Phương thức đàm phán

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu chuyên đề hội nhập kinh tế quốc tê (Trang 37 - 38)

IV. Hội nhập đa phương: Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO

a. Phương thức đàm phán

Trải qua 11 năm đàm phán (Từ tháng 6/1994 đến 11/2006), với hơn 200 phiên đàm phán căng thẳng với các đối tác thành viên, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO.

Đàm phán gia nhập WTO được tiến hành theo phương thức song song với nhau và bổ sung cho nhau là đàm phán đa phương và đàm phán song phương14

, trong

đó đàm phán song phương với 28 đối tác (đối tác nhanh nhất: 3 phiên, đối tác chậm 14Nguyên Thứ trưởng Lương Văn Tự, Bộ Công Thương, “Các cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam”, tr41, NXB Lao động xã hội 2007.

nhất:13 phiên). Đây là cuộc đàm phán dài nhất trong lịch sử đàm phán thương mại Việt Nam từ trước tới nay (đàm phán thương mại Việt Nam – Hoa Kì chúng ta mất 4 năm)15

.

Đàm phán đa phương được thực hiện tại các phiên họp của Ban Công tác về việc gia nhập WTO. Trong khuôn khổ đàm phán đa phương, các nước khẳng định quan điểm của mình, đàm phán các cam kết có giá trị áp dụng chung và tổng kết các thành quả của các cuộc đàm phán song phương. Đàm phán đa phương nhằm minh bạch hóa các chính sách và đi đến cam kết các chính sách kinh tế vĩ mô.

Đàm phán song phương được tiến hành trước hoặc ngay sau các phiên họp đa phương nhằm đi đến các thỏa thuận về mở cửa thị trường hàng hóa dịch vụ. Nước xin gia nhập chỉ được kết nạp sau khi đã đạt được thỏa thuận tại tất cả các cuộc đàm phán song phương.

Qua 14 phiên đàm phán đa phương, về cơ bản Việt Nam chấp nhận thực hiện đầy đủ các hiệp định định của WTO khi chúng ta gia nhập. Chúng ta bỏ các biện pháp trợ cấp không đúng với quy định của WTO: trợ cấp liên quan đến tỷ lệ xuất khẩu; tỷ lệ nội địa hóa, trợ cấp trực tiếp về xuất khẩu…Các trợ cấp mà WTO cho phép, chúng ta vẫn thực hiện: trợ cấp liên quan đến xúc tiến thương mại; đầu tư, du lịch nâng cao chất lượng hàng hóa, cước phí vận tải…

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu chuyên đề hội nhập kinh tế quốc tê (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)