Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
3,46 MB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết bản đồ từ thời xa xưa giúp con người có thể định hướng được vị trí chính xác của mình cần đến, giúp bất cứ ai có thể biết được đầy đủ các thông tin địa lý mà họ muốn tìm hiểu. Ngày nay, với sự giúp đỡ của công nghệ thông tin người ta có thể ngồi tại chỗ và tìm kiếm chính xác đến một vùng nào đó trên Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Hiện nay, Map API (Application Programming Interface) của Việt Nam có nhà cung cấp đáng để xem xét là: 1650km, diadiem, vietbando và Google Maps. Tuy nhiên, với 1650km, chức năng còn sơ sài, diadiem thì những chức năng quan trọng thì lại tính phí, vietbando thì trả phí mới nhìn được API của họ. Đối với Google Maps API thì miễn phí và nhiều chức năng. Vì vậy, chọn Google Maps API là lựa chọn thông minh để đảm bảo về thời gian và chi phí thấp [1]. Cầm trên tay một thiết bị tra cứu mạng, ta có thể dễ dàng tra cứu thông tin về các tuyến đường, sông, hồ, tụ điểm du lịch, … tuy nhiên lại ít có ứng dụng nào chú ý đến việc quản lý các điểm xe buýt. Hơn nữa, đây là nhu cầu rất thực tế. Thứ nhất, lượng xe buýt của người dân những năm gần đây tăng cao, cụ thể, theo tổng công ty vận tải Hà Nội, năm 2009 đã có 385 triệu hành khách đi xe buýt, tăng 5% so với năm trước đó, chiếm trên 92% sản lượng vận chuyển của thành phố [2]. Thứ hai, đối với những người ít đi xe buýt chẳng hạn như người nước ngoài đến Việt Nam chẳng hạn, việc tìm cho mình một tuyến đường tốt, chi phí thấp thật sự khó khăn. Do vậy, đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý các điểm đỗ xe buýt ở Hà Nội sử dụng Google Maps API” để giải quyết các khó khăn trên. Đồ án gồm những nội dung cơ bản sau: • Chương 1: Giới thiệu chung • Chương 2: Tổng quan về Google Maps API • Chương 3: Phương pháp sử dụng và phát triển công nghệ • Chương 4: Xây dựng hệ thống quản lý các điểm đỗ xe buýt ở Hà Nội sử dụng Google Maps API LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Nhân cơ hội này, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của em tới họ. Đầu tiên, em muốn cảm ơn người hướng dẫn của em cô Nguyễn Thị Thu Hà, vì sự hướng dẫn tận tình và khoa học. Đó là một cơ hội lớn cho em để được nghiên cứu và làm việc dưới sự hướng dẫn của cô. Cảm ơn rất nhiều tới cô vì sự hướng dẫn em và cách đặt ra các câu hỏi nghiên cứu giúp em tìm hiểu các vấn đề. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ, giảng viên trong khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Điện Lực đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em – những thành viên trong lớp D4- Tin trong suốt thời gian học tập tại trường. Em muốn cảm ơn những thành viên lớp D4-Tin – Trường Đại học Điện Lực. Những người bạn luôn chia sẻ và cổ vũ em trong những lúc khó khăn và em luôn ghi nhớ điều đó. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với cha mẹ và gia đình đã luôn ủng hộ, giúp đỡ em. Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2014 Sinh viên thực hiện Phạm Trần Thế Lâm MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Trang DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ Ý nghĩa AJAX Asynchronous JavaScript and XML API Application Programming Interface Giao diện lập trình ứng dụng CIREN Trung tâm thông tin OGC Open Geospatial Consortium WMS Web Map Service 7 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG Khi cuộc sống ngày càng hối hả hơn, bận rộn hơn, công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn thì lịch sử của bản đồ cũng phát triển theo đó. Ở chương này chúng ta sẽ tìm hiểm những khái niệm cơ bản của những công nghệ liên quan tới bản đồ mà chúng đang và sẽ giúp cho thế giới chúng ta phong phú hơn, tươi đẹp hơn. 1.1 Bản đồ trực tuyến 1.1.1 Bản đồ Bản đồ là bản vẽ đơn giản miêu tả một không gian, địa điểm và hiển thị những thông số liên quan trực tiếp đến vị trí ấy có liên quan đến khu vực xung quanh [3]. Hình 1.1: Minh họa bản đồ kho báu Theo các nhà bản đồ: Bản đồ là sự miêu tả khái quát, thu nhỏ bề mặt Trái Đất hoặc bề mặt thiên thể khác trên mặt phẳng trong một phép chiếu xác định, nội dung của bản đồ được biểu thị bằng hệ thống ký hiệu quy ước. GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Phạm Trần Thế Lâm 8 Bản đồ thường dùng nhất trong địa lý. Theo nghĩa này bản đồ thường có hai chiều mà vẫn biểu diễn một không gian có ba chiều đúng đắn. Môn bản đồ là khoa học và nghệ thuật vẽ bản đồ. 1.1.2 Bản đồ trực tuyến Theo trung tâm thông tin(CIREN thuộc Bộ Tài nguyên – Môi trường) cơ quan cung cấp dịch vụ này: Ngoài việc cung cấp thông tin cho người truy cập, hệ bản đồ này còn có ý nghĩa như là cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ hoạt động của các cơ quan Chính phủ, các cơ quan nghiên cứu khoa học và phục vụ việc phổ cập thông tin cộng đồng. Dịch vụ của CIREN được thiết lập đúng tiêu chuẩn Open Geospatial Consortium (OGC), Web Map Service (WMS). Do vậy, có thể sử dụng bản đồ trược tuyến Việt Nam kết hợp với rất nhiều dịch vụ WMS của các tổ chức và quốc gia trên thế giới. CIREN có hướng dẫn phương pháp kết hợp dịch vụ bản đồ trược tuyến Việt Nam với nguồn ảnh vệ tinh của Microsoft Virtual Earth và Yahoo Map. Người sử dụng có thể bổ sung các nguồn dữ liệu của riêng mình trên nền dữ liệu địa lý toàn cầu mà không cần phải có dữ liệu gốc. Từ năm 2008, CIREN đã cung cấp một dịch vụ miễn phí là Gaia 3.0 để khai thác dịch vụ WMS. 1.2 Công nghệ Web 2.0 1.2.1 Giới thiệu công nghệ Web 2.0 Ngày nay, chỉ với một chiếc máy tính được cài đặt một hệ điều hành và một trình duyệt web duy nhất mà bạn có thể thực hiện được những công việc như soạn thảo văn bản, chỉnh sửa ảnh, lập bảng tính, chat, chuyển đổi tài liệu trược tuyến. Tất cả thật đơn giản, đó là nhờ vào công nghệ Web 2.0. GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Phạm Trần Thế Lâm 9 Hình 1.2: Một số trang web sử dụng công nghệ Web 2.0 Web 2.0 là thế hệ thứ hai của các dịch vụ đang tồn tại trên nền World Wide Web, nó cho phép mọi người có thể cộng tác hay chia sẻ các thông tin trực tuyến với nhau. Trái ngược với thế hệ đầu, Web 2.0 đưa người sử dụng tới gần hơn các ứng dụng chạy trên Desktop so với các trang web bình thường chỉ chứa đựng các thông tin dạng tĩnh. Khái niệm Web 2.0 đầu tiên được Dale Dougherty, phó chủ tịch của OReilly Media, đưa ra tại hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất vào tháng 10 năm 2004. Các ứng dụng của Web 2.0 có sự kết hợp của các công nghệ được phát triển vào cuối thập niên 1990, bao gồm web service APIs (1998), Ajax (1998), và web syndication (1997). Chúng cho phép đưa lên trang web một số lượng lớn các phần mềm chạy trên nền web. Quy ước này còn bao gồm cả Blog (trang cá nhân) và Wiki (từ điển bách khoa mã nguồn mở). 1.2.2 Đặc điểm của công nghệ Web 2.0 Công nghệ Web 2.0 đang sử dụng web như nền tảng: không yêu cầu cài đặt nhiều phần mềm trên phía người sử dụng - đó là mô hình lập trình nhẹ. Để làm được điều này bạn cần một chuẩn mở và giải pháp định hướng dịch vụ chứ không phải là việc lập trình theo yêu cầu và lắp ráp các dịch vụ. Việc tổ chức dữ liệu, video, hình ảnh và âm nhạc là những ví dụ. Một vài ứng dụng Web 2.0 là phát triển bên dưới và GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Phạm Trần Thế Lâm 10 không theo các chu kỳ sản xuất phần mềm chuẩn. Điều này cũng liên quan đến thực tế mà họ không thể cài đặt vào các ứng dụng desktop nhưng phần mềm được cung cấp như dịch vụ qua Web. Hơn nữa, phần mềm độc lập với từng thiết bị luôn là một đặc điểm của Web nhưng với sự đa dạng lớn về các thiết bị được xảy ra và một vài người truy cập Internet không qua PCs thì việc hiển thị trở nên quan trọng hơn, ví dụ các thiết bị di động cầm tay. Một yếu tố quan trọng khác là các dịch vụ web được truy cập ngày nay không phải từ các Web clients (trình duyệt) mà còn từ phần mềm khác mà không định hướng cơ bản cho Web. Ví dụ như phần mềm iTunes từ Apple. Nó là một ứng dụng desktop nhưng nó được sử dụng để giao tiếp với thiết bị bên ngoài (iPhone hoặc iPod) và nó sử dụng RSS để có được thông tin. Sự kết hợp này thể hiện rõ ràng một thiết bị độc lập quan trọng đối với các ứng dụng Web 2.0. Tập trung vào việc kết nối con người chứ không phải máy tính: ở Mỹ những công cụ làm việc này được mô tả như “folksonomies” là các công cụ và kỹ thuật để tạo cho các wiki, blogs cũng như sử dụng tagging và feeds, mà tự động giúp tham gia trong mạng để chia sẻ những liên kết ưa thích. Folksonomies được phân biệt với taxonomy bằng việc sử dụng tags để phân loại một cách linh hoạt; taxonomies kiểm soát việc phân loại và tổ chức các khái niệm có liên quan với nhau. Một loại ứng dụng của Web 2.0 được gọi là tag clouds (hoặc word clouds) hoặc tag maps. Chúng tạo thành biểu diễn các từ trong một tài liệu hoặc các tags của trang (tập hợp các trang) và được sử dụng trong các trang tin tức để đưa ra tổng quan về những tin tức quan trọng nhất của ngày hoặc của một chủ đề chính. Dưới đây là một ví dụ về tag cloud cho Web 2.0. Một vài khái niệm và đặc điểm quan trọng là bản đồi và cỡ tương ứng với độ quan trọng hoặc thường xuyên sử dụng trong ngữ cảnh của Web 2.0. Làm giàu kinh nghiệm người sử dụng: Một trong những hứa hẹn và công nghệ sử dụng rộng rãi là AJAX (Asynchronous JavaScript and XML), có thể được mô tả tốt nhất bởi bản đồ Google và những bất đồng bộ tối thiểu khi bạn di chuyển xung quanh hành tinh. Một vài dự án phát triển cho phép ‘mash’. Khai thác trí thông minh tập thể: các giải thuật, công nghệ parsers và ‘mash up’ được yêu cầu – Giải pháp thông minh thương mại được phát triển đồng thời với hệ thống thông minh để giám sát, bắt video, nhận dạng mẫu và phân giải mẫu. Mashup hay là kết hợp lai dữ liệu và/hoặc chức năng từ hai hay nhiều nguồn bên ngoài để tạo dịch vụ mới. Vài ví dụ tồn tại về những người phát triển kết hợp các dịch vụ, ví dụ, Google Maps (dịch vụ nhà đất, v.v.). API của Google có thể được sử dụng. Các công cụ chuyển đổi ngôn ngữ được cải thiện nhiều hơn và sẽ trở thành đặc điểm bình thường trong một vài năm tới. Bên cạnh đó, việc tham chiếu thực tế dữ liệu được tăng GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Phạm Trần Thế Lâm [...]... thông dụng để sử dụng và phát triển công nghệ Google Maps API Sang chương tiếp theo sẽ là áp dụng những kiến thức cơ bản đó để xây dựng hệ thống quản lý các điểm đỗ xe buýt ở Hà Nội sử dụng Google Maps API GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Phạm Trần Thế Lâm 32 CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÁC ĐIỂM ĐỖ XE BUÝT Ở HÀ NỘI SỬ DỤNG GOOGLE MAPS API Ở các chương trước chúng ta đã lần lượt tìm hiểu về các. .. trúc của API thì mới có thể tạo ra các sản phẩm tốt Chương này trình bày những kiến thức cơ bản và những phương pháp để sử dụng cũng như phát triển công nghệ Google Maps API 3.1 Đăng ký và sử dụng Google Maps API Tất cả các ứng dụng Maps API nên tải Maps API sử dụng một API key Một key API cho phép kiểm soát các ứng dụng của người dùng và cũng là việc Google có thể liên lạc với người dùng về ứng dụng có... hiện để tác động lên cơ sở dữ liệu, đồng thời thay đổi cơ sở dữ liệu theo ý của người quản lý Chức năng này chỉ sử dụng được khi đã đăng nhập (tức là người quản lý) 3) Thao tác người dùng: Người dùng có thể xem thông tin của các điểm đỗ xe buýt mà mình muốn xem hoặc tìm kiếm lộ trình, đường đi thích hợp 4.1.4 Các hồ sơ dữ liệu cần sử dụng a Tài khoản b Điểm đỗ xe buýt c Tuyến xe buýt 4.1.5 Lập ma trận... bản đồ của site A (gọi là Map API) và nhúng vào website của mình (site B) Site A ở đây là Google Maps, site B là các web site cá nhân hoặc tổ chức muốn sử dụng dịch vụ của google, có thể rê chuột, room, đánh dấu trên bản đồ • Các ứng dụng xây dựng trên maps được nhúng vào trang web cá nhân thông qua các thẻ javascripts do vậy việc sử dụng API google rất dễ dàng Google Maps API đã được nâng cấp lên phiên... các công nghệ cũng như phương pháp tiếp cận để làm sao có thể làm được ứng dụng bản đồ Trong chương này sẽ tập trung vào phân tích thiết kế hệ thống quản lý các điểm đỗ xe buýt ở Hà Nội và từng bước xây dựng hệ thống 4.1 Mô hình nghiệp vụ 4.1.1 Biểu đồ ngữ cảnh Hình 4.1: Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống 4.1.2 Biểu đồ phân rã chức năng Hình 4.2: Biểu đồ phân rã chức năng 4.1.3 Mô tả chi tiết các chức năng... cung cấp giúp cho các nhà phát triển xây dựng nên các ứng dụng đáp ứng phần nào đó nhu cầu của con người Giờ đây Google đã phát triển nên đến phiên bản gọi là : "Google Maps API V3" 2.1 Google Maps API là gì? 2.1.1 Khái niệm Google Maps hay Bản đồ Google (thời gian trước còn gọi là Google Local) là một dịch vụ ứng dụng và công nghệ bản đồ trực tuyến trên web miễn phí được cung cấp bởi Google và hỗ trợ... Đăng nhập: Khi người sử dụng thực hiện việc nhập tên tài khoản và mật khẩu gửi cho hệ thống, hệ thống sẽ kiểm tra tính xác thực và cấp quyền cho người sử dụng hệ thống GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Phạm Trần Thế Lâm 33 2) Thao tác quản trị: Đối với người quản lý hệ thống cho phép có thể nhập thêm, chén thông tin, xóa dữ liệu hay sửa thông tin Sau đó hệ thống sẽ cập nhật lại các thao tác thực hiện... niệm hết sức cơ bản của Google Maps API và những ví dụ về ứng dụng thiết thực trong cuộc sống Ở chương tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp sử dụng cũng như phát triển một công nghệ hết sức tuyệt vời đó là Google Maps API GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Phạm Trần Thế Lâm 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Cũng giống như các API khác Google Maps API cũng đòi hỏi người lập... nhau) Chính vì vậy, người ta sử dụng phép chiếu Mercator đối với các bản đê hàng hải Google Maps sử dụng phép chiếu Mercator vì thế nó không biểu diễn được những vùng ở cực trái đất Một sản phẩm liên quan là Google Earth nó biểu diễn được các cực của trái đất Phép chiếu Mercator: Hình 2.1: Phép chiếu Mercator Google Maps API: được tạo ra bởi Google, chấp nhận cho các nhà phát triển tương tác với Googel... bản của các công nghệ có mối quan hệ mật thiết với khái niệm bản đồ trực tuyến Ở chương tiếp theo sẽ nói hẳn về một công nghệ cụ thể - đó là Google Maps API Một trong những công nghệ phổ biến trong lĩnh vực bản đồ trực tuyến GVHD: TS Nguyễn Thị Thu Hà SVTH: Phạm Trần Thế Lâm 16 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN GOOGLE MAPS API Google Maps cung cấp cho chúng ta toàn bộ bản đồ của thế giới Không những vậy, các API họ