1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Tiểu luận Đào tạo và phát triển nhân viên

24 250 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 284,5 KB

Nội dung

ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống chúng ta rất nhiều lúc cần đến sự góp ý cũng như tranh luận từ người khác. Điều này sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn toàn diện nhất về những vấn đề mình gặp phải và tìm cách giải quyết nó chính xác, nhanh gọn. Con người không ai toàn diện và hoàn hảo, chúng ta phải cố gắng từng ngày để hoàn thiện mình. Không ai có thể làm tốt mọi việc đến nỗi không tìm thấy một thiếu sót nào cả. Cách tốt nhất để chúng ta nhìn nhận lại những thiếu sót của mình là từ những góp ý, phản hồi của người khác và người khác cũng vậy! Điều đầu tiên chúng ta nên làm không phải là chê bai công việc của họ hay kết quả mà họ đạt được mà nên chân thành chia sẻ những ghi nhận của bạn với điều mà họ đang làm! Việc này sẽ khiến cho người nhận sự góp ý cảm thấy mình được trân trọng và đánh giá đúng mức! Chúng ta hãy nhận xét một cách khách quan và trung thực về những vấn đề cần đánh giá! Đặc biệt là trong môi trường làm việc hiện đại như ngày nay thì việc đưa ra các thông tin phản hồi lại càng cấp thiết, nhất là trong các chương trình đào tạo của tổ chức, doanh nghiệp vì nó sẽ giúp cho những đối tượng liên quan như học viên và giảng viên chấn chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi một cách kịp thời và hoạt động đào tạo đạt hiệu quả, đúng theo mục tiêu mà tổ chức đề ra. NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 1 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I.CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 1)Khái niệm 3 2)Mục đích 3 3)Lợi ích của việc cung cấp thông tin phản hồi 3 II.ĐƯA RA THÔNG TIN PHẢN HỒI GIỮA HỌC VIÊN/GIẢNG VIÊN 4 1)Mô hình hệ thống về chu trình đào tạo 4 2)Quy trình đưa ra thông tin phản hồi 5 a)Thu thập thông tin 5 i)Nguồn thông tin 5 ii)Các nội dung thông tin phản hồi 6 b)Phản hồi thông tin 6 i)Khi nào đưa ra thông tin phản hồi? 6 ii)Phương pháp phản hồi thông tin 7 iii)Các ảnh hưởng về TT phản hồi có thể xảy ra 9 iv)Nguyên tắc phản hồi 9 v)Sai lầm cần tránh trong phản hồi thông tin 10 c)Phát triển kế hoạch hành động 11 i)Đánh giá thông tin phản hồi 11 ii)Xử lý thông tin phản hồi 12 III.VÍ DỤ THỰC TẾ 13 KẾT LUẬN 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 2 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1) Khái niệm Phản hồi thông tin là đưa ra các dữ liệu, các thông tin xác nhận lại hay đóng góp những ý kiến để phát triển những thông tin có được. Việc đưa ra thông tin phản hồi hiệu quả sẽ giúp nâng cao tinh thần làm việc cũng như thành tích làm việc. 2) Mục đích − Xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, phương pháp và phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại. − Tạo thêm kênh thông tin giúp giảng viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy − Tạo điều kiện để học viên được phản ánh tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện chính kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên. 3) Lợi ích của việc cung cấp thông tin phản hồi − Đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, nghĩa là học viên sau khi được đào tạo sẽ đáp ứng được yêu cầu của tổ chức, doanh nghiệp cũng như trong xã hội. − Giúp cho giảng viên kịp thời điều chỉnh các phương pháp giảng dạy sao cho hiệu quả để phù hợp với năng lực của học viên. − Giúp cho tổ chức đào tạo có cái nhìn toàn diện hơn, khách quan hơn về các mục tiêu quản lý đã xây dựng và quá trình triển khai thực hiện các kế hoạch. Ví dụ: Đối với các nhân viên mới, các doanh nghiệp thường hay tổ chức các khóa đào tạo giúp nâng cao kiến thức, trình độ, kinh nghiệm cho nhân viên. Tổ chức đào tạo sẽ tiến hành khảo sát các kiến thức đại cương cũng như là các kỹ năng mà nhân viên còn thiếu, ngay từ khi nhân viên mới vào làm để nắm vững trình độ nhân viên ở từng mảng kiến thức. Và trong các khóa học đó, nhân viên sẽ được nêu ra ý kiến, đóng góp thông tin phản hồi về nhiều vấn đề liên quan đến khóa đào tạo. Trên cơ sở thu thập thông tin phản hồi đó, tổ chức sẽ điều chỉnh hoạt động đào tạo sao cho phù hợp nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức đã đề ra. NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 3 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU II. ĐƯA RA THÔNG TIN PHẢN HỒI GIỮA HỌC VIÊN/GIẢNG VIÊN 1) Mô hình hệ thống chu trình đào tạo (Nguồn: Training in Organizations, Goldstein, 1993) Một khi chuyên gia đào tạo đã xác định nhu cầu đào tạo và chuẩn bị các mục tiêu hành vi, bước kế tiếp là xây dựng chương trình đào tạo thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra. Điều này được hoàn tất bằng cách lựa chọn phương pháp đào tạo và phát triển các tài liệu đào tạo nhằm truyền tải kiến thức và kỹ năng được xác định trong các mục tiêu thuộc về hành vi. Điều không kém phần quan trọng là làm thế nào để những người học hiểu được các nguyên tắc học. Các nguyên tắc này là cơ sở để thiết kế một chương trình đào tạo hiệu quả. Người lập kế hoạch đào tạo cũng cần quan tâm đến những nguyên tắc học để đảm bảo cho một chương trình đào tạo đạt chất lượng tốt. Để một chương trình đào tạo có hiệu quả, nó phải được thiết kế để kết hợp những nguyên tắc được đưa ra sau đây nhằm tạo thuận lợi cho quá trình học tập của học viên. Bao gồm: nguyên tắc củng cố, nguyên tắc tham gia, nguyên tắc thực hành, và nguyên tắc phản hồi. NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 4 1 3 2 Đánh giá nhu cầu đào tạo Xác định mục tiêu đào tạo Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp cùng với các nguyên tắc học Xây dựng các tiêu chuẩn đào tạo Tiến hành đào tạo Đánh giá kết quả đào tạo PHẢN HỒI ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU Trong đó, nguyên tắc phản hồi đóng vai trò rất quan trong trọng suốt quá trình đào tạo. Phản hồi là các thông tin ngược thông báo cho học viên biết kết quả của họ. Thông tin ngược cung cấp cho học viên các thông tin như kết quả của họ có đúng hay không và họ có tiến bộ hay không. Thông tin ngược cũng có thể củng cố những kết quả mong muốn hoặc những thay đổi về kết quả. Phản hồi là tiêu biểu cho cả việc động viên và việc học. Nếu phản hồi không được cung cấp, học viên có thể học những kỹ thuật sai hoặc đánh mất sự động viên để học. Phản hồi làm cho tiến trình học trở nên thích thú hơn, tối đa hoá sự sẵn sàng của học viên. Phản hồi cũng cần thiết cho mục tiêu duy trì hoặc cải thiện thành tích. Người đào tạo nên lập kế hoạch để đưa ra những thông tin phản hồi chính xác, thân thiện và khuyến khích ở giai đoạn đầu của chương trình đào tạo. Đầu tiên, người đào tạo nên đánh giá cao bất cứ cải thiện nào. Dần dần khi mà kỹ năng của học viên được gia tăng, người đào tạo nên tăng mức độ thành tích để được động viên, nhận được thông tin phản hồi. Vào cuối chương trình, người đào tạo nên dạy cho người học làm thế nào đánh giá thành tích của họ, và người học nên dịch chuyển sang hướng phản hồi từ chính những gì mà họ xây dựng hơn là phản hồi từ người khác. Điều này gia tăng khả năng của học viên có thể tiếp tục thực hiện một cách chính xác khi trở lại công việc. 2) Quy trình đưa ra thông tin phản hồi a) Thu thập thông tin i) Nguồn thông tin Học viên  Những nhân viên được tham gia đào tạo Giảng viên  Nguồn giảng viên bên trong  Người quản lý cấp cao, cấp trung  Người quản lý trực tiếp  Nhân viên lâu năm, có kinh nghiệm, thợ lành nghề (thợ bậc cao)  Nguồn giảng viên bên ngoài  Các giảng viên chuyên nghiệp (tại các cơ sở đào tạo, huấn luyện…)  Người quản lý tại các tổ chức, doanh nghiệp khác  Nhân viên lâu năm, thợ bậc cao tại các tổ chức, doanh nghiệp khác Tổ chức  Bộ phận phụ trách và chịu trách nhiệm về mảng đào tạo cho nhân viên NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 5 Thu thập thông tin Học viên, giảng viên cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề đào tạo Phản hồi thông tin Những cảm nhận và chia sẻ Phát triển kế hoạch hành động Tổ chức đào tạo sẽ xử lý thông tin thông qua các kế hoạch cụ thể để giải quyết các vấn đề liên quan ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU ii) Các nội dung thông tin phản hồi Phản hồi GIẢNG VIÊN TỔ CHỨC HỌC VIÊN GIẢNG VIÊN • Phong cách học của học viên • Khả năng tiếp thu của học viên • Kết quả đánh giá • Quá trình đào tạo • Thảo luận, trao đổi • Tích cực học tập • Đặt câu hỏi • Chia sẻ kinh nghiệm TỔ CHỨC • Mục tiêu đào tạo • Phong thái giảng dạy • Phương pháp dạy và học • Kích thích sáng tạo của học viên • Đánh giá công bằng • Khuyến khích phản hồi thông tin HỌC VIÊN • Nội dung giảng dạy • Phương pháp giảng dạy • Tài liệu học tập • Cách thức học tập • Thời gian giảng dạy • Trách nhiệm của giảng viên • Sự nhiệt tình của giảng viên • Năng lực giảng viên • Tác phong của giảng viên • Lắp đặt và trang trí phòng học • Hệ thống máy móc • Yêu cầu hỗ trợ chương trình đào tạo • Địa điểm đào tạo b) Phản hồi thông tin i) Khi nào đưa ra thông tin phản hồi? Phản hồi thông tin rất cần thiết. Nó cung cấp thông tin giúp người nhận phản hồi tự xem xét để điều chỉnh hành vi của mình nhằm nâng cao hiệu quả truyền tin. Ý kiến phản hồi là ý kiến xây dựng, không phê phán, chỉ trích. Nhưng khi nào là thời điểm tốt nhất để đưa ra thông tin phản hồi? Như đã nêu ở trên, phản hồi đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình đào tạo. Vì thế nó có thể diễn ra vào trước, trong hay sau quá trình đào tạo. Cụ thể như: Trước quá trình đào tạo: học viên có thể liên hệ văn phòng đại diện hoặc trung tâm để hỏi về thời gian, địa điểm học hay các thông tin tham khảo cần thiết trước khi lựa chọn chương trình học,… Ví dụ: Để biết được thông tin về khóa học, ngày giờ , địa điểm học,…của trung tâm tin học Trường đại học Tự nhiên, học viên có thể đến văn phòng của Trường đại học NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 6 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU Tự nhiên để hỏi thông tin hoặc gọi điện thoại đến phòng tin học của trường để tìm thông tin. Trong quá trình đào tạo: học viên có thắc mắc gì thì trong quá trình này có thể phản hồi thông tin để nhận lại được những thông tin mình cần như đặt câu hỏi để được giải đáp thắc mắc, tham khảo ý kiến,… Ví dụ: Trong suốt buổi học, khi giảng viên giảng bài, sinh viên có thắc mắc thì đặt câu hỏi để được giảng viên giải đáp. Sau quá trinh đào tạo: tại thời điểm này, có thể đưa ra những phản hồi thông tin để nhận xét, đánh giá hoặc đặt câu hỏi để được giải đáp thắc mắc… Ví dụ: sau khi hết học kỳ, Trường đại học Hùng Vương tổ chức quá trình đánh giá giảng viên bằng cách phát giấy để học viên làm một bản đánh giá về giảng viên đã dạy mình với các thông tin do Bộ quy định như giảng viên có tạo môi trường thuận lợi cho học viên học tập hay giáo trình giảng dạy có phù hợp,… Ví dụ khác: Một chuyên gia huấn luyện chuyên nghiệp thường lấy thông tin phản hồi giữa chương trình đào tạo, cuối chương trình và 3-4 tháng sau khi kết thúc chương trình. Anh ta sẽ hỏi những câu hỏi khác nhau, vào những thời điểm khác nhau và sẽ nhận được những câu trả lời cũng rất khác nhau. Với những thông tin lấy từ giữa chương trình anh ta có thể ngay lập tức hiệu chỉnh tài liệu và phương pháp tiến hành lớp học. Với những thông tin lấy sau khóa học sẽ giúp cho anh ta cải tiến các khóa học sẽ được triển khai trong tương lai. Và với những thông tin cập nhật sau đó nhiều tháng cho phép anh ta quyết định khả năng phát triển các khóa học của mình trong dài hạn. ii) Phương pháp phản hồi thông tin Trực tiếp:  Phản hồi tại chỗ: Trong quá trình đào tạo sẽ có sự tương tác giữa giảng viên và học viên thì những thắc mắc, ý kiến sẽ được đưa ra ngay trong giai đoạn này. • Ưu điểm: − Giải đáp nhanh những vấn đề nhỏ, liên quan • Nhược điểm − Cản trở quá trình giảng dạy (những phản hồi rải rác của học viên) − Cần thời gian để giải quyết các vấn đề quan trọng  Khảo sát bằng hình thức phiếu điều tra  Tiến trình thực hiện 1. Học viên và giảng viên cùng tham gia vào quá trình khảo sát 2. Bản khảo sát sẽ được đệ trình cho tổ chức đào tạo 3. Thông tin được tổ chức đào tạo phân tich và tổng kết 4. Thông tin được trình bày cho học viên và giảng viên 5. Học viên và giảng viên sẽ xem xét các thông tin đó đưa ra giải pháp cho vấn đề hoặc ra các quyết định để đạt được mục tiêu. NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 7 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU • Ưu điểm − Có thể thu thập được thông tin chi tiết − Số lượng khảo sát lớn − Thời gian nhanh • Nhược điểm − Biểu mẫu có thể chưa hoàn chỉnh − Thông tin có thể không rõ ràng − Việc phân tích thông tin thu thập thường rất khó Gián tiếp  Email, điện thoại, mạng Internet,… Ví dụ: Tại Trường Đại học Mở Tp.HCM, sau khi kết thúc một học kỳ và khi bắt đầu đăng ký môn học cho học kỳ mới phải làm phần đánh giá môn học trên trang mạng của trường. Việc đánh giá này thực tế là lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quy định, gồm các nội dung như: nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên; tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và việc sử dụng phương tiện dạy học; trách nhiệm, sự nhiệt tình của giảng viên đối với người học và thời gian giảng dạy của giảng viên; khả năng của giảng viên trong việc khuyến khích sáng tạo, • Ưu điểm − Nhận thông tin nhanh − Số lượng tham gia lớn − Thời gian nhanh • Nhược điểm − Thông tin có thể không rõ ràng − Việc phân tích thông tin thu thập thường rất khó NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 8 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU iii) Các ảnh hưởng về TT phản hồi có thể xảy ra iv) Nguyên tắc phản hồi Thông tin phản hồi là một phần quan trọng trong công tác đào tạo và giám sát nói chung và được diễn ra suốt giai đoạn đào tạo chủ động khi giảng viên và học viên cùng xác định các vấn đề cần thực hiện, cùng triển khai kế hoạch hành động và đánh giá kết quả. Có sự khác biệt giữa lời khen tặng và sự phản hồi tích cực, cũng như giữa lời chỉ trích với phản hồi tiêu cực. Khen tặng đơn giản chỉ là lời ca ngợi một hành động được thực hiện xuất sắc: “Anh đã làm rất tốt việc thuyết minh sản phẩm mẫu đó”. Phản hồi tích cực là lời khen ngợi nhưng ở mức độ cao hơn bằng cách xác định cụ thể các hành động xuất sắc. “Tôi thích cách anh thuyết minh mẫu sản phẩm này. Cách anh mở đầu bằng phần giới thiệu những thách thức kỹ thuật tiềm ẩn, sau đó trình bày biện pháp giải quyết những thách thức đó, và kết thúc bằng minh họa thực tế đã giúp tất cả chúng tôi hiểu rõ về công nghệ đó”. Chỉ trích và phản hồi tiêu cực cũng tương tự. Chỉ trích là lời chê bai chung chung, không giải thích cụ thể: “Màn thuyết trình đó thật tệ. Người xem nào cũng cảm thấy nhàm chán hoặc rối rắm”. Trái lại, phản hồi tiêu cực cung cấp nhiều chi tiết hơn: “Tôi nghĩ là bài thuyết trình của anh còn thiếu tính tổ chức. Lẽ ra anh nên giới thiệu cách thức hoạt động của sản phẩm mẫu ấy. Quả thật, trong vai trò một khán giả, tôi cũng không nắm rõ về những thách thức kỹ thuật cũng như những vấn đề mà sản phẩm ấy có thể giải quyết”. NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 9 Thông tin phản hồi có tạo ra sự thay đổi Quy trình xử lý có góp phần biến thông tin thành hành động? Từ chối và không giải quyết TT Sử dụng TT để phân tích và giải quyết vấn đề. Khôn g TĐ Tha y đổi bối rối, không thay đổi Năng lượng của thay đổi là gì? Đưa ra thông tin phản hồi CÓ KHÔNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU Khi đưa ra lời phản hồi, nên: + Tập trung vào việc cải thiện năng lực thực hiện. Đừng dùng ý kiến phản hồi chỉ để chỉ trích hay nhấn mạnh kết quả yếu kém. Cần lưu ý đến việc thực hiện yếu kém, nhưng đồng thời cũng cần phải khẳng định, tăng cường sự phản hồi về những phần việc được thực hiện tốt. Điều đó sẽ giúp người nhận thông tin học hỏi được từ những gì họ đã làm đúng. + Tập trung phản hồi về tương lai. Hãy tập trung vào những vấn đề có thể điều chỉnh và cải thiện trong tương lai. + Đưa ra phản hồi kịp thời. Cố gắng đưa ra ý kiến phản hồi càng sớm càng tốt sau khi quan sát được hành vi muốn điều chỉnh hoặc củng cố. Chỉ trì hoãn khi cần phải thu thập mọi thông tin cần thiết + Tập trung vào cách hành xử chứ không phải vào tính tình, thái độ và nhân cách. Điều này sẽ khiến người nhận thông tin không có cảm giác là mình đang bị công kích cá nhân. + Tránh nói chung chung. Thay vì nói: “Phần trình bày của anh trong buổi học vừa rồi rất hiệu quả”, hãy nói một điều gì cụ thể hơn như: “Những hình ảnh đồ họa mà anh dùng trong buổi thuyết trình của mình thật hiệu quả cho việc trao đổi thông điệp”. + Hãy chân thành. Hãy đưa ra phản hồi với mục đích giúp cải thiện. + Hãy thực tế. Hãy tập trung vào các yếu tố có thể kiểm soát. Khi nhận phản hồi nên: + Lắng nghe và ghi chép + Có thể hỏi lại những ý chưa rõ.  Vì phản hồi có tính chất hai chiều, nên người gửi thông tin cần cởi mở đón nhận ý kiến phản hồi cũng như sẵn sàng đưa ra phản hồi. v) Sai lầm cần tránh trong phản hồi thông tin Truyền thông phụ thuộc vào sự kết hợp các yếu tố ngữ cảnh, văn hóa, môi trường. Trong quá trình truyền thông có rất nhiều trở ngại làm cho thông tin bị sai lạc, mất mát, giảm hiệu quả, thậm chí gây phản tác dụng. Những trở ngại này được gọi là nhiễu hay rào cản. Trong công tác đào tạo cũng xuất hiện những rào cản đòi hỏi nhà quản lý phải nhận biết và tìm cách khắc phục để nâng cao hiệu quả quản lý toàn diện các hoạt động đào tạo của công ty, việc truyền đạt thông tin trong công tác quản lý gặp những rào cản như sau:  Không nhiệt tình, cởi mở trong việc phản hồi  Sợ đón nhận những phản hồi tiêu cực Đón nhận thông tin phản hồi tiêu cực là một khó khăn, những trên thực tế nó lại là một món quà quí giá. Nó là sự kiểm chứng thực tế; nó nhắc chúng ta rằng không phải lúc nào mọi chuyện cũng tốt, phải luôn hoàn thiện mình. Nó cũng nhắc chúng ta rằng không thể làm vừa lòng được tất cả mọi người. Sẵn sàng đón nhận thông tin phản hồi thực sự là tạo điều kiện có được những phản hồi tiêu cực. Đó chính là thái độ của bạn khi mà nhận thông tin phản hồi về nhược điểm và bạn chuyển hóa những thông tin tiêu cực đó thành những cơ hội tích cực  Hơi ngại vì sợ làm mất thời giờ của người khác  Thông tin đến không kịp thời, thiếu chính xác, chưa đầy đủ (khó tìm ra những thông tin đáng tin cậy để làm căn cứ ra quyết định) NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 10 [...]... hoàn thiện bản thân của từng cá nhân nói riêng và của tổ chức nói chung NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 23 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO TRÌNH − Slide bài giảng môn Đào tạo và phát triển nhân viên của giảng viên Vũ Thanh Hiếu, trường Đại học Mở TP.HCM, năm 2012 − Sách “Huấn luyện và truyền kinh nghiệm” - First News và NXB Tổng hợp TPHCM − Sách “Training in Organizations”,... giảng; Nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên; ii/ Tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và việc sử dụng phương tiện dạy học của giảng viên; iii/ Trách nhiệm, sự nhiệt tình của giảng viên đối với người học và thời gian giảng dạy của giảng viên; NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 13 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU iv/ Khả năng của giảng viên trong việc khuyến khích sáng tạo, tư duy độc...ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU Ví dụ: Sinh viên đang cần trao đổi gấp với giáo viên hướng dẫn về luận án tốt nghiệp của mình nên đã gừi mail cho thầy cô nhờ sự giúp đỡ Vì bận công việc nên giáo viên đã trả lời cho sinh viên này sau một thời gian dài nên sinh viên đã không kịp thời gian làm bài  Thông tin phản hồi có những từ, ngữ, câu văn khó hiểu (gây trở ngại cho việc triển. .. lượng của chương trình đào tạo và họ có thể sử dụng những thông tin này để định ra những tiêu chuẩn cho các chương trình tiếp theo Những ý kiến phản hồi từ học viên cần được so sánh, đối chiếu với ý kiến và đánh giá của nhà quản lý NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 12 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN III GVHD: VŨ THANH HIẾU VÍ DỤ THỰC TẾ PHẢN HỒI TỪ NGƯỜI HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC... phòng đào tạo có thể phân công các đơn vị hoặc phối hợp các đơn vị có liên quan tiến hành xử lý các thông tin phản hồi liên quan đến chất lượng đào tạo và quá trình đào tạo không đáp ứng yêu cầu và có độ phức tạp cao Thông qua phiếu thăm dò thường được phát vào cuối khóa học, học viên sẽ bày tỏ ý kiến của mình về những khía cạnh khác nhau của khóa học, ví dụ như nội dung của chương trình đào tạo, cơ... sinh viên, tư vấn giúp đỡ sinh viên (2) Mức độ bài giảng bao gồm: Giáo án, nội dung giảng dạy, tài liệu sử dụng và tham khảo (3) Nếu được giao biên soạn (4) Bao gồm các chuyên đề tự bồi dưỡng, các xemina, tập huấn, hội thảo…tham dự (5) Phải được thống nhất trong bộ môn/khoa và được trưởng khoa xác nhận NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 22 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU KẾT LUẬN Cho và nhận... dung của chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, giáo viên, ảnh hưởng và những kiến thức và kỹ năng họ tiếp thu được từ khóa học đối với công việc mà học đang đảm nhận Dựa vào những phản hồi của học viên, các nhà quản lý và giáo viên có thể xác định những khía cạnh nào của chương trình đào tạo cần được cũng cố và phát triển, những khía cạnh nào cần sửa đổi và cải thiện Ngoài ra, còn cung cấp cho nhà quản... năm I đến năm IV, theo quy định của Trường trong từng học kỳ/năm học 1.2 Hình thức khảo sát NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 14 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU Tổ chức theo đơn vị lớp học của sinh viên Trước khi kết thúc môn học, thư ký Khoa sẽ phát phiếu và sinh viên chọn và tô kín 1 trong 4 phương án trả lời của từng tiêu chí được thiết kế sẵn trên phiếu trả lời do Phòng Khảo thí & KĐCL... chính xác kết quả học tập của người học NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 11 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU − Kết quả kiểm tra đánh giá được phản hồi kip thời giúp người học có cái nhìn nhận đúng đắn về kết quả học tập của mình và có những điều chỉnh kịp thời  Tiêu chuẩn 5: Quan hệ giao tiếp giữa học viên và giảng viên − Giảng viên nhiệt tình, cư xử đúng mực với người học − Giờ học thoải mái,... tin phản hồi, phòng đào tạo tiến hành phân loại xác minh nguồn thông tin, độ chính xác của thông tin, mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng của thông tin để xuất biện pháp xử lý để báo cáo Trưởng ban đào tạo và trưởng các bộ phận có liên quan giải quyết Căn cứ vào chức năng, quyền hạn được giao và tầm quan trọng của thông tin, Trưởng ban đào tạo có thể phân công cho các phòng, nhân viên chuyên trách có . tin Những cảm nhận và chia sẻ Phát triển kế hoạch hành động Tổ chức đào tạo sẽ xử lý thông tin thông qua các kế hoạch cụ thể để giải quyết các vấn đề liên quan ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD:. NL91 Page 14 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ THANH HIẾU Tổ chức theo đơn vị lớp học của sinh viên. Trước khi kết thúc môn học, thư ký Khoa sẽ phát phiếu và sinh viên chọn và tô kín 1. học của giảng viên; iii/ Trách nhiệm, sự nhiệt tình của giảng viên đối với người học và thời gian giảng dạy của giảng viên; NHÓM G7 – LỚP: NL91 Page 13 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN GVHD: VŨ

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w