1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn Cong tac CN va HS ca biet V

4 184 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 33 KB

Nội dung

Đề tài : KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT ĐẠT HIỆU QUẢ A. KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP: I/ Những vấn đề chung : Để đảm bảo đào tạo một thế hệ trẻ có đầy đủ kiến thức, năng lực và sức khỏe. Giáo dục phổ thông mà trước hết là bậc tiểu học cần phải đào tạo, bồi dưỡng một cách đầy đủ văn hóa, học vấn và thẩm mó. Xuất phát từ tình hình thực tế của đất nước ta nói chung và đòa phương nói riêng, theo tinh thần Nghò quyết Trung ương 2 Khóa VIII về việc đổi mới và phát triển giáo dục toàn diện. Ngoài công tác giảng dạy thường nhật trên lớp,vấn đề hướng dẫn học sinh học tập và rèn luyện ở nhà cũng như những giờ khác đóng vai trò hết sức quan trọng. Đó chính là công tác chủ nhiệm của người giáo viên. Do vậy, để đạt được yêu cầu lớn đó đối với giáo viên chủ nhiệm cần phải thực hiện tốt các mặt cơ bản sau : II/ Những việc làm cụ thể : Trước hết nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh: Giáo viên khảo sát, nắm chắc tình hình chất lượng của lớp, hoàn cảnh đặc biệt từng gia đình cụ thể của học sinh. Tập cho học sinh thói quen với nề nếp lớp. Trong năm học cần đặt vấn đề mạnh về học tập trong học kì 1 và học kì 2. Ngay từ đầu năm học phải có bản cam kết cụ thể của phụ huynh để có biện pháp thích hợp trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Thông qua việc giảng dạy hàng ngày cần chú ý tất cả đối tượng học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu) đảm bảo phát huy hết năng lực của các đối tượng đó. Nếu có những học sinh quá yếu, cần có những phương hướng kết hợp chặt chẽ hơn giữa giáo viên và phụ huynh để các em đó có điều kiện học tập vươn lên. Ở trong lớp, giáo viên cần bố trí học sinh ngồi xen kẽ như: Những học sinh yếu kém, giỏi ngồi kèm lẫn nhau để có điều kiện giúp đỡ hoặc truy bài giúp nhau học tập. Ngoài ra còn phải ghép tổ để các em học tập ở nhà. Giao trách nhiệm cụ thể cho những em khá, giỏi có nhiệm vụ giúp đỡ những em yếu kém. Đối với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giáo viên đề nghò với nhà trường hoặc hội cha mẹ học sinh giúp đỡ vật chất để các em đó có điều kiện học tập. Giáo viên còn tập cho học sinh có thói quen tự giác học tập, học tổ, học ở nhà, thực hiện khẩu hiệu: “Chưa thuộc bài chưa đi ngủ, chưa làm bài đủ chưa đi chơi”. Giáo viên còn chú ý không ngừng rèn luyện chữ viết cho học sinh, đánh giá học sinh trên cơ sở nét chữ, nết người. Tuyên dương những em có sự tiến bộ vượt trội. Thực hiện nói lời hay, làm việc tốt, giữ gìn sách vở, quần áo sạch đẹp. Tập cho học sinh làm kế hoạch học tập của mình ở nhà cũng như ở trường. Khi các em đã có kế hoạch, giáo viên hướng dẫn các em thực hiện đúng yêu cầu, kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra, tập cho các em có thói quen tìm hiểu lối sống, phong tục, tập quán, truyền thống ở đòa phương, học ở trường, xem báo, ti vi, nghe Riô, tập làm quen với những thông tin mới nhất, phù hợp với năng lực và lứa tuổi của mình. Bước đầu biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống đời thường của từng em, từng gia đình. Muốn được điều đó, người giáo viên cần có sổ theo dõi, nhận xét, đánh giá. Kết hợp với việc rèn luyện ở công tác Đội- Nhi đồng để đánh giá học sinh các mặt học tập, rèn luyện đạo đức, văn thể mó một cách đúng mức. Giáo viên còn tập cho học sinh thói quen giữ gìn sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình, trường lớp. Phòng chống các bệnh truyền nhiễm thông thường, các bệnh theo mùa mà các em đã được học, làm sạch môi trường, bảo vệ môi sinh. Qua từng tháng, giáo viên tập cho học sinh tập đánh giá mình qua các mặt và có những đònh hướng, biện pháp cụ thể cho những bước tiếp theo. Giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, thường xuyên trao đổi thông tin về việc giáo dục học sinh để có biện pháp hỗ trợ và uốn nén kòp thời những sơ sút của học sinh. Tin tưởng rằng, nếu thực hiện tốt những vấn đề nêu trên thì sẽ đem hiệu quả rất tốt trong quá trình giáo dục học sinh. B/ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT ĐẠT HIỆU QUẢ : 1/ Nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt, học sinh yếu : Trong quá trình học tập của học sinh đã cho thấy sự phát triển năng lực của các em không đồng đều , có em năng lực trí tuệ phát triển tiếp thu tốt , học tốt nhưng bên cạnh đó cũng có một số em trí tuệ chậm phát triển , tiếp thu bài chậm dẫn đến học tập yếu . Mà đã học tập yếu thường có tính nhút nhát , mặc cảm và chán nản lười biếng học . Vì vậy làm như thế nào để cho các em học yếu có hướng phấn đấu vươn lên trong học tập và cùng tiến bộ với bạn bè , góp phần nâng cao hiệu quả của chất lượng giáo dục, không có học sinh ngồi nhầm lớp , bỏ học giữa chừng trong năm học . Đồng thời hoàn thành tốt công tác phổ cập đúng độ tuổi theo chủ trương của nhà nước đề ra trong giai đoạn hiện nay cho bậc tiểu học . * Về phía nhà trường :Trong những năm học trước vẫn còn chạy đua theo bệnh thành tích, chưa nghiêm túc trong việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Số lượng học sinh trong mỗi lớp còn quá đông, một số lớp chỉ học 1 buổi/ngày nên giáo viên khó khăn trong việc quản lí và giúp đỡ học sinh cá biệt. Chưa tập hợp được số học sinh yếu trong trường để phụ đạo riêng . *Từ phía giáo viên :Một số giáo viên, năng lực chuyên môn còn hạn chế, giảng dạy chưa nhiệt tình, phương pháp dạy học còn nặng nề giảng giải, thuyết trình, chưa tổ chức được các hoạt động để phát huy tính tích cực của học sinh, chưa lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. Công việc của giáo viên tiểu học quá nặng nề, phải soạn bài, chuẩn bò đồ dùng dạy học, dạy quá nhiều môn (kể cả môn năng khiếu) nên không còn thời gian để nghiên cứu, đầu tư đổi mới phương pháp dạy học và đến thăm gia đình học sinh. Giáo viên chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, kó năng, chưa chú trọng đến việc dạy cho các em ý thức tự giác trong học tập của mình. Trong giờ học chưa bao quát hết lớp, để cho học sinh coi theo bài của bạn nên không nắm được mức độ tiếp thu bài của học sinh để kòp thời khắc phục và có biện pháp giáo dục kòp thời. Hướng dẫn học sinh sử dụng sách chưa hợp lí; một số học sinh học trước trong sách bài giải ở nhà, khi đến lớp làm được bài nhưng không hiểu. Nhiều giáo viên chưa làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, sự phối hợp với gia đình để giáo dục học sinh còn nhiều hạn chế, kế hoạch xây dựng sổ chủ nhiệm chưa khả thi. *Từ phía gia đình học sinh : Một số cha mẹ học sinh ít quan tâm hoặc không quan tâm đến việc học tập của con cái, phó mặc cho nhà trường, cho thầy cô. Một số gia đình vì điều kiện con đông và đi làm ăn xa, giao con cái cho ông bà, không ai nhắc nhở các em học tập ở nhà, có em còn bò bỏ rơi do cha mẹ bất đồng nên ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em. Một số gia đình không mua sắm đủ đồ dùng học tập cho con cái, còn bắt phụ giúp công việc gia đình quá nhiều nên không có thời gian để tự học. * Từ phía bản thân học sinh : Hầu hết học sinh cá biệt chưa tự giác và chưa thật sự cố gắng trong học tập. Nhiều học sinh chưa có động cơ học tập, ham chơi hơn học. Một số em nghòch ngợm, không sợ thầy cô. Có em trí tuệ chậm phát triển, sức khỏe yếu, thường xuyên nghỉ học nên học yếu lại càng yếu thêm. 2/ Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả : Thành công của mỗi thầy giáo, cô giáo là quyết đònh bởi sự quan tâm đối với học sinh của mình như thế nào? Giáo viên không những quan tâm đến học sinh giỏi mà phải tận tình và đối với học sinh cá biệt, không được thờ ơ, lạnh nhạt . Do nhiều nguyên nhân học sinh cá biệt thường có tâm lý xa lánh với giáo viên nên lúc nào chúng ta cũng tạo điều kiện để các em gần gũi đừng để khoảng cách quá lớn, lúc ấy học sinh mới có thể cởi mở với thầy cô giáo . Muốn làm được điều này , thầy cô phải chủ động quan tâm nhiều đến học sinh bằng tình cảm chân thành , khơi dậy ý chí tiến thủ của các em , tạo điều kiện để các em tiến bộ cùng tập thể . - Ưu tiên hiểu bài : Hỏi bài trên lớp là biện pháp để giáo viên nắm được tình hình học tập của học sinh . Trên thực tế , hiện tượng giáo viên ưu tiên chỉ đònh những học sinh giỏi “ bao cân “ trả lời những câu hỏi và lên bảng chữa bài tập không phải hiếm thấy . Trong trường hợp như vậy học sinh yếu hầu như bỏ rơi , có tình trạng “ người ở trong lớp , tâm ở ngoài sân “ Vì vậy để học sinh yếu nắm được nội dung bài giảng nhất thiết phải ưu tiên đặt câu hỏi đối với học sinh yếu và đừng ngại gọi chúng lên bảng chữa bài tập . Khi chúng trả lời đúng cần biểu dương , trả lời sai không chê trách . Qua đó, tạo cho chúng tin vào bản thân và gắn bó với tập thể , hiểu sâu thêm bài giảng . - Ưu tiên chấm bài : Làm bài tập là một bước giúp học sinh củng cố thêm phần kiến thức đã nghe giảng trên lớp . Tâm lý chung khi chữa bài tập cho những học sinh giỏi giáo viên thường thấy thoải mái vì các em này viết sạch sẽ , trình bày mạch lạc , ít sai sót khi chữa bài cho học sinh yếu cảm thấy vất vả và bực mình nên thường ưu tiên chữa bài tập cho cho học sinh giỏi trước , bài của học sinh yếu để lại chữa sau . Điều này rất không có lợi cho những học sinh yếu . Theo tôi bài tập của học sinh yếu càng cần được ưu tiên chữa kó và không nên phê quá nhiều các dấu chấm hỏi , dấu gạch chéo trên những trang bài tập và dễ gây nên tâm lí mặc cảm , kém phấn khởi đối với các em học sinh . - Ưu tiên tham gia hoạt động đoàn thể : Với những học sinh thành tích học tập thấp , một số giáo viên thường không cho chúng tham gia các hoạt đôïng tập thể . Điều này không những trái với quy luật giáo dục mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng nữa . Cách làm đúng đắn nhất là hãy cho các em đó tham gia các hoạt động tập thể mà chúng ưa thích nhờ đó mà nhận biết được vò thế của mình trong tập thể , nỗ lực học tập theo kòp bạn bè . - Ưu tiên biểu dương : Học sinh yếu thường ít ưu điểm hơn khuyết điểm, song các em có tiến bộ trong học tập . Các em cũng muốn bạn bè tôn trọng và giáo viên khen ngợi , thành thật chúc mừng động viên . Học sinh yếu và học sinh và học sinh giỏi và nếu đạt được thành tích như nhau thì nên biểu dương học sinh yếu trước để củng cố lòng tin ở các em . Làm chuyển biến học sinh yếu là quá trình lâu dài và vất vả . Song chỉ cần giáo viên nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với sự giáo dục đào tạo thế hệ trẻ, vì tương lai, nhất đònh sẽ đạt kết quả tốt đẹp . *************** . học tập v rèn luyện ở nhà cũng như những giờ khác đóng vai trò hết sức quan trọng. Đó chính là công tác chủ nhiệm của người giáo viên. Do v y, để đạt được yêu cầu lớn đó đối v i giáo viên chủ. nhát , mặc cảm v chán nản lười biếng học . V v y làm như thế nào để cho các em học yếu có hướng phấn đấu v ơn lên trong học tập v cùng tiến bộ v i bạn bè , góp phần nâng cao hiệu quả của. chuyển biến học sinh yếu là quá trình lâu dài v v t v . Song chỉ cần giáo viên nêu cao tinh thần trách nhiệm đối v i sự giáo dục đào tạo thế hệ trẻ, v tương lai, nhất đònh sẽ đạt kết quả tốt

Ngày đăng: 01/07/2015, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w