Bệnh phá hại trên tất cả các giai đoạn phát triển và trên tất cả các cơ quan của cây cà chua từ cây con đến khi ra hoa ra quả, thu hoạch... Bệnh có thể xuất hiện trên rễ ở thời kỳ quả bắ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Trần Thị Thu Trang
Trang 3Tôi xin được gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, cán bộ, bà con nhân dân xã Hồng Thái, Đồng Thái, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn bè
và những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện bản luận văn này
Hà Nội, ngày12 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Thị Thu Trang
Trang 42.3 Đặc điểm phát sinh phát triển của nấm bệnh hại cà chua 9
2.4.4 Biện pháp sử dụng giống chống chịu bệnh 12
3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
Trang 53.5.1 Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 14
3.6.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng 14 3.6.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 15 3.6.3 Phương pháp điều tra một số bệnh nấm hại cà chua 17
4.1 Điều tra thành phần một số nấm hại quả cà chua vụ thu đông năm
2013 và xuân hè năm 2014 tại huyện An Dương, Hải Phòng 22 4.2 Điều tra diễn biến của một số nấm bệnh hại quả cà chua vụ thu đông
2013 và xuân hè năm 2014 tại An Dương, Hải Phòng 28 4.2.1 Điều tra ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sự phát triển của một số nấm
hại cà chua vụ thu đông 2013, xuân hè năm 2014 tại An Dương, Hải Phòng 28 4.2.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự phát sinh gây hại một số bệnh
nấm hại quả cà chua xuân hè 2014 tại An Dương, Hải Phòng 34 4.2.3 Ảnh hưởng của giống đến sự phát sinh gây hại một số bệnh nấm hại
quả cà chua xuân hè 2014 tại An Dương, Hải Phòng 38 4.2.4 Ảnh hưởng của công thức luân canh đến sự phát sinh gây hại một số
bệnh nấm hại quả cà chua xuân hè 2014 tại An Dương, Hải Phòng 41 4.2.5 Ảnh hưởng của phân bón đến sự phát sinh gây hại một số bệnh nấm
hại quả cà chua vụ xuân hè 2014 tại An Dương, Hải Phòng 45 4.2.6 Ảnh hưởng của chân đất đến sự phát sinh gây hại một số bệnh nấm hại
quả cà chua vụ xuân hè 2014 tại An Dương, Hải Phòng 51 4.3 Những nghiên cứu về nấm G candidum gây bệnh thối chua trên quả
Trang 64.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm
4.5.1 Khảo sát hiệu lực thuốc đến sự phát triển bệnh thán thư hại quả cà
Trang 7Phytopthora infestan P.infestan
NSP ĐKTN TKTD
Ngày sau phun Đường kính tản nấm Thời kỳ tiềm dục
Trang 8DANH MỤC BẢNG
4.1 Thành phần bệnh nấm hại quả cà chua vụ thu đông 2013 và vụ xuân
4.2 Mức độ xuất hiện bệnh nấm trên các giai đoạn phát triển của quả cà chua 23 4.3 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sự phát triển bệnh thán thư hại quả cà
chua vụ thu đông năm 2013, xuân hè năm 2014 tại An Dương, Hải Phòng 29 4.4 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sự phát triển bệnh thối chua hại quả cà
chua vụ thu đông 2013 , xuân hè năm 2014 tại An Dương, Hải Phòng 32 4.5 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự phát triển bệnh thán thư hại quả
cà chua vụ xuân hè năm 2014 tại An Dương, Hải Phòng 35 4.6 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự phát triển bệnh thối chua hại quả
cà chua vụ xuân hè năm 2014 tại An Dương, Hải Phòng 37 4.7 Ảnh hưởng của giống đến sự phát triển bệnh thán thư hại quả cà chua
vụ xuân hè năm 2014 tại An Dương, Hải Phòng 39 4.8 Ảnh hưởng của giống đến sự phát triển bệnh thối chua hại quả cà chua
vụ xuân hè năm 2014 tại An Dương, Hải Phòng 40 4.9 Ảnh hưởng của công thức luân canh đến sự phát triển bệnh thán thư
hại quả cà chua vụ thu đông năm 2013 tại An Dương Hải Phòng 42 4.10 Ảnh hưởng của công thức luân canh đến sự phát triển bệnh thối chua
hại quả cà chua vụ thu đông năm 2013 tại An Dương, Hải Phòng 44 4.11 Ảnh hưởng của phân đơn và phân phức hợp NPK đến sự phát triển
bệnh thán thư hại quả cà chua vụ xuân hè năm 2014 tại An Dương,
4.12 Ảnh hưởng của phân đơn và phân phức hợp NPK đến sự phát triển
bệnh thối chua hại quả cà chua vụ xuân hè năm 2014 tại An Dương,
Trang 94.13 Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến sự phát triển bệnh thán thư hại
quả cà chua vụ xuân hè năm 2014 tại An Dương, Hải Phòng 48 4.14 Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến sự phát triển bệnh thối chua hại
quả cà chua vụ xuân hè năm 2014 tại An Dương, Hải Phòng 50 4.15 Ảnh hưởng của chân đất đến sự phát triển bệnh thán thư hại quả cà
chua vụ xuân hè năm 2014 tại An Dương, Hải Phòng 51 4.16 Ảnh hưởng của chân đất đến sự phát triển bệnh thối chua hại quả cà
chua vụ xuân hè năm 2014 tại An Dương, Hải Phòng 53 4.17 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm
4.23 Khảo sát hiệu lực thuốc đến sự phát triển bệnh thối chua hại quả cà
Trang 10
DANH MỤC HÌNH
4.1 Triệu chứng đốm vòng cà chua do nấm A solani 24 4.2 Bệnh mốc sương hại quả cà chua do nấm P infestans 25 4.3 Triệu chứng bệnh thán thư cà chua do nấm Collectotrichu phomoides 26
4.4 Triệu chứng thối chua do nấm G.candidum hại quả cà chua trên
Trang 114.14 Ảnh hưởng của phân đơn và phân phức hợp NPK đến sự phát triển
bệnh thán thư hại quả cà chua vụ xuân hè năm 2014 tại An Dương,
4.15 Ảnh hưởng của phân đơn và phân phức hợp NPK đến sự phát triển
bệnh thối chua hại quả cà chua vụ xuân hè năm 2014 tại An Dương,
4.16 Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến sự phát triển bệnh thán thư hại
quả cà chua vụ xuân hè năm 2014 tại An Dương, Hải Phòng 49 4.17 Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến sự phát triển bệnh thối chua hại
quả cà chua vụ xuân hè năm 2014 tại An Dương, Hải Phòng 50 4.18 Ảnh hưởng của chân đất đến sự phát triển bệnh thán thư hại quả cà
chua vụ xuân hè năm 2014 tại An Dương, Hải Phòng 52 4.19 Ảnh hưởng của chân đất đến sự phát triển bệnh thối chua hại quả cà
chua vụ xuân hè năm 2014 tại An Dương, Hải Phòng 53 4.20 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm
Trang 121 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rau là loại thực phẩm rất cần thiết cho đời sống hàng ngày và không thể thay thế được vì rau có vị trí quan trọng đối với sức khoẻ con người Rau cung cấp cho cơ thể những chất quan trọng như protein, lipid, v.v Rau có ưu thế hơn một số cây trồng khác về vitamin và chất khoáng
Cây cà chua có tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill, thuộc họ cà
Solanaceae có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là một trong những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao Cà chua cung cấp một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như vitamin (A, B, C, PP,…), đường (chủ yếu là glucoza), axít hữu cơ và nhiều loại muối khoáng quan trọng khác như Ca, Fe, P, Mg,… Ngoài ra, một số nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết chất lycopen thành phần tạo nên màu
đỏ của cà chua có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt Cà chua là loại rau rất được ưa thích không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới vì nó có khẩu vị ngon, sử dụng làm xalát, làm quả tươi tráng miệng, nước giải khát Trong công nghiệp chế biến cà chua được chế biến thành nước quả, tương cà chua, mứt,… Ngoài ra cà chua còn là sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao trong xuất khẩu (Tạ Thu Cúc và CTV, 2000; Quách Tuấn Vinh, 2005)
Cà chua vốn là cây vụ đông và được trồng chủ yếu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ nhưng ở miền Nam cà chua cũng được trồng phổ biến ở nhiều nơi trong đó có Đà Lạt Do điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi nên cây cà chua được trồng khá rộng rãi trên khắp cả nước, từ Nam ra Bắc đều có thể trồng được Hơn nữa, cà chua cũng là một loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, vốn đầu tư ban đầu không cao, lại có thể trồng được quanh năm nên đem lại thu nhập ổn định cho người sản xuất (Trần Khắc Thi, Mai Thị Phương Anh, 2003)
Tuy diện tích trồng cà chua ở nước ta khá cao, nhưng sản lượng cà chua lại thấp Nguyên nhân là do cây cà chua thường dễ mẫn cảm với bệnh, đặc biệt là bệnh
do nấm gây hại Bệnh nấm hại quả cà chua từ giai đoạn quả xanh đến chín làm giảm phẩm chất, mẫu mã và lợi ích kinh tế Từ đó, yêu cầu đặt ra là tìm giải pháp tốt nhất
Trang 13để phòng trừ dịch hại trên cà chua một cách hiệu quả để sản lượng cà chua tăng cao,
cà chua có chất lượng tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của Bộ môn Bệnh cây, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của TS Trần Nguyễn Hà,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số bệnh nấm hại quả cà chua tại An Dương - Hải Phòng năm 2013- 2014”
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
Điều tra, xác định thành phần nấm hại quả cà chua vụ thu đông 2013 và xuân hè 2014 tại huyện An Dương, Hải Phòng
Điều tra diễn biến một số loại nấm hại quả cà chua như bệnh thán thư, bệnh thối chua
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm gây hại chính trên quả cà chua Tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái kỹ thuật như giống cà chua, lượng phân bón, chân đất, mật độ trồng, thời vụ, chế độ luân canh đến sự phát triển của nấm hại quả cà chua
Thử nghiệm một số loại thuốc phòng trừ bệnh thán thư, bệnh thối chua ngoài đồng ruộng
Trang 142 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1 Tầm quan trọng
Cà chua có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên bệnh mốc sương lại là bệnh gây hại nguy hiểm, bệnh phát triển tốt trong điều kiện lạnh, ẩm, mưa phùn Ở Hawaii bệnh gây hại rất nghiêm trọng và cần được phòng trừ Bệnh gây hại nặng trên các cây họ cà Scot
C Nelson (2008) khẳng định bệnh hại trên tất cả các bộ phận của cây Ngoài biện pháp
sử dụng các thuốc chứa hoạt chất Chlorothalonin, Copper, Mancozeb để phòng trừ thì biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp có hiệu quả phòng trừ bệnh tương đối tốt
L J Erselius, A M Rodriquez, J Mukalazi (1997 – 1998) nghiên cứu về sự biến đổi tính gây bệnh của các chủng nấm hại trên giống cà chua và khoai tây là khác nhau Sự lai giữa các chủng nấm này có tính độc và tính gây bệnh cao trên các giống cà chua, khoai tây Đặc biệt khi lai các chủng lại với nhau thì nó có khả năng kháng thuốc Metalaxyl, tác giả cũng cho rằng sử dụng giống cà chua mang gen kháng bệnh có hiệu quả phòng trừ cao
E W Mutitu và Cs nghiên cứu và nói rằng mốc sương là bệnh nguy hiểm nhất đối với cà chua, bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện lạnh ẩm, bào tử phát tán nhanh trong điều kiện thích hợp Nấm phát triển tốt ở ẩm độ cao ≈ 100%, nhiệt
độ 16-220C, trong một số trường hợp bệnh nặng sẽ gây thành dịch và mất trắng Để phòng trừ bệnh thì phải dùng thuốc trừ bệnh và phun định kỳ Tuy nhiên thuốc trừ bệnh để lại dư lượng trên quả nên phải chú ý lựa chọn loại thuốc phù hợp Sử dụng giống chống chịu có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa tác nhân gây bệnh Tác giả nghiên cứu và cho rằng loài xạ khuẩn được chiết xuất Streptomyces có thể phòng trừ bệnh mốc sương trên đồng ruộng
Triệu chứng bệnh: Cây cà chua bị bệnh mốc sương biểu hiện triệu chứng bên
ngoài và thay đổi sinh lý sinh hóa bên trong cây bệnh Bệnh phá hại trên tất cả các giai đoạn phát triển và trên tất cả các cơ quan của cây cà chua từ cây con đến khi ra hoa ra quả, thu hoạch
Trang 15Trên lá, vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở đầu lá, mép lá hoặc gần cuống
lá Vết bệnh lúc đầu hình tròn hoặc hình bán nguyệt màu xanh tối, về sau không định hình màu nâu đen, giới hạn giữa phần khỏe và phần bệnh không rõ ràng mặt dưới vết bệnh màu nhạt hơn Vết bệnh có thể lan rộng khắp lá, mặt dưới lớp bệnh hình thành lớp mốc trắng, đó là cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh của nấm, lớp mốc này còn lan rộng ra phần lá xung quanh vết bệnh, nhưng nhanh chóng mất
đi khi trời nắng, nhiệt độ cao Vết bệnh trên thân, cành lúc đầu hình bầu dục hoặc hình dạng không đều đặn
Theo tác giả (Purseglove J.V, 1968), bệnh đốm vòng hại cà chua ở các giai đoạn sinh trưởng của cây Bệnh xuất hiện ở lá, thân, quả của cây cà chua Trên lá, vết bệnh lúc đầu lá các chấm màu nâu hoặc hơi đen, sau đó vết bệnh có màu vàng, lan rộng tạo thành các vòng tròn đồng tâm có màu xám nhạt Theo tác giả (Ellis M.B và Gibson I.A.S, 1975), trên quả, vết bệnh lúc đầu là chấm đen, lõm, sau lan rộng thành vòng đồng tâm, vết bệnh có lớp nấm màu hơi đen Trên thân, vết bệnh màu tối, hơi lõm sau kéo dài, có thể có vòng tròn đồng tâm hoặc các hình ô van
Theo tác giả (Lê Lương Tề và CTV, 2007) triệu chứng bệnh đốm vòng: trên
lá, vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở những lá già có hình tròn hoặc hình bầu dục, màu nâu đen, lúc đầu vết bệnh nhỏ sau to dần, đường kính vết bệnh tới 1 - 2
cm Trên thân vết bệnh hình bầu dục, lõm màu nâu xám Chỗ phân cành thường dễ
bị bệnh làm cho cành gãy gục, chết khô Trên quả, vết bệnh thường ở gần núm quả, tai quả, lúc đầu nhỏ, sau to dần, cũng có các vòng đồng tâm, trên vết bệnh xuất hiện khối bào tử màu đen, mượt như nhung bao phủ Bệnh thường hại ở giai đoạn quả chín già
Bệnh thối chua gây hại thời kỳ quả chín Bệnh hại ban đầu là những quả cà chua chín đỏ, rắn, chắc, Sau đó xâm nhập sâu vào mô quả, làm quả thối nhũn, để lại trên bề mặt vết bệnh là một khối sền sệt màu trắng xốp, dày, giống như miếng pho mát màu trắng Đồng thời tiết ra dịch quả có mùi vị đặc trưng như mùi nước biển, mùi dưa muối (E.E Davis) Mùi vị của dịch quả giống như acid lactic và nó có tên
là bệnh thối chua quả cà chua (S.A Sargent)
Theo Trung tâm Giám định Kiểm dịch thực vật (2001), bệnh thối chua
Trang 16thường biểu hiện trên các quả cà chua chín trong quá trình bảo quản gây triệu chứng
là chuyển màu, thối nhão, chảy dịch trên quả Các quả bị bệnh thường có mùi thối rữa hấp dẫn côn trùng, do vậy quả bị bệnh thường có ấu trùng của ruồi Trên bề mặt vết bệnh thường có một lớp nấm trắng bao phủ
Bệnh thán thư gây hại trên thân, lá, rễ cây cà chua Trên lá, vết bệnh thường nhỏ, tròn, màu nâu, phần ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe là quầng vàng Bệnh
có thể xuất hiện trên rễ ở thời kỳ quả bắt đầu chín, vết bệnh thường màu nâu, rễ hóa già, trên mặt vết bệnh xuất hiện các chấm nhỏ màu đen, rễ to thường bị tróc vỏ, các
rễ phụ trở nên cằn cỗi và thối mục Khi toàn bộ rễ bị hại nhổ cây khỏi đất rất dễ dàng Quả bị nấm xâm nhiễm từ khi còn xanh, thường triệu chứng bệnh xuất hiện khi bắt đầu chín Vết bệnh lúc đầu nhỏ, dẹt, màu hơi sang Vết bệnh lớn dần, đường kính có thể tới 12mm, bề mặt vết bệnh hơi lõm, có nhưng vòng đồng tâm, ở giữa vết bệnh thường rám nâu Khi vết bệnh to, xuất hiện những điểm màu đen nhỏ, rải rác trên bề mặt vết bệnh, bề mặt vết bệnh nhẵn, không thay đổi Khi thời tiết ẩm ướt, trên bề mặt vết bệnh xuất hiện nhiều bào tử màu hơi hồng Trên quả có nhiều vết bệnh, các vết bệnh sẽ liên kết với nhau tạo thành vết lớn hơn Quả trong quá trình bảo quản cũng có thể bị bệnh (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2007)
2.2 Nguyên nhân gây bệnh trên cà chua
2.2.1 Vi sinh vật giống nấm
Bệnh mốc sương cà chua do nấm Phytophthora infestans (Mont) de Bary,
thuộc bộ Peronosporales lớp Oomycetes, có chu kỳ phát triển hoàn toàn bao gồm hai giai đoạn sợi nấm, sinh sản vô tính (bào tử phân sinh- bào tử bọc sporang- bào
tử động) và sinh sản hữu tính tạo ra bào tử trứng
Sợi nấm hình ống, đơn bào có nhiều nhân (và có khuynh hướng hình thành màng ngăn ở phần sợi nấm già) Sợi nấm ở mô biểu bì quả có nhiều trường hợp to nhỏ không đều nhau, có chỗ thót lại
Cành bào tử đâm ra ngoài qua lỗ khí hoặc trực tiếp qua biểu bì ký chủ, đơn độc từng cành hoặc từng nhóm 2- 3 cành Sự hình thành bào tử bọc phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, nước Trong điều kiện ẩm độ 90- 100%, đặc biệt đêm có sương và mưa phùn, nhiệt độ trong khoảng 14,6- 22,90C thì bảo tử hình thành rất
Trang 17nhiều Từ tháng 12 đến đầu tháng 3 trong thời gian này có đầy đủ các điều kiện đó nên bào tử hình thành nhiều, bệnh lây lan và phá hại nặng Bào tử nảy mầm theo hai kiểu, hoặc hình thành bào tử động hoặc hình thành ống mầm tùy theo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm Bào tử phân sinh còn có khả năng hình thành bào tử thứ sinh trong điều kiện nhiệt độ cao > 280C Bào tử chuyển động được nhờ 2 lông roi có chiều dài khác nhau
2.2.2 Nấm ngành nấm túi
Bệnh đốm vòng do nấm Alternaria solani (Ell và Mart.) gây ra Nấm còn có tên khác là Spordesmim solani Varians Vanha, (Roger L., 1953, Macrosporium
solani Ell et Mactin, Alternaria solani Sor.,) Sợi nấm đa bào, phân nhánh, trong
quá trình phát triển có màu nâu tối Cành bào tử phân sinh dài khoảng 110 mm, dày
6 - 10 mm, mọc đơn bào hoặc cụm nhỏ, thẳng hoặc uốn khúc, có vách ngăn, màu nâu nhạt hoặc màu vàng (Ellis M.B và Gibson, I.A.S, 1975) Bào tử phân sinh đa bào, có nhiều vách ngăn dọc, hình quả chuỳ, màu nâu tối, mọc đơn hoặc mọc thành chuỗi (Jones J.P, 1993) Khi nuôi cấy trên môi trường nhân tạo, tản nấm xốp, màu nâu xám hoặc hơi đen
Bào tử phân sinh nảy mầm trong giọt nước sau 1- 2 giờ ở phạm vi nhiệt độ 16- 340C, nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm phát triển là 26 - 280C Nấm xâm nhập vào cây qua lỗ khí khổng hoặc vết thương, hoặc trực tiếp qua biểu bì Từ nhiệt độ
130C nấm có thể xâm nhập và gây bệnh, nhiệt độ càng cao thì sự xâm nhập và gây bệnh càng dễ dàng Trong điều kiện thuận lợi (nhiệt độ thích hợp, ẩm ướt) thì thời
kỳ tiềm dục của bệnh là 3- 4 ngày và sau đó 3- 4 ngày nấm có thể sinh bào tử mới Thông thường thời kỳ tiềm dục kéo dài 8- 10 ngày Trời càng nhiều mưa, nhiều sương thì bào tử phân sinh hình thành càng nhiều
Bệnh thối chua hại cà chua do nấm Geotrichum candidum gây ra Ở Florida,
G.candidum là một loại nấm men gây bệnh thối chua quả cà chua (S.A Sargent) Sợi nấm màu trắng xốp, đứt đoạn hình thành bào tử Bào tử hình trụ Trên môi trường PGA, tản nấm màu trắng kem, trong suốt, sợi nấm phân nhánh, hình thành chuỗi bào tử xếp lộn xộn, bào tử 6- 12 x 3- 6 µm Bào tử có thể nảy mầm kiểu chồi
Bệnh thán thư cà chua do nấm Colletotrichum coccodes (Wallr) gây ra Các
Trang 18chấm đen trên vết bệnh là các đĩa cành, xếp thành hình đồng tâm Cành bào tử phân sinh thon nhọn hoặc hơi hình chùy, hiếm khi phân nhánh, dài khoảng 10- 30 micromet, bào tử phân sinh hình tành trong đĩa cành thành khối có màu hồng Bào
tử đơn bào, kích thước ( 3- 7,5) x (17,5- 22,0) micromet Đĩa cành có các lông hình kiếm, màu đen, đĩa cành được hình thành trên mô bệnh và trên môi trường nuôi cấy
Bệnh đốm nâu hại cà chua gây ra do nấm Stemphylium solani (G.F Weber 1930), Stemphylium floridanum (C.I Hannon & G.F Weber 1955), hoặc
Stemphylium botryosum (Wallr 1833) Bệnh xuất hiện ở nhiều vùng trồng cà chua trên thế giới nơi có điều kiện nóng, ẩm
2.2.3 Nấm ngành nấm đảm
Trong số các loài nấm gây bệnh, đặc biệt là nhóm nấm đất, chủ yếu hại vùng
rễ đó là nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu
trong đất, trong tàn dư thực vật, cây ký chủ, cỏ dại và trong các vật liệu giống nhiễm bệnh dưới dạng sợi nấm, hạch nấm Hạch nấm tồn tại từ năm này qua năm khác ở tầng đất bề mặt và là nguồn gây bệnh phổ biến cho các cây trồng vụ sau, năm sau Do đó việc điều tra nghiên cứu tình hình bệnh lở cổ rễ hại một số cây trồng, mức độ phổ biến, tác hại và biện pháp phòng trừ bệnh là hết sức cần thiết
Nấm Rhizoctonia được bắt đầu biết đến bởi De Candolle vào năm 1815 Khi
đó nấm Rhizoctonia crocorum (Pers.) DC được coi là loài điển hình (Akira Ogoshi, 1996) Trong khi nấm Rhizoctonia solani là loài quan trọng nhất của loài
Rhizoctonia chỉ được mô tả lần đầu khi Julius Kuhn nghiên cứu về bệnh lở cổ rễ trên cây khoai tây năm 1958 (Paulo Ceresini, 1999)
Loài Rhizoctonia solani là tác nhân gây bệnh có nguồn gốc trong đất Chúng
phân bố ở khắp nơi trên thế giới và gây hại trên rất nhiều loại cây trồng (Yanice Y Uchida, 2008) Theo Farr D F., et al (1989) chỉ riêng ở Mỹ có đến hơn 500 loài
thực vật là ký chủ của nấm này Ở Nhật loài Rhizoctonia solani gây hại hơn 142 loài
thuộc 52 họ thực vật Một số cây ký chủ có thể kể đến như: Đậu tương, đậu lima, đu
đủ, dưa chuột v.v đặc biệt là cây họ cà, họ đậu, họ bầu bí (Akira Ogoshi, 1996) Với
phạm vi ký chủ và phân bố rộng, nấm Rhizoctonia solani thực sự là một loài dịch
hại nguy hiểm, đe hoạ nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới
Trang 19Nấm Rhizoctonia solani được xem là một loài nấm phức tạp vì sự biến động
giữa các isolate của nấm này về khả năng gây bệnh, phổ ký chủ, các đặc tính hình thái sinh lý (Sneh & Cs, 1991) Gần đây nhiều kỹ thuật sinh học phân tử đã được sử dụng để nghiên cứu sự đa dạng và mối quan hệ phát sinh loài giữa các AG của nấm
Rhizoctonia solani Liu et al (1993) đã chia AG 1 thành 6 nhóm phụ (ISG 1A, 1B,
1C, 1D, 1E và 1F) dựa trên phân tích RFLP (Registriction Fragment Length Polymorphism) của cùng rDNA-ITS (Internal Transcriped Spacer) và phân tích isozyme AG 4 được phân biệt thành 3 nhóm phụ AG 4-HIG, 4-HIGII, 4-HIGIII dựa trên các nghiên cứu về lai DNA/DNA và phân tích axít béo (Stevens Johnk, J., Jones
R K 2001) Các isolate của nấm Rhizoctonia solani đã được Carling và Cs (2002)
nhận biết và chia thành 14 nhóm tương hợp (Anastomosis Group-AG) từ AG 1 đến AG
13 và AG-B1
Nấm Rhizoctonia solani là loài nấm đất, sản sinh ra nhiều hạch nấm trên mô
ký chủ, hạch nấm được đan kết lại từ những sợi nấm Chúng tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng và nảy mẩm khi được kích thích bởi những dịch tiết ra từ cây ký chủ bị nhiễm bệnh hoặc việc bổ sung chất hữu cơ vào đất Ngoài truyền bệnh qua
đất, tàn dư cây trồng Rhizoctonia solani có khả năng truyền qua hạt giống với tỷ lệ lên tới 30% ở Mỹ (Kokalis-Burelle, N., et al., 1997) Đặc biệt nấm Rhizoctonia
solani có thể sống như một loài nấm hoại sinh nếu đất chứa đầy đủ các chất hữu cơ (Paulo Ceresini, 1999)
Bệnh héo rũ gốc mốc trắng được xác định do nấm Sclerotium rolfsii Sacc gây
ra (Barnett H L & cs, 1998) Nấm là loài vi sinh vật hảo khí, ưa ẩm và nhiệt độ cao khoảng 20 – 300C (Mc Carter S M., 1993) Nhiệt độ thấp hơn 100C hoặc cao hơn
400C nấm không tồn tại được Nấm Sclerotium rolfsii có khả năng sinh trưởng, phát
triển trong khoảng pH rộng, thuận lợi nhất trong khoảng 3-5 (Stephen el al., 1992) Sợi nấm màu trắng, mịn Từ sợi nấm hình thành nhiều hạch nấm sau 4-7 ngày Hạch nấm có hình cầu, ban đầu có màu trắng sau chuyển sang màu vàng, cuối cùng có màu vàng nâu, kích thước 1-2mm (Purseglove J W., 1968) Sự nảy mầm của hạch nấm xảy ra trong khoảng pH từ 2-5 Hạch nấm có khả năng chống chịu tốt với điều kiện
Trang 20môi trường bất lợi Trong khi sợi nấm bị chết ở nhiệt độ 00C thì hạch nấm vẫn có thể sống sót ở nhiệt độ dưới - 100C (Stephen el al., 1992) Hạch nấm có thể tồn tại trong đất từ năm này sang năm khác ở tầng đất mặt, đất canh tác (Gulshan L & Cs, 1992)
2.3 Đặc điểm phát sinh phát triển của nấm bệnh hại cà chua
Theo Jones J.P (1993) nấm Alternaria solani xâm nhiễm đầu tiên do nguồn
bệnh đưa tới Bệnh đốm vòng xuất hiện trong thời kỳ có mưa nhiều, nhiệt độ 24 -
290C, bào tử nảy mầm trong khoảng 2 giờ trong nước ở nhiệt độ 6 - 340C, nhiệt độ tối thích 28 - 300C thời gian nảy mầm là 35- 45 phút Nấm xâm nhập vào cây qua lỗ khi khổng hoặc vết thương hoặc trực tiếp qua biểu bì Trời càng nhiều mưa, nhiều sương thì bào tử phân sinh hình thành càng nhiều Đây là bệnh hại cà chua để lại thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất trên thế giới
Ở Bắc Mỹ, tác giả đã nghiên cứu hệ thống dự tính dự báo để phòng trừ bệnh đốm vòng hại cà chua, hệ thống này nhằm xác định thời kỳ mà những điều kiện thuận lợi cho bệnh đốm vòng phát triển cũng như áp dụng các loại thuốc phòng trừ bệnh Để dự tính dự báo được thì phải căn cứ vào nhiệt độ môi trường tối đa, tối thấp, số giờ ẩm trên lá cây cà chua, ẩm độ không khí vượt quá 90% hay có mưa thì bệnh đốm vòng sẽ phát sinh phát triển nặng, trong điều kiện đó phải dự tính dự báo
để phun thuốc phòng trừ và nên phun mỗi tuần 1 lần thì cho hiệu quả phòng trừ tốt nhất Tác giả cũng khuyên nên dùng thuốc có chứa hoạt chất chlorothalonin (L Madden và Cs 1978)
Manhattan, KS (2010) cho biết đốm vòng có thể gây hại bất kỳ thời gian nào, hại nặng vào thời kỳ sau trồng và nấm gây bệnh thường gây hại ở các lá già, trong điều kiện thuận lợi bệnh phát triển và gây biến dạng lá, bệnh hại trên quả sẽ làm giảm trọng lượng và giảm khả năng ra hoa Tác giả cũng nghiên cứu điều kiện sinh thái của bệnh: bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện ấm ẩm, mưa nhiều và ẩm độ không khí cao Biện pháp vệ sinh đồng ruộng có thể giảm nguồn bệnh, có thể thu dọn tàn dư, ngắt bỏ lá, cây bị bệnh nặng rồi đem tiêu huỷ, phải luân canh với cây trồng không thuộc họ cà Bệnh đốm vòng phải phun sớm khi bệnh chớm xuất hiện, phun định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần sẽ cho hiệu quả cao Ở nước ta bệnh phát sinh và
Trang 21gây hại nặng ở cuối vụ xuân hè, đặc biệt hại nặng ở vụ muộn vì có nhiệt độ cao, ẩm
độ cao, mưa nhiều thuận lợi cho nấm lây lan, xâm nhiểm và bệnh phát triển Nấm
có thể tồn tại trên hạt, trên tàn dư cây bệnh ở đất hoặc trên một số cây họ cà như khoai tây, cà
Nấm G.candidum gây bệnh thối chua thường xâm nhiễm gây hại trên những
quả cà chua chín đỏ, chủ yếu được buôn bán ở các chợ, các siêu thị Nấm
G.candidum có nguồn gốc từ đất và trên các loại cây trồng, gây thối củ cà rốt, khoai lang và luôn tồn tại trong không khí Bệnh này còn tìm thấy ở Arlington và Washington DC Theo E.E Davis (1960), một tác nhân khác gây bệnh thối chua
nữa là Oospora lacris sp Chúng cũng xâm nhiễm gây hại nặng ở cà chua chín đỏ,
chỉ có khả năng xâm nhiễm gây hại cà chua xanh ở trong điều kiện lạnh hoặc đã bị tác nhân khác gây hại trước (Nguyễn Văn Viên, 1999)
Tác nhân khác gây bệnh thối chua trên cà chua nữa là “lactic acid bacteria”
gồm Leuconostoc mesenteroides và Lactobaccillus spp., nấm G.candidum gây hại
nặng trên cà chua sau thu hoạch và phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, ấm áp
Geotrichum là một loại nấm men rất phổ biến trong đất và không khí Quá trình xâm nhiễm được thực hiện khi vỏ quả bị xây sát do vết thương cơ giới hoặc do các nấm mốc gây ra trong bảo quản Bệnh phát triển tốt ở nhiệt độ 25- 300C trong thời tiết ẩm ướt, quả chín và bảo quản trong thời gian dài dễ bị nhiễm bệnh
Nấm Colletotrichum nói chung được xem là nấm ký sinh yếu, xâm nhiễm
một số cây trồng, nấm sản sinh ra đĩa cành và vi hạch trên mô bệnh, tồn tại ở dạng
vi hạch từ năm này qua năm khác, thường trên tàn dư cây bệnh Khi gặp điều kiện thuận lợi (ấm, ẩm), vi hạch hình thành sợi và đĩa cành sợi nấm, bào tử từ đĩa cành sẽ xâm nhiễm và gây bệnh Nấm có thể xâm nhiễm, phát triển ở nhiệt độ 10- 300C nhưng tốt nhất là 20- 240C, độ ẩm cao Nấm có thể lan truyền nhờ gió, nước tưới… Bào tử nấm khi tiếp xúc với cây sẽ nảy mầm, hình thành giác bám, rồi hình thành vòi hút xâm nhiễm vào mô lá, quả Trời mưa, nước bắn tung tóe tạo điều kiện
để nấm từ trong đất dính vào cây, giúp cho việc tiếp xúc, xâm nhiễm và gây bệnh
Trang 222.4 Biện pháp phòng trừ nấm hại cà chua
Theo Ritaino J.B (1991), ở Bắc Carolia (Mỹ) việc kết hợp phơi ải với bón
nấm đối kháng Gliocladium virens vào đất đã làm giảm số lượng hạch nấm
Sclerotium rolfsii sống Biện pháp này có ý nghĩa trong phòng chống bệnh ở đồng bằng duyên hải
Trong biện pháp phòng chống bệnh thối xám (Botrytis cinerea Pers.) bắc
giàn cho cà chua, cắt tỉa bỏ lá già, cành nhỏ ở gốc, tạo cho luống cà chua thông thoáng (Nguyễn Văn Viên, Đỗ Tấn Dũng, 2007)
Phòng trừ bệnh đốm nâu bằng biện pháp canh tác tổng hợp Khi cây bị bệnh cần tăng cường chăm sóc và bón thúc, thực hiện luân canh và vệ sinh đồng ruộng
2.4.2 Biện pháp sinh học
Theo Elad Y (1989), phun nấm đối kháng Trichoderma spp lên lá cà chua
đã giảm bệnh thối xám
Theo Mc Carter, S.M (1985), phun Trichoderma harzianum vào đất bị
nhiễm tự nhiên hoặc lên cây, lên quả sẽ làm giảm thối quả 43- 85% tương ứng Khi
trộn Trichoderma harzianum với đất bị nhiễm tự nhiên thì giảm tỉ lệ thối quả 27-
51% trong thí nghiệm đồng ruộng (Nguyễn Văn Viên, 1999)
2.4.3 Biện pháp hoá học
Để phòng chống bệnh mốc sương cà chua, theo Vũ Hoan (1967), nên dùng Mancozeb 80WP với nồng độ 0,2%- 0,4% Dùng thuốc Boocđô 1% cho hiệu quả cao nhất để trừ bệnh, có thể phun định kỳ 7- 10 ngày 1 lần, thời kỳ sinh trưởng ban đầu bệnh nhẹ có thể dùng Booc đô 0,5%- 0,75% Đó là cách phòng chống bệnh đốm
Trang 23nâu bằng biện pháp hóa học Các thuốc Ridomil, Zineb có hiệu quả phòng trừ bệnh đốm vòng (Nguyễn Kim Vân, 1995)
Ở Đài Loan, Lin C Y và Lai S H (1989) đã phòng bệnh đốm vòng bằng thuốc Kocide 101 Ở Ấn Độ, dùng thuốc Dithan M45, Dfolatan ở nồng độ 0,1%, phun cách nhau 15 ngày tính từ 1 tháng sau trồng đã đạt hiệu quả trong phòng chống bệnh đốm vòng Ở Hà Lan, thuốc Metalaxyl được sử dụng rộng rãi để phòng truwd bệnh mốc sương cà chua (Erwin D C và CTV, 1987)
2.4.4 Biện pháp sử dụng giống chống chịu bệnh
Theo Nguyễn Văn Viên, Đỗ Tấn Dũng (2007), chọn và trồng các giống ít nhiễm bệnh đốm nâu Sử dụng giống chống bệnh như HP5, CS1, MV1 để phòng trừ bệnh đốm vòng Một số giống có khả năng chống bệnh mốc sương như HP5, Hồng Lan, P375 và cà chua quả nhỏ chịu nhiệt VR2
Chọn giống kháng bệnh là một trong những biện pháp để phòng chống bệnh Theo Bedi J.S và CTV (1990), trong số 279 dòng cà chua được tạo ra từ trung tâm nghiên cứu của Đài Loan, Nhật Bản, Pháp, Mỹ thì chỉ có 2 giống là Rossol và EC1085 là kháng bệnh đốm vòng Ở nước ta thì sử dụng giống chống bệnh như giống HP5, CS1, MV
Trang 243.VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nấm gây hại trên quả cà chua
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Các giống cà chua đang trồng tại địa phương: VL_3500 F1 (tai voi trắng), Savior(tai voi xanh)
Mẫu bệnh thu thập trên các ruộng trồng cà chua tại An Dương, Hải Phòng
Dụng cụ thí nghiệm: bao gồm các dụng cụ trong phòng thí nghiệm như hộp petri, đũa thủy tinh, xoong, bếp điện, bình tam giác, dao, panh, đèn cồn, ống đo,
lọ thủy tinh, cốc đong, kính hiển vi, lam kính, lamen…
Vật liệu: đường glucoza, agar, khoai tây, cà rốt, bột ngô, nước hấp vô trùng, nước cất
Môi trường nuôi cấy: môi trường WA, PGA, PCA, CA,CMA
3.3 Địa điểm nghiên cứu
Vùng trồng cà chua tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Phòng
Bộ môn Bệnh cây- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trung tâm Bệnh cây nhiệt đới- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3.4 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2013 đến tháng 6/2014
Trang 253.5 Nội dung nghiên cứu
3.5.1 Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Xác định thành phần một số nấm hại quả cà chua vụ thu đông 2013 và xuân
hè năm 2014 tại huyện An Dương, Hải Phòng
3.5.2 Điều tra nghiên cứu ngoài đồng ruộng
- Điều tra một số nấm hại quả cà chua vụ thu đông 2013, xuân hè 2014 tại
An Dương, Hải Phòng
- Điều tra diễn biến của một số nấm bệnh hại quả cà chua:
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến bệnh thán thư, bệnh thối chua + Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh thán thư, bệnh thối chua + Nghiên cứu ảnh hưởng của giống đến bệnh thán thư, bệnh thối chua
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của công thức luân canh đến bệnh thán thư, bệnh thối chua
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến bệnh thán thư, bệnh thối chua + Nghiên cứu ảnh hưởng của chân đất đến bệnh thán thư, bệnh thối chua
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh chính trên quả cà chua
- Khảo sát hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc hóa học đối với nấm gây bệnh thán thư, bệnh thối chua
3.6 Phương pháp nghiên cứu
3.6.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng
- Chẩn đoán bệnh ngoài đồng ruộng: Dựa vào triệu chứng bệnh điển hình biểu hiện ra bên ngoài
- Chẩn đoán bệnh trong phòng: Tiến hành thu thập mẫu bệnh, phân lập, nuôi cấy nấm trong phòng thí nghiệm Kiểm tra bằng kính hiển vi, phân loại theo các tài liệu giám định bệnh
- Phương pháp điều tra thành phần và mức độ phổ biến của nấm hại cà chua: Tiến hành điều tra theo phương pháp nghiên cứu BVTV (Viện Bảo vệ thực vật, 2000) và Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT)
Điều tra định kỳ 7 ngày một lần
Đánh giá mức độ phổ biến của bệnh theo thang 3 cấp:
Trang 26+ : Tần suất xuất hiện bệnh < 10%
++ : Tần suất xuất hiện bệnh 10- 25%
+++ : Tần suất xuất hiện bệnh > 25%
3.6.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
3.6.2.1 Phương pháp hấp khử trùng dụng cụ
Các dụng cụ bằng thuỷ tinh như ống nghiệm, bình tam giác, hộp petri được khử trùng bằng hơi nóng ở nhiệt độ 1600C trong 3 giờ bằng tủ sấy
Dao, kẹp, que cấy được khử trùng trên ngọn lửa đèn cồn
Môi trường nuôi cấy được khử trùng bằng hơi nước nóng ở điều kiện nhiệt
độ 1210C, 1.5 atm từ 40- 45 phút trong nồi hấp
3.6.2.2 Phương pháp chế tạo môi trường
Các môi trường dùng trong thí nghiệm: WA, PGA, CA, PCA, CMA
* Môi trường WA (Water- Agar):
- Công dụng: Môi trường WA là môi trường nghèo dinh dưỡng, ít bị lẫn tạp dùng để cấy đơn bào tử và để cấy đỉnh sinh trưởng của sợi nấm, được sử dụng để phân lập nấm ban đầu từ mô bệnh
* Môi trường PGA (Potato- Glucose- Agar):
Trang 27vuông khoảng 1cm2 cho vào nồi và đổ nước cất đun sôi 30 phút đến khi khoai chín mềm Dùng vải màn sạch lọc lấy dịch nước khoai tây đổ vào bình tam giác, sau đó thêm nước cất đến thể tích 1000 ml là được Cho thêm 20 g đường và 20 g agar vào bình tam giác, khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh, hoà tan bằng lò vi sóng Rồi cho bình đựng môi trường vào nồi hấp, hấp khử trùng 1210C (1,5 atm) trong 30 - 45 phút, để nguội 30 phút rồi đổ vào các hộp petri đã được khử trùng 1600C trong 2 giờ
- Công dụng: Môi trường PGA dùng để nuôi cấy nấm đã phân lập từ môi trường WA làm nấm thuần để giữ nguồn, nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh học của nấm
* Môi trường CA (Carott- Agar):
- Thành phần:
Carott : 200 g
Agar : 20 g
Nước cất : 1000 ml
- Phương pháp điều chế: Tương tự như môi trường PGA
- Công dụng: Dùng để nuôi cấy nấm đã phân lập từ môi trường WA nhằm nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của nấm
* Môi trường PCA (Potato- Carott- Agar):
- Phương pháp điều chế: Tương tự như môi trường PGA
- Công dụng: Môi trường PCA dùng để nuôi cấy nấm đã phân lập từ môi trường WA nhằm nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của nấm
Trang 28* Môi trường CMA (Corn meal - Agar):
- Thành phần:
Bột ngô : 30 g
Agar : 20 g
Nước cất : 1000 ml
- Phương pháp điều chế: Tương tự như môi trường PGA
- Công dụng: Môi trường CMA dùng để nuôi cấy nấm đã phân lập từ môi trường WA nhằm nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của nấm
3.6.2.3 Phương pháp phân lập
* Phương pháp lấy mẫu: Rửa sạch mẫu bệnh bằng nước máy, rửa sạch cho hết bụi bẩn và các tàn dư khác bám vào, sau đó rử sạch bằng nước cất Cắt mô bệnh thành những miếng cắt có cả mô bệnh và mô khoẻ Khử trùng bề mặt bằng cồn 700trong thời gian 30 phút, sau đó rử sạch bằng nước cất để loại bỏ hết cồn Thấm khô miếng cắt bằng giấy vô trùng, dùng dao khử trùng cắt mẫu mô bệnh thành các miếng nhỏ có kích thước 5x 5 mm Đặt các mô bệnh vào môi trường WA Để các đĩa môi trường lên giá
* Cách phân lập mẫu bệnh: Mẫu bệnh hại cà chua sau khi thu thập ngoài đồng ruộng, rửa sạch bằng nước cất Dùng giấy thấm khô, cắt mẫu bệnh, cắt giữa
mô bệnh và mô khoẻ (cắt 2- 3 cm) Đặt mẫu bệnh vào cồn sát trùng, thấm khô bằng giấy vô trùng, dùng que cấy đã khử trùng cấy mẫu bệnh vào giữa đĩa petri có thấm giấy vô trùng Sau 1- 2 ngày sợi nấm mọc ra, cấy truyền sợi nấm sang hộp petri khác cho đến khi nhận được nấm thuần
Quan sát đặc điểm hình thái, màu sắc sợi nấm Khi đã có tản nấm, nấm và bào tử nấm,chúng tôi tiến hành các thí nghiệm trong phòng
Toàn bộ quá trình phân lập được thực hiện trong điều kiện vô trùng và cách ly
ở ổ cấy (khi phân lập phải khử trùng que cấy và hé mở đĩa petri trên ngọn lửa đèn cồn)
3.6.3 Phương pháp điều tra một số bệnh nấm hại cà chua
3.6.3.1 Điều tra diễn biến một số nấm hại cà chua vụ thu đông 2013 và xuân hè
2014 tại An Dương, Hải Phòng
Tiến hành điều tra theo phương pháp nghiên cứu BVTV (Viện Bảo vệ thực
Trang 29vật, 2000) và Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT) Chọn 3 ruộng đại diện cho giống, thời vụ trồng, tiến hành điều tra định kỳ 7 ngày một lần Điều tra theo phương pháp 10 điểm chéo góc Mỗi điểm chọn 3 cây Điều tra tổng số quả
bị bệnh, từ đó tính tỷ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%)
3.6.3.2 Điều tra ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sự phát triển của một số nấm hại
cà chua vụ thu đông 2013, xuân hè năm 2014 tại An Dương, Hải Phòng
Giống: VL_3500 F1
Chọn 3 ruộng đại diện ở mỗi vụ
Chỉ tiêu theo dõi: Tính tỷ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%)
3.6.3.3 Điều tra ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự phát triển của bệnh thán thư
vụ xuân hè năm 2014, bệnh thối chua hại cà chua vụ thu đông 2013 tại An Dương, Hải Phòng
Giống: VL_ 3500 F1
Thí nghiệm với 2 công thức:
Công thức 1: 25.020 cây/ ha
Công thức 2: 30.580 cây/ ha
Chỉ tiêu theo dõi: Tính tỷ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%)
3.6.3.4 Điều tra ảnh hưởng của giống đến bệnh thán thư, bệnh thối chua
Thí nghiệm với 2 công thức:
Công thức 1: Giống VL_3500 F1
Công thức 2: Giống Savior
Chỉ tiêu theo dõi: Tính tỷ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%)
3.6.3.5 Điều tra ảnh hưởng của công thức luân canh đến bệnh thán thư, bệnh thối chua
Giống: VL_ 3500 F1
Thí nghiệm với 2 công thức:
Công thức 1: lúa xuân- lúa mùa- cà chua đông
Công thức 2: lúa mùa- dưa lê xuân hè- cà chua thu đông
Chỉ tiêu theo dõi: Tính tỷ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%)
Trang 303.6.3.6 Điều tra ảnh hưởng của phân đơn và phân phức hợp NPK đến bệnh thán thư, bệnh thối chua
Giống: VL_3500 F1
Thí nghiệm với 2 công thức:
CT1: (274,9 kg Đạm urê : 486,5 kg Lân: 194,6 kg Kali) / ha
CT2: 973 kg NPK/ ha (13-8-12)
Chỉ tiêu theo dõi: Tính tỷ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%)
3.5.3.7 Điều tra ảnh hưởng của lượng phân đạm đến bệnh thán thư, bệnh thối chua
Chỉ tiêu theo dõi: Tính tỷ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%)
3.6.3.8 Điều tra ảnh hưởng của chân đất đến bệnh thán thư, bệnh thối chua
Giống: VL_3500 F1
Thí nghiệm với 2 công thức:
CT1: đất vàn
CT2: đất vàn cao
Chỉ tiêu theo dõi: Tính tỷ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%)
3.6.3.9 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh thối chua hại quả cà chua
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của
nấm gây bệnh thối chua
Sử dụng các nguồn nấm thuần khiết Cấy nấm vào giữa hộp petri trên các môi trường PCA, PGA, CA, CMA
Mỗi môi trường có 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại có 3 hộp petri
Chỉ tiêu theo dõi: Đường kính tản nấm
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm gây bệnh
thối chua
Các ngưỡng thí nghiệm: 200C, 250C, 300C, 350C
Trang 31Mỗi môi trường có 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại có 3 hộp petri
Chỉ tiêu theo dõi: Đường kính tản nấm
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của
nấm gây bệnh thối chua
Các ngưỡng pH thí nghiệm: 5, 6, 7, 8
Mỗi môi trường có 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại có 3 hộp petri
Chỉ tiêu theo dõi: Đường kính tản nấm (mm)
3.6.3.10 Khảo sát một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh thán thư, bệnh thối chua ngoài đồng ruộng
Giống: VL_3500 F1 Thí nghiệm theo dõi nông dân
Bệnh thán thư:
Thí nghiệm với 4 công thức:
CT1: Đối chứng (không phun)
CT2: Zineb Bul 80WP nồng độ 4‰
CT3: Daconil 75WP nồng độ 1‰
CT4: Ridomil Gold 68WP nồng độ 4‰
Bệnh thối chua:
Thí nghiệm với 4 công thức:
CT1: Đối chứng (không phun)
Trang 32Trong đó:
A: số quả bị bệnh
B: tổng số quả điều tra
3.3.2.6.2 Tính hiệu lực thuốc Bảo vệ thực vật
Hiệu lực thuốc được tính theo công thức Henderson - Tilton:
Ca x Tb - Cb x Ta
ĐHH (%) = - x 100
CaTb Trong đó:
H: là hiệu lực thuốc tính theo phần trăm;
Ca: TLB ở công thức đối chứng sau xử lý;
Cb: TLB ở công thức đối chứng trước xử lý;
Ta: TLB ở công thức thí nghiệm sau xử lý;
Tb: TLB ở công thức thí nghiệm trước xử lý
Trang 334 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều tra thành phần một số nấm hại quả cà chua vụ thu đông năm 2013 và xuân hè năm 2014 tại huyện An Dương, Hải Phòng
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nên thuận lợi cho việc gieo trồng nhiều loại cây khác nhau, đặc biệt là cây cà chua
Cà chua là một trong những cây trồng cạn cho hiệu quả kinh tế cao và là loại rau
ăn quả phổ biến ở Việt Nam cũng như là trên toàn thế giới Cà chua là cây mẫn cảm, thường bị nhiễm bệnh do vi khuẩn, virus và đặc biệt là do nấm Bệnh do nấm hại quả cà chua thường làm giảm phẩm chất, mẫu mã quả, giảm hiệu quả kinh tế của người nông dân Để kiểm soát và ngăn ngừa thiệt hại do nấm bệnh gây ra trên cà chua ở An Dương, Hải Phòng Chúng tôi đã tiến hành điều tra nghiên cứu xác định thành phần nấm hại quả cà chua, mức độ phổ biến và tác hại cũng như nghiên cứu biện pháp phòng trừ hiệu quả Kết quả điều tra thành phần nấm hại cà chua vụ thu đông 2013 và xuân hè năm 2014 tại huyện An Dương, Hải Phòng được trình bày ở bảng 4.1
Bảng 4.1 Thành phần bệnh nấm hại quả cà chua vụ thu đông 2013
và vụ xuân hè 2014 tại An Dương- Hải Phòng
+ Tần suất xuất hiện < 10%
++ Tần suất xuất hiện 10% - 25%
+++ Tần suất xuất hiện > 25%
Trang 34Qua bảng 4.1 chúng tôi thấy có 5 loại nấm gây hại chính trên quả cà chua ở vùng này vụ thu đông và xuân hè
Ở vụ thu đông 2013 xuất hiện 5 loại nấm gây hại trên quả cà chua, trong đó bệnh thán thư, mốc sương và thối chua là phổ biến hơn cả
Ở vụ xuân hè 2014 cũng có 5 loại nấm gây bệnh trên quả cà chua, nhưng phổ biến hơn là bệnh đốm vòng, bệnh thán thư và bệnh thối chua
Để hiểu rõ thời điểm mà bệnh xuất hiện trên quả cà chua, chúng tôi tiến hành điều tra mức độ xuất hiện bệnh nấm trên các giai đoạn phát triển của quả cà chua Kết quả được trình bày ở bảng 4.2
Bảng 4.2 Mức độ xuất hiện bệnh nấm trên các giai đoạn phát triển
của quả cà chua Giai đoạn quả
* Bệnh đốm vòng cà chua ( Alternaria solani)
Bệnh đốm vòng là một trong những loại bệnh hại phổ biến, phát sinh gây hại
ở hầu hết các vùng trồng cà chua trong cả nước Bệnh làm ảnh hưởng không nhỏ tới
số lượng, phẩm chất và kích thước quả cà chua
Trên lá, vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở lá già có hình tròn hoặc hình bầu dục, có vòng đồng tâm, màu nâu đen Lúc đầu vết bệnh nhỏ, sau to dần, đường kính vết bệnh Khi trên lá có nhiều vết bệnh, các vết bệnh liên kết với nhau hình thành vết lớn không định hình Khi gặp điều kiện thuận lợi, vết bệnh có thể lan khắp
lá chét Giới hạn giữa vết bệnh và mô khỏe là một quầng vàng nhỏ Khi cây bị bệnh nặng lá phía dưới chết khô và rụng sớm Trên thân, vết bệnh hình bầu dục, lõm, màu nâu xám Chỗ phân cành thường dễ bị bệnh làm cho gãy gục và chết khô
Trang 35Trên quả, vết bệnh thường ở núm quả, tai quả, lúc đầu nhỏ, sau đó to dần, có các vòng tròn đồng tâm, trên vết bệnh xuất hiện khối bào tử màu đen, mượt như nhung bao phủ Bệnh thường hại ở giai đoạn chín già
Hình 4.1 Triệu chứng đốm vòng cà chua do nấm A solani
* Bệnh mốc sương cà chua (Phytopthora infestans)
Trên lá, vết bệnh thường xuyên xuất hiện đầu tiên ở đầu lá, mép lá hoặc gần cuống lá Vết bệnh lúc đầu hình tròn hoặc hình bán nguyệt, màu xanh tối, về sau không định hình màu nâu đen, giới hạn giữa phần khỏe và phần bệnh không rõ rang, mặt dưới vết bệnh có màu nhạt hơn Vết bệnh có thể lan rộng khắp lá, mặt dưới vết bệnh có hình thành lớp mốc trắng như sương muối
Trên thân, cành lúc đầu hình bầu dục hoặc hình dạng không đều đặn, sau đó vết bệnh lan rộng bao quanh và kéo dài dọc than cành màu nâu hoặc nâu sẫm, hơi lõm và úng nước Khi trời ẩm ướt, than bệnh giòn, tóp nhỏ và gãy gục
Trên hoa, vết bệnh có màu nâu hoặc nâu đen, xuất hiện ở đài hoa ngay sau khi nụ hình thành, bệnh lan sang cánh hoa làm cho cả chùm hoa bị rụng
Bệnh ở trên quả biểu hiện triệu chứng điển hình, thường trải qua ba giai đoạn: mất màu, rám nâu và thối rữa Trên quả non vết bệnh màu nâu, phát triển nhanh chóng bao quanh quả làm quả bị rụng Vết bệnh trên quả lớn có thể xuất hiện
Trang 36ở núm quả hoặc ở giữa quả, lúc đầu vết bệnh màu nâu nhạt, sau đó chuyển thành màu nâm đậm hơn hoặc màu nâu đen, vết bệnh lan khắp bề mặt quả, quả bệnh khô cứng, bề mặt xù xì, lồi lõm Thịt quả bên trong vết bệnh cũng có màu nâu, khoảng trống trong quả có tản nấm trắng, khi trời ẩm ướt bề mặt quả cũng có lớp nấm trắng xốp bao phủ Về sau, quả bệnh thối đen nhũn và có nhiều loại nấm phụ sinh khác xâm nhập
Nấm P infestans (Mont.) de Bary gây bệnh, sợi nấm hình ống, đơn bào có
nhiều nhân Sợi nấm ở mô biểu bì quả có nhiều trường hợp to nhỏ không đều nhau,
có chỗ thót lại Cành bào tử đâm ra ngoài qua lỗ khí hoặc trực tiếp qua biểu bì ký chủ Sự hình thành bào tử phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và nước (ẩm độ 90- 100%, nhiệt độ 14,6- 22,90C)
Hình 4.2 Bệnh mốc sương hại quả cà chua do nấm P infestans
* Bệnh thán thư hại quả (Collectotrichum phomoides)
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum phomoides gây ra Bệnh thường gây
hại trên quả đang hoặc đã chín, đôi khi ở trên quả già khi có mưa nhiều hoặc độ ẩm không khí cao Bệnh gây hại nặng trong mùa mưa, hoặc ruộng tưới nhiều nước Đốm bệnh lúc đầu hình tròn, úng nước hơi lõm xuống Sau đó đốm bệnh lan dần ra, có đường kính 0,5-0,2, tâm vết bệnh có màu nâu đen, viền màu nâu xám
Bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm những chấm nhỏ li ti màu đen nhô lên
Trang 37
Hình 4.3 Triệu chứng bệnh thán thư cà chua do nấm Collectotrichu
phomoides
* Bệnh thối chua cà chua (Geotrichum candidum)
Bệnh thối chua thường biểu hiện trên các quả cà chua chín trong quá trình bảo quản gây triệu chứng là chuyển màu, thối nhão, chảy dịch trên quả Các quả bị bệnh thường có mùi thối rữa hấp dẫn côn trùng, do vậy quả bị bệnh thường có ấu trùng của ruồi Trên bề mặt vết bệnh thường có một lớp nấm trắng bao phủ
Chi G.candidum có 11 loài Loài G.candidum thuộc họ Endomycetaceae, bộ
Saccharomycestables, lớp Sacharomycetes
Trang 38Hình 4.4 Triệu chứng thối chua do nấm G.candidum
hại quả cà chua trên đồng ruộng
* Bệnh thối quả (Fusarium solani)
Quả cà chua bị bệnh trở nên mềm, thâm, sũng ướt Ngoài vỏ có một lớp lông
tơ từ màu trắng chuyển sang màu hồng
Hình 4.5 Triệu chứng bệnh thối quả do nấm Fusarium solani
Trang 394.2 Điều tra diễn biến của một số nấm bệnh hại quả cà chua vụ thu đông 2013
và xuân hè năm 2014 tại An Dương, Hải Phòng
4.2.1 Điều tra ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sự phát triển của một số nấm hại cà chua vụ thu đông 2013, xuân hè năm 2014 tại An Dương, Hải Phòng
Để đảm bảo năng suất, chất lượng cho cà chua thì việc xác định quy luật phát sinh gây hại của bệnh cũng như tìm thời điểm xuất hiện của bệnh là hết sức cần thiết, từ đó giúp cho công tác dự tính, dự báo và phòng trừ bệnh đạt hiệu quả cao Chúng tôi tiến hành điều tra ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sự phát triển của một
số nấm gây hại trên cà chua vụ thu đông 2013 và xuân hè 2014 tại An Dương, Hải Phòng
4.2.1.1 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sự phát triển bệnh thán thư hại quả cà chua vụ thu đông 2013, xuân hè năm 2014 tại An Dương, Hải Phòng
Bệnh thán thư do nấm Collectotrichum sp hại trên quả cà chua gây ảnh
hưởng đến phẩm chất, mẫu mã quả, làm giảm hiệu quả kinh tế Để nắm được tình hình gây hại của bệnh thán thư trên quả cà chua, chúng tôi tiến hành điều tra ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sự phát triển của bệnh thán thư hại quả cà chua vụ thu đông 2013 và xuân hè 2014 tại huyện An Dương, Hải Phòng
Chúng tôi điều tra trên giống cà chua VL_3500 F1.Kết quả được trình bày ở bảng 4.3, hình 4.6a và hình 4.6b
Trang 40Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sự phát triển bệnh thán thư hại quả cà chua vụ thu đông năm 2013, xuân hè năm 2014
tại An Dương, Hải Phòng
Giai đoạn sinh
trưởng Ngày điều tra TLB (%) CSB (%)
Giai đoạn sinh trưởng Ngày điều tra
TLB (%)
CSB (%)