1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích môi trường kinh doanh, xác định cơ hội và nguy cơ của Bigc

47 1,9K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 645,79 KB

Nội dung

I. Giới thiệu khái quát về hệ thống siêu thị Big C 1.1 Quá trình hình thành và phát triển .  Tên: Big C Supercenter  Trụ sở chính: 1231 QL1A, KP5, Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, Tp HCM  Lĩnh vực kinh doanh: phân phối bán lẻ  1998, Casino có mặt tại Việt Nam với tên Big C. Đây là kết quả hợp tác giữa tập đoàn Casino với các đối tác Việt Nam theo mô hình kinh doanh trung tâm thương mại bao gồm đại siêu thị kèm trung tâm mua sắm với đầy đủ các dịch vụ tiện ích và hiện đại.  Big C đầu tiên có trụ sở tại 1231 QL 1A, KP5, Bình Trị Đông B, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.  Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị. Hiện tại, năm 2014, siêu thị Big C Việt Nam có tổng cộng 26 siêu thị Big C trên toàn quốc. 1.2. Hệ thống siêu thị Big C:  Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị Big C, phần lớn không gian được dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá rẻ và chất lượng cao.  Sản phẩm kinh doanh tại các cửa hàng Big C có thể được chia thành 5 ngành chính:  Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, rau củ, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh….  Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, hóa mĩ phẩm,…thực phẩm cho thú cưng…  Hàng may mặc và phụ kiện  Hàng điện gia dụng  Vật dụng trang trí nội thất 1.3. Hành lang thương mại siêu thị Big C  Hành lang thương mại siêu thị Big C cung cấp không gian cho thuê bên trong và ngoài đại siêu thị Big C để các doanh nghiệp có thể tự kinh doanh tại siêu thị Big C. Tuy nhiên, những hàng hóa và dịch vụ kinh doanh trong khu vực này cần phải tạo được sự khác biệt với những sản phẩm được bày 1 bán trong các đại siêu thị Big C. Nhờ đó khách hàng đến mua sắm tại siêu thị Big C có thể lựa chọn mỗi sản phẩm và dịch vụ tiện ích chỉ tại một nơi nhất định, góp phần tăng kinh nghiệm mua sắm của Khách hàng tại siêu thị Big C.  Hoạt động kinh doanh tại các hành lang thương mại siêu thị Big C có thể chia ra thành 4 nhóm chính:  Ăn – uống: nhà hàng, khu thức ăn nhanh, khu ẩm thực.  Giải trí: rạp chiếu phim, quầy karaoke, và sân chơi dành cho thiếu nhi.  Những cửa hàng khác: nhà sách, cửa hàng quần áo, cửa hàng điện thoại, điện tử.  Dịch vụ: Máy rút tiền tự động (ATM)  Trong hoạt động đồng hành cùng hàng Việt, Big C luôn chú trọng phát triển các gam hàng Việt trong siêu thị và tích cực quảng bá đến người tiêu dùng. Chính sách thu mua của Big C luôn ưu tiên hàng nội, hàng nhập khẩu chỉ đóng vai trò đa dạng hóa gam hàng và thêm sự chọn lựa cho khách hàng. Hiện 95% hàng hóa trong siêu thị là hàng sản xuất tại Việt Nam và hầu như tất cả các ngành hàng đều có tỉ lệ hàng Việt rất cao. Big C đã hợp tác với các nhà sản xuất uy tín của Việt Nam phát triển các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của nhà phân phối mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Đến nay, Big C đã hợp tác thành công các nhà sản xuất phát triển 3 nhãn hàng riêng sản xuất tại Việt Nam là “WOW!Giá hấp dẫn”, “Big C” và “Hương vị Big C” với tổng số gần 600 mặt hàng Việt và được người tiêu dùng ưa chuộng. Tại mỗi siêu thị, Big C tăng cường các chương trình khuyến mại dành vị trí ưu tiên cho các sản phẩm nội địa.  Bên cạnh đó, nhằm có được nguồn cung ứng hàng Việt ổn định với giá cả và chất lượng tốt nhất để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu mua sắm của khách hàng, Big C đã phát triển các dự án thu mua tận nguồn tại các vùng nguyên liệu lớn trên cả nước như dự án trái cây đồng bằng sông Mê Kông, rau củ quả Đà Lạt,…. 2  Tích cực tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng được tiếp cận mua sắm, sử dụng hàng Việt. Big C đã tích cực tham gia các hội chợ, đưa hàng Việt về nông thôn đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các siêu thị. Big C tích cực chủ động phối hợp với các Sở công thương tại các tỉnh, thành phố nơi Big C đang hoạt động để tổ chức các chuyến bán hàng lưu động tại khu công nghiệp hay vùng sâu vùng xa nhằm quảng bá sâu rộng hơn nữa hàng Việt Nam tới người tiêu dùng. Tính từ đầu năm 2012 đến nay, Big C đã tổ chức thành công hơn 40 phiên chợ hàng Việt tại các khu công nghiệp, vùng sâu, vùng xa thuộc Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nam Định, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ truyền thống của trung tâm thương mại như bãi đỗ xe, nơi gửi đồ, giữ mũ bảo hiểm, thanh toán bằng thẻ và bằng ngoại tệ, gói quà, khu vui chơi dành cho trẻ em… trong những năm qua, Big C triển khai thành công dịch vụ xe buýt miễn phí dành cho khách hàng ở xa, tạo điều kiện cho họ có cơ hội tới siêu thị tham quan mua sắm, tiếp cận với nguồn hàng Việt phong phú, chất lượng đảm bảo với giá cả hợp lý. Big C tích cực quảng bá hàng Việt tại nước ngoài. Hằng năm, Big C xuất khẩu khoảng 1.000 containers hàng Việt (gồm nông sản, thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ, vải sợi, đồ gỗ,…), với tổng trị giá 21 triệu USD sang các chuỗi siêu thị của tập đoàn Casino – Tập đoàn mẹ của Big C tại châu Âu, Mỹ La tinh, Ấn Độ Dương,… Qua đó, góp phần quảng bá, tạo cầu nối giữa các nhà sản xuất Việt Nam với các nhà phân phối nước ngoài. Tháng 3/2012, Big C phối hợp với Hội Doanh nghiệp hàng Việt nam chất lượng cao tổ chức hội thảo “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Pháp và châu Âu” với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Tháng 11/2012, Big C đã tổ chức Tuần lễ hàng Việt mang tên “Hãy khám phá chất lượng hàng Việt Nam” tại Đại siêu thị Géant Massena – Paris (Pháp) với nhiều hoạt động quảng bá như dùng thử sản phẩm, hội thảo 3 xúc tiến thương mại, trang trí khu vực bán hàng với hình ảnh đặc trưng của Việt Nam,…  Trong thời gian tới, để đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Viêt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Big C tiếp tục quảng bá và thúc đẩy phát triển hàng Việt tại thị trường nội địa, đem hàng Việt tiếp cận sâu rộng với người tiêu dùng trong nước và quốc tế với các giải pháp cụ thể như sau: Phát triển hợp tác, sát cánh đồng hành cùng các nhà sản xuất trong nước, tập trung phát triển hơn nữa các dự án thu mua tận nguồn nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh hàng hóa địa phương. Tích cực tổ chức các chương trình khuyến mại hàng Việt, đặc biệt là các mặt hàng được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, tăng cường tuyên truyền quảng bá tại siêu thị. Tổ chức các chuyến bán hàng lưu động tại vùng sâu, vùng xa; phát triển thêm các tuyến xe buýt miễn phí giúp người dân vùng sâu vùng xa có điều kiện tiếp cận hàng Việt. Đẩy mạnh quảng bá hàng Việt ra nước ngoài thông qua hoạt động xúc tiến thương mại và xuất khẩu. 1.4 Giá trị doanh nghiệp  Tầm nhìn:  Nuôi dưỡng một thế giới đa dạng  Nhiệm vụ:  Là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài lòng quý Khách hàng.  Ngày nay chúng ta đã thấy được rằng Big C đã và đang làm được nhiệm vụ của mình đặt ra, qua số lượng khách hàng tìm đến Big C ngày càng tăng. Big C gần như là thương hiệu được mọi người nhắc đến đầu tiên khi đi mua sắm. Với giá cả hợp lý, cạnh tranh và chất lượng sản phẩm tốt của mình Big C đã làm hài lòng được khách hàng của mình từ những người khó tính nhất  Năm giá trị cốt lõi:  Sự hài lòng của khách hàng  Trách nhiệm  Tương trợ 4  Minh bạch  Đổi mới II. Các mục tiêu chiến lược:  Mục tiêu dẫn đầu thị phần: Để đạt được mục tiêu này Big C thường đặt giá các mặt hàng thấp hơn giá thị trường, hi vọng đạt được quy mô thị trường mà họ mong muốn. Các mặt hàng trong Big C rẻ hơn các đại lý bán lẻ hoặc chợ thương mại.Có rất nhiều sự lựa chọn khi tới Big C mua hàng.Ví dụ như gói mì tôm Hảo Hảo giá bán lẻ ngoài thị trường là 3.500 đồng thì ở Big C chỉ bán giá 3.000 đồng.  Mục tiêu dẫn đầu về chất lượng: Big C luôn cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm giá rẻ với chất lượng tốt nhất. Ngoài những mặt hàng thông dụng cho những người có thu nhập trung bình. Big C còn cung cấp nhữnh mặt hàng tốt, chất lượng cao,uy tín trong thị trường. Ví dụ như quần áo, hàng may mặc của các thương hiệu nổi tiến như: Luis Vuitton, Gucci… Thời trang may mặc như Winy, Wow hay những mặt hàng công nghệ máy tính như Sony, Vaio, Sam Sung….Tất cả các mặt hàng đó đều được bảo hành và đảm bảo chất lượng.  Ngoài ra, Big C còn hướng tới những mục tiêu khác như: Định giá thấp để tránh cho các đối thủ cạnh tiềm ẩn tham gia thị trường. Đặt giá ngang bằng để ổn định thị trường.Định giá thấp để thu hút khách hàng khi tung ra sản phẩm mới. Định giá ưu đãi để nhận được sự hợp tác của các đối tác trung gian. III. Phân tích môi trường kinh doanh, xác định cơ hội và nguy cơ: 1. Môi trường vĩ mô: a. Môi trường kinh tế:  Với nền kinh tế đang phát triển thị trường VN là một trong những thị trường thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước khiến cho cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và khốc liệt. Cả về sản phẩm và giá cả. Tuy nhiên cũng là cơ hội để phát triển. 5 a.1. Tốc độ tăng trưởng KT.  Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ năng động và có tốc độ phát triển hằng năm khá cao trong khu vực. Có thể thấy, so với nhiều quốc gia trong khu vực ĐôngNam Á thì thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn còn khá nhỏ. Năm 2012, mặc dù thị trường bán lẻ Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 32 trong chỉ số thường niên về thị trường bán lẻ toàn cầu (GRDI) Việt Nam do A.T.Kearney công bố (năm 2011 đứng vị trí thứ 23). Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập thì việc thị trường bán lẻ tiếp tục mở cửa là tất yếu, thị trường Việt Nam vẫn là một trong những thị trường tiềm năng và tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài.  Năm 1998, khi Big C chọn VN là điểm đến chưa xuất hiện nhiều nhà bán lẻ. Có thể nói Big C được coi là 1 trong những nhà tiên phong trên thị trường bán lẻ đầy tiềm năng này.  Trước 2009,nền KTVN có tốc độ tăng trưởng liên tục cao trên dưới 8%. Thật vậy, với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cùng quy mô dân số 90 triệu người, Việt Nam vẫn-sẽ là môi trường phát triển của thị trường bán lẻ. Việc Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc nền kinh tế mới nổi ở châu Á, cùng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam ngày càng tăng sẽ giúp người dân chi tiêu nhiều hơn; qua đó giúp thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. 6  Theo các tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn được xem là một trong những quốc gia có thị trường bán lẻ hấp dẫn trong giai đoạn 2013-2015. Tổ chức nghiên cứu thị trường Nielsen đánh giá, trong mức tăng trưởng doanh thu bán hàng bình quân hằng năm của Việt Nam thì giá cả tăng chiếm tới 70% khoản tăng đó. Dự báo doanh số bán lẻ trong giai đoạn 2013-2015 bình quân tăng khoảng 8,5%/năm. Tuy nhiên, mức tăng trưởng về doanh thu sẽ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập khả dụng của người dân và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu. 7 Hình 1 Hình 2 Hình 2: Tăng trưởng doanh thu bán lẻ giai đoạn 2008-2013 của các quốc gia Đông - Nam Á. (Nguồn: EIU)  Do ảnh hưởng của khủng hoảng KT 2009, => Tốc độ tăng trưởng KT giảm dần.  Trái kỳ vọng, 6 tháng đầu năm 2014 kinh tế Việt Nam đã không duy trì được đà hồi phục cuối năm 2013. Những khó khăn cũ chưa giải quyết hết thì nay lại thêm khó khăn mới. Sự chiếm đóng biển Đông của Trung Quốc trên vùng lãnh thổ Việt Nam đầu tháng 5 ít nhiều cũng tác động đến quá trình hồi phục. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và nền kinh tế vẫn có sự tăng trưởng, dù có chậm.Tình trạng doanh nghiệp giải thể, phá sản tuy chưa có dấu hiệu dừng lại nhưng số doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động tăng lên so với cùng kỳ. Hai tháng gần đây, tổng cầu đã có sự dịch chuyển, thể hiện tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ sau khi loại trừ yếu tố giá nhích dần, hiện đang ở mức 5,7% - một mức khá cao trong thời gian qua và niềm tin người dân đã trở lại. 8  Thách thức: Nền KT suy thoái -> người dân với tình hình tài chính khó khăn -> thắt chặt chi tiêu -> mức độ tiêu thụ hàng hóa giảm-> tăng sức ép cạnh tranh của DN. Big C cần phải có những chiến lược về giá và chi phí. a.2. Lạm phát:  Lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay sự giảm sức mua của đồng tiền. Sự lạm phát sẽ làm thay đổi mức và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Khi có lạm phát, tốc độ tiêu thụ hàng hóa giảm càng nhiều ở những mặt hàng mà tính thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày thấp.  Lạm phát tăng cao, người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng. Chỉ mới 4 tháng đầu năm 2011, tình hình KT VN rơi vào tình trạng bất ổn, lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng đột biến. 9  Thách thức: Lạm phát tăng cao -> người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu -> sức mua trên thị trường sẽ giảm -> ảnh hưởng tới lượng tiêu thụ của Big C  Lạm phát đạt 3,62% tính đến tháng 9 năm nay so với cùng kì năm trước là 3,62%, và kỳ vọng đạt khoảng 5% cả năm 2014.  Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát đang đi đúng hướng trong thời gian qua. Những tháng đầu năm 2014 ghi nhận lạm phát giảm đáng kể, tốc độ tăng từng tháng luôn lập những “kỷ lục” mới khi mà mức tăng là thấp nhất trong vòng thập niên qua, thậm chí có thời điểm nền kinh tế lo sợ rơi vào giảm phát. Tính đến tháng 6/2014, CPI chỉ tăng 1,38% so với thời điểm 12/2013 (mục tiêu năm 2014 lạm phát khoảng 7%). => Lạm phát giảm giúp cho tình hình kinh doanh của Big C ổn định hơn. a. 3 . GDP  Thu nhập TB của người dân ngày càng tăng, trong đó nhóm người có thu nhập 500-1000 USD/tháng tăng nhanh nhất 10 [...]... khích khách hàng bảo vệ môi trường xanh Mục tiêu của siêu thị BigC là thúc đẩy và kêu gọi các hoạt động của khách hàng và đối tác ủng hộ việc bảo vệ môi trường và chống lại sự biến đổi khí 2 hậu toàn cầu Môi trường vi mô: Phân tích theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter 2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại: a Cường độ cạnh tranh trong ngành: a.1 Phân tích số lượng và kết cấu của đối thủ cạnh tranh:... cơ hội thách thức cho BigC, cơ hội là nhiều sản phẩm chất lượng và mẫu mã tốt và đẹp khách hàng có nhiều sự lựa chọn, tăng sự hợp tác phát triển với DN nước ngoài nhưng đồng thời thách thức là sự cạnh tranh cao phải có chiến lược thích hợp và cường độ cạnh tranh cao Tự nhiên 0,05 2 0,1 Mục tiêu của BigC là thúc đẩy và kêu gọi các hoạt động của khách hàng và 30 đối thủ cạnh tranh trong việc bảo vệ môi. .. tranh của DN Big C cần phải có những chiến lược về giá và chi phí 32  Thị trường bán lẻ Việt Nam mở cửa dẫn tới nhiều đối thủ cạnh tranh cả hiện tại lẫn tiềm ẩn là nguy cơ mất đi lượng phân khúc khách hàng của BigC, đòi hỏi BigC có những chiến lược đi trước và hiệu quả để thu hút khách hàng về phía mình và nâng cao chất lượng sản phẩm IV Phân tích nội bộ doanh nghiệp  Theo mô hình chuỗi giá trị của. .. hình kinh doanh của BigC ổn định hơn Công nghệ 0,05 2 0,1 Khi áp dụng những công nghệ phát triển như máy quay camera an ninh 29 trong siêu thị và hệ thống máy tính tiền thông minh sẽ giúp cho mọi công việc trong siêu thị BigC diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm chi phí kể cả nguồn lực về vốn thời gian của BigC Dân số 0,1 3 0,3 Khi dân số lớn tăng nhu cầu tiêu dùng và nguồn lao động, nhận rõ cơ hội này BigC. .. giúp kích thích tiêu dùng DV/SP thay thế 0,05 2 0,1 Chiến lược về giá và dịch vụ khách hàng sẽ giúp BigC thu hút được khách hàng và nâng cao chất lượng hơn so với sản phẩm thay thế Cộng vào đó quy mô BigC ngày càng được mở rộng Tổng=1  Tổng=2,95 Cơ hội: Các nhân tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng khá tốt đến hoạt động kinh doanh của BigC:  Nhu cầu tiêu dùng lớn khi đời sống người dân nâng cao, thu nhập... thế a.2 Phân tích đặc thù, rào cản và tốc độ tăng trưởng của ngành:  Với các nhà bán lẻ nước ngoài, Việt Nam là một thị trường tiềm năng với sự hiện diện của nhiều tập đoàn lớn như: Lotte Mart (Hàn Quốc); Takeshimaya, Aeon (Nhật Bản); Berli Jucker (Thái Lan - mua lại hệ thống Metro); WalMart( Mỹ), Carrefour và Auchan (Pháp) cũng đang tìm kiếm cơ hội đặt chân vào thị trường Việt Nam =>Quy mô của các... siêu thị BigC của Pháp đã có trên 20 siêu thị tại Việt Nam, nhưng không dừng tại đó, BigC vẫn tiếp tục phát triển hệ thống với việc khai trương BigC TP Việt Trì (Phú Thọ) vào tháng 5 và xây dựng một tổ hợp tại Quảng Ninh.Năm 2015 thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn, đây là cơ hội cho người tiêu dùng Việt Nam nhưng cũng là thách thức đối với các DN bán lẻ nội địa, tuy nhiên đó sẽ là cơ hội để... dạng của quý khách, được khách hàng tin cậy với chất lượng đảm bảo và giá rẻ hơn sản phẩm của thương hiệu  dẫn đầu cùng loại từ 5 - 20% Co.opmart còn sử dụng túi môi trường xanh Co.opmart làm bằng chất liệu PP không dệt, có thể tái sử dụng nhiều lần, thân thiện với môi trường , góp phần bảo vệ môi trường; đồng thời khách hàng còn được tham gia các chương trình khuyến mãi hấp dẫn khi sử dụng túi môi trường. .. Tuy là một thị trường tiềm năng nhưng các doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn e ngại vì chúng ta vẫn còn bảo hộ, vẫn dùng thuế để điều tiết thị trường ENT (Economic Needs Test) là các tiêu chí đưa ra để quyết định cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm bảo hộ thị trường bán lẻ trong nước trước sự thâm nhập của thị trường bán lẻ nước ngoài Dù vậy nhưng BigC vẫn nỗ lực hết sức và rất tích cực trong... Á và Eurominitor Châu Á vừa xếp hạng danh sách 500 nhà bán lẻ tốt nhất tại châu Á Thái Bình Dương Đáng chú ý, thống kê doanh thu của Saigon Co.opmart gây bất ngờ khi bằng cả BigC và Nguy n  Kim cộng lại Trong số này, Việt Nam có 5 nhà bán lẻ lọt vào danh sách gồm: Saigon Co.opmart (doanh thu 1,1 tỷ USD), Big C (534 triệu USD), Nguy n Kim (490 triệu USD), Vàng bạc đá quý Sài Gòn (487 triệu USD) và . trường. Định giá thấp để thu hút khách hàng khi tung ra sản phẩm mới. Định giá ưu đãi để nhận được sự hợp tác của các đối tác trung gian. III. Phân tích môi trường kinh doanh, xác định cơ hội và nguy. cơ hội và nguy cơ: 1. Môi trường vĩ mô: a. Môi trường kinh tế:  Với nền kinh tế đang phát triển thị trường VN là một trong những thị trường thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước khiến. nhiễm môi trường cũng luôn được quan tâm, Siêu thị BigC cam kết việc hỗ trợ và khuyến khích khách hàng bảo vệ môi trường xanh.  Mục tiêu của siêu thị BigC là thúc đẩy và kêu gọi các hoạt động của

Ngày đăng: 14/07/2015, 15:23

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w