTO đề cập đến một diện rộng các vấn đề, bắt đầu từ việc giảm thuế quan cho tới các biện pháp phi thuế, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, và tìm kiếm một cơ chế quốc tế giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các quốc gia. Từ mức thuế trung bình 40% của năm 1948, đến năm 1995, mức thuế trung bình của các nước phát triển chỉ còn khoảng 4% và thuế quan trung bình của các nước đang phát triển còn khoảng 15%10. Năm 1994, nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới trong bối cảnh kinh tế quốc tế, các nước thành viên đã nhất trí thông qua Tuyên bố Marakesh tại vòng đàm phán Uruguay thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Hiện nay WTO đã trở thành một trong những trụ cột quan trọng của hệ thống thương mại đa phương, với 153 thành viên và 29 quan sát viên, chiếm 85% tổng 10Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, "Việt Nam và các tổ chức kinh tế quốc tế", tr19, NXB Tài Chính,
2008.
lượng thương mại hàng hóa, 90% thương mại dịch vụ và 95% GDP toàn cầu11
.
Như vậy việc gia nhập WTO đã trở thành một trong những yêu cầu bắt buộc đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.