PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG KINH DOANH MÃ THẺ ĐIỆN TỬ VÀ NẠP TIỀN TRỰC TIẾP

8 987 11
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG KINH DOANH MÃ THẺ ĐIỆN TỬ VÀ NẠP TIỀN TRỰC TIẾP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hà nội, ngày 15 tháng 12 năm 2010 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG KINH DOANH MÃ THẺ ĐIỆN TỬ VÀ NẠP TIỀN TRỰC TIẾP I. Tổng quan về thị trường A. Thị trường mã thẻ điện tử  Thị trường mã thẻ điện tử mới xuất hiện trong vòng 03 năm trở lại đây, với công ty đầu tiên đưa sản phẩm ra thị trường là Vpin với sản phẩm máy POS chạy trên đường line điện thoại. Thị trường này có thể coi là bùng nổ trong giai đoạn 2008-2009 cùng với sự tăng trưởng chóng mặt của số lượng thuê bao di động. Các công ty phân phối mã thẻ điện tử liên tục xuất hiện: Vpin, Paynet, vietpay, vinapay…  Hiện tại, thị trường đã có sự giảm sút về doanh số do mạng Viettel và Mobi đã có thẻ cào mệnh giá 20.000 đ. Với đa số các công ty chỉ tính riêng thẻ viettel mệnh giá 20.000 đ đã chiếm gần 50% tổng doanh số. Như vậy, so với mức doanh số đỉnh điểm, hiện tại doanh số của toàn thị trường đã giảm đi khoảng một nửa. Các công ty phân phối mã thẻ điện tử đã gặp nhiều khó khăn, trong đó có công ty đã dừng mảng dịch vụ phân phối mã thẻ như: Vpin, vinapay… Với thị trường hiện có, các công ty đang còn lại đang cạnh tranh nhau để chiếm lĩnh ưu thế, tuy nhiên theo quan sát, việc tranh giành thị phần lại không diễn ra quyết liệt, các công ty chỉ tập trung chăm sóc hệ thống đại lý sẵn có.  Hiện tại các công ty không chỉ phân phối mã thẻ di động mà còn mở rộng sang phân phối các loại mã thẻ trả trước khác như thẻ game, thẻ học trực tuyến, key phần mềm… Tuy nhiên xét về mặt doanh số, chỉ có mã thẻ di động và mã thẻ game mới mang lại hiệu quả cho công ty.  Thị trường tại các thành phố lớn đã khá quen thuộc với hình thức kinh doanh mã thẻ online bởi chính sách triển khai của các công ty trước và sự gần gũi về địa lý.  Sản phẩm chính của Mypay là các mã thẻ điện tử của các mạng và hệ thống topup trực tiếp và TK. Với thị trường lớn và còn nhiều tiềm năng, sản phẩm của Mypay hứa hẹn sẽ có nhiều cơ hội. B. Thị trường nạp tiền trực tiếp  Thị trường nạp tiền trực tiếp xuất hiện khi các mạng di động tung sản phẩm sim đa năng ra thị trường. Đây là kết hợp hai trong một, sim đa năng vừa dùng để đăng ký thông tin thuê bao vừa dùng để nạp tiền trực tiếp( bắn tiền) cho khách hàng. Thị trường này đang có sự chiếm lĩnh thị phần tương đối lớn của các mạng di động lớn như viettel, vinaphone, mobifone bởi hai lý do:  Hiện nay sim của các mạng đều cần đăng ký thông tin trả trước nên đại lý nào cũng có sim đa năng của các mạng để đăng ký thông tin và bắn tiền cho khách hàng  Bắn tiền qua sim đa năng vừa đẩy được nguồn tiền thưởng kích hoạt sim mới, vừa nhanh chóng, an toàn và tiện lợi.  Các công ty phân phối mã thẻ điện tử cũng đã tham gia vào thị trường nạp tiền trực tiếp qua nhiều hình thức: internet, điện thoại di động. Xét trên lý thuyết, sản phẩm của các công ty này vô cùng tiện lợi vì có thể tương tác trong nhiều môi trường ( web, ĐTDĐ ) và gọn nhẹ (một tài khoản có thẻ lấy mã thẻ hoặc nạp trực tiếp cho các mạng di động khác nhau). Tuy nhiên trên thực tế, lượng người sử dụng cũng như thị phần nạp tiền trực tiếp của các công ty này chưa như kỳ vọng vì hệ thống topup vẫn chưa ổn định. Các lỗi thường xảy ra trong quá trình topup là treo tiền, lỗi kết nối, Tk bán hàng bị trừ tiền mà Tk của khách hàng vẫn chưa được nhận tiền. Ngoài ra do sim và thẻ là hai loại hàng hóa không thể tách rời nhau, các ĐL có tham gia kích hoạt sim nên họ đều tồn lượng tiền nhất định trong TK sim đa năng, và ưu tiên hàng đầu của họ là bán TK này đi để thu hồi vốn. Chiết khấu của TK sim đa năng đôi khi cao gấp đôi với chiết khấu nạp tiền trực tiếp( vd eload có thời điểm CK 14%, trong khi Topup Vinaphone được 7,5%). Vì các lý do đó nên thị trường topup trực tiếp là một thị trường đặc thù không dễ để tranh giành thị phần.  Bên cạnh đó, một vài dịch vụ cạnh tranh với topup xuất hiện một cách không chính thức. Đó là hình thức chuyển tiền TK chính: 2friend của Vinaphone, Ishare của Viettel, M2U của mobifone… Các hình thức topup này có mức khuyến mại 50% vào TK chính.  Về sản phẩm và phương thức phân phối, mypay không có nhiều điểm khác biệt với các công ty khác. Vì vậy để tạo sự khác biệt, mypay cần tập trung vào chất lượng dịch vụ. II. Thị trường mục tiêu Đối tượng khách hàng của công ty là rất lớn, không phân biệt giới tính, độ tuổi, khu vực địa lý, thu nhập…Tuy nhiên với đặc thù của sản phẩm thì tầng lớp sinh viên và người lao động có thu nhập thấp là những người sẽ sử dụng sản phẩm của cty nhiều nhất. Các thẻ mệnh giá lớn từ 50.000 thì các đại lý và người tiêu dùng sẽ dùng thẻ cào vì thẻ được phủ lớp bảo vệ, chiết khấu bán hàng tốt hơn. Cty chủ yếu sẽ chỉ phân phối thẻ với mệnh giá <50.000, mệnh giá này rất thích hợp với những người có thu nhập thấp như sinh viên và người lao động. Do phong cách tiêu dùng, thị trường phía bắc chủ yếu sử dụng thẻ Viettel và Vina, trong khi đó thị trường phía Nam đứng đầu là thẻ Mobifone và Viettel. III. Đối thủ cạnh tranh Hiện tại đối thủ cạnh tranh trên thị trường gồm các công ty sau: 1. Mxnet: - Strengths: là công ty thanh toán nhưng ngay từ đầu đã tiến sâu và lĩnh vực phân phối mã thẻ và sim, với mô mình hoàn toàn mới khi vào thị trường là in mã thẻ qua trang web và có hệ thống phân cấp tài khoản. Hình thức giao dịch tương đối đơn giản với chiết khấu cạnh tranh nên nhanh chóng tăng thị phần. Hệ thống tương đối ổn định, ít khi in thẻ bị lỗi. bộ máy nhân sự gọn nhẹ, tiết kiệm được nhiều chi phí quản lý - Weaknesses: Việc không xác định rõ ràng giữa phân phối mã thẻ và thanh toán khiến cho việc triển khai có sự bất hợp lý. Hiện tại gần như không có sự tăng trưởng về tập khách hàng, doanh số chỉ đảm bảo ở mức độ duy trì. - Opportunities: Đi theo Viettel, Mxnet đã thành lập chi nhánh bên Campuchia dùng kinh nghiệm đã có để triển khai ở thị trường còn nhiều tiềm năng. Tệp khách hàng hiện có của Mxnet chủ yếu là các nhà phân phối, việc đẩy mạnh doanh số là có thể làm được nếu tập trung mở rộng tệp khách hàng. - Threats: thị phần của các công ty đối thủ đang tương đối vững chắc, nếu chiết khấu không tốt có thể sẽ mất các khách hàng cũ, việc mở chi nhánh tại Campuchia cũng khiến cho nguồn lực của công ty phải chia sẻ 2. Paynet - Strengths: paynet là công ty thanh toán và phân phối mã thẻ trả trước được triển khai theo mô hình chuẩn hóa của ngay từ đầu. quá trình xây dựng thương hiệu tương đối thành công, vốn đầu tư tương đối lớn( khoảng 5 triệu USD). Lực lượng kỹ thuật và kinh doanh hùng hậu với quy mô>100 nhân viên. Về cơ sở vật chất, ngoài hệ thống sever tại công ty, paynet còn có 02 trung tâm công nghệ tại 4A láng hạ và khu công nghiệp Sài Đồng ( Thuê của CMC). Thị trường và tệp khách hàng của paynet rất ổn định với doanh số phía bắc khoảng 22 tỷ/tháng. Hệ thống POS tiện lợi và rộng khắp, đã kết nối thành công với VNPOST để mở rộng mạng lưới. Các tổng đại lý và đại lý bị ràng buộc với công ty về tiền đặt cọc, giấy in hàng… - Weaknesses: Bộ máy nhân sự cồng kềnh chi phí hoạt động cao, hệ thống POS đòi hỏi đầu tư lớn và duy trì tốn kém. Cơ sở khách hàng dễ bị đối thủ tận dụng, nếu không có tiềm lực tài chính dễ dẫn đến thất bại - Opportunities: thị trường còn thị phần để phát triển, các công ty cạnh tranh đang mất dần lợi thế so sánh. Khách hàng ít nhiều đã biết đến thương hiệu của công ty - Threats: Các công ty đối thủ có thể lôi kéo các khách hàng trong ngắn hạn bằng chính sách bán hàng cạnh tranh hơn. Nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ mất dần thị phần. 3. Vietpay - Strengths: Dễ dàng bùng nổ thị phần và doanh số qua hệ thống in hàng đơn giản và chính sách bán hàng cạnh tranh. Vietpay được coi như là sân sau của Vinagame, có lợi thế cực lớn trong việc phân phối thẻ game - Weaknesses: Hệ thống không ổn định, thường xuyên có các trường hợp lỗi khi in thẻ. Trên thị trường Vietpay là công ty hay bị lỗi thẻ nhất. Nhân sự đã được thu gọn, tuy nhiên tập khách hàng cũng không được mở rộng - Opportunities: tính cạnh tranh trên thị trường đang thấp, nếu tranh thủ cơ hôi có thể có những thành công nhất định. - Threats: Các khách hàng hiện có của vietpay chủ yếu là các NPP và chỉ ràng buộc với công ty về chính sách giá. Khi một công ty khách có chính sách giá tốt hơn thì khách hàng sẽ ngừng sử dụng vieetpay. Vietpay gặp bất lợi trong phát triển khách hàng mới vì không chú trọng phát triển đại lý nhỏ và có tiếng vì tỷ lệ thẻ lỗi cao 4. Payall - Strengths: Có hậu thuẫn từ tập đoàn Ocean bank, đội ngũ nhân viên từ các công ty đối tủ khách tập trung lại, có kinh nghiệm triển khai và tệp khách hàng có sẵn. Công ty có ứng dụng trên điện thoại, thích hợp với các đại lý nhỏ lẻ bắn tiền - Weaknesses: hệ thống chưa hoàn thiện, độ bảo mật không cao do không có OTP - Opportunities: trong hiện tại các công ty đối thủ đang không đẩy mạnh hoạt động, có thể phát triển khách hàng trong ngắn hạn - Threats: Khi các công ty đẩy mạnh việc phát triển thị trường thì cty gặp nhiều khó khăn do cũng chỉ có cạnh tranh về giá và tệp khách hàng chưa nhiều 5. Ngoài ra còn một vài công ty khác: - Vinapay : đã ngừng việc đẩy mạnh phân phối mã thẻ để tập trung làm thanh toán điện tử. Tuy nhiên ứng dụng Ví điện tử vcash đã hoàn thiện và ổn định, hệ thống đã kết nối được với các mạng, ứng dụng này rất thích hợp cho việc topup của các đại lý nhỏ - M-service : sản phẩm của công ty Viễn thông miền Tây, chỉ thích hợp cho việc phát triển topup. Tuy nhiên, hệ thống phân phối nhỏ hẹp, không thuận lợi cho khách hàng trong việc nạp tiền vào TK bán hàng - Viettel : vừa là đối tác và cũng vừa là đối thủ. Viettel đang là mạng di động lớn nhất Việt Nam, chỉ cần một điều chỉnh của họ cũng có tác dụng làm thay đổi cơ cấu thị trường như trường hợp đưa thẻ cào mệnh giá 20.000 ra thị trường. Công ty thanh toán Payplus vừa thành lập với sự kết hợp cùng smarlink sẽ là một đối thủ vô cùng nguy hiểm trong tương lai - Zion: Công ty kinh doanh hàng đầu trong lĩnh vự thẻ game, có ưu thế là độc quyền của thẻ Vinagame chiếm thị phần lớn. Công ty cũng có đội sale phân phối thẻ tới tận tay các đại lý. IV. Chiến lược thị trường, kênh phân phối của Mypay  Là công ty thâm nhập thị trường muộn nhất, Mypay có rất nhiều cơ hội cũng như thách thức. Xác định Paynet, Mxnet và Vietpay là đối thủ chính và trực tiếp trên thị trường. Có thể phát triển dựa trên hệ thống ĐL của Paynet vì các KH của Paynet có sẵn máy tính nối mạng internet, chiết khấu của Paynet là thấp nhất do phải hỗ trợ giấy cho ĐL.  Dịch vụ chủ yếu là mã thẻ điện tử, dịch vụ nạp tiền trực tiếp được xác định đơn giản là dịch vụ đi kèm  Về kênh phân phối, Mypay vẫn phải dựa vào kênh phân phối có sẵn để thâm nhập chứ không thể xây dựng một kênh phân phối mới. Kênh phân phối mà Mypay sử dụng là hệ thống NPP, ĐL sim thẻ điện thoại và mạng lưới các cửa hàng game online.  Về đối tượng khách hàng, Mypay sẽ tập trung vào hệ thống các đại lý bán lẻ tại Hà Nội( bao gồm các ĐL sim thẻ điện thoại và các cửa hàng game online) và các NPP quy mô lớn tại các tỉnh khác.  Tại thị trường HN, sale sẽ phát triển theo hình thức “cuốn chiếu” theo khu vực địa lý. Phát triển hết tuyến phố này mới chuyển sang tuyến phố khác. Với các đại lý có máy tính, internet, máy in thì sẽ trực tiếp dùng dịch vụ của cty. Các đại lý không có đủ điều kiện vật chất, có thể hướng họ lấy hàng qua đại lý hay NPP khác của Mypay.  Tại thị trường các tỉnh, chỉ tập trung vào các NPP lớn, qua đó đẩy doanh số và quảng bá thương hiệu. Việc triển khai chi tiết hệ thống ĐL bán lẻ tại thị trường tỉnh không phù hợp do nhân viên không thông thuộc địa bàn cũng như thói quen của địa phương, chi phí làm việc cao, thời gian triển khai lâu…  Việc phát triển ĐL tại HN và NPP tại các tỉnh có thể tiến hành song song và thực hiện ngay trong giai đoạn đầu tung sản phẩm ra thị trường.  Các phương tiện marketing như quảng cáo trên TV, báo chí… sẽ triển khai trước tạo điều kiện cho bộ phận kinh doanh hoàn thành nhiệm vụ.  Để thâm nhập thị trường thời gian đầu, công cụ hiệu quả nhất là một chính sách bán hàng linh động với chiết khấu cạnh tranh. Việc cạnh tranh bằng chính sách giá là không bền vững nhưng là công cụ tốt nhất trong giai đoạn mở đầu.  Tại thị trường HN, có thể thực hiện chính sách chuyển tiền trước-thu tiền sau. Chúng ta hướng khách hàng ra ngân hàng nộp tiền, nhưng vẫn có nhân viên đến thu tiền cho khách. Qua thăm dò ý kiến, gần như 100% ĐL ở HN muốn có nhân viên đến thu tiền, thậm chí đây là điều kiện đầu tiên để họ xem xét có hợp tác không. Mô hình của các công ty đã triển khai cũng chứng minh điều tương tự. So sánh CK các mạng di động chính của các công ty Loại thẻ Paynet Vietpay Payall Mxnet Viettel 5,4 % - 6 % 5,8 % 5,7 % - 6,5 % 5,8 % Vinaphone 6,2 % – 6,8 % 6,3 % 6,5 % - 7,5 % 6,9 % Mobifone 6,0 % - 6,8 % 6,3 % 6,3 % - 7,0 % 6,5 % CÁC DỊCH VỤ CỦA VNPAY: 1. Dịch vụ SMS Banking GIỚI THIỆU DỊCH VỤ SMS BANKING(01/12/2010) SMS BANKING - FICOMBANK(09/11/2010) SMS BANKING - NAM Á BANK(06/04/2010) SMS BANKING - AGRIBANK(20/10/2009) SMS BANKING - VIETINBANK(19/10/2009) SMS BANKING - DONG A(18/10/2009) SMS BANKING - VPBANK(17/10/2009) SMS BANKING - LIENVIETBANK(16/10/2009) SMS BANKING - OCEANBANK(15/10/2009) SMS BANKING - SACOMBANK(15/10/2009) SMS BANKING - INDOVINABANK(14/10/2009) SMS BANKING - HD BANK(10/10/2009) SMS BANKING - EXIMBANK(10/10/2009) 2. Dịch vụ Ví điện tử VnMart Ví điện tử VnMart (09/10/2009) Ví điện tử VnMart là phương tiện thanh toán được thể hiện dưới dạng một tài khoản điện tử, có chức năng như “Ví tiền” trong thế giới số (mạng Internet và các mạng di động), cho phép khách hàng chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng sang tài khoản ví và sử dụng tiền đó để giao dịch, mua bán, trao đổi tại các website Thương mại điện tử. Dịch vụ VnTopup VnTopup - An Bình Bank (23/11/2010) VnTopup là dịch vụ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước và nạp tiền để thanh toán cước cho thuê bao trả sau (Viettel và MobiFone) qua tin nhắn và số tiền được trừ trực tiếp trong tài khoản cá nhân của khách hàng tại Ngân hàng TMCP An Bình. VnTopup - NamABank (10/11/2010) VnTopup là dịch vụ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước và nạp tiền để thanh toán cước cho thuê bao trả sau (Viettel và MobiFone) qua tin nhắn và số tiền được trừ trực tiếp trong tài khoản cá nhân của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Nam Á. VnTopup - SHB (12/10/2010) Hướng dẫn sử dụng dịch vụ VnTopup của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) VnTopup - HDBank (24/09/2010) VnTopup là dịch vụ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước và nạp tiền để thanh toán cước cho thuê bao trả sau (Viettel và MobiFone) qua tin nhắn và số tiền được trừ trực tiếp trong tài khoản cá nhân của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP. HCM - HDBank. VnTopup - OceanBank (28/12/2009) VnTopup là dịch vụ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước và nạp tiền để thanh toán cước cho thuê bao trả sau (Viettel và MobiFone) qua tin nhắn và số tiền được trừ trực tiếp trong tài khoản cá nhân của khách hàng tại OceanBank. VnTopup - LienvietBank (25/11/2009) VnTopup là dịch vụ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước và nạp tiền để thanh toán cước cho thuê bao trả sau (Viettel và MobiFone) qua tin nhắn và số tiền được trừ trực tiếp trong tài khoản cá nhân của khách hàng tại LienVietBank. VnTopup - AgriBank (20/10/2009) VnTopup là dịch vụ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước và nạp tiền để thanh toán cước cho thuê bao trả sau (Viettel và MobiFone) qua tin nhắn và số tiền được trừ trực tiếp trong tài khoản cá nhân của khách hàng tại Agribank. VnTopup - VietinBank (20/10/2009) Hướng dẫn sử dụng dịch vụ VnTopup - VietinBank 1. Điều kiện sử dụng dịch vụ: - Khách hàng có thẻ của Ngân hàng Công thương Việt Nam. - Khách hàng sử dụng thuê bao trả trước của các mạng Viễn thông. VnTopup - DongABank (19/10/2009) Hướng dẫn sử dụng dịch vụ VnTopup - DongA Bank I. ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG DỊCH VỤ: Để sử dụng dịch vụ VnTopup, quý khách cần đáp ứng các điều kiện: - Quý khách là chủ thẻ do Ngân hàng Đông Á phát hành. - Tài khoản có đăng ký dịch vụ chuyển khoản trên Internet Banking hoặc SMS Banking để thực hiện nạp VnTopup trên kênh tương ứng. - Số điện thoại nạp phải là thuê bao di động trả trước của các mạng Viễn thông. - Hạn mức/ Số dư trong tài khoản của khách hàng ≥ số tiền cần nạp. VnTopup - TechcomBank (19/10/2009) Hướng dẫn sử dụng dịch vụ VnTopup - TechcomBank Điều kiện để sử dụng dịch vụ VnTopup: - Quý khách là chủ thẻ do ngân hàng Techcombank phát hành. - Tài khoản có đăng ký dịch vụ F@stMobiPay của ngân hàng Techcombank để thực hiện nạp VnTopup trên kênh tương ứng. - Số điện thoại nạp phải là thuê bao di động trả trước của các mạng Viễn thông. - Hạn mức/ Số dư trong tài khoản của khách hàng ≥ số tiền cần nạp. VnTopup - BIDV (18/10/2009) VnTopup là dịch vụ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước qua tin nhắn và số tiền được trừ trực tiếp trong tài khoản cá nhân của khách hàng tại Ngân hàng BIDV. VnTopup - NAVIBANK (18/10/2009) VnTopup là dịch vụ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước và nạp tiền để thanh toán cước cho thuê bao trả sau (Viettel và MobiFone) qua tin nhắn và số tiền được trừ trực tiếp trong tài khoản cá nhân của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Nam Việt. VnTopup - IndovinaBank (18/10/2009) VnTopup là dịch vụ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước qua tin nhắn và số tiền được trừ trực tiếp trong tài khoản cá nhân của khách hàng tại Ngân hàng IndovinaBank. VnTopup - VIB (17/10/2009) VnTopup là dịch vụ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước qua tin nhắn và số tiền được trừ trực tiếp trong tài khoản cá nhân của khách hàng tại Ngân hàng VIB VnTopup - TienPhongBank (16/10/2009) VnTopup là dịch vụ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước qua tin nhắn và số tiền được trừ trực tiếp trong tài khoản cá nhân của khách hàng tại Ngân hàng Tiên Phong VnTopup - EximBank (10/10/2009) VnTopup là dịch vụ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước và nạp tiền để thanh toán cước cho thuê bao trả sau (Viettel và MobiFone) qua tin nhắn và số tiền được trừ trực tiếp trong tài khoản cá nhân của khách hàng tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). 3. Dịch vụ SIM đa năng (10/10/2009) Dịch vụ sim đa năng cho phép bạn có thể thực hiện nạp tiền/ mua mã thẻ trả trước cho tất cả các mạng di động, các loại tài khoản/ thẻ game, v.v. với mức chiết khấu cao, thao tác nạp tiền nhanh chóng, thuận tiện. 4. Dịch vụ Thanh toán hoá đơn VnPayBill Dịch vụ thanh toán hóa đơn - OceanBank (12/07/2010) Dịch vụ thanh toán hóa đơn cho phép khách hàng sử dụng tài khoản ngân hàng Oceanbank để thanh toán hóa đơn cước điện thoại di động trả sau mạng Viettel và S-Fone. Số tiền bị trừ trong tài khoản đúng bằng số tiền cước khách hàng sử dụng của hóa đơn. Dịch vụ thanh toán hóa đơn - LienVietBank (28/06/2010) Dịch vụ Thanh toán hóa đơn cho phép khách hàng nhắn tin để tra cứu và thanh toán cước dịch vụ bằng cách soạn tin nhắn theo cú pháp quy định gửi đến tổng đài 8149, số tiền được tự động trừ trực tiếp vào tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng Liên Việt Dịch vụ thanh toán hóa đơn ApayBill - Agribank (10/10/2009) Dịch vụ APayBill cho phép khách hàng nhắn tin để tra cứu và thanh toán cước dịch vụ bằng cách soạn tin nhắn theo cú pháp quy định gửi đến tổng đài 8149, số tiền được tự động trừ trực tiếp vào tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng Agribank. 5. Mobee - Cuộc sống di động ( 10/10/2009) Cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng và tiện ích dành cho điện thoại di động như: tải nhạc chuông hình nền, gửi tặng lời yêu thương, phần mềm chat trên điện thoại, GPRS, … CÁC ĐỐI TÁC Viễn Thông Doanh Nghiệp Ngân hàng 1. Viettel 2. MobiFone 3. VinaPhone 4. S-Fone 5. EVNTelecom 6. VietnamMobile 7. GTEL Mobile 1. VTC 2. FPTS 3. SaigonTel 4. META 1. Agribank 2. VietinBank 3. DongA Bank 4. TechcomBank 5. BIDV 6. VPBank 7. NaviBank 8. LienVietBank 9. CitiBank 10. VIB 11. OceanBank 12. IndovinaBank 13. HD Bank 14. TienPhongBank 15. EximBank 16. SacomBank 17. MaritimeBank 18.NamABank 19. Baovietbank 20. SHB 21. ABBank 22. Ficombank . 6,8 % 6,3 % 6,5 % - 7,5 % 6,9 % Mobifone 6,0 % - 6,8 % 6,3 % 6,3 % - 7,0 % 6,5 % CÁC DỊCH VỤ CỦA VNPAY: 1. Dịch vụ SMS Banking GIỚI THIỆU DỊCH VỤ SMS BANKING(01/12/2010) SMS BANKING - FICOMBANK(09/11/2010). với mức chiết khấu cao, thao tác nạp tiền nhanh chóng, thuận tiện. 4. Dịch vụ Thanh toán hoá đơn VnPayBill Dịch vụ thanh toán hóa đơn - OceanBank (12/07/2010) Dịch vụ thanh toán hóa đơn

Ngày đăng: 02/07/2015, 16:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan