1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nhằm giữ gìn và phát triển các làn điệu dân ca xứ nghệ trong trường tiểu học

39 1,9K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 10,41 MB

Nội dung

Hưởng ứng chủtrương này, nhiều địa phương đã và đang tích cực thực hiện các biện pháp khácnhau để đưa dân ca vào giảng dạy trong nhà trường với những tín hiệu đáng mừng.Tuy nhiên việc là

Trang 1

I - ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất nước Việt Nam với hơn bốn ngàn năm lịch sử đã hình thành nên mộtnền văn hóa đậm đà bản sắc, trong đó, âm nhạc dân gian nói chung, dân ca nóiriêng là tinh hoa văn hóa đặc sắc, là linh hồn của dân tộc Đó là những điệu hò manmác, là lời ru vời vợi trưa hè, là nỗi niềm người đi khi nghe câu ví dặm, là sự khắckhoải ngóng đợi chờ trông, và là dòng sữa nuôi dưỡng tâm hồn, là yếu tố hìnhthành nhân cách của mỗi con người Dân ca được lưu truyền từ đời này qua đờikhác, từ miền này qua miền khác, được hình thành từ lời ăn, tiếng nói mộc mạc, từcái hay, cái đẹp, cái tinh túy trong nhân dân lao động nơi ruộng đồng sông nước

Có thể nói, các làn điệu dân ca được coi như những nét văn hóa đặc trưng của từngvùng, miền và mỗi khi nhắc tới một vùng nào đó thì tất cả mọi người dân ViệtNam đều hiểu biết về làn điệu dân ca độc đáo của miền quê ấy

Từ bao đời nay, các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh luôn là một món ăn tinh thầnkhông thể thiếu trong đời sống của người dân xứ Nghệ Hát dân ca xứ Nghệ là mộtnét sinh hoạt văn hoá lành mạnh, mang đầy tính nhân văn trong đời sống nôngnghiệp ở mảnh đất này, góp phần không nhỏ tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo củadân tộc Việt Nam Có thể xem đó là một thứ rượu đặc biệt, được chưng cất nên từ

nụ cười và những giọt nước mắt, từ những say đắm mãnh liệt cùng những nỗi buồnđau khắc khoải, từ mồ hôi, nước mắt của người dân lao động, là tấm gương phảnchiếu một cách trung thực nhất, sâu sắc nhất đời sống vật chất, tinh thần, những nétriêng trong truyền thống, bản sắc, của cuộc sống, con người xứ Nghệ

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, các làn điệu dân ca xứ Nghệvẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị tíchcực của sự phát triển nền kinh tế thì một số truyền thống văn hóa, trong đó có cáclàn điệu dân ca xứ Nghệ đang dần mai một Lớp trẻ ngày nay được tiếp xúc nhiềuvới luồng văn hóa ngoại lai, nhất là luồng văn hóa phương Tây nên đa phần thíchthưởng thức và thể hiện những bài hát trẻ trung, sôi động,… hơn là những lànđiệu dân ca Thậm chí lớp trẻ ngày nay còn có quan niệm rằng nghe dân ca làkhông sành điệu, lỗi thời Thực trạng đó đặt ra một yêu cầu cấp thiết là đưa dân cađến gần với thanh, thiếu niên trong đó biện pháp hữu hiệu và phổ biến nhất là đưadân ca trở thành một trong những nội dung giáo dục trong nhà trường Điều đó sẽgiúp cho lớp trẻ hôm nay nhận ra được những giá trị tinh thần vô cùng to lớn kếttinh trong các làn điệu dân ca, từ chỗ hiểu được các giá trị, các em biết trân trọng,yêu quý các giá trị những làn điệu dân ca này và có ý thức, trách nhiệm giữ gìn vàbảo tồn những di sản tinh thần to lớn đó

Nhận thức được vai trò quan trọng của dân ca trong việc giáo dục thế hệ trẻ,Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ đạo về việc đưa các làn điệudân ca, trò chơi dân gian vào trường học và coi đó là một trong năm tiêu chí xây

Trang 2

dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Theo đó, năm 1999 UBND tỉnh

Nghệ An đã có chủ trương đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào trường học Hưởng ứng chủtrương này, nhiều địa phương đã và đang tích cực thực hiện các biện pháp khácnhau để đưa dân ca vào giảng dạy trong nhà trường với những tín hiệu đáng mừng.Tuy nhiên việc làm này vẫn chưa có tính đồng bộ và thống nhất, vẫn còn tồn tạimột thực tế là đưa dân ca của các vùng miền khác để giảng dạy cho học sinh trongkhi đó dân ca của chính quê hương mình thì chưa được chú ý, quan tâm Dân ca

xứ Nghệ là một trong số dân ca chưa được chú ý quan tâm như thế Một số nơi đãtiến hành các biện pháp đưa một số làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh vào tập hát cho họcsinh nhưng chỉ tập hát thôi cho các em mà không cho các em được tìm hiểu nguồngốc, hiểu được cái hay, cái đẹp và chất trí tuệ trong dân ca Xứ Nghệ thì khó mà đivào lòng của trẻ thơ Mặt khác, hiện nay vẫn còn thiếu những tài liệu phục vụ và

hỗ trợ cho việc đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào trường học Các trường tiểu học mà chủyếu là đội ngũ giáo viên đang còn rất lúng túng trong việc tìm kiếm nội dung đểgiảng dạy cho học sinh

Xuất phát từ ý nghĩa to lớn đó, bản thân là một giáo viên giảng dạy kiêmphụ trách các hoạt động đoàn đội trong trường học, tôi luôn trăn trở tìm tòi, học hỏi

và mạnh dạn tổ chức một số hoạt động để đưa dân ca đến gần với các em học sinhhơn Qua kiểm nghiệm hiệu quả thực tế, tội mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của

mình với đề tài “ Một số biện pháp nhằm giữ gìn và phát triển các làn điệu dân

ca xứ Nghệ trong trường Tiểu học” Hy vọng rằng đây là những hoạt động nhỏ

nhưng có ý nghĩa lớn là góp phần vào giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca xứNghệ trên mảnh đất quê hương

Trang 3

II- PHẦN NỘI DUNG

so với các địa phương khác trong toàn quốc Đã bao đời rồi, cái gia tài vô giá ấy

“là cơ sở văn hóa, là trí tuệ và tài năng, là sức mạnh vật chất, là động lực pháttriển…của bà con xứ Nghệ”.1

“Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi, Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế,nhưng không gian vẫn bốn bề lặng lẽ, Bác đành nằm im Chuyện kể rằng Bác đòinghe câu ví, nhớ Làng Sen từ thuở ấu thơ, mà xung quanh vẫn lặng như tờ…”2 hay

“Một khúc dân ca sâu lắng quê nhà, đêm sông Lam dạt dào sóng nước, vọng câu

đò đưa, tình người mộc mạc, bát ngát nhớ thương mà thoảng hương giữa đời…”3

Đó là lời của một vài bài hát ngợi ca về quê hương xứ Nghệ, xứ sở của những lànđiệu dân ca ngọt ngào thắm đượm hương vị đồng quê Ngày nay, người dân ViệtNam cũng như du khách bốn bể năm châu biết đến xứ Nghệ, không chỉ vì Nghệ

An có Làng Sen, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại mà còn vì những câudân ca ngọt ngào, sâu lắng

Xứ Nghệ - có cả một di sản văn hóa phi vật thể với một nền dân ca giàu bảnsắc đã tồn tại hàng ngàn đời nay, được hình thành trong các sinh hoạt cộng đồng.Dân ca Nghệ Tĩnh đa dạng về thể loại, phong phú về làn điệu, mỗi loại hình mangnhững đặc trưng riêng Nhà phê bình Quảng Đức đánh giá “…câu dân ca xứ Nghệmang đầy đủ của tính dung hòa của nhiều thể loại dân ca khác, để rồi thể hiện mộtdáng dấp riêng trong bản sắc của mình…lẫn vào đó một chút lẳng lơ của chiềuchèo đất Bắc, thêm một chút đa tình của quan họ Bắc Ninh và cũng không thiếuchút ngậm ngùi của điệu lý hoài nam xứ Quảng”

Ai đã vào xứ Nghệ, cư trú ở xứ Nghệ, dù chỉ một thời gian ngắn thôi là đượcthưởng thức “thổ sản” đặc biệt của xứ Nghệ là hát ví và hát dặm Những “thổ sản”đặc biệt này là sáng tạo của nhân dân trong quá khứ, tồn tại bền vững theo lịch sử,được nâng cao dần và đến lúc nào đó là ổn định, “ổn định đời đời như đất trời, nhưsông núi, như nhân dân xứ Nghệ”4

Đặc điểm xuất xứ của âm nhạc cổ truyền Nghệ Tĩnh là hình thành từ laođộng sản xuất nhưng lại được phát triển về chiều sâu bởi nhờ trí tuệ uyên thâm củacác đồ nho, khiến cho người nghe cảm nhận được rằng dân ca Nghệ Tĩnh lắngđọng và sâu đậm Các làn điệu ví, dặm có ca từ bằng thơ dân gian cô đọng, súc

1 Lê Hàm (2000), Âm nhạc dân gian xứ Nghệ, Nxb Hội văn nghệ dân gian Nghệ An, tr.8

2 Nhạc sỹ Trần Hoàn, Bài hát: “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”

3 Nhạc sỹ An Thuyên, Bài hát: “Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác”

4 - 5 Lê Hàm (2000), Âm nhạc dân gian xứ Nghệ, Nxb Hội văn nghệ dân gian Nghệ An, tr.9

Trang 4

tích, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hát nên luôn được trao truyền, kế thừa và sáng tạo Loạihình dân ca này cũng có nội dung phản ánh xã hội, lịch sử; thể hiện tâm tư, tìnhcảm, tình yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa; giáo huấn,triết lý trọng nghĩa, trọng tình, mang đậm tính nhân văn của người Việt Nam

“Quanh năm trên đất Hồng Lam, lúc nào cũng có tiếng hát ví của bà con laođộng Nhất là những đêm trăng sáng, “Tiếng hát ví đò đưa như nhớ thương người”theo nhịp mái chèo từ mặt nước sông Lam vẳng lên, quyện với giọng hát víphường vải… “êm như nhiễu, nhẹ nhàng như tơ”, trầm trầm man mác từ các thônxóm vọng ra, lan tỏa khắp đồng nội cỏ cây, hòa vào hương lúa, quyện vào mái rạ,gợi lên trong sâu thẳm lòng người dân xứ Nghệ, mối tình quyến luyến với quêhương”5

Không gian sinh hoạt dân ca xứ Nghệ gắn liền với lao động sản xuất, trongcác làng nghề truyền thống, hoặc những lúc nông nhàn ven khúc sông trên bếndưới thuyền, nơi cồn bãi giữa những cánh đồng làng vào những đêm trăng sáng,dưới gốc đa, đình làng, hay trong lễ hội Lời ca thường kể về một công việc đồngáng cụ thể nào đó hay là chuyện tình yêu lứa đôi, chuyện ăn ở cho phải đạo làmngười, chuyện sống sao cho nên tình, nên nghĩa

Ăn cơm sao đặng mà mờiNước mắt lênh láng rã rời hạt cơmMình ơi đừng đặng cá quên nơmĐôi ta gá nghĩa danh thơm để đờiCóc nghiến răng còn động đến lòng trờiSao mình chẳng tưởng mấy lời em than

hay sự tỏ tình mạnh dạn của cô gái

“Hò ơ….Nghe tin anh đau đầu chưa khá

Em băng rừng bẻ lá về xôngƯớc mần răng đây vợ đó chồng,

đổ mồ hôi em quạt Ngọn gió nồng em che”

Là lời ướm hỏi, ngỏ lòng của những đôi trai gái muốn kết duyên chồng vợ:

“Thiếp gặp chàng như Lan gặp chậu

Trang 5

Chàng gặp thiếp như Hạc đậu lưng Quy

Dặn chàng hai chữ như ri:

Nơi mô giàu sang chớ mộ, dẫu có lâm nguy thiếp vẫn chờ”

Đó là lời chào trong những lần gặp gỡ, hội hè:

“Đến đây đông thật là đôngChào bên nam thì mất lòng bên nữChào quân tử thì sợ dạ thuyền quyênCho tui chào chung một tiếngKẻo chào riêng bạn cười”

Trong lao động sản xuất, người dân xứ Nghệ dùng câu hát để quên đi vất vả,mệt nhọc, động viên tinh thần vượt qua những khó khăn, trở ngại để lao động hiệuquả, năng suất Đó là những câu hò khi cưa gỗ, kéo lưới, treo núi, vượt đèo:

“Hò ơ… hò Trèo non mới biết non cao

Có xây cờ độc lập mới biết công lao cụ Hồ

Là dô … hò là hò dô hò”

Dân ca Nghệ Tĩnh là như thế Đó là những gì tinh tuý của đất và người xứNghệ góp phần làm phong phú nền văn hoá của cả ba miền Bắc, Trung, Nam Ngàynay bên cạnh những loại nhạc Rap, Rock sôi động thì dân ca xứ Nghệ vẫn cứ mượt

mà đằm thắm sẻ chia những buồn vui giữa thẳm sâu đời thường nhiều lo toan bề bộn

Như đã nói ở trên, việc đưa các làn điệu dân ca vào giảng dạy và các hoạtđộng giáo dục trong nhà trường không những có tác dụng to lớn đối với việc bảotồn và lưu giữ các giá trị tinh thần to lớn mà ông cha để lại, mà còn mang lại chocác em học sinh sự thích thú khi được tìm hiểu về đời sống tinh thần, những nétvăn hóa đặc sắc của quê hương mình, dân tộc mình

Đưa âm nhạc dân gian vào học đường là một trong những biện pháp cơ bản

và quan trọng để giáo dục cho học sinh lòng yêu mến, tự hào với những di sản âmnhạc dân gian nói riêng, văn hoá dân gian nói chung Giáo sư Trần Văn Khê – mộttrong những cây đại thụ về nghiên cứu âm nhạc dân gian nước nhà đã phát biểutrong một Hội thảo về đưa dân ca vào trường học, cần làm cho học sinh Việt Namhiểu dân ca nước ta là gì? Và dân ca nước ta hay như thế nào?”6

Đưa dân ca xứ Nghệ vào các hoạt động trong nhà trường thông qua các hoạtđộng ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn nghệ, câu lạc bộ … sẽ làm các em học sinhbớt đi những căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ học tập văn hóa trên lớp, giúp cho

6 GS Trần Văn Khê: Phát biểu tại Hội thảo khoa học Công tác bảo tồn và phát huy dân ca…25-10-2011

Trang 6

các em thêm yêu thích và tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ trong nhàtrường Vì vậy, bảo tồn và phát triển các làn điệu dân ca xứ Nghệ, làm cho thế hệtrẻ biết và yêu các làn điệu dân ca xứ Nghệ là một nhiệm vụ quan trọng của ngànhgiáo dục.

Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc luôn đượcĐảng và Nhà nước ta quan tâm, coi trọng: Tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị raNghị quyết 05 về Văn hóa - Văn nghệ trong cơ chế thị trường trong đó có nội dung

về xây dựng và phát triển “Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc” đến Đại hội X, Đảng xác định: “tiếp tục phát triển sâu rộng, nâng cao chấtlượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gắn kết chặt chẽhơn với phát triển kinh tế xã hội; làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực đờisống xã hội; xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam; bảo vệ

và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,hội nhập kinh tế quốc tế; bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, sinh viên,học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnhvăn hóa Việt Nam”7

Ngày 22/7/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị số BGDĐT và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT về việc phát động và triển khai phong

40/2008/CT-trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", trong đó có nội

dung đưa dân ca vào trường học Bộ Giáo dục đã có hướng dẫn chỉ đạo cụ thểnhư: Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống vào nhà trường thông quatrò chơi dân gian, dân ca… Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, cáchoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phùhợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, nhiều giá trị văn hoá đang có nguy

cơ bị mặt trái của cơ chế thị trường làm mai một thì việc giáo dục cho mọi ngườinói chung và cho học sinh nói riêng biết phát huy và giữ gìn bản sắc văn hoá dântộc không chỉ là vấn đề của riêng ngành Giáo dục và Đào tạo mà còn là vấn đề củatoàn xã hội Trong đó, việc chú trọng bồi dưỡng, giáo dục cho thế hệ trẻ biết yêucác làn điệu dân ca, biết chơi các trò chơi dân gian là hết sức cần thiết

Trang 7

Việt Nam nói chung, tuổi trẻ Việt Nam nói riêng, nhất là các bạn trẻ - rất nhạy cảm

và ưa đổi mới

Hiện nay, lớp trẻ đang tiếp cận với nhiều luồng văn hóa khác nhau, từ đó đãxuất hiện những thị hiếu khác nhau Thực tế cho thấy, phần lớn lớp trẻ ngày naythích nghe, thích hát những bài hát trẻ trung, sôi động, hoặc những bản tình ca lãngmạn… hơn là thưởng thức những làn điệu dân ca, thậm chí không mấy mặn mà vớicác bài hát dân ca, và còn có quan niệm rằng: nghe dân ca là cũ kĩ, không sànhđiệu, lỗi thời…

Có thể nói, nhu cầu vui chơi, giải trí, thưởng thức nghệ thuật là nhu cầu tâm

lí cá nhân của mỗi người, tuy nhiên nhu cầu ấy được hình thành và bắt nguồn từđâu? Đó là câu hỏi mà chúng ta cần phải suy nghĩ Như đã phân tích ở trên, cónhiều nguyên nhân tác động đến việc hình thành tâm lí riêng của các bạn trẻ,nhưng điều quan trọng và hết sức cần thiết là chúng ta cần phải làm gì để địnhhướng thị hiếu, định hướng thẩm mĩ cho thế hệ trẻ, đặc biệt là các em học sinh tiểuhọc Đây là câu hỏi đặt ra và cần phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa, không chỉ đốivới các tổ chức trực tiếp làm công tác giáo dục thế hệ trẻ mà còn là trách nhiệmchung của toàn xã hội

Thực hiện chủ trương đưa dân ca vào trường học nhằm gìn giữ và phát huynhững giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương, ở Nghệ An, chúng ta đã sớm đưa dân

ca vào các nhà trường, đã vận động, tổ chức sưu tầm các bài hát, hò vè xứ Nghệ.Trong nỗ lực bảo tồn, phát huy di sản dân ca xứ Nghệ, tháng 3 năm 2011, Sở Vănhóa Thể thao Du lịch 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cùng Hội Văn nghệ dân gianNghệ An tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy các giá trị dân ca, hò, ví,dặm xứ Nghệ” Tại Hội thảo, hai tỉnh đã đặt vấn đề phối hợp khởi động lộ trình lập

hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận dân ca, hò, ví, dặm xứ Nghệ là văn hóa di sảnnhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp Từ năm 2000, Nghệ An đã thành lập Trungtâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ với hạt nhân là Nhà hát dân ca.Hiện nay ở Nghệ An có 52 CLB đàn và hát dân ca với khoảng 2.000 thành viênđang duy trì sinh hoạt Tháng 9/2011, Nghệ An đã tổ chức Liên hoan các CLB đàn

và hát dân ca lần thứ nhất, với sự tham gia của 20 CLB

Trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2012, Nghệ An đã tiến hành Liênhoan Dân ca ví dặm lần đầu tiên trên phạm vi toàn tỉnh Đây được coi là một hoạtđộng xúc tiến đưa dân ca xứ Nghệ thành di sản văn hóa nhân loại

Những việc làm trên đã mang dân ca xứ Nghệ tới gần hơn với thế hệ trẻ.Tuy nhiên, việc đưa dân ca xứ Nghệ vào giảng dạy trong các giờ âm nhạc hay bồidưỡng năng khiếu cho học sinh lại rất ít, có chăng cũng chỉ ở các trường Văn hóanghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh mà hiếm gặp ở các trường phổ thông

Trong chương trình giáo dục âm nhạc phổ thông từ lớp 1 đến lớp 9 của Bộgiáo dục và đào tạo, học sinh được học đa số là các ca khúc viết về chủ đề mái

Trang 8

trường, gia đình, quê hương, đất nước, một số ca khúc được giới thiệu trongchương trình là những ca khúc nhạc nước ngoài lời Việt còn lại các bài dân ca củacác vùng miền đang còn chiếm số lượng khiêm tốn: Ở cấp THCS có 8 bài chínhkhoá và một bài học thêm tự chọn ở lớp 9 Ở cấp tiểu học có 12 bài chính khoá và

có 6 bài học thêm tự chọn Dân ca miền Trung thì vắng bóng hẳn và dân ca NghệTĩnh thì lại chưa có một bài nào để tuyển chọn trong chương trình Cho đến nayvẫn chưa có một tài liệu nào về việc dạy học và tìm hiểu dân ca Nghệ Tĩnh chothiếu nhi vì vậy nên khi chuẩn bị cho các tiết dạy giáo viên rất lúng túng khôngbiết chọn những nội dung hay làn điệu nào cho phù hợp với lứa tuổi của học sinh

vì phần lớn dân ca Nghệ Tĩnh là dành riêng cho người lớn Một thực tế nữa cũngcho thấy rằng giáo viên tiểu học là một người thầy tổng thể, giáo viên chuyên âmnhạc trong các trường tiểu học còn thiếu vì thế mức độ hiểu biết và hát được các làđiệu dân ca lại vô cùng khó khăn Vì thế trong những năm gần đây, Phòng giáo dụchuyện nhà đã ra sức chỉ đạo sát sao về việc đưa dân ca vào trường học thông quacác hoạt động ngoài giờ lên lớp, thông qua các cuộc thi Mầm non năng khiếu Tiểuhọc, An toan giao thông Việc làm đó đã đem đến những kết quả đáng ghi nhận

Để tiếp bước phong trào lớn của ngành là nhằm giữ gìn và phát triển các làn điệudân ca xứ Nghệ trong trường Tiểu học, tôi đã mạnh dạn tổ chức các hoạt độngbằng nhiều hình thức khác nhau nhằm đưa dân ca đến gần hơn với các em học sinh

Trước khi áp dụng các giải pháp của mình, tôi đã tiến hành khảo sát 200 họcsinh của khối 4, khối 5 và 30 giáo viên trong trường Các câu hỏi khảo sát tập trungvào kiểm tra mức độ hiểu biết đối với giáo viên và mức độ yêu thích đối với họcsinh, tôi đã thu được kết quả như sau:

Thứ nhất: khảo sát mức độ hiểu biết của giáo viên về các làn điệu dân ca

Trang 9

về các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh để đưa vào giảng dạy hầu như không có vì họnghĩ rằng không có sự chỉ đạo của cấp trên thì họ không giám thay đổi.

Qua thực trạng giáo viên như thế thử hỏi đối với học sinh Tiểu học sẽ nhưthế nào? Học sinh Tiểu học các em đang còn nhỏ, các em như một tờ giấy trắngđặc biệt là đối với học sinh lớp 1, lớp 2 giáo viên vẽ lên đó những gì thì các em sẽtiếp thu như thế Qua khảo sát tôi nhận thấy các em rất mơ hồ và hầu như khôngbiết khi nói về các làn điệu dân ca xứ Nghệ

Thứ hai: khảo sát mức độ yêu thích của học sinh về các làn điệu dân ca

Nghệ Tĩnh với các câu hỏi sau:

1 Em đã bao giờ nghe hát dân ca xứ Nghệ chưa?

- Chưa bao giờ: 165 em chiếm tỉ lệ 82,5%

- Nghe vài lần: 20 em chiếm tỉ lệ 10%

- Đã nghe nhiều: 15 em chiếm tỉ lệ 7,5%

2 Em có thích hát dân ca xứ Nghệ không?

- Không thích: 3 em chiếm tỉ lệ 1,5%

- Thích: 77 em chiếm tỉ lệ 38,5%

- Rất thích: 120 em chiếm tỉ lệ 60%

3 Em có muốn tập hát các làn điệu dân ca xứ Nghệ không?

- Không muốn: không có em nào

Thực tế cho thấy rằng, không phải các em thờ ơ với dân ca xứ Nghệ mà vì

do chưa có nhiều điều kiện để tiếp xúc và tìm hiểu nhiều với những làn điệu dân caNghệ Tĩnh Điều này đặt ra cho những người làm công tác giáo dục, cần có các

Trang 10

biện pháp tích cực và hiệu quả hơn để đưa dân ca Nghệ Tĩnh đến gần hơn với họcsinh, giúp học sinh có những hiểu biết nhất định cũng như cảm nhận được cái hay,cái đẹp trong các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh.

3 Một số biện pháp cụ thể

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên cũng như quá trình tìm hiểu chương trình,sưu tầm tài liệu về dân ca Nghệ Tĩnh, để góp phần đưa dân ca Nghệ Tĩnh vàotrường Tiểu học, tôi đã tiến hành các biện pháp như sau:

Biện pháp 1: Bồi dưỡng giáo viên làm công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp.Giúp

giáo viên và học sinh tìm hiểu về các làn điệu dân ca xứ Nghệ

Trên cơ sở tham mưu với nhà trường, đoàn đội tôi đã cho thành lập các câu

lạc bộ theo sở trường năng khiếu với chủ đề “Em yêu làn điệu dân ca”

- Mục đích

+ Giúp giáo viên và học sinh có thêm những hiểu biết về nguồn gốc, làn điệu, xuất

xứ cũng như trong đời sống hằng ngày của ông cha ngày xưa

+ Rèn luyện kỹ năng hát, biểu diễn và tham gia hoạt động văn nghệ trong nhàtrường

+ Góp phần hình thành tình cảm yêu mến, quý trọng với vốn dân ca của dân tộc vàtrách nhiệm gìn giữ, phát huy ở các em

- Công tác tổ chức

+ Tham mưu với nhà trường xây dựng ban chủ nhiệm câu lạc bộ trong đó đoàn đội

và tôi đóng vai trò chủ chốt

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động thường kỳ của câu lạc bộ

+ Xây dựng nội quy của câu lạc bộ

+ Thành viên câu lạc bộ: giáo viên và các em học sinh có năng khiếu, yêu thíchdân ca đăng ký tham gia với số lượng từ 10 đến 30 em

+ Chuẩn bị địa điểm, nhạc cụ, tài liệu dùng cho các buổi sinh hoạt

- Hình thức sinh hoạt:

+ Thông qua các buổi sinh hoạt, tập hát cho học sinh các làn điệu dân ca

+ Nghe kể chuyện về dân ca

+ Tổ chức trò chơi âm nhạc

+ Xem biểu diễn qua băng đĩa nhạc

Trang 11

+ Các thành viên của Câu lạc bộ sau khi đã biết các làn điệu, bài hát quen thuộc cóthể truyền đạt, tập lại cho các bạn khác hay cho các em trong trường qua các buổisinh hoạt, tập văn nghệ.

+ Luyện tập biểu diễn

+ Tập viết lời mới cho các làn điệu dân ca: dựa vào giai điệu của các làn điệu trên,các thành viên trong câu lạc bộ có thể tìm tòi và viết lời mới với chủ đề về máitrường, quê hương, bè bạn

- Thời gian sinh hoạt: Sinh hoạt hai tháng một lần vào buổi chiều

Câu lạc bộ là nơi để các em sinh hoạt tập thể, vừa học vừa thư giãn, xemđây như một hoạt động ngoại khóa Ngoài ra câu lạc bộ còn là nơi để duy trì, pháthuy lâu dài hoạt động hát dân ca của trường Xa hơn nữa câu lạc bộ sinh hoạt nhằm

để sáng tác thêm một số bài hát mới, tạo môi trường phát triển cho những em cónăng khiếu về hoạt động nghệ thuật này, nhằm bảo tồn, phát huy, lưu truyền cáclàn điệu dân ca qua các thế hệ người Nghệ An nói riêng và người Việt Nam nóichung

Trong các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ, tôi đã chuẩn bị các băng đĩa nhạc vềdân ca Nghệ An để các em học sinh và giáo viên lắng nghe; chuẩn bị những nộidung kiến thức cơ bản về dân ca xứ Nghệ thông qua hệ thống máy chiếu và mỗibuổi sinh hoạt tôi giới thiệu một làn điệu cơ bản của dân ca xứ Nghệ

Buổi 1: Giới thiệu về làn điệu Ví

Các em học sinh và giáo viên được nghe bài: Ví đò đưa Sông Lam

Giới thiệu về điệu ví: Hát ví là một hệ thống làn điệu tiêu biểu nhất của dân ca

Nghệ Tĩnh

Ví đò đưa: Ví đò đưa gồm có ví đò đưa sông Phố, đò đưa sông La, đò đưa sông

Lam, đò đưa nước ngược và đò đưa chuyển qua Phường vải, là những điệu ví màmôi trường diễn xướng là trên sông nước, hát khi đưa đò, vừa hát vừa lao độngnhư chống chèo, vượt suối để diễn tả tâm tình và đời sống lao động của mình

Ví đò đưa sông Lam

Sưu tầm: Nguyễn Trung Phong

Ơ…ơ Chư ai biết nước sông Lam răng là trong là đục Thì biết sống cuộc đời răng là nhục (hị) là ơ vinh Chứ thuyền em lên thác xuống ơ ơ ghềnh

Nước non là nghĩa (hị) là tình ai ơi.

Hệ thống thể loại: Ví

Trang 12

TÊN LÀN ĐIỆU NƠI CÓ LÀN ĐIỆU

Ví dưới nước

Ví đò đưa sông La Những vùng dọc sông La như; Đức Thọ, Hương Sơn.

Ví đò đưa sông Lam Những vùng dọc sông Lam.

Ví đò đưa sông Phố Có ở Hương Sơn.

Ví đò đưa Nước Ngược Ở Nghi Lương, Can Lộc, Đức Thọ,…

Điển hình như Can Lộc, Thạch Hà – Hà Tĩnh.

Ví phường nón Ở một số nơi như Nghi Xuân, Kỳ Anh, Thạch Hà, Can

Lộc.

Ví phường đan Có ở Nghi Lộc, Thạch Hà, Kỳ Anh, Ba Giang.

Ví phường bện (bện võng) Ở Kỳ Anh, Diễn Châu, Phú Hậu, Hoàng La

Ví phường chắp gai, đan lưới Có ở nhiều vùng ven biển như Cẩm Nhượng, Cửa Hội,

Cửa Vạn,…

Ví phường lóc (rau) Có ở những vùng bán sơn địa.

Ví đi củi Các vùng có đồi núi, vùng trung du như Can Lộc, Nghi

Xuân, Đức Thọ, Thạch Hà.

Ví trồng dâu, phường vải Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Anh Sơn,

Đô Lương, Nghi Xuân, Can Lộc,…

Ví trèo non Xuân An, Hải Vai, Kỳ Nam, Nho Lâm, Nam Cai.

Ví phường buôn Có ở những nơi như Đô Lương, Hương Khê, chợ Nhe, chợ

Thượng,…

Ví đò đưa chuyển sang phường vải Can Lộc.

Trang 13

Giới thiệu: Dặm là thể hát nói bằng thơ ngụ ngôn (thơ –vè 5 chữ) Dặm có nhiều

làn điệu như dặm kể, dặm cửa quyền, dặm ru, dặm vè, dặm nối, dặm xẩm… Khácvới ví, dặm là thể hát có có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh, phách nhẹ, có nhịp nội,nhịp ngoại

Dặm rất giàu tính tự sự, tự tình, kể lể, khuyên răn, phân trần, giãi bày Cũng có loạidặm dí dỏm, khôi hài, châm biếm, trào lộng, lại có cả dặm trữ tình giao duyên

Các em học sinh và giáo viên được nghe bài: Mời trầu – dặm Đức Sơn

Biểu diễn: NSUT Hồng Lựu

Quanh quanh đường vô xứ Nghệ,

Ôi sơn thuỷ hữu tình

Xứ nhân kiệt địa linh

Khách xa gần ở lại

Cô bác xa gần ở lại

Miếng cau dầm trù trại

Vôi thuốc quyện thêm nồng

Tình xứ Nghệ thủy chung,

Miếng trầu thơm đượm tình nghĩa xóm làng

Mộc mạc quê nhà nhưng đậm đà đằm thắm

Đượm tình câu ví dặm

Lòng Phường Vải kết vui

Hồng đôi má lứa đôi,

Trầu thêm tình thêm nghĩa

Mà thêm nặng tình nặng nghĩa

Trầu em trao tay tri kỉ

Trầu em bỏ quỹ tri âm

Miếng trầu nụ hoa tiên

Chờ văn nhân em đợi người anh hùng

Miếng trầu nụ hoa hồng em đợi người quân tử

Khi trầu trao thuốc mở

Khi môi thắm miệng cười

Trang 14

Trầu kết nghĩa làm đôi

Cho sắc tầm tình hạo

Mà thoả sắc tầm tình hạo

Gió hương đưa khách tới

Trăng chỉ lối đưa đường

Xin nhận miếng trầu thơm

Bén duyên nhau ta xích lại thêm gần

Câu ví dặm ân tình đẹp miền quê xứ Nghệ

Buổi 3: Giới thiệu về làn điệu Hò

Các em học sinh và giáo viên nghe bài: Hò bơi thuyền

Giới thiệu về Hò trên sông: Hò bơi thuyền là một làn điệu thể loại Hò trên sông.

Hò trên sông là một điệu hò theo nhịp khoan thai, thường là chèo xuôi dòng hay đitrong nước lặng, không phải lao động vất vả cật lực, người hò trong tư thế khoanthai, gửi nỗi niềm vào tiếng hát, giọng hò, nhờ nhịp hò để đưa nhịp chèo, nhẹnhàng như cánh võng đưa Bởi vậy mà âm hưởng của điệu hò trên sông nghe gầnvới âm hưởng của ví đò đưa xuôi ngược

Hò bơi thuyền

Sưu tầm và ghi âm: Lê Hàm - Vi Phong

Hò ơ ơ ơ Khoan dô khoan

Trang 15

Nước sông lam dào dạt

Đây cảnh đẹp Nam Đàn

Là khoan dô khoan

Ai đi chợ Sa nam mà xem thuyền xem bến

Hò ơ Khoan dô khoan

Ngày xưa Mai Hắc Đế quyết cứu nước phất cờ

Là khoan dô khoan

Vân sơn núi lô nhô rồng bên mây ấp ủ

Phủ long rồng ấp ủ

Hò ơ Khoan dô khoan

Hò ơ Khoan dô khoan là khoan dô khoan

Hệ thống làn điệu Hò

Hò đò đưa

Hò khoan đi đường 1

Hò khoan đi đường 2

Trang 16

Nguồn: http://vienncanhue.vn/main/Danhmuc/Danhmuc_vidam.htm

Ngoài các làn điệu chính, trong các buổi sinh hoạt CLB các em học sinhđược nghe nhiều làn điệu khác của dân ca xứ Nghệ Học sinh được thực hành, thểhiện các làn điệu mà học sinh biết Chúng tôi còn tổ chức một số trò chơi, chia cácđội thi hát dân ca, trả lời các câu hỏi Những buổi sinh hoạt CLB rất thú vị và bổích

Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Tìm hiểu về các làn điệu dân ca xứ Nghệ

Biện pháp 2: Tuyên truyền các làn điệu dân ca xứ Nghệ thông qua các buổi phát

thanh măng non, hoặc sinh hoạt đầu giờ, hoặc sinh hoạt chủ điểm

Ở Trường Tiểu học chương trình phát thanh măng non luôn được chú trọng

và hoạt động thường xuyên vào đầu buổi và giữa giờ ra chơi sau 2 tiết học Đâychính là dịp tốt nhất để cho học sinh toàn trường thưởng thức các làn điệu dân ca

xứ Nghệ Dưới sự chỉ đạo của đoàn- đội, tôi đã lên kế hoạch và tổ chức lồng ghépchương trình vào đó Cuối bài phát thanh của các phát thanh viên, học sinh sẽđược nghe các làn điệu dân ca xứ Nghệ, tôi đã thực hiện như sau:

- Nội dung phát thanh chia làm 4 buổi mỗi tháng, phát thanh hàng tuần

Buổi 1: Giới thiệu chung về điệu ví, sau đó là 2 bài hát ví để học sinh toàn trườngcùng nghe

Trang 17

Buổi 3: Giới thiệu chung về điệu hò, sau đó mở đĩa 2 bài hò.

Buổi 4: Giới thiệu chung về các làn điệu khác

- Nội dung chương trình phát thanh:

Các bạn thân mến, xin mời các bạn hãy lắng nghe chương trình phát thanh măngnon về các làn điệu dân ca xứ Nghệ

Các bạn ạ, bây giờ là Nghệ An và Hà Tĩnh, nhưng xưa kia trong lịch sử, haitỉnh là một vùng đất có tên gọi chung là Xứ Nghệ Uống chung nước một dòngsông Lam, dựa lưng chung một vách Núi Hồng, nói chung giọng nói, ăn chungmiếng ăn

Âm nhạc cũng vậy, là một mảng màu quánh đặc bản sắc riêng trong mộtkhối không thể tách rời, mà ta cần phải gọi là “Dân ca Nghệ Tĩnh”; hoặc “Dân ca

Xứ Nghệ”

“…Câu dân ca Xứ Nghệ mang đầy đủ tính dung hoà của nhiều thể loại dân

ca khác, để rồi thể hiện một dáng dấp riêng trong bản sắc của mình… Lẫn vào đóchút lẳng lơ của chiếu chèo đất Bắc, thêm một chút đa tình của quan họ Bắc Ninh

và cũng không thiếu chút ngậm ngùi của điệu Lý Hoài Nam xứ Quảng (QuảngĐức)

Đặc điểm xuất xứ của âm nhạc cổ truyền Nghệ Tĩnh là hình thành từ laođộng sản xuất Nhưng lại được phát triển về chiều sâu bởi nhờ vào trí tuệ uyênthâm của các đồ nho, khiến cho người nghe thường cảm nhận rằng dân ca NghệTĩnh lắng đọng và sâu đằm

Thiết nghĩ, rồi sẽ đến lúc ví dặm được UNESCO công nhận là di sản vănhóa phi vật thể của thế giới trong nay mai Ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta cần phải

có ý thức tìm hiểu, duy trì, quảng bá và tôn vinh mạch sống tâm hồn của quêhương Nghệ Tĩnh

Có thể phân thành ba thể loại chính là Ví, dặm và hò Trong mỗi một thểloại có những làn điệu riêng mang dáng dấp sinh hoạt lao động của từng phườnghội, hay thôn làng

* Hát ví

Về lời ca: Ví là một thể ngâm vịnh, chủ yếu lấy thơ lục bát làm gốc

Ví không đặt nặng tiết tấu Âm điệu cao thấp,ngắn dài còn tuỳ thuộc vàobằng trắc, ca từ, lời thơ Nên ví thường đễ hát, và đây là làn điệu phổ biến nhất

Môi trường diễn xướng của hát ví Nghệ tĩnh rất đặc biệt, không phải chờ đếnmùa vụ hay hội hè mà vừa lao động vừa ca hát Hát ví chỉ giới hạn trong đối đáp,giao duyên Trai gái thanh lịch hát đối đáp với nhau Họ hát từ ngoài sân vọng vào,

Trang 18

hát từ trong nhà hát ra Do hát ví gắn liền với lao động, nên mỗi loại hát ví lại gắnliền với một loại hình lao động riêng biệt như: Hát ví của người đi cấy thì gọi víphường cấy, ví của người dệt vải thì gọi là ví phường vải, ví của người đi củi thìgọi ví phường củi, ví của người chèo thuyền thì gọi ví đò đưa, ví chăn trâu, ví trèonon, ví trồng dâu… Bởi vậy cách hát các thể loại ví cũng khác nhau (Trong hát víthì ví phường vải có phần phong phú và thông dụng hơn cả Hát phường vảithường diễn ra ban đêm, sau thời gian lao động nơi sông nước ruộng đồng Hễ nơinào có quay sa kéo sợi thì nơi đó có hát phường vải Thậm chí họ hát thâu đêmsuốt sáng)

Nếu chia theo loại hình lao động thì xứ nghệ có đến 20 loại hát ví, nhưngnếu chia theo làn điệu tình cảm thì tương đối đa dạng: ví dận thương, ví ai oán.Mỗi cung bậc tình cảm là một làn điệu hát ví

Trong các cuộc hát ví thường hình thành 2 nhóm nam nữ, họ hát khi tuổitrưởng thành, mỗi nhóm có 1 hoặc nhiều người Có đến hàng trăm câu ví lần lượtđưa ra để thi thố, đối đáp và rồi những câu hát ấy được thế hệ sau ghi nhớ bởi lờithơ bình dị, dễ thuộc nhưng rất dỗi tài hoa Đặc biệt trong đối đáp về ca từ sâu sắcuyên thâm, thể hiện trí tuệ của người dân đất học Và đặc biệt hơn nữa là tronghát ví không những để quên đi mệt nhọc trong lao động mà còn thanh niên nam nữ

đã vượt khỏi tầm tư tưởng phong kiến, họ từ làng này sang làng khác, từ vùng nàysang vùng khác để kiếm bạn hiền chọn vợ

Mời các bạn đón nghe làn điệu hát ví: Ví đò đưa sông Lam và ví ghẹo

* Hò

Cũng như làn điệu hò ở các vùng quê khác của việt nam, hò thường môphỏng theo các nhịp điệu lao động hò dô, hò khoan, hò kéo lưới, hò cưa gỗ, hòkhoan đi đường, hò giật, hò tiếp vận, hò đầm đát đắp đê, hò trên sông, hò tình tang

Hò thường mang màu sắc quãng 4 đặc trưng nghe rất sáng, rất khoẻ

Khúc thúc hò thường kết cấu 2 đoạn: Đoạn 1 cho người xướng tự do theothể thơ dân tộc, đoạn 2 cho tập thể “XÔ” bằng các phụ âm như hò - dô - khoan vớitiết tấu đều để tạo ra xung lực mạnh mẽ trong lao động sản xuất Đây là hình thứcnhất hô bách ứng rất có hiệu quả Ngoài ra còn có hò hài hước, hò trữ tình giao

Trang 19

Hát dặm có nguồn gốc ở các huyện phía nam của tiểu vùng văn hóa Nghệ Tĩnh như Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Đức Thọ… không phải hoàntoàn do nhân dân lao động sáng tác, có khi do một số nho sĩ sáng tác, được nhândân ưa thích và phổ biến rộng rãi thành tài sản chung.

-Dặm có nhiều làn điệu như dặm kể, dặm cửa quyền, dặm ru, dặm vè, dặmnối, dặm xẩm, dặm mời trầu Đức Sơn…

Do nhịp điệu sôi nổi, dí dỏm, nên càng về sau, hát dặm càng phổ biến nhiều

ở các hội làng, hội chùa, hội đình, thậm chí cả đám cưới…như là một thành phầnkhông thể thiếu trong một chương trình văn nghệ ở miền quê Nghệ Tĩnh

Mời các bạn đón nghe làn điệu Dặm Đức Sơn: Nhớ người em đứng trông trăng

Biện pháp 3: Đưa các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh vào dạy trong tiết học Âm nhạc.

Như đã nói ở trên, trong chương trình Âm nhạc Tiểu học không có các bàihát về làn điệu dân ca xứ Nghệ nên tôi đã mạnh dạn tham mưu với Ban giám hiệu,hội đồng chuyên môn của trường phổ biến cho toàn bộ giáo viên đưa các làn điệudân ca xứ Nghệ vào tiết học Âm nhạc Giáo viên vẫn bảo đảm chương trình âmnhạc phổ thông, những vẫn có thể dạy hát dân ca xứ Nghệ cho học sinh trong cáctiết học tự chọn, trong các tiết ôn tập hay trong phần kiểm tra bài cũ Khi giáo viên

đã hiểu và hát được các làn điệu dân ca xứ Nghệ rồi thì việc làm này không có gì làkhó Từ đó học sinh hiểu, hát và biểu diễn được các làn điệu dân ca xứ Nghệ ngaytrong lớp học của mình Song song với việc làm đó tôi đã sưu tầm một số làn điệudân ca xứ Nghệ để đưa vào tập hát cho các em:

Bài hát 1: Ví đò đưa Sông Lam

Ví đò đưa sông Lam

Sưu tầm: Nguyễn Trung Phong

Ơ…ơ Chư ai biết nước sông Lam răng là trong là đục Thì biết sống cuộc đời răng là nhục (hị) là ơ vinh Chứ thuyền em lên thác xuống ơ ơ ghềnh

Nước non là nghĩa (hị) là tình ai ơi.

Bài hát 2: Hò bơi thuyền

Ngày đăng: 01/07/2015, 08:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w