1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Hồ tiêu Việt Nam - Thương hiệu mới cần được phát triển

11 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 645,5 KB

Nội dung

Lượng tiêu trắng chiếm 15% thị phần xuất khẩu hàng năm, tiêu nghiền bột, tiêu đóng gói hút chân không, tiêu đỏ, tiêu xanh ngâm dấm….đặc biệt, sau 5 năm nghiên cứu đầu tư phát triển sản x

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA: KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

Bài tiểu luận :

Hồ tiêu Việt Nam - Thương hiệu mới

Giảng viên hướng dẫn:

PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Xuân Lộc

Lớp : Kiểm toán 3

Khóa: 34

Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 26 tháng 4 năm 2010

Trang 2

Mục lục :

I.Hồ tiêu Việt Nam- sản lượng & chất lượng 01-03

1.Sản lượng

2.Chất lượng

 Thuận lợi

 Khó khăn

II Xuất khẩu Hồ tiêu- Việt Nam quyết định giá thế giới 03-06

1.Sản lượng & chất lượng xuất khẩu

2.Những thị trường tiềm năng cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam

 Thuận lợi

 Khó khăn

III.Vị thế & hướng phát triển Hồ tiêu Việt Nam 06-08

1.Vị thế Hồ tiêu Việt Nam

2.Phát triển Hồ tiêu Việt Nam theo hướng bền vững

IV Những chính sách của Chính Phủ và hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam 08-09

Tài liệu tham khảo:

1 “ Lý thuyết và chính sách thương mại Quốc tế”- PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

2 Giáo trình kinh tế quốc tế- trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh

3. http://Taichinhdientu.vn

4. http://sonn.tayninh.gov.vn

5. http://vovnews.vn

6. http://www.xaluan.com

Trang 3

I> Hồ tiêu Việt Nam- sản lượng và chất lượng:

1 Sản lượng:

Mặc dù cây hồ tiêu được trồng ở Việt nam từ cuối thế kỷ 19 nhưng phải sau một thế kỷ mới hình thành rõ nét và tới khoảng 10 năm gần đây bắt đầu khẳng định

vị trí độc tôn của mình Do có vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, lực lượng lao động dày kinh nghiệm, cây hồ tiêu đã phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước, trong đó tập trung trọng điểm tại 6 tỉnh: Bình Phước, Gia Lai, Đắc Nông, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Đắc Lắc Chỉ riêng 6 tỉnh này đã chiếm tới 80% về diện tích và 75% về sản lượng tiêu cả nước Điều này có lợi thế đặc biệt về vùng nguyên liệu tập trung cho chỉ đạo sản xuất lớn, chuyên môn hoá, phát triển cơ

sở hạ tầng cho thu mua, chế biến, tạo chân hàng tại vùng nguyên liệu, giảm chi phí cho xuất khẩu

Từ năm 2003 tới nay sản lượng trồng hồ tiêu Việt Nam luôn dẫn đầu thế giới, bình quân khoảng 77.500 tấn/năm (theo thống kê sơ bộ), chiếm gần 30% sản lượng tiêu toàn cầu, 3 năm gần đây đều chiếm trên 35% sản lượng hồ tiêu thế giới:

2 Chất Lượng:

Không chỉ đứng đầu về sản lượng, hồ tiêu Việt nam đã đảm bảo mọi nhu cầu

về chất lượng cho mọi khách hàng nhập khẩu Việt Nam đã có hơn 10 nhà máy chế biến hạt tiêu đạt tiêu chuẩn thị trường Mỹ (ASTA), tiêu chuẩn thị trường châu Âu (ESA) Lượng tiêu trắng chiếm 15% thị phần xuất khẩu hàng năm, tiêu nghiền bột, tiêu đóng gói hút chân không, tiêu đỏ, tiêu xanh ngâm dấm….đặc biệt, sau 5 năm nghiên cứu đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, xúc tiến thương mại cho vùng tiêu trọng điểm tại huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai, lần đầu tiên hồ tiêu Việt nam đã có thương hiệu “Hồ tiêu Chư Sê, hồ tiêu Việt Nam”, với chất lượng tuyệt hảo hồ tiêu Chư Sê đã có vị trí vững chắc trên thương trường quốc tế và trong nước

Trang 4

Hạt tiêu là ngôi vua của các loại gia vị, không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày và phục vụ cho chế biến thực phẩm ở hầu hết các nước trên thế giới Trong khi đó các nước sản xuất tiêu trên thế giới không nhiều, phần lớn tập trung ở 6 nước thành viên IPC( International Pepper Community: hiệp hội Hồ tiêu quốc tế) Qua khảo sát hiện nay sản xuất tiêu ở Ấn Độ, ở Indonesia có có khả năng khôi phục và tăng sản lượng Các nước Malaysia, Brazin và Srilanca cũng chỉ duy trì được sản lượng ở mức như hiện nay Riêng Việt Nam còn nhiều cơ hội để phát triển sản xuất, gia tăng sản lượng

Thuận lợi:

• Ngành hồ tiêu Việt Nam có may mắn là đứng đầu thế giới về sản lượng, chiếm 50% lượng nhu cầu tiêu dùng thế giới Nên rõ ràng ảnh hưởng của thị trường hàng hóa Việt Nam hết sức quan trọng với thị trường toàn cầu và với điều kiện lợi thế như vậy mà chúng ta biết phối hợp sẽ đem lại lợi ích cho nông dân Việt Nam rất lớn

• Chất lượng hồ tiêu trong nước gần đây cải thiện đáng kể từ khẩu sản xuất, thu hoạch, đến chế biến… Nhiều nhà máy tích cực đầu tư công nghệ chế biến hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế Từ đó, tạo được “thương hiệu” cho hồ tiêu Việt Nam trên thương trường quốc tế

• Ngành hàng hồ tiêu đã kiên trì giữ vững sự ổn định trong sản xuất, sự phát triển trong kinh doanh suốt những năm khó khăn vừa rồi

• Sản lượng ở các nước khác như Brazil, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ giảm mạnh

• Vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, lực lượng lao động dày kinh nghiệm

• Các nước đông dân như Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Pakistan, Iran… nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu cũng tăng cao

Khó khăn:

• Tại Nam Trung bộ- nơi có sản lượng hồ tiêu rất cao ở Việt Nam- thường xuyên xảy ra bão lũ nên hàng ngàn hecta hồ tiêu bị ngập úng,ko những gây ảnh hưởng đến sản lượng hồ tiêu mà cả chất lượng cũng giảm chung cho cả nước Tiêu biểu như thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 11/2009 do liên tục hứng chịu hai

Trang 5

cơn bão lớn nên hàng ngàn ha tiêu đã bị ngập úng và chết, bởi vậy sản lượng tiêu của các tỉnh ở khu vực này sụt giảm đáng kể trong vụ thu hoạch vào đầu năm 2010

• Sản xuất hồ tiêu còn theo hướng nhỏ lẻ, chưa có quy mô, việc tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ còn thiếu tính chủ động

• Sản lượng cao nhưng hiện nay hồ tiêu Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới

• Tình trạng sâu bệnh, tiêu bị chết do thối rễ còn cao do nông dân thường sử dụng giống cũ Người nông dân chưa được hướng dẫn tận tình cụ thể trong việc chọn giống cũng như cách chăm sóc hồ tiêu để đạt sản lượng cao nhất.

II> Xuất khẩu hồ tiêu- Việt Nam đang quyết định giá hồ tiêu thế giới:

1 Sản lượng và chất lượng xuất khẩu:

-Trong 6 tháng đầu năm 2008, Việt nam đã xuất khẩu được 46.940 tấn hồ tiêu, trong đó tiêu đen đạt gần 42.000 tấn; tổng kim ngạch đạt 166 triệu USD

-Năm 2009, cả nước đã xuất khẩu được 135.000 tấn, tăng 51% so với năm

2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 360 triệu USD, tăng 18% so với năm 2008 Đây là năm có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong lịch sử ngành hồ tiêu Việt Nam Sản lượng hồ tiêu xuất khẩu tăng một phần do sản lượng sản xuất tăng (đạt khoảng 100.000T), một phần do có lượng tồn kho từ các năm trước chuyển qua

-Tháng 3/2010 nước ta xuất khẩu được 9 nghìn tấn hạt tiêu- kim ngạch 23 triệu USD

-Quý 1/2010 đạt 23 nghìn tấn- kim ngạch gần 66 triệu USD.So với cùng kỳ

năm trước giảm 14,55% về lượng, nhưng tăng 1,54% về kim ngạch =>Giá tiêu

xuất khẩu bình quân từ đầu năm đến nay đạt 3.111 USD/tấn, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước

-Chất lượng hồ tiêu trong nước gần đây cải thiện đáng kể từ khẩu sản xuất, thu hoạch, đến chế biến… Nhiều nhà máy tích cực đầu tư công nghệ chế biến hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế Từ đó, tạo được “thương hiệu” cho hồ tiêu Việt Nam trên thương trường quốc tế Đặc biệt giá tiêu xuất khẩu của ta vừa phải, hợp lý nên được khách hàng nhiều nước ưa chuộng

Trang 6

-Chất lượng hàng xuất khẩu được nâng lên, cả nước hiện có 20 nhà máy trong đó nhiều nhà máy được đầu tư công nghệ hiện đại, sản phẩm chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế (ASTA) có thể đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các khách hàng trên thế giới

2 Những thị trường tiềm năng cho xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam:

-Năm 2008, Mỹ là thị trường có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam với mức 130,3%, vươn từ vị trí thứ 3 trong năm 2007 lên vị trí thứ nhất

-Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Mỹ năm 2008 đạt 46,75 triệu

đô la, chiếm 15,08% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam Xuất khẩu

hồ tiêu sang Anh, Tây Ban Nha và Hàn Quốc cũng tăng trưởng khá tốt, trên 45%

-Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Mỹ năm 2008 đạt 46,75 triệu

đô la, chiếm 15,08% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam Xuất khẩu

hồ tiêu sang Anh, Tây Ban Nha và Hàn Quốc cũng tăng trưởng khá tốt, trên 45%

-Năm 2008, Hà Lan nhập khẩu gần 5.000 tấn hồ tiêu từ Việt Nam với kim ngạch lên tới 18,37 triệu đô la và tốc độ tăng trưởng khá cao (17,2% so với năm 2007) Năm 2009, với tốc độ tăng trưởng khoảng 1%, Hà Lan sẽ tiếp tục là một trong những thị trường tiềm năng nhất cho xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam

-Bulgary là thị trường có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam năm 2008 với mức 509,8% Bulgary đã nhập khẩu 1.176 tấn hồ tiêu của Việt Nam, đạt kim ngạch 4 triệu đô la

-Năm 2009, với tăng trưởng kinh tế khoảng 4,2%, Bulgary có thể tiếp tục trở thành một trong những thị trường có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam

-Các thị trường khác như Hàn Quốc, Ba Lan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam rất lớn (trên 100%) năm 2008 cũng đã đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam

-Theo Báo cáo thường niên ngành hàng hồ tiêu Việt Nam 2008 và triển vọng

2009, ngoài ba thị trường chính là Mỹ, Đức, Nhật Bản, AGROINFO đã xác định một số thị trường tiềm năng khác của hồ tiêu Việt Nam dựa trên các tiêu chí kim

Trang 7

ngạch nhập khẩu, tăng trưởng nhập khẩu năm 2008 và tăng trưởng GDP năm 2009, kết quả được thể hiện trong bảng sau:

Thuận lợi:

• Các nước sản xuất tiêu trên thế giới không nhiều, phần lớn tập trung ở

6 nước thành viên IPC Qua khảo sát hiện nay sản xuất tiêu ở Ấn Độ, ở Indonesia

có có khả năng khôi phục và tăng sản lượng Các nước Malaysia, Brazin và Srilanca cũng chỉ duy trì được sản lượng ở mức như hiện nay Riêng Việt Nam còn nhiều cơ hội để phát triển sản xuất, gia tăng sản lượng

• Thời tiết diễn biến thất thường, khô hạn kéo dài làm cho nhiều quốc gia có diện tích trồng tiêu lớn bị thất mùa, sản lượng giảm mạnh

• Giá xuất khẩu có sự cải thiện đáng kể theo hướng có lợi cho người sản xuất và xuất khẩu

Trang 8

• Người dân đã biết điều tiết lượng bán ra trong từng thời kỳ, điều này không chỉ góp phần giảm thiểu rủi ro mà còn tránh được tình trạng bị khách hàng

ép giá khi thu hoạch rộ

• Ngành hồ tiêu Việt nam gặp nhiều thuận lợi về giá cả trong xuất khẩu Đạt được kết quả này một phần do tác động khách quan từ thị trường thế giới, nhưng bên cạnh đó còn là sự sự chủ động của ngành hồ tiêu trong việc dự báo giá

cả thị trường

• Các doanh nghiệp liên tục đầu tư nâng cao chất lượng hạt tiêu và tạo

uy tín rất tốt Thông tin được cập nhật liên tục và chúng ta đã chủ động được thị trường Việc bán hàng trực tiếp cũng tăng cao nhờ sự đầu tư của các nước vào Việt Nam không ngừng tăng từ chế biến đến tiêu thụ hạt tiêu Đặc biệt, các ngân hàng đang mạnh dạn cho doanh nghiệp vay vốn để mua tiêu dự trữ, dân vay đẩy mạnh sản xuất…

- Xuất khẩu thô là chủ yếu nên giá cả chưa được cao

-Nông dân có xu hướng găm hàng chờ giá lên cao, các doanh nghiệp xuất khẩu không dám mạnh dạn ký hợp đồng lớn- dài hạn…dẫn tới thị trường thiếu tính sôi động

-Chúng ta đã bán một lượng lớn (khoảng 50% sản lượng) khi giá thấp do đánh giá thị trường chưa thật tốt Chất lượng hồ tiêu của Việt Nam khá cao nhưng một số doanh nghiệp còn thực hiện bán xô (FAQ) nên bị thiệt hại về giá

-Về mặt chất lượng, chúng ta đã nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy chế biến Tuy nhiên các nhà máy này chạy chưa hết 50% công suất do một số khách hàng là các nước đang phát triển chưa có nhu cầu hàng chất lượng cao

-Hiện nay 98% sản lượng hồ tiêu của Việt Nam dành cho xuất khẩu trong khi việc hoàn thuế VAT gặp rất nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian của doanh nghiệp

III> Vị thế và hướng phát triển Hồ tiêu Việt Nam

Trang 9

1 Vị thế Hồ tiêu Việt Nam:

Hiện nay, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam đang chiếm tới 50% lượng

hồ tiêu xuất khẩu của cả thế giới Tỷ lệ này có khả năng sẽ còn tăng trong những năm tới Không những thế, Việt Nam đang được đánh giá là nhà cung ứng hồ tiêu

lý tưởng nhất trên thế giới với giá cả và chất lượng cạnh tranh

Tổ chức Hạt tiêu thế giới (IPC) đánh giá cao vai trò của Việt Nam về sản lượng ổn định và chất lượng hạt tiêu ngày càng nâng lên Ngược lại, sản lượng ở các nước khác giảm mạnh Vì vậy, IPC cho rằng chỉ cần sự dao động ở Việt Nam

đã tác động ngay đến giá cả hạt tiêu toàn cầu, bởi thị trường hạt tiêu đang ngày càng phụ thuộc khá lớn vào Việt Nam

Tại Hội nghị các thị trường nguồn do IPC tổ chức, Việt Nam cũng được đánh giá là có vai trò quyết định trong việc phối hợp với các nước thành viên IPC

để giữ giá tiêu ổn định ở mức cao

Việt Nam phát huy tối đa ưu thế về sản lượng dồi dào (chiếm khoảng 60% nguồn cung toàn cầu), để điều tiết và quyết định giá tiêu thế giới

2 Hướng phát triển Hồ tiêu Việt Nam

Thương hiệu là vấn đề Hiệp hội đặc biệt quan tâm Vừa qua, Hiệp hội đã phối hợp với địa phương xây dựng thành công thương hiệu hồ tiêu Chư Sê và cho kết quả rất tốt Chư Sê là vùng có năng suất, chất lượng và sản lượng cao nhất cả nước (khoảng 15.000T) Năng suất bình quân trong vùng đạt 5T/ha, có nhiều vườn tiêu đạt 15T/ha Do có thương hiệu, chất lượng cao nên giá bán hồ tiêu Chư Sê luôn cao hơn các vùng khác Điều đáng chú ý là người dân trong vùng có tinh thần đoàn kết, nhất trí rất cao, phương thức canh tác tương đối giống nhau nên năng suất vườn tiêu ở Chư Sê không quá chênh lệch như những vùng khác Công tác quản lý xuất sứ, quản lý chất lượng hàng hoá được đảm bảo Trong sản xuất, người dân có xu hướng không dùng phân hoá học và thuốc trừ sâu để đảm bảo vườn tiêu phát triển bền vững Đây là điều mà các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm và đánh giá cao Ngoài ra, Chư Sê đang chuyển hướng sang sản xuất tiêu đỏ - loại tiêu

có chất lượng cao, giá bán rất cao

Từ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu hồ tiêu Chư Sê, Hiệp hội sẽ đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu hồ tiêu ở các vùng khác như Bình Phước, Đăc

Trang 10

Lăk, Đắc Nông, Gia Lai…, tiến tới xây dựng thương hiệu hồ tiêu quốc gia Hiện Hiệp hội đang phối hợp với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để xây dựng thương hiệu Hồ tiêu Bà Rịa, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2011

Đầu tư vào việc nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các nhà sản xuất, kinh doanh nhỏ của Việt Nam

Nâng cao hiệu quả sản xuất, xuất khẩu và phát triển ngành hồ tiêu theo hướng bền vững

Mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ hàng có chất lượng cao

Xây dựng được thị trường ổn định và phải đảm bảo giá làm sao cho người nông dân hạn chế tối đa việc thay đổi cung cầu

IV> Các chính sách của Chính Phủ và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam:

- Chính phủ cần hết sức quan tâm đánh giá thị trường, dự báo thị trường và coi đó là một trong tâm trong việc giúp nông dân hạn chế rủi ro

-Để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, Hiệp hội đang đề nghị Chính phủ xem xét, tiến đến miễn thuế VAT cho doanh nghiệp Mặt khác, Hiệp hội đề nghị được tham gia vào các kho ngoại quan tại những khu vực có tiêu dùng lớn như Trung Đông, Bắc Âu, Mỹ để chúng ta có thể tận dụng thời cơ khi giá cả có lợi, hạn chế bán ra khi giá xuống

-Hiệp hội đang phố hợp với các tổ chức quốc tế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn để đầu tư vào việc nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các nhà sản xuất, kinh doanh nhỏ của Việt Nam Các chương trình này đã được triển khai trong năm 2009 và tiếp tục triển khai trong năm 2010

-Yêu cầu các địa phương phải hướng dẫn người trồng thực hiện quy trình của tiêu chuẩn chất lượng cao để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, làm cho giá trị hàng hóa ngày càng gia tăng

-Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề ra mục tiêu giữ ổn định diện tích hồ tiêu ở mức 50.00ha, sản lượng 100.000 tấn/năm

-Ngoài ra, các địa phương cần thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Đó là hạn chế trồng hồ tiêu ở vùng có năng

Ngày đăng: 02/07/2015, 09:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w