1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong mô hình quản trị ngân hàng thương mại, kiểm soát nội bộ luôn là một yếu tố mang tính sống còn, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả. Đây là hệ thống các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức, được thiết lập để phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro và đảm bảo tất cả nhân viên phải tuân thủ đúng quy trình, quy định nội bộ đó.Tại Mỹ xu hướng triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ đã được phát triển từ năm 1992 khi COSO ban hành báo cáo về khung kiểm soát nội bộ. Và được phát triển mạnh mẽ hơn khi đạo Luật SarbanesOxley ra đời năm 2002 thể hiện sự quan tâm của chính phủ về việc phải triển khai một phương pháp bài bản, hệ thống để kiểm soát nội bộ hoạt động đối với những tổ chức có mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội.Tại Việt Nam, ngày 01082006 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 362006QĐNHNN về quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng. Nhưng phải đến ngày 29122011 khi lần đầu tiên Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư số 442011TTNHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nhà nước đã nâng kiểm soát nội bộ lên đúng tầm và vai trò quan trọng của nó.Trong những năm gần đây, nền kinh tế trên thế giới và trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2011, 2012 là năm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu. Trong khi Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai thì bóng đen suy thoái kinh tế tiếp tục đe dọa nước Mỹ, khủng hoảng nợ công diễn ra trên diện rộng ở khu vực đồng tiền chung Euro, các nền kinh tế lớn đều tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế. Trong nước, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, hàng chục nghìn doanh nghiệp bị giải thể phá sản. Hệ thống ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu cũng gặp nhiều trở ngại, tăng trưởng tín dụng thấp so với mục tiêu Ngân hàng Nhà nước đề ra, nợ xấu gia tăng.Sang năm 2013, nền kinh tế thế giới mặc dù còn nhiều bất ổn nhưng đã có dấu hiệu phục hồi, thị trường tài chính toàn cầu diễn biến tương đối ổn định. Trong nước, với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp của Chính phủ và NHNN, mặt bằng lãi suất giữ ở mức thấp, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát ở mức 6,6% thấp hơn mức 6,81% của năm 2012, tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 5,42%, cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm 2012. Tuy nhiên, tổng cầu của nền kinh tế còn yếu, nợ xấu của hệ thống ngân hàng còn cao. Cụ thể: nợ xấu cuối năm 2013 của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là 1,98%, Ngân hàng TMCP Quân Đội là 2,5%, Ngân hàng TMCP Á Châu là 3,02%, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) là 5,07%. Trước vòng xoáy của khủng hoảng kinh tế Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam(NHTMCPCTVN) cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của nó. Đặc biệt NHTMCPCTVN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nên càng bị ảnh hưởng nặng nề bởi những biến động và bất ổn của nền kinh tế. Một trong những hoạt động của ngân hàng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của khủng hoảng kinh tế là hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Do vậy mà kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết. Cùng với triết lý kinh doanh an toàn, hiệu quả và bền vững đặt ra yêu cầu cấp bách cho kiểm soát nội bộ làm thế nào để hạn chế rủi ro hoạt động tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trước yêu cầu đó tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình.
Trang 1LÊ THỊ HƯƠNG
HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY
HÀ NỘI, NĂM 2014
Trang 2giả với sự cố vấn của Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ HỒNGTHÚY Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ và đảm bảohoàn toàn chính xác, không có sự thay đổi hay chỉnh sửa bất cứ nội dung nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
LÊ THỊ HƯƠNG
Trang 3Qua thời gian nghiên cứu lý luận và thực tế tác giả đã hoàn thành luận vănthạc sỹ kinh tế với đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tạiNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam”.
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Hồng Thúy đã quan tâmgiúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tácgiả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Xin gửi lời cảm ơn đến:
Lãnh đạo cơ quan, các đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện cho tác giả đihọc và hoàn thành luận văn này
Trong quá trình thực hiện khó có thể tránh khỏi những hạn chế gặp phải vìvậy tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô giáo và bạnđọc để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
LÊ THỊ HƯƠNG
Trang 4LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu .2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 5
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 5
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
1.6 Phương pháp nghiên cứu 6
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 7
1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng trong Ngân hàng thương mại 9
2.1.1 Ngân hàng thương mại 9
2.1.2 Đặc điểm hoạt động tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 9
2.2 Khái quát về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại 11
2.2.1 Lý luận chung về kiểm soát trong quản lý 11
2.2.2 Kiểm soát nội bộ 13
2.2.3 Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại 30
2.3 Kinh nghiệm về xây dựng và hoàn thiện kiểm soát nội bộ của các
Trang 5DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 40 3.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 40
3.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của Ngân hàngThương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 403.1.2 Đặc điểm hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 45
3.2 Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 49
3.2.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 493.2.2 Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam 52
3.3 Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 64
3.3.1 Một số kết quả đạt được 643.3.2 Hạn chế và nguyên nhân trong kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tạiNgân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 66
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
71
4.1 Định hướng phát triển tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong thời gian tới 71 4.2 Định hướng phát triển công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 73 4.3 Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 73
4.3.1 Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát trong quy trình cấp tín dụng 74
Trang 64.3.3 Giải pháp về cơ cấu tổ chức, quản lý của bộ máy kiểm tra kiểm soátnội bộ 764.3.4 Tăng cường các phương pháp kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng 77
4.4 Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
784.4.1 Về nhân sự đối với phòng KTKSNB 784.4.2 Tăng cường ứng dụng công nghệ tin học trong kiểm soát hoạt động tíndụng từ xa 79
4.5 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 80 4.6 Những đóng góp của đề tài nghiên cứu 81 4.7 Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai 82 KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7BĐH :Ban điều hành
HĐQT :Hội đồng quản trị
KSNB : Kiểm soát nội bộ
KTKSNB : Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
NHCT : Ngân hàng Công thương
NHTMCPCTVN : Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam NHNN : Ngân hàng Nhà Nước
TMCP : Thương mại cổ phần
Trang 8SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm soát 13
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm soát nội bộ 34
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 42
Sơ đồ 3.2: Mô hình bộ máy KTKSNB của Ngân hàng TMCP Công Thương
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp 31/12/2013 47Biểu đồ 3.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh 31/12/2013 47Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ tín dụng qua các năm 48
Trang 9LÊ THỊ HƯƠNG
HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
HÀ NỘI, NĂM 2014
Trang 10TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn gồm bốn chương:
Chương 1: Giơí thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngânhàng thương mại
Chương 3: Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàngTMCP Công Thương Việt Nam
Chương 1 đề cập đến tám vấn đề: Tính cấp thiết của Đề tài; Tổng quan các
công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Câu hỏi nghiêncứu; Phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Ý nghĩa của Đề tài nghiên cứu
và Kết cấu của Đề tài nghiên cứu
Tín dụng là hoạt động có vị trí rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh củamỗi ngân hàng thương mại, là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng,nhưng đồng thời cũng là hoạt động rủi ro nhất trong ngân hàng thương mại Do vậy,kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng là hết sức cần thiết, an toàn trong hoạt động tíndụng mạng lại sự phát triển bền vững cho ngân hàng
Hiện nay nền kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn,gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các ngân hàng thương mại, trong đó cóhoạt động tín dụng: tình hình nợ xấu gia tăng, rủi ro mất vốn tăng cao Trước thựctrạng đó đặt ra cho các ngân hàng thương mại là làm thế nào để kiểm soát và hạnchế rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng
Thực tiễn ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong những năm gầnđây, mặc dù kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng khá tốt, đã có những bước tiến rõrệt nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế, để xảy ra nhiều sai phạm trong hoạt động tíndụng, nợ xấu có xu hướng tăng Do vậy, với triết lý kinh doanh an toàn, hiệu quả vàbền vững đặt ra yêu cầu hoàn thiện kiểm soát nội bộ để hạn chế rủi ro hoạt động tíndụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng những vấn đề trên, tác giả lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam”.
Trang 11Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài là:
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận chung về KSNB, Luận văn phân tích quytrình, phương pháp KSNB hoạt động tín dụng trong NHTM
Khảo sát và phân tích thực trạng tình hình kiểm soát nội bộ hoạt động tíndụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Đề xuất giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tíndụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Qua đó hạn chế rủi ro tín dụng,giúp ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã đề cập ở trên, nội dung đề tài luậnvăn cần trả lời được những câu hỏi đặt ra như sau:
Lý luận về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng thươngmại cổ phần Công thương Việt Nam là gì?
Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng thươngmại cổ phần Công thương Việt Nam như thế nào ?
Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tạiNHTMCPCTVN cần những giải pháp gì để hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt độngtín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong thời gian tới?
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tạiNgân hàng thương mại
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định cụ thể về không gian và thờigian; Không gian nghiên cứu là các chi nhánh trong nước của Ngân hàng thươngmại cổ phần Công thương Việt Nam; Thời gian khảo sát từ năm 2011 đến năm2013
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp với cả dữ liệu sơcấp và thứ cấp Dữ liệu sơ cấp gồm những ghi chép thu thập được thông qua cácphương pháp kỹ thuật cụ thể như phân tích, quan sát và phỏng vấn Ban Lãnh đạochi nhánh, cán bộ kiểm soát nội bộ, các trưởng/ phó phòng liên quan đến hoạt độngtín dụng, các cán bộ tín dụng NHTMCPCTVN về nhận thức và quan điểm vềKSNB hoạt động tín dụng, mức độ hài lòng với công việc, góp ý về quy trình cấp
Trang 12tín dụng hiện tại, góp ý về bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng, banliên quan đến hoạt động tín dụng Trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị cụ thể về hoànthiện KSNB hoạt động tín dụng Dữ liệu thứ cấp gồm nhiều loại tài liệu: Như các tàiliệu, thông tin nội bộ: Quy trình xét cấp tín dụng của NHTMCPCTVN, quy chếhoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ NHTMCPCTVN, báo cáo thường niên củaNHTMCPCTVN các năm 2011, 2012, 2013, cơ cấu tổ chức, những tài liệu sổ sách
kế toán và chứng từ về hoạt động kiểm soát tín dụng đã và đang được tiến hành tạicác Chi nhánh NHTMCPCTVN…Nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài: Chuẩn mực
kế toán, thông tư số 44/4011/TT-NHNN ngày 29/12/2011; Các giáo trình, tài liệu vềkiểm soát nội bộ; Các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài nghiên cứu
Phương pháp xử lý dữ liệu gồm phương pháp phân tích định tính/ nghiên cứutình huống kết hợp với các phương pháp khái quát hóa, tổng hợp và phân tíchnhững nguyên lý cơ bản về KSNB hoạt động tín dụng phù hợp với đặc thù củaNHTMCPCTVN để đưa ra những đánh giá cụ thể về thực trạng KSNB hoạt độngtín dụng tại NHTMCPCTVN Trên cơ sở đó, Luận văn đưa ra các kiến nghị cụ thể
về hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam
Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn Trên phương diện
lý luận: Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về KSNB hoạt động tíndụng trong lĩnh vực ngân hàng, Luận văn góp phần phát triển lý luận làm cơ sở choviệc nghiên cứu, xây dựng KSNB hoạt động tín dụng trong các Ngân hàng, đặc biệt
là các Ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước Trên phương diện thực tiễn: Luận văn
đã phân tích thực trạng và đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện KSNB hoạtđộng tín dụng tại NHTMCPCTVN, qua đó hạn chế rủi ro hoạt động tín dụng ngânhàng, giúp ngân hàng phát triển bền vững
Trang 13CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại
2.1.1 Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn
bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặcmột số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanhtoán qua tài khoản
2.1.2 Đặc điểm hoạt động tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngânhàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.Hoạt động tín dụng bao gồm các hoạt động sau: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, baothanh toán và hoạt động tín dụng khác Đặc trưng trong quan hệ tín dụng ngân hàng:
Thứ nhất, Là quan hệ chuyển nhượng mang tính chất tạm thời.
Thứ hai, Lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng hạn cả về
thời gian và về giá trị bao gồm hai bộ phận: gốc và lãi
Thứ ba, quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa người đi vay và
người cho vay
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng dokhách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mìnhtheo cam kết
2.2 Khái quát kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại
2.2.1 Lý luận chung về kiểm soát trong quản lý
2.2.1.1 Khái niệm về kiểm soát
Có rất nhiều khái niệm về kiểm soát nhưng tựu chung lại thì kiểm soát là một
Trang 14tiến trình đo lường kết quả thực hiện so sánh với điều đã được hoạch định, đồngthời sửa chữa các sai lầm để đảm bảo việc đạt được mục tiêu theo kế hoạch đã được
đề ra
2.2.1.2 Vai trò của kiểm soát
Giúp các nhà quản lý biết được tiến độ phát triển công việc, phát hiệnnhững sai sót để điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
Kiểm soát cung cấp các căn cứ cụ thể để hoàn thiện các quyết định quản lý
Kiểm soát tạo điều kiện để đề ra mục tiêu mới, kế hoạch mới, cải thiện cơcấu tổ chức nhân sự và thay đổi về kỹ thuật điều khiển
Kiểm soát còn giúp nhà quản lý đánh giá được chất lượng công việc củanhân viên, từ đó kịp thời hỗ trợ
2.2.1.3 Quy trình kiểm soát
2.2.2 Kiểm soát nội bộ
2.2.2.1 Các khái niệm về kiểm soát nội bộ
Theo liên đoàn kiểm toán quốc tế (The international Federation ofAccountat- IFAC)
Viện kiểm toán độc lập Hoa kỳ (American institute of Certificated PublicAccountant – AICPA)
Hội kế toán Anh quốc (England Association of Accountant- EAA)
Theo Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel committee on bankingsupervision)
Xây dựng tiêu chuẩn
Và lựa chọn phương pháp đo
lường
Xây dựng tiêu chuẩn
Và lựa chọn phương pháp đo
lường
Đo lường kết quả thực hiện và đối chiếu với tiêu chuẩn
Đo lường kết quả thực hiện và đối chiếu với tiêu chuẩn
Điều chỉnh sai lệch
Điều chỉnh sai lệch
Điều chỉnh bước 1 Phản hồi
Trang 15COSO (Committee of Sponsoring Organization)
Theo Chuẩn mực số 400 - Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Có rất nhiều khái niệm KSNB khác nhau nhưng tất cả đều khẳng định rằngKSNB là tập hợp bao gồm các chính sách, quy trình, quy định, các thông lệ, cơ cấu
tổ chức của doanh nghiệp được thiết lập nhằm giám sát các hoạt động của doanhnghiệp, ngăn ngừa, phát hiện và giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động của doanhnghiệp KSNB tốt sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro không mong muốn
và là nền tảng giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, an toàn và bền vững
2.2.2.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ trong NHTM
Bảo đảm hiệu quả và an toàn trong hoạt động
Bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế, an toàn
và có hiệu quả
Bảo đảm hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý,đầy đủ và kịp thời
Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các cơ chế, quy trình, quy định nội bộ
2.2.2.3 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ trong NHTM
Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm 5 yếu tố chính: Môi trường kiểm soát,đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin,
hệ thống giám sát và thẩm định
Môi trường kiểm soát: Là những yếu tố của tổ chức ảnh hưởng đến hoạt
động của hệ thống kiểm soát nội bộ và là các yếu tố tạo ra một môi trường trong đótoàn bộ các thành viên của tổ chức có nhận thức được tầm quan trọng của hệ thốngkiếm soát nội bộ hay không
Đánh giá rủi ro: Không lệ thuộc vào quy mô, cấu trúc, loại hình hay vị trí
địa lý, bất kỳ tổ chức nào khi hoạt động đều phải đối mặt với rủi ro Những rủi ronày có thể do các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài tác động vào
Hoạt động kiểm soát: là những chính sách và thủ tục để đảm bảo cho các
chỉ thị, các yêu cầu của ban lãnh đạo được thực hiện đứng và đầy đủ Các chínhsách và thủ tục này giúp thực thi những hành động với mục đích chính là giúp kiểmsoát các rủi ro mà đơn vị đang hoặc có thể gặp phải
Trang 16Hệ thống thông tin và trao đổi thông tin: Thông tin cần thiết được thu thập
từ bên trong và bên ngoài, chuyển đến người quản lý bằng các báo cáo thích hợp.Thông tin cần thiết cho mọi cấp của đơn vị vì giúp cho việc đạt được các mục tiêukiểm soát khác nhau, thông tin được cung cấp thông qua hệ thống thông tin Hệthống thông tin của đơn vị có thể được xử lý trên máy tính, qua hệ thống thủ cônghoặc kết hợp cả hai Các hoạt động kiểm soát tại đơn vị chỉ có thể thực hiện nếuthông tin thích hợp, kịp thời, cập nhật chính xác và truy cập thuận tiện
Hệ thống giám sát và thẩm định: Đây là bộ phận cuối cùng của hệ thống
kiểm soát nội bộ Giám sát là một quá trình mà người quản lý đánh giá về tính hiệulực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ Điều quan trọng trong giám sát làphải xác định được hệ thống kiểm soát nội bộ có vận hành đúng như thiết kế haykhông và có cần thiết phải sửa đổi chúng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triểncủa tổ chức hay không
2.2.2.4 Nguyên tắc cơ bản của kiểm soát nội bộ trong Ngân hàng thương mại
2.2.3 Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại
2.2.3.1 Nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng có các nhiệm vụ như sau:
Kiểm tra, đánh giá tính phù hợp, tính hiệu lực hiệu quả của hệ thống kiểm trakiểm soát nội bộ trong ngân hàng, độ tin cậy của các thông tin tín dụng trước khitrình ký duyệt công bố
Kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ của các nguyên tắc hoạt động và quản lý tíndụng được biệt sự tuân thủ pháp luật, quy trình, quy định, chính sách, chế độ củahội đồng quản trị, ban giám đốc, của cán bộ tín dụng
Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý tín dụng trong bảo vệtài sản, nguồn vốn của ngân hàng Đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện
hệ thống quản lý điều hành kinh doanh của ngân hàng
2.2.3.2 Nội dung của kiểm soát nội bộ
Nội dung của kiểm soát nội bộ được chia làm hai phần:
Kiểm soát quá trình xử lý nghiệp vụ tại các phòng ban chức năng liên quantrong quá trình cho cấp tín dụng
Trang 17Kiểm soát của các bộ phận kiểm soát chuyên trách, thực hiện kiểm tra định
kỳ, đột xuất để kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ quy trình, quy định của các phòngban, chức năng trong hoạt động tín dụng; đưa ra các cảnh báo, đề xuất biện pháphạn chế, ngăn ngừa các rủi ro được phát hiện trong cho hoạt động tín dụng
2.2.3.3 Phương pháp kiểm soát nội bộ
2.2.3.4 Quy trình kiểm soát nội bộ
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm soát nội bộ 2.3 Kinh nghiệm về xây dựng và hoàn thiện kiểm soát nội bộ của các Ngân hàng nước ngoài
Kinh nghiệm từ các ngân hàng thương mại Thái Lan
Kinh nghiệm tổ chức hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ ngân hàngtại Cộng hòa Liên Bang Đức
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 3.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
3.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Tác giả làm rõ quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, đặc điểm hoạtđộng của NHTMCPCTVN và điểm qua một số kết quả đạt được
sách đã đề ra
Thực hiện các thủ tục kiểm soát tương ứng với các chính
sách đã đề ra
Đối chiếu kết quả thực hiện với các chính sách; phân tích nguyên nhân
Đối chiếu kết quả thực hiện với các chính sách; phân tích nguyên nhân
Trang 183.1.2 Đặc điểm hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
3.1.2.1 Sản phẩm tín dụng chủ yếu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam3.1.2.2 Hoạt động tín dụng
3.2 Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
3.2.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
3.2.1.1 Kiểm soát trong quy trình nghiệp vụ
Kiểm soát trong quy trình nghiệp vụ là việc kiểm tra, phê duyệt các giao dịchtrên hệ thống máy tính và hồ sơ giấy trước khi thực hiện các bước tiếp theo của quytrình nghiệp vụ Kiểm soát viên thường là trưởng, phó phòng nghiệp vụ
3.2.1.2 Kiểm soát sau
Kiểm soát sau được bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện nhằm kiểmtra, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, quy trình nghiệp vụ, quyđịnh nội bộ của NHTMCPCTVN; nhằm phát hiện, cảnh báo ngăn ngừa kịp thờihành vi vi phạm và đề xuất xử lý các tồn tại, sai phạm trong mọi hoạt động nghiệp
vụ của các đơn vị, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và hoạt động củaNHTMCPCTVN
3.2.2 Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
3.2.2.1 Kiểm soát trong quy trình nghiệp vụ tín dụng
Kiểm soát trong quy trình nghiệp vụ tín dụng được tổ chức dưới dạng các nútkiểm soát được bố trí trong các bước của quy trình cấp tín dụng do ngân hàng thiếtlập Quy trình, thủ tục, nội dung kiểm soát được gắn liền với quy trình cấp tín dụngcủa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và được sử dụng phương pháp kiểmsoát trực tiếp tại từng hồ sơ vay
3.2.2.2 Kiểm soát sau đối với hoạt động tín dụng
a) Quy trình kiểm tra, kiểm soát
b) Phương pháp kiểm soát
Trang 19c) Nội dung kiểm tra, kiểm soát
Về hồ sơ tín dụng
Về thẩm định và xét duyệt cho vay
Về bảo đảm tiền vay
Đối với kiểm soát trong quy trình nghiệp vụ tín dụng
Đối với kiểm soát sau
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân trong kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
3.3.2.1 Hạn chế trong kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam
Thứ nhất: Công tác kiểm soát trong quy trình nghiệp vụ tín dụng vẫn còn
chưa chặt chẽ, không phát huy được hết tác dụng
Thứ hai: Chất lượng kiểm tra của bộ phận KTKSNB chi nhánh chưa cao Thứ ba: Kiểm soát nội bộ chỉ có ý nghĩa phát hiện, chưa có tác dụng hoàn
thiện, cảnh báo rủi ro
Thứ tư: chất lượng nguồn lực chưa hiệu quả.
3.3.2.2 Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong kiểm soát nội bộ hoạt động tíndụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Trang 20CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 4.1 Định hướng phát triển tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong thời gian tới
4.2 Định hướng phát triển công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
4.3 Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
4.3.1 Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát trong quy trình cấp tín dụng
Thực hiện chuyển đổi công việc của cán bộ
- Đưa ra chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt cán bộ thích
hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc Qúa trình tuyển dụng cần công khaiminh bạch để giảm thiểu tiêu cực trong quá trình thi tuyển
- Thường xuyên tổ chức các lớp học, tập huấn và đào tạo cập nhật những
quy định, quy trình tín dụng mới của ngân hàng
- Nâng cao trình độ kỹ thuật, năng lực chuyên môn, am hiểu thị trường,
kiến thức pháp luật cho cán bộ tín dụng để có góc nhìn khái quát, toàn diện giúpđưa ra nhận xét, đánh giá sát thực, khách quan hơn trong quyết định cho vay
- Kiên quyết loại bỏ các cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực
hoặc điều sang bộ phận khác nếu thiếu chuyên môn nghiệp vụ
4.3.3 Giải pháp về cơ cấu tổ chức, quản lý của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ 4.3.4 Tăng cường các phương pháp kiểm tra kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
4.4 Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
4.4.1 Về nhân sự đối với phòng KTKSNB
Trang 214.4.2 Tăng cường ứng dụng công nghệ tin học trong kiểm soát hoạt động tín dụng từ xa
4.5 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
4.6 Những đóng góp của đề tài nghiên cứu
4.7 Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai
KẾT LUẬN
Trang 22LÊ THỊ HƯƠNG
HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY
HÀ NỘI, NĂM 2014
Trang 23CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong mô hình quản trị ngân hàng thương mại, kiểm soát nội bộ luôn là mộtyếu tố mang tính sống còn, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả.Đây là hệ thống các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức,được thiết lập để phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro và đảm bảo tất cảnhân viên phải tuân thủ đúng quy trình, quy định nội bộ đó
Tại Mỹ xu hướng triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ đã được phát triển từnăm 1992 khi COSO ban hành báo cáo về khung kiểm soát nội bộ Và được pháttriển mạnh mẽ hơn khi đạo Luật Sarbanes-Oxley ra đời năm 2002 thể hiện sự quantâm của chính phủ về việc phải triển khai một phương pháp bài bản, hệ thống đểkiểm soát nội bộ hoạt động đối với những tổ chức có mức độ ảnh hưởng mạnh mẽđến xã hội
Tại Việt Nam, ngày 01/08/2006 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyếtđịnh số 36/2006/QĐ-NHNN về quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tíndụng Nhưng phải đến ngày 29/12/2011 khi lần đầu tiên Ngân hàng nhà nước đãban hành Thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ vàkiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nhà nước
đã nâng kiểm soát nội bộ lên đúng tầm và vai trò quan trọng của nó
Trong những năm gần đây, nền kinh tế trên thế giới và trong nước gặp rấtnhiều khó khăn Năm 2011, 2012 là năm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu.Trong khi Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai thì bóng đen suy thoái kinh
tế tiếp tục đe dọa nước Mỹ, khủng hoảng nợ công diễn ra trên diện rộng ở khu vựcđồng tiền chung Euro, các nền kinh tế lớn đều tăng trưởng chậm lại, thất nghiệptăng cao, sức mua hạn chế Trong nước, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệpgặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng,hàng chục nghìn doanh nghiệp bị giải thể phá sản Hệ thống ngân hàng đang trong
Trang 24quá trình tái cơ cấu cũng gặp nhiều trở ngại, tăng trưởng tín dụng thấp so với mụctiêu Ngân hàng Nhà nước đề ra, nợ xấu gia tăng.
Sang năm 2013, nền kinh tế thế giới mặc dù còn nhiều bất ổn nhưng đã códấu hiệu phục hồi, thị trường tài chính toàn cầu diễn biến tương đối ổn định Trongnước, với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp của Chính phủ và NHNN, mặtbằng lãi suất giữ ở mức thấp, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát ở mức 6,6% thấp hơnmức 6,81% của năm 2012, tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 5,42%, cao hơn mức tăngtrưởng 5,25% của năm 2012 Tuy nhiên, tổng cầu của nền kinh tế còn yếu, nợ xấucủa hệ thống ngân hàng còn cao Cụ thể: nợ xấu cuối năm 2013 của Ngân hàngTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là 1,98%, Ngân hàng TMCP Quân Đội là 2,5%,Ngân hàng TMCP Á Châu là 3,02%, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam(PVcomBank) là 5,07%
Trước vòng xoáy của khủng hoảng kinh tế Ngân hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam(NHTMCPCTVN) cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởngcủa nó Đặc biệt NHTMCPCTVN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nêncàng bị ảnh hưởng nặng nề bởi những biến động và bất ổn của nền kinh tế Mộttrong những hoạt động của ngân hàng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của khủnghoảng kinh tế là hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợinhuận chủ yếu cho ngân hàng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất Do vậy màkiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng là hết sức cầnthiết Cùng với triết lý kinh doanh an toàn, hiệu quả và bền vững đặt ra yêu cầu cấpbách cho kiểm soát nội bộ làm thế nào để hạn chế rủi ro hoạt động tín dụng, nângcao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Trước yêu cầu đó tác giả chọn đề tài:
“Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình.
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Kiểm soát nội bộ là một trong những hoạt động quan trọng trong ngân hàngthương mại Đặc biệt hoạt động tín dụng ngân hàng là một trong những lĩnh vực
Trang 25ngành nghề tiềm ẩn rủi ro cao nhất, chỉ có thể kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụngmới có thể phát hiện, kiểm soát rủi ro đảm bảo an toàn kinh doanh cho ngân hàng.Trong thời gian qua, có rất nhiều các công trình nghiên cứu đến kiểm soát nội bộcủa các Ngân hàng thương mại nói chung , cũng như hoạt động tín dụng nói riêng.Các tác giả đã đưa ra khá rõ cơ sở lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểmsoát nội bộ hoạt động tín dụng, thực trạng và những tồn tại trong việc kiểm soát nội
bộ hoạt động tín dụng, từ đó các tác giả cũng đã đưa ra giải pháp về hoàn thiện kiểmsoát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng như:
Năm 2009, với đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế: “Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay tại Ngân hàng Công thương Việt Nam” của Nguyễn
Danh Sơn, trường Đại học kinh tế Quốc dân
Theo kết cấu của đề tài nghiên cứu, tác giả đã hệ thống được cơ sở lý luận vềkiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay trongNHTM nói riêng
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt độngcho vay tại NHCT Việt Nam, tác giả đã đánh giá được một số kết quả đạt được, tìm
ra được tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong công tác kiểm soát nội bộ hoạtđộng cho vay tại NHCT Việt Nam Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số giải phápnhằm tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại NHCT Việt Nam
Tuy nhiên, với đề tài nghiên cứu trên, tác giả chưa nêu ra được mối liên hệgiữa hoạt động tín dụng với các rủi ro bên ngoài như do sự biến động của của kinh
tế, môi trường pháp lý…cũng như chưa đánh giá, phân tích khách hàng sau khi chovay Do vậy, các giải pháp của tác giả đưa ra chưa xây dựng được hệ thống kiểmsoát nội bộ họat động cho vay hoàn chỉnh
Năm 2010, với đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với tăng cường kiểm soát hoạt động tín dụng tại Vietcombank Thành Công” của Ngô Thị Thanh Huyền, trường Đại học kinh tế Quốc dân.
Nội dung luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng của hệ thống kiểm soátnội bộ tại Vietcombank Thành Công Qua đó, chỉ ra những mặt được và hạn chế
Trang 26cũng như nguyên nhân của hạn chế trong việc tăng cường kiểm soát hoạt động tindụng tại Vietcombank Thành Công.
Tuy nhiên, với đề tài luận văn trên, các giải pháp hoản thiện hệ thống kiểmsoát nội bộ với tăng cường kiểm soát hoạt động tín dụng của tác giả chỉ phù hợp vớiphạm vi của Vietcombank Thành Công, khó có thể nhân rộng áp dụng với ngânhàng TMCP khác
Đề tài luận văn thạc sỹ của Học viên cao học Ngô Thị Thúy Lan (2011)
“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” Luận văn đã đi sâu vào phân tích các yếu tố
cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam Tuy nhiên đề tài mới chỉ đưa ra các giải pháp hoàn thiện các yếu
tố cấu thành mà chưa đưa ra được quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
Đề tài luận văn thạc sỹ của Học viên cao học Dương Thị Thanh Hải (2011)
“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” Luận văn đã nêu được thực trạng, hạn chế, nguyên nhân của hệ
thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và đưa ra cácgiải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam Tuy nhiên, luận văn phân tích toàn bộ các hoạt động củangân hàng TMCP Công thương Việt Nam mà không đi sâu vào kiểm soát nội bộhoạt động tín dụng
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã có những nghiêncứu cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Từ việcphân tích và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng mìnhnghiên cứu, các luận văn cũng đưa ra một số biện pháp hoàn thiện hệ thống kiểmsoát nội bộ Tuy nhiên các tác giả chưa đưa ra được các giải pháp phù hợp theothông lệ quốc tế mà chỉ đưa ra được các giải pháp chung chung về các yếu tố cấuthành hệ thống kiểm soát nội bộ Mặt khác với hệ thống và cơ cấu tổ chức của mỗingân hàng khác nhau, cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của các quy định, quy trình,chính sách, cơ cấu tổ chức để phù hợp với từng thời kỳ của Ngân hàng thương mại
Trang 27thì các phương pháp và quy trình kiểm soát nội bộ cũng khác nhau Trên cơ sở kếthừa những kết quả mà các luận văn nêu trên đã đạt được, đồng thời bằng việcnghiên cứu tìm hiểu nghiêm túc của bản thân tác giả, tác giả đã làm đề tài luận văn
“Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam” Luận văn sẽ phân tích cụ thể quy trình, nội dung kiểm soát nội
bộ hoạt động tín dụng tại NHTMCPCTVN, tìm ra những nguyên nhân hạn chếtrong công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTMCPCTVN, từ đó đưa
ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung, quy trình kiểm soát nội bộ hoạt độngtín dụng tại NHTMCPCTVN
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về việc hoàn thiện kiểm soát nội
bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại, luận văn hướng tới 3 mục tiêu cụthể sau:
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận chung về KSNB, Luận văn phân tích quytrình, phương pháp KSNB hoạt động tín dụng trong NHTM
Khảo sát và phân tích thực trạng tình hình kiểm soát nội bộ hoạt động tíndụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Đề xuất giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tíndụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Qua đó hạn chế rủi ro tín dụng,giúp ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã đề cập ở trên, nội dung đề tài luậnvăn cần trả lời được những câu hỏi đặt ra như sau:
Lý luận về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng thươngmại cổ phần Công thương Việt Nam là gì?
Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng thươngmại cổ phần Công thương Việt Nam như thế nào ?
Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại
Trang 28NHTMCPCTVN cần những giải pháp gì để hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt độngtín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong thời gian tới?
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tạiNgân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định cụ thể về không gian và thờigian; Không gian nghiên cứu là các chi nhánh trong nước của Ngân hàng thươngmại cổ phần Công thương Việt Nam; Thời gian khảo sát từ năm 2011 đến năm2013
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp với cả dữ liệu sơcấp và thứ cấp:
Dữ liệu sơ cấp: Gồm những ghi chép thu thập được thông qua các phươngpháp kỹ thuật cụ thể như phân tích, quan sát và phỏng vấn Ban Lãnh đạo chi nhánh,cán bộ kiểm soát nội bộ, các trưởng/ phó phòng liên quan đến hoạt động tín dụng,các cán bộ tín dụng NHTMCPCTVN về nhận thức và quan điểm về KSNB hoạtđộng tín dụng, mức độ hài lòng với công việc, góp ý về quy trình cấp tín dụng hiệntại, góp ý về bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban liên quan đếnhoạt động tín dụng Trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị cụ thể về hoàn thiện KSNBhoạt động tín dụng
Tác giả đã kết hợp quan sát trực tiếp hoạt động kiểm soát tín dụng tại cácphòng, ban của Chi nhánh NHTMCPCT, như: hoạt động kiểm soát trước cho vay,trong quá trình ra quyết định cho vay, hoạt động giải ngân, kiểm soát sau cho vay,hoạt động kiểm soát của cán bộ kiểm tra tín dụng…xem xét trực tiếp các dấu hiệukiểm soát để lại trên hồ sơ tín dụng, chứng từ kế toán để phân tích và đánh giákhách quan hơn
Tác giả còn thực hiện phỏng vấn trực tiếp các thành viên trong Ban Giámđốc chi nhánh, cán bộ các phòng/ban (phòng Khách hàng doanh nghiệp, phòngKhách hàng cá nhân, phòng Kế toán, Phòng giao dịch có cho vay, phòng Tiền tệ
Trang 29kho quỹ), Lãnh đạo Phòng kiểm soát khu vực, cán bộ kiểm tra tại Chi nhánhNHTMCPCTVN.
Dữ liệu thứ cấp gồm nhiều loại tài liệu:
- Luận văn sử dụng nguồn sử dụng dữ liệu thu thập từ các tài liệu, thông tinnội bộ: Quy trình xét cấp tín dụng của NHTMCPCTVN, quy chế hoạt động của hệthống kiểm soát nội bộ NHTMCPCTVN, báo cáo thường niên của NHTMCPCTVNcác năm 2011, 2012, 2013, cơ cấu tổ chức, những tài liệu sổ sách kế toán và chứng
từ về hoạt động kiểm soát tín dụng đã và đang được tiến hành tại các Chi nhánhNHTMCPCTVN…
- Nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài: Chuẩn mực kế toán, thông tư số44/4011/TT-NHNN ngày 29/12/2011; Các giáo trình, tài liệu về kiểm soát nội bộ;Các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài nghiên cứu
Phương pháp xử lý dữ liệu gồm phương pháp phân tích định tính/ nghiêncứu tình huống kết hợp với các phương pháp khái quát hóa, tổng hợp và phân tíchnhững nguyên lý cơ bản về KSNB hoạt động tín dụng phù hợp với đặc thù củaNHTMCPCTVN để đưa ra những đánh giá cụ thể về thực trạng KSNB hoạt độngtín dụng tại NHTMCPCTVN Trên cơ sở đó, Luận văn đưa ra các kiến nghị cụ thể
về hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Trên phương diện lý luận: Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản
về KSNB hoạt động tín dụng trong lĩnh vực ngân hàng, Luận văn góp phần pháttriển lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng KSNB hoạt động tín dụngtrong các Ngân hàng, đặc biệt là các Ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước
Trên phương diện thực tiễn: Luận văn đã phân tích thực trạng và đưa ranhững giải pháp góp phần hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng tạiNHTMCPCTVN, qua đó hạn chế rủi ro hoạt động tín dụng ngân hàng, giúp ngânhàng phát triển bền vững
Trang 301.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được chia làm 4 chương như sau:
Chương 1: Giơí thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngânhàng thương mại
Chương 3: Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàngTMCP Công Thương Việt Nam
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tạiNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Trang 31CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng trong Ngân hàng thương mại
2.1.1 Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn
bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan Hoạt động ngânhàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thườngxuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụthanh toán Nhìn chung ngân hàng thương mại có ba chức năng cơ bản sau:
- Chức năng trung gian tài chính, bao gồm trung gian tín dụng và trung gianthanh toán giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế
- Chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăngkhối tiền tệ cho nền kinh tế
- Chức năng sản xuất bao gồm việc huy động vốn và sử dụng các nguồn lực
để tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế
2.1.2 Đặc điểm hoạt động tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngânhàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.Hoạt động tín dụng bao gồm các hoạt động sau: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, baothanh toán và hoạt động tín dụng khác Và nó có ba nội dụng chính sau: Có sựchuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng; Sựchuyển nhượng này có thời hạn; Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí
Ngoài ra, trong quan hệ tín dụng ngân hàng, ngân hàng cho vay và người đivay còn phải tuân thủ nguyên tắc sau:
Trang 32Thứ nhất: Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng Khi giải quyết đề nghị vay vốn ngân hàng phải nắm rõ các thông tin về kháchhàng Phân tích, thẩm định để ra quyết định cho vay vốn, tránh cấp tín dụng khônghiệu quả gây rủi ro mất vốn Đồng thời thường xuyên kiểm tra giám sát việc sửdụng vốn vay sau giải ngân đảm bảo vốn vay sử dụng hiệu quả, đúng mục đích
Thứ hai: Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng Ngân hàng vừa là người đi vay (trong huy động vốn) vừa là ngườicho vay Do đó mà ngân hàng phải tìm cách sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy độngcủa mình để đảm bảo khả năng chi trả cả vốn lẫn lãi cho số tiền đã huy động vừađảm bảo yêu cầu lợi nhuận để duy trì hoạt động của ngân hàng Ngân hàng phải có
sự chọn lọc để cung ứng vốn tín dụng một cách hợp lý, thỏa thuận thời gian cho vayphù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người đi vay trả được nợ, đảm bảo thu hồi
cả vốn lẫn lãi cho ngân hàng
Ngân hàng thương mại là đơn vị kinh doanh tiền tệ, do vậy rủi ro là điều khótránh khỏi Tín dụng là một hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại vàđem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, nhưng lại tiềm ẩn rủi ro rất lớn Rủi ro tíndụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu hồi được đầy đủ gốc và lãikhoản vay, hoặc không thanh toán được gốc, lãi đúng kỳ hạn so với thời gian quyđịnh trong hợp đồng tín dụng Rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khả năng phảiđối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp Điều này có thể làmgiảm hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí phá sản
Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, các ngân hàng thiếu
đa dạng trong kinh doanh các dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ còn nghèonàn Vì vậy, tín dụng là là hoạt động chính của ngân hàng thương mại nên rủi ro tíndụng là một nhân tố hết sức quan trọng , đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năngphân tích, đánh giá và quản lý rủi ro hiệu quả
Hiện nay trong tình hình kinh tế khó khăn, rủi ro tín dụng tăng cao, quản trịrủi ro tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống ngân hàng thương mại
Do vậy việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
Trang 33nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại là vô cùng quan trọng,
và bức thiết
2.2 Khái quát về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại
2.2.1 Lý luận chung về kiểm soát trong quản lý
2.2.1.1 Khái niệm về kiểm soát
Theo các tác giả Schoderbek, Cosier và Aplin (1988), kiểm soát là hoạt động
đánh giá và chỉnh sửa những lệch lạc từ tiêu chuẩn Do đó, kiểm soát bao gồm cáchoạt động: Thiết lập tiêu chuẩn, đánh giá thực tế bằng cách so sánh thực tế với tiêuchuẩn, và chỉnh sửa những lệch lạc từ thực tế so với tiêu chuẩn đã xác lập Về bảnchất, kiểm soát là sự đo lường thực tế hoạt động so với tiêu chuẩn đã xác lập nhằmmục tiêu điều chỉnh nếu cần
Tác giả Jones và George (2003) cho rằng kiểm soát là quá trình nhà quản lý
giám sát và điều tiết tính hiệu quả và hiệu lực của một tổ chức và các thành viêntrong việc thực hiện các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức Tuy nhiên,kiểm soát không có nghĩa là chỉ phản ứng lại những sự kiện sau khi đã xảy ra Kiểmsoát cũng có nghĩa là giữ cho tổ chức theo đúng hướng và dự báo các sự kiện có thểxảy ra
Theo từ điển Tiếng Việt (1996) kiểm soát là sự xem xét để phát hiện, ngăn
chặn những gì trái với quy định
Nguyễn Quang Quynh và Nguyễn Thị Phương Hoa (2010) đã đưa ra một
định nghĩa chung về kiếm soát: “Kiểm soát là quá trình đo lường, đánh giá và tácđộng lên đối tượng kiểm soát nhằm bảo đảm mục tiêu, kế hoạch của tổ chức đượcthực hiện một cách có hiệu quả” [9]
Do vậy, kiểm soát là một tiến trình đo lường kết quả thực hiện so sánh vớiđiều đã được hoạch định, đồng thời sửa chữa các sai lầm để đảm bảo việc đạt đượcmục tiêu theo kế hoạch đã được đề ra
2.2.1.2 Vai trò của kiểm soát
Kiểm soát có vai trò rất quan trọng trong quản lý, cụ thể:
Trang 34- Giúp các nhà quản lý biết được tiến độ phát triển công việc, phát hiện nhữngsai sót để điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra Thông qua kiểm soátcác nhà quản lý nắm bắt được tiến độ và mức độ thực hiện của các thành viên trongmột bộ phận của tổ chức và của các bộ phận trong tổ chức đó, đồng thời nắm bắt vàkiểm soát được chất lượng công việc được hoàn thành, từ đó phát hiện ra các ưunhược điểm và hạn chế trong toàn bộ hoạt động của tổ chức và quy trình quản lý Qua
đó, các nhà quản lý đưa ra các giải pháp thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra
- Kiểm soát cung cấp các căn cứ cụ thể để hoàn thiện các quyết định quản lý.Nhờ có kiểm soát mà nhà quản lý biết được quyết định, mệnh lệnh được ban hành
có phù hợp hay không, từ đó có sự điều chỉnh
- Kiểm soát tạo điều kiện để đề ra mục tiêu mới, kế hoạch mới, cải thiện cơcấu tổ chức nhân sự và thay đổi về kỹ thuật điều khiển
- Kiểm soát còn giúp nhà quản lý đánh giá được chất lượng công việc củanhân viên, từ đó kịp thời hỗ trợ Giám sát hành vi của nhân viên giúp nhà quản lýxác định cách thức tăng cường hoạt động của nhân viên, thông qua bộc lộ nhữnglĩnh vực ở đó đào tạo kỹ năng có thể hỗ trợ cho nhân viên hoặc tìm ra sản phẩm mớicho phép nhân viên làm việc tốt hơn Khi nhân viên biết hoạt động của họ bị giámsát họ sẽ có động lực để duy trì sự tích cực trong công việc
2.2.1.3 Quy trình kiểm soát
Kiểm soát quản lý là một hệ thống phản hồi bao gồm các bước:
- Xây dựng các tiêu chuẩn và chọn phương pháp đo lường kết quả thựchiện: tiêu chuẩn là những mục tiêu, chỉ tiêu mà nhà quản lý đặt ra trong quản trị, cóthể diễn tả bằng chỉ tiêu định tính hay định lượng Tiêu chuẩn đạt ra phải hợp lý và
có khả năng thực hiện được Phương pháp đo lường việc thực hiện cần được xâydựng càng chính xác càng tốt
- Đo lường việc thực hiện: để phát hiện ra sự sai lệch hoặc nguy cơ sự sailệch, làm cơ sở cho việc xác định các biện pháp điều chỉnh
- Điều chỉnh sai lệch: khi phát hiện ra sai lệch cần phân tích sự kiện, tìmhiểu nguyên nhân sai lệch, từ đó điều chỉnh sai lệch
Trang 35Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm soát
2.2.2 Kiểm soát nội bộ
2.2.2.1 Các khái niệm về kiểm soát nội bộ
Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi íchnhư: giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh, bảo vệ tài sản,thông tin…, đảm bảo tính chính xác của các số liệu, đảm bảo mọi thành viên tuânthủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức cũng như các quy định củapháp luật, đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạtđược mục tiêu đặt ra Ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp đều nhận thức đượcvai trò của hệ thống KSNB Đặc biệt là các Ngân hàng thương mại khi mà các hoạtđộng kinh doanh luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao thì KSNB là bộ phận quan trọngtrong quản trị rủi ro của ngân hàng
Theo liên đoàn kiểm toán quốc tế (The International Federation ofAccountat- IFAC) thì: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là kế hoạch của đơn vị và toàn
bộ các phương pháp, các bước công việc mà các nhà quản lý doanh nghiệp tuântheo Hệ thống kiểm soát nội bộ trợ giúp cho các nhà quản lý đạt được mục tiêu mộtcách chắc chắn theo trình tự và kinh doanh có hiệu quả kể cả việc tôn trọng các quychế quản lý; giữ an toàn tài sản, ngăn chặn, phát hiện sai phạm và gian lận; ghi chép
kế toán đầy đủ, chính xác, lập báo cáo tài chính kịp thời, đáng tin cậy”
Xây dựng tiêu chuẩn
Và lựa chọn phương pháp đo lường
Xây dựng tiêu chuẩn
Và lựa chọn phương pháp đo lường
Đo lường kết quả thực hiện và đối
chiếu với tiêu chuẩn
Đo lường kết quả thực hiện và đối
chiếu với tiêu chuẩn
Điều chỉnh sai lệch
Điều chỉnh sai lệch
1
1
Điều chỉnh bước 1 Phản hồi
Trang 36Viện kiểm toán độc lập Hoa kỳ (American institute of Certificated PublicAccountant – AICPA) định nghĩa kiểm soát nội bộ như sau: “Kiểm soát nội bộ baogồm kế hoạch của tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp và đo lường đượcthừa nhận trong doanh nghiệp để bảo đảm an toàn tài sản của họ, kiểm tra sự phùhợp và độ tin cậy của dữ liệu kế toán, tăng cường tính hiệu quả của hoạt động vàkhuyến khích việc thược hiện các chính sách quản lý lâu dài”.
Hội kế toán Anh quốc (England Association of Accountant- EAA) địnhnghĩa về hệ thống kiểm soát nội bộ như sau: “Một hệ thống kiểm soát toàn diện cókinh nghiệm tài chính và các lĩnh vực khác nhau được thành lập bởi Ban quản lýnhằm:
Tiến hành kinh doanh của đơn vị trong trật tự và có hiệu quả
Đảm bảo tuân thủ tuyệt đối đường lối kinh doanh của Ban quản trị
Giữ an toàn tài sản
Đảm bảo tính toàn diện và chính xác của số liệu hạch toán, những thànhphần riêng lẻ của hệ thống kiểm soát nội bộ được coi là hoạt động kiểm tra hoặchoạt động kiểm tra nội bộ”
Văn bản hướng dẫn kiểm toán quốc tế số 6 được Hội đồng Liên hiệp các nhà
kế toán Malaysia (Malaysian Institute of Accountant – MIA) đưa ra khái niệm nhưsau: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là cơ cấu tổ chức cộng với những biện pháp, thủtục do Ban quản trị của một tổ chức thực thể chấp nhận, nhằm hỗ trợ thực thi mụctiêu của Ban quản trị đảm bảo tăng khả năng thực tiễn tiến hành kinh doanh trongtrật tự và có hiệu quả bao gồm: tuyệt đối tuân theo đường lối của Ban quản trị; bảo
vệ tài sản; ngăn chặn và phát hiện gian lận, sai lầm; đảm bảo tính chính xác, toàndiện số liệu hạch toán, xử lý kịp thời và đáng tín cậy số liệu thông tin tài chính.Phạm vi của hệ thống KSNB còn vượt ra ngoài những vấn đề có liên quan trực tiếpvới chức năng của hệ thống kế toán Mọi nguyên lý riêng của hệ thống KSNB đượcxem như hoạt động của hệ thống và được hiểu là KSNB”
Theo Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel committee on bankingsupervision): Kiểm soát nội bộ được xây dựng nhằm bảo đảm từng rủi ro chủ yếu
Trang 37đều có chính sách, quy trình hay phương pháp quản lý, cũng như có biện pháp kiểmsoát để đảm bảo chính sách, quy trình hoặc phương pháp đó được áp dụng và thựchiện như dự định Vì vậy, KSNB góp phần đảm bảo sự trung thực, tuân thủ và hiệuquả của quy trình hoạt động KSNB giúp mang lại sự yên tâm rằng các thông tin vềtài chính và quản lý là đáng tin cậy, kịp thời và đầy đủ và rằng ngân hàng tuân thủcác quy định khác nhau, bao gồm các luật lệ và quy định hiện hành Để tránh cáchoạt động vượt thẩm quyền của cá nhân hoặc thậm chí lừa đảo, KSNB cũng cầnkiểm tra sự hợp lý sự thận trọng của cán bộ quản lý và nhân viên Việc soát xét củaKSNB cũng phải xác định được mức độ ngân hàng tuân thủ chính sách và thủ tụccủa công ty, cũng như các quy định luật lệ hiện hành
Định nghĩa do COSO (Committee of Sponsoring Organization) đưa ra năm1992: Kiểm soát nội bộ là một quá trình do con người quản lý, hội đồng quản trị vàcác nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảohợp lý nhằm thực hiện mục tiêu dưới đây: Báo cáo tài chính đáng tin cậy; Các luật
lệ và quy định được tuân thủ; hoạt động hữu hiệu và hiệu quả Trong đó:
KSNB là một quá trình, bởi: Hệ thống KSNB không chỉ là một thủ tục haymột chính sách được thực hiện ở một vài thời điểm nhất định mà được vận hànhliên tục ở tất cả mọi cấp đội trong doanh nghiệp
KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người: Vì KSNB không chỉ lànhững chính sách, thủ tục, biểu mẫu đơn điệu, độc lập…mà phải bao gồm cả yếu tốcon người- Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, nhân viên của tổ chức Chính conngười định ra mục tiêu kiểm soát và thiết lập nên cơ chế kiểm soát và vận hànhchúng Cụ thể: Hội đồng quản trị và các nhà quản trị cấp cao chịu trách nhiệm choviệc thiết lập một văn hóa phù hợp nhằm hỗ trợ cho quy trình kiểm soát nội bộ hiệuquả, giám sát tính hiệu quả của hệ thống này một cách liên tục Tất cả các thànhviên của tổ chức đều tham gia vào quy trình này
Không thể yêu cầu tuyệt đối thực hiện được các mục tiêu đối với kiểm soátnội bộ mà chỉ có thể yêu cầu cung cấp một sự đảm bảo hợp lý trong việc thực hiệnmục tiêu Nguyên nhân bởi luôn có khả năng tồn tại những yếu kém xuất phát từ sai
Trang 38lầm của con người khi vận hành hệ thống kiểm soát, dẫn đến việc không thực hiệnđược mục tiêu Việc KSNB có thể làm ngăn chặn và phát hiện sai phạm nhưngkhông thể đảm bảo chắn chắn sẽ không xảy ra sai phạm nữa Bên cạnh đó, quyếtđịnh của KSNB còn tùy thuộc vào nguyên tắc cơ bản: sự đánh đổi lợi ích – chi phí,chi phí kiểm soát không vượt quá lợi ích mong đợi từ quá trình kiểm soát Vì vậy,KSNB chỉ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý, chứ không đảm bảo tuyệt đối là cácmục tiêu sẽ được thực hiện.
Theo Chuẩn mực số 400 - Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, “Hệthống kiểm soát nội bộ là các quy định, các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểmtoán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định;Kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; Lập báo cáo tài chínhtrung thực và hợp lý; Bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị Hệthống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủtục kiểm soát”
Như vậy có rất nhiều khái niệm KSNB khác nhau nhưng tất cả đều khẳngđịnh rằng KSNB là tập hợp bao gồm các chính sách, quy trình, quy định, các thông
lệ, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp được thiết lập nhằm giám sát các hoạt động củadoanh nghiệp, ngăn ngừa, phát hiện và giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động củadoanh nghiệp KSNB tốt sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro không mongmuốn và là nền tảng giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, an toàn và bền vững
2.2.2.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại
Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức được thiết lập nhằm thực hiện cácmục tiêu, chính sách lớn của tổ chức, thông qua việc thực hiện các mục tiêu cụ thể,chủ yếu sau đây:
- Bảo đảm hiệu quả và an toàn trong hoạt động Các quá trình kiểm soáttrong đơn vị được thiết kế nhằm phát hiện ra những hoạt động kém hiệu quả gây ra
sự lãng phí trong doanh nghiệp Từ đó có những giải pháp loại bỏ, thay đổi dể đảmbảo hiệu quả và an toàn trong hoạt động
- Bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế, an
Trang 39toàn và có hiệu quả Đối với doanh nghiệp bảo vệ tài sản là bảo vệ tài sản hữu hình
và tài sản vô hình của doanh nghiệp, chúng có thể bị mất cắp, lợi dụng, hư hại nếukhông được kiểm soát kịp thời Đối với Ngân hàng là một đơn vị kinh doanh tiền tệ,
do vậy mà quản lý bảo quản tài sản là vô cùng quan trọng Không chỉ có tài sản củangân hàng mà còn có tài sản của khách hàng như: các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiềngửi thanh toán, tài sản bảo đảm, tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng tại ngânhàng Tài sản của ngân hàng không chỉ ở trong ngân hàng mà còn nằm ở bên ngoàingân hàng, đó là các khoản cho vay, đầu tư Do vậy mà ngân hàng phải sử dụng hệthống công nghệ thông tin hiện đại để bảo đảm sự bảo mật của hệ thống, kiểm soátchặt chẽ các rủi ro có thể xảy ra
- Bảo đảm hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp
lý, đầy đủ và kịp thời Các thông tin tài chính, thông tin quản lý là căn cứ ra cácquyết định kinh tế cho các nhà quản lý Các thông tin này cần phải chính xác, trungthực, khách quan thì việc ra quyết định quản lý mới đúng đắn giúp doanh nghiệpphát triển Đối với ngân hàng việc cung cấp các thông tin về khách hàng như: tìnhhình kinh doanh, tiềm lực tài chính, ngành nghề kinh doanh… là căn cứ để ra cácquyết định tín dụng
- Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các cơ chế, quy trình, quy định nội bộ.Các ngân hàng thương mại phải tuân thủ theo các quy định của NHNN: Quy định
về ngoại hối, lãi suất huy động, cho vay…Do vậy đòi hỏi các cán bộ, nhân viên phảituân thủ đúng quy định của pháp luật và quy chế nội bộ Ngoài ra hệ thống kiểmsoát nôi bộ còn ngăn chặn, phát hiện kịp thời được những sai phạm và gian lậntrong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, những rủi ro đạo đức liên quan đến cán
bộ Qua đó bảo đảm an toàn tài sản của ngân hàng và của khách hàng
Trong các ngân hàng thương mại, kiểm soát nội bộ đang giữ một vai trò vôcùng quan trọng, kiểm soát nội bộ giúp cho các nhà quản trị quản lý hiệu quả hơncác nguồn lực kinh tế của ngân hàng mình như: tài sản, con người…góp phần hạnchế tối đa những rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thờigiúp ngân hàng phát triền bền vững Đối với hoạt động tín dụng ngân hàng, hoạt
Trang 40động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, ban lãnh đạo ngan hàng đặc biệtchú trọng tới công tác quản lý, giám sát hoạt động này Kiểm soát hoạt động tíndụng giúp hoạt động tín dụng phát triển và đi đúng hướng đã vạch ra, đồng thờigiúp các nhà quản lý đánh giá được sự hợp lý của các chính sách ngân hàng đưa ratrong từng thời kỳ, điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp với thực tiễn Từ đó giúpngân hàng giảm thiểu các rủi ro tín dụng ngân hàng, tăng khả năng sinh lời, đạtđược các mục tiêu đã đặt ra của nhà quản lý.
2.2.2.3 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động củacác tổ chức Các NHTM xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm 5 yếu tốchính: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thôngtin và cơ chế trao đổi thông tin, hệ thống giám sát và thẩm định
a) Môi trường kiểm soát: là những yếu tố của tổ chức ảnh hưởng đến hoạt
động của hệ thống kiểm soát nội bộ và là các yếu tố tạo ra một môi trường trong đótoàn bộ các thành viên của tổ chức có nhận thức được tầm quan trọng của hệ thốngkiếm soát nội bộ hay không
Môi trường kiểm soát là nhân tố nền tảng trong hệ thống kiểm soát nội bộđồng thời chi phối đến các nhân tố khác cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ.Những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kiểm soát bao gồm:
Tính trung thực, giá trị đạo đức và năng lực làm việc của nhân viên trongngân hàng Sự phát triển của một ngân hàng luôn gắn liền với đội ngũ nhân viên.Mỗi nhân viên là một chi tiết cấu thành nên bộ máy của ngân hàng Vì vậy, tínhtrung thực và giá trị đạo đức của nhân viên cao sẽ tạo ra môi trường thuận lợi đểliên kết và phát huy sức mạnh tập thể giúp ngân hàng hoàn thành kế hoạch, đạtđược mục tiêu của mình Đội ngũ nhân viên là chủ thể trực tiếp thực hiện mọi thủtục trong kiểm soát của ngân hàng Nếu nhân viên có năng lực, tin cậy, học vấn cao,nhiều quá trình kiểm soát có thể không được thực hiện thì vẫn đảm bảo được cácmục tiêu đặt ra của kiểm soát nội bộ Bên cạnh đó, mặc dù đơn vị có thiết kế và vận