Tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế: Diễn đàn Hợp tác kinh tế

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu chuyên đề hội nhập kinh tế quốc tê (Trang 25 - 30)

Thái Bình Dương (APEC) và Hợp tác Á – Âu (ASEM)

1. Diễn đàn hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (APEC)

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được hình thành với mục đích thực hiện đối thoại chính sách nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của chủ nghĩa cô lập khu vực và thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại, làm động lực thúc đẩy đàm phán trong GATT/WTO.

Tháng 11/1989, các Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại của 12 nền kinh tế thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là Úc, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunay, Indonexia, Xingapo, Malaysia, Philippin, Thái Lan và Niu Dilan đã nhóm họp ở thủ đô Canberra (Úc), thành lập ra APEC. Tháng 11/1991, APEC kết nạp thêm Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan; tháng 11/1994 kết nạp thêm Chile, Mexico, Papua Niu Ghine. Tháng 11/1998, Việt Nam, Nga và Peru chính thức trở thành thành viên của APEC, nâng tổng số thành viên lên 21 nền kinh tế.

Với tổng số 21 thành viên, APEC hiện có dân số khoảng 2,6 tỷ người (chiếm 43%

dân số thế giới) với tổng GDP là 19,2 nghìn tỷ USD (chiếm 60% GDP toàn cầu). Tổng giá trị giao dịch thương mại của APEC là trên 5,5 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 47% tổng thương mại toàn cầu3. Hiện APEC đã quyết định ngừng việc kết nạp thành viên để chấnchỉnh tổ chức.

b. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động

APEC được thành lập nhằm thúc đẩy thăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng trong khu vực đồng thời thắt chặt các mối quan hệ trong cộng đồng Châu Á – Thái

Bình Dương. Các biện pháp được thực hiện là cắt giảm thuế và các rào cản thương mại, đảy mạnh xuất khẩu và xây dựng các nền kinh tế hiệu quả. Mục tiêu dài hạng của APEC được nêu rõ trong tuyên bố Bogor 1994 của các nhà lãnh đạo: “thương

mại và đầu tư tự do và thông thoáng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2010 đối với thành viên APEC phát triển và năm 2020 đối với các thành viên APEC đang phát triển.

Để thực hiện mục tiêu đó, các nhà lãnh đạo APEC cùng nhất trí hợp tác trên 3 lĩnh vực cơ bản: Tự do hóa thương mại và đầu tư; Thuận lợi hóa kinh doanh và

Hợp tác kinh tế và kỹ thuật.

Hoạt động của APEC được điều tiết bởi những nguyên tắc cơ bản sau:

- Toàn diện (Comprehensiveness): Thực hiện tự do hóa và thuận lợi hóa toàn diện ở các lĩnh vực nhằm tháo gỡ những cản trở trong quá trình htuwcj hiện mục tiêu lâu dài về tự doa hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư;

- Phù hợp với GATT/WTO (GATT/WTO consistency): Các biện pháp và chương trình hành động áp dụng thực hiện mục tiêu tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư phải phù hợp với quy tắc, luật lệ và thỏa thuận trong khuôn khổ GATT/WTO;

3Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, "Việt Nam và các tổ chức kinh tế quốc tế", tr160, NXB Tài Chính, 2008.

- Đảm bảo mối tương đồng (Comparability): giữa các thành viên trong việc thực hiện tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư. Tuy có sự khác biệt về trình độ phát triển nhưng các nền kinh tế thành viên đều phải tiến hành một cách thích đáng các biện pháp tự do hóa và thuận lợi hóa đối với thương mại và đầu tư;

- Không phân biệt đối xử (Non-discrimination): các thành viên APEC sẽ áp dụng hoặc cố gắng áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các thành viên.

Kết quả thực hiện tự do háo thương mại và đầu tư không phải chỉ áp dụng cho các thành viên mà cả với các nước không phải là thành viên APEC;

- Đảm bảo công khai (transparency): minh bạch hóa mọi luật lệ chính sách hiện hành tại các thành viên APEC;

- Lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc (standstill): chỉ có giảm chứ không được tăng thêm các biện pháp bảo hộ;

- Tiến hành đồng thời, liên tục và lộ trình khác nhau (Simultaneous start, continuous process and differentiated timetables):do trình độ và điều kiện phát

triển khác nhau, cho nên khi thực hiện mục tiêu tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, các nền kinh tế thành viên có các lộ trình khác nhau với ưu tiên về thời gian đối với nền kinh tế đang phát triển là 10 năm so với các nền kinh tế phát

triển.

- Có sự linh hoạt (flexibility): trong việc thực hiện các vấn đề về tự do hóa thương mại và đầu tư vì trình độ phát triển kinh tế của các thành viên APEC khác

nhau;

- Hợp tác kỹ thuật (Technical Cooperation): APEC chủ trương hợp tác kinh tế, kỹ thuật để thúc đẩy thực hiện tự do hóa, thuận lợi hóa, thương mại và đầu tư.

c. Vị thế của Việt Nam và yêu cầu đặt ra

Về cơ bản, APEC là một diễn đàn đối thoại, không phải là một tổ chức. Bởi vậy, các cam kết trong khuôn khổ APEC không có tính ràng buộc cao như trong

ASEAN và WTO.

Thành công nổi bật nhất của Việt Nam sau 10 năm tham gia APEC là sự khẳng định vai trò năng động, đóng góp có hiệu quả vào diễn đàn này, nơi có sự hiện diện của nhiều cường quốc kinh tế như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc..., thông qua đó Việt Nam đã đẩy mạnh việc triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và duy trì quan hệ hòa bình, ổn định trong khu vực chiến lược châu Á-Thái Bình Dương.

Thông qua APEC, Việt Nam có cơ hội xúc tiến và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương với các đối tác trong khu vực, tạo đà cho việc vận động các nước ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Trong giai đoạn hiện nay, các hoạt động của APEC đã vượt ra khỏi khuôn khổ của những liên kết kinh tế thuần túy. Nhiều lĩnh vực mới đã và đang được các nhà lãnh đạo xác định là những nội dung hợp tác của khu vực này trong thời gian tới. Sự chuyển mình của APEC phản ánh đúng những thay đổi, những thách thức mang tính toàn cầu, đòi hỏi cần có sự hợp tác liên khu vực. Đồng thời, đó cũng là thời cơ để Việt Nam tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa... góp phần xây dựng môi trường hợp tác khu vực hòa bình, phát triển kinh tế.

Trong thời gian tới, chúng ta cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành để đảm bảo nhất quán trong các nội dung hợp tác APEC nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp và đem lại lợi ích to lớn cho Việt Nam.Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực tham gia các hoạt động chung của cộng đồng doanh nghiệp khu vực, để nắm bắt xu hướng phát triển, qua đó quảng bá và kêu gọi hợp tác với Việt Nam cũng như bảo vệ được quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam.

2. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEAM)

a. Hoàn cảnh ra đời

Tại Hội nghị Kinh tế Cấp cao Châu Âu – Đông Á lần thứ ba tại Singapo tháng 10/1994, Thủ tướng Singapo Goh Chok Tong đã đưa ra sáng kiến tổ chức một Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu nhằm tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy hợp tác giữa hai châu lục. Đề nghị này đã được chính thức đặt ra với Thủ tướng Pháp trong chuyến Pháp năm 1994 của Thủ tướng Singapo, và ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng từ nhiều nước Á – Âu. Tháng 3/1995, Hội nghị các Nguyên thủ Quốc gia về Hợp tác Á – Âu (Asia Europe Summit Meeting - ASEM) lần đầu tiên được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan với sự tham gia của các Nguyên thủ quốc gia 15 nước thuộc Liên minh Châu Âu và 10 nước Châu Á (bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và 7 nước ASEAN là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philipin,

Singapo, Thái Lan và Việt Nam). Sau Hội nghị thượng đỉnh này, Hợp tác Á – Âu

đã chính thức ra đời và lấy tên của Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên (ASEM) làm tên cho chương trình hợp tác này.

Ban đầu ASEM có 26 thành viên sáng lập, gồm 7 nước ASEAN (trừ Lào,

Campuchia), 15 nước EU cùng Ủy ban Châu Âu (EC) và 3 nước Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc). Tháng 10/2004, Hội nghị Thượng đỉnh ASEM 5 diễn ra tại Hà Nội đã tiến hành lần mở rộng đầu tiên với việc kết nạp 13 thành viên mới, gồm 3 nước ASEAN còn lại (Campuchia, Lào và Myanma) và 10 nước EU mới, nâng tổng số thành viên lên con số 39. Tại Hội nghị ASEM 7 tổ chức tại Bắc Kinh tháng 10/2008 đã chính thức kết nạp thêm 6 thành viên mới là Ấn Độ, Mông Cổ, Pakistan, Ban Thư ký ASEAN, Bungari và Rumani. ASEM hiện đang chiếm

37% dân số thế giới, hơn 50% GDP toàn cầu và có tổng kim ngạch buôn bán hai chiều lên tới 2.718 tỷ USD4

b. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động

Mục tiêu chủ đạo của ASEM là “hợp tác để tạo sự tăng trưởng hơn nữa ở cả

Châu Á và Châu Âu”. Mục tiêu này đã được cụ thế hóa trong khuôn khổ Hợp tác Á

– Âu (AECF) thành các mục tiêu cơ bản sau:

- Thúc đẩy đối thoại chính trị để tăng cường hơn nữa sư hiểu biết lẫn nhau và thống nhất quan điểm của hai châu lục đối với các vấn đề chính trị và xã hội của thế giới;

- Xây dựng quan hệ đối tác một cách toàn diện và sâu rộng giữa hai châu lục Á, Âu để thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên;

- Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, môi trường, phát triển nguồn nhân lực.. để tạo sự tăng trưởng bền vững ở cả Châu Á và Châu Âu.

Về mặt kinh tế, ASEM đặt ra ba mục tiêu cụ thể là:

- Thúc đẩy giao lưu giữa các doanh nghiệp;

- Cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư;

- Tạo sự tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.

Các mục tiêu nêu trên đã và đang thực hiện thông qua một loạt các chương trình hành động chung của ASEM như chương trình thuận lợi hóa thương mại (TFTA), chương trình xúc tiến đầu tư (IPAD), trung tâm công nghệ môi trường Á – Âu,

Quỹ Á – Âu (ASEF), Quỹ tín thác… Trong lĩnh vực kinh tế, tuy ASEM chưa đề ra các mục tiêu về giảm thuế và các nghịa vụ mang tính chất bắt buộc như các tổ chức ASEAN, WTO song ba mục tiêu cụ thể nêu trên đã tạo nền tảng cho việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ giữa hai châu lục, góp phần thuận lợi hóa thương mại đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung.

Về nguyên tắc hoạt động, ASEM về cơ bản là một diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế, do đó sự tham gia của các thành viên hoàn toàn mang tính chất tự nguyện, các quy định trong khuôn khổ ASEM không có tính chất ràng buộc, quan hệ giữa các thành viên hoàn toàn bình đẳng. Ngoài ra, hoạt động của ASEM có đặc trưng

hoạt động đối thoại cấp cao, theo đó mọi vấn đề cơ bản của ASEM sẽ được

thảo luận và thông qua tại Hội nghị cấp cao (Hội nghị thượng đỉnh). Các hội nghị cấp thấp hơn sẽ thực hiện hoặc điều phối thực hiện các quyết định đã được đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh giữa các nguyên thủ quốc gia. ASEM hiện nay vẫn chưa được thể chế hóa. Các hoạt động hợp tác của được thực hiện thông qua hai

nước điều phối viên Châu Á và hai nước điều phối viên Châu Âu với nhiệm kỳ hai năm.

c. Vai trò của Việt Nam và yêu cầu đặt ra

4Ủy Ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, “Việt Nam và các tổ chức kinh tế quốc tế”, tr 206, NXB Tài chính

2008.

Việt Nam là một trong những nước thành viên sáng lập của ASEM. Trong những năm qua, hợp tác giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEM trong nhiều lĩnh vực đã có những bước phát triển tích cực.

Từ năm 1996, ASEM đã đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Thị trường ASEM đã và đang tạo nhiều cơ hội hơn cho Việt Nam trong thu hút nguồn vốn FDI và gia tăng khối lượng thương mại với các đối tác trong ASEM. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối 2004, Việt Nam đã thu hút được 2.750 dự án đầu tư từ các thành viên ASEM, với tổng số vốn đăng ký 27,03 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 16,4 tỷ USD. Các dự án đầu tư của của các nước thành viên ASEM chiếm 53% tổng dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam đã thu hút được khá nhiều vốn ODA từ các nước ASEM, nhất là từ Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, trong đó, Nhật Bản chiếm khoảng 40% ODA từ các nước cam kết viện trợ cho các nước thành viên còn kém phát triển. Các nhà đầu tư ASEM có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố của Việt Nam, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tầu. Có thể nói, đầu tư của các nước ASEM vào Việt Nam trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc tạo việc làm cho người lao động, tăng một khối lượng đáng kể hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Là một thành viên sáng lập của ASEM, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong hoạt động của tổ chức.Việt Nam đã tích cực tham gia ngay từ đầu vào các nỗ lực thành lập Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), trong đó có sự chuẩn bị về song phương và đa phương trong khuôn khổ ASEAN. Mặc dù gặp khó khăn, song được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã hoàn thành tốt trách nhiệm của một quốc gia thành viên tích cực ngay từ khi ASEM được hình thành tại Băng Cốc

(Thái Lan) tháng 3 năm 1996, và ngày càng chủ động hơn trong việc triển khai các thỏa thuận và đóng góp cho ASEM trên cả 3 lĩnh vực đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác trong các lĩnh vực khác, đăng cai một số cuộc họp ASEM, đề xuất nhiều sáng kiến thiết thực. Đặc biệt, Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò điều phối viên châu Á kể từ Hội nghị Cấp cao ASEM 3 đến nay.

Với phương châm xây dựng và phát triển nền ngoại giao toàn diện, ngoại giao đa phương luôn đồng hành và hỗ trợ mạnh mẽ ngoại giao song phương, Việt Nam trong thời gian tới sẽ phải tiếp tục tham gia với tinh thần chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong tiến trình hợp tác ASEM và sẽ làm hết sức mình để góp phần đưa quan hệ đối tác giữa hai châu lục lên một tầm cao mới, sống động, thực chất và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu chuyên đề hội nhập kinh tế quốc tê (Trang 25 - 30)