1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN nâng cao chất lượng hs cá biệt

14 218 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 112,5 KB

Nội dung

Giải pháp: Những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả cao NHỮNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO A- MỞ ĐẦU: 1/- Lý do chọn đề tài: -Cấp THCS là cấp học phổ thông cho toàn thể thiếu niên Việt Nam. nhiều nơi cấp học này đã được phổ cập cho toàn dân ở độ tuổi qui đònh. Vì thế, đầu vào của các trường PTCS không cần và không hề tuyển chọn gay gắt. Hiện tượng có vài học sinh cá biệt trong trường, trong lớp không phải là hiếm thấy. Người giáo viên trực tiếp giảng dạy luôn có dòp đối mặt trực tiếp với học sinh cá biệt. Vậy làm sao để giáo dục các em có hiệu quả? Câu hỏi trên luôn đeo đẳng tâm trí tôi và tôi quyết đònh tìm cho ra giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Đó chính là nguyên nhân khiến tôi chọn đề tài ”Những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả”. -Thông qua quá trình giáo dục của giáo viên, học sinh phải có tiến bộ thực chất về kết quả học tập; học sinh phải có chuyển biến tốt về đạo đức, quan niệm sống. Kết quả cuối cùng là học sinh cá biệt phải hòa nhập vào bàn bè trong lớp, trở thành một phần tử của tập thể lớp và đạt được các mục tiêu giáo dục dành cho khối lớp mà các em đang theo học. Mục tiêu cuối cùng cần đạt là giáo viên phải giáo dục các em nên người; không được bất cứ vì lý do gì, không được gạt bỏ bất cứ em nào ra khỏi nhà trường. 2/- Đối tượng nghiên cứu: -Trước hết, ta cần xác đònh: học sinh cá biệt gồm: tất cả những em học sinh có biểu hiện sai lệch với chuẩn mực đạo đức xã hội như thường xuyên vi Giải pháp: Những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả cao phạm nội qui nhà trường; có thái độ không đúng mực với thầy cô và người lớn tuổi; có biểu hiện giao du kết băng nhóm với bạn xấu ngoài trường học; thiếu năng lực về trí tuệ, tiếp thu bài quá chậm không theo kòp bàn bè; mắc tật bệnh nan y khó chữa chạy v.v… -Các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp cùng với những học sinh tốt sẽ tác động làm chuyển biến học sinh cá biệt theo chiều hướng tích cực. 3/- Phạm vi nghiên cứu: -Do điều kiện công tác, giáo viên chỉ nghiên cứu ở các lớp 9A 6 , 9A 7 , 9A 8 (giáo viên đang trực tiếp giảng dạy) Trường THCS Lý Tự Trọng. -Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tuần 1 đến hết tuần 19 (HKI). 4/- Phương pháp nghiên cứu: -Nghiên cứu tài liệu: đọc các sách báo về tâm lí giáo dục lứa tuổi thiếu niên; tâm lí học giáo dục sư phạm. -Điều tra tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá biệt của từng học sinh, tìm hiểu về gia đình và cuộc sống hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. -Đàm thoại để tìm hiểu trực tiếp học sinh và gây tác động giáo dục đối với các em. -Kết hợp chặt chẽ: gia đình + nhà trường + xã hội cùng phối hợp giáo dục học sinh. Giải pháp: Những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả cao B- NỘI DUNG: 1/- Cơ sở lý luận: Nền giáo dục của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghóa Việt Nam là nền giáo dục phục vụ cho toàn dân không phân biệt thành phần xã hội, giai cấp. Hiện nay, ngành giáo dục đang tiến đến phổ cập cấp 2 trên toàn quốc. Vì lẽ đó, người giáo viên THCS nên dùng mọi biện pháp để giúp đỡ, giáo dục học sinh hoàn thành chương trình THCS. Cac nhà giáo dục lừng danh đã từng nói là không có đối tượng học sinh không giáo dục được, mà chỉ có những nhà giáo dục tồi không biết phương pháp giáo dục. Hơn nữa, các học sinh dạng cá biệt có nguy cơ bỏ học rất cao, ta chú trọng vào việc giáo dục đối tượng này có hiệu quả sẽ góp phần đáng kể vào chủ trương “Chống tình trạng học sinh bỏ học” của ngành giáo dục hiện nay. -Nếu không có biện pháp giáo dục đặc biệt, đối tượng học sinh cá biệt sẽ sa sút trong việc học tập và rèn luyện đạo đức trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội sau này. 2/- Cơ sở thực tiễn: -Hầu như ở tất cả các lớp, các trường đều có các dạng học sinh cá biệt, chỉ khác về mức độ và số lượng ít hay nhiều. -Sau đây là bảng thống kê về học sinh cá biệt cần tiến hành nghiên cứu giáo dục đặc biệt ở các lớp: 9A 6 , 9A 7 , 9A 8 mà giáo viên đã lập danh sách từ đầu năm học. Giải pháp: Những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả cao TT Học và tên học sinh Lớp Cá biệt về học lực Cá biệt về đạo đức 01 02 03 04 05 06 07 08 09 Nguyễn Thanh Bảo Nguyễn Khắc Nhu Bách Thể Trân Nguyễn Thò Trà My Nguyễn Thò Ngọc Giàu Huỳnh Thế Anh Phan Hữu Trọng Nguyễn Minh Tới Nguyễn Thò Khoa Thi 9A 6 9A 6 9A 6 9A 7 9A 7 9A 7 9A 8 9A 8 9A 8 x x x x x x x x x x x x x x x 3/- Vấn đề đặt ra và phương pháp giải quyết: a) Các học sinh trên có những biểu hiện đặc biệt và kéo dài liên tục như sau: 1.Thanh Bảo: ngủ gục trong giờ học, thường không ghi chép và chuẩn bò bài. 2.Khắc Nhu: thường đánh bạn, đùa giỡn trong giờ học, phát biểu linh tinh. 3.Thể Trân: phát biểu rất tốt trong giờ học, nhưng khi viết bài và làm bài kiểm tra thì chữ viết và cách trình bày không thể chấp nhận được. 4.Trà My: sức tiếp thu bài rất chậm, tư duy rất kém, làm văn thường lạc đề. 5.Ngọc Giàu: có biểu hiện xem thường, giỡn mặt các giáo viên; hay bỏ học giao du với bạn ở ngoài nhà trường, tỏ ra trưởng thành lọc lõi so với lứa tuổi, học kém. Giải pháp: Những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả cao 6.Thể Anh: chữ không đạt yêu cầu, học kém; thường xuyên gây rối trật tự, đánh các bạn gái trong lớp (dù mình là nam). 7.Hữu Trọng: mặt mày buồn bã, dáng điệu mệt nhọc, lén hút thuốc lá bò bắt gặp nhiều lần, học tập lơ là. 8.Nguyễn Minh Tới: tư duy kém, tiếp thu bài rất chậm, không nắm được nội dung cơ bản của bài học. 9.Khoa Thi: có biểu hiện xem thường thầy cô, hay đi trễ về sớm, trốn tiết; cự cãi lý sự khi được nhắc nhở. b) Giáo viên đã thực hiện giáo dục học sinh cá biệt bằng những phương pháp sau: +Điều tra để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá biệt của từng học sinh. Cùng kết hợp với giáo viên chủ nhiệm đến nhà thăm viếng gia đình để tìm hiểu hoàn cảnh sống của các em. Ngoài ra, ta có thể hỏi thăm xóm giềng; các bạn học ở gần nhà của học sinh cá biệt để nắm vững tình cảnh của các em. +Mời học sinh gặp riêng để trò chuyện vừa tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em, vừa dùng lời lẽ để giảng giải cho các em hiểu mình cần phải khắc phục những khuyết điểm nào. Đối với các em nhút nhát không dám trao đổi trực tiếp với giáo viên, ta cho các em viết nguyện vọng của các em lên giấy, cho các em nhận xét, yêu cầu giáo viên phải dạy dỗ các em như thế nào? Các em muốn được thầy cô đối xử ra sao? Các em mong đợi điều gì ở thầy cô giáo? Sau khi hiểu rõ tâm Giải pháp: Những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả cao tư nguyện vọng của học sinh, giáo viên nên gố gắng đáp ứng, trừ những nguyện vọng không chính đáng. +Nêu gương sáng cho học sinh nói theo. Đó là những tấm gương về học tập, rèn luyện của các bạn học sinh mà các em biết và khâm phục. Bản thân giáo viên cũng phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Có như vậy ta mới có đủ uy tín để học sinh vâng lời “tâm phục khẩu phục”. +Vận dụng tâm lí học giáo dục lứa tuổi thiếu niên: giúp cho học sinh thỏa mãn cái “tôi” của lứa tuổi mới lớn, lứa tuổi muốn khẳng đònh bản lónh của mình. Các em còn nóng nảy, bồng bột, kém suy nghó thiệt hơn. Ta cần phải kiên trì nhưng mềm mỏng phân tích thiệt hơn cho các em thấy rõ mà sửa sai, tránh giá néo đứt dây. Không được nổi nóng, xúc phạm thân thể, nhân phẩm của học sinh mà cần phải tôn trọng và yêu thương các em một cách chân thành. c) Các trường hợp và biện pháp giáo dục cụ thể: +Đối với các em tỏ ra trưởng thành trước tuổi, tư duy nhanh nhạy nhưng do gia đình cưng chiều quá đáng như các em: Bảo, Giàu, Thi thì giáo viên trực tiếp trao đổi với gia đùnh; dùng lời lẽ tế nhò để khuyên bảo các bậc cha mẹ nên quan tâm hơn đến việc quản lí con cái. Bản thân giáo viên thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc các em học tập, không để cho các em trốn học giao du với bạn ngoài nhà trường ảnh hưởng đến việc học và rèn luyện đạo đức. Giải pháp: Những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả cao +Đối với những em tư duy kém phát triển như: My, Thế Anh, Tới thì giáo viên đề nghò với nhà trường tổ chức phụ đạo cho học sinh kém, vận động với gia đình cho các em theo học để theo kòp bạn bè. +Đối với học sinh sức khỏe kém thường bệnh hoạn ảnh hưởng tới việc học thì giáo viên đề nghò gia đình lo chữa chạy cho học sinh thông qua bảo hiểm y tế (nếu gia đình khó khăn). +Đối với các học sinh hiếu động quá đáng thì giáo viên kết hợp với giáo viên thể dục xem các em có năng khiếu bộ môn nào thì cho luyện tập bộ môn đó để tiết chế bớt tính hiếu động. Riêng em: Võ Tuấn Anh (9A 6 ) mắc phải bệnh động kinh tái phát nên từ một học sinh ngoan vừa giỏi vừa năng động trở nên ủ rủ, học sa sút. Em mặc cảm với bạn bè vì các bạn xa lánh. Đối với trường hợp này, giáo viên phải tổ chức buổi nói chuyện riêng với tập thể lớp để các em quan tâm thông cảm chia sẻ với bạn lúc hoạn nạn. Được bạn bè thương mến, chia sẻ Tuấn Anh đã từ bỏ ý đònh bỏ học và hòa nhập dần với tập thể lớp. (Em Hồng Phương đã có công lớn vì tận tình chăm sóc bạn). 4/- Hiệu quả áp dụng: -Nhờ giáo dục bằng phương pháp dành riêng cho học sinh cá biệt, đa số các em đã hòa nhập một cách bình thường với tập thể lớp trở lại và trở thành những học sinh chăm ngoan (có 1 em đạt loại giỏi). -Nhưng cũng không tránh khỏi việc một học sinh đã bỏ học để đi làm phụ hồ kiếm sống vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Đó là trường hợp em: Phan Hữu Trọng lớp 9A 8 . Giải pháp: Những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả cao Hiệu quả giáo dục đạt: 8/9 học sinh, tỉ lệ 88,8% (không có học sinh hạnh kiểm yếu kém). Chất lượng học tập của học sinh được năng cao rõ rệt. Đầu năm 8/9 học sinh cá biệt học lực loại yếu-kém đến hết HKI chỉ còn có 1/8 học sinh trên học lực yếu (Nguyễn Minh Tới: 9A 8 ). C- KẾT LUẬN: 1/ Bài học kinh nghiệm: Sau khi tiến hành áp dụng đề tài này, giáo viên nhận thấy chất lượng học tập và rèn luyện đạo đức của các em học sinh thuộc dạng cá biệt được năng cao rõ rệt. Các mâu thuẫn giữa gia đình, học sinh và giáo viên hầu như không còn nữa vì cả hai bên đều làm tất cả vì tương lai con em chúng ta. Tình trạng học sinh bỏ học (hoặc bò đình chỉ học tập) cũng giảm bớt rất nhiều, giúp nhà trường giữ vững được các chỉ tiêu thi đua ngành đề ra. 2/ Hướng phổ biến, áp dụng đề bài: Hiện tượng học sinh cá biệt về học tập, về đạo đức có ở mọi lớp, mọi trường. Vì thế đề tài này có thể áp dụng rộng rãi. Thực hiện đề tài cũng không có tốn kém, kinh phí lớn nên ai cũng có thể thực hiện được nếu chòu hy sinh thời gian, công sức cho học sinh thân yêu của mình. 3/ Hướng nghiên cứu tiếp đề tài: -Do đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn nên có nhiều thiếu sót; nội dung chưa sâu. Giáo viên sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm ở HKII (năm học 2005-2006) tìm ra những biện pháp tốt hơn, hiệu quả hơn trong việc giáo dục học sinh cá biệt. Giải pháp: Những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả cao BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI -Tên đề tài: Những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả cao -Họ và tên tác giả: Huỳnh Phúc Đặng -Đơn vò công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng 1/ Lý do chọn đề tài: -Hiện tượng cá biệt của học sinh trong nhà trường THCS ở trường nào, lớp nào cũng có (dù ít). -Giáo dục các em nên người là nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của thầy cô. -Không để học sinh cá biệt bỏ học trở thành gánh nặng của gia đình, xã hội. 2/ Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: -Các học sinh THCS cá biệt về học lực, hạnh kiểm. -Điều tra, đàm thoại, thực nghiệm phối hợp. 3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới: -Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh cá biệt bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và đáp ứng thỏa đáng các nguyện vọng chính đáng của học sinh. -Vận dụng tâm lí học giáo dục lứa tuổi thiếu niên một cách linh hoạt, hiệu quả. 4/ Hiệu quả áp dụng: -Nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh cá biệt. -Giảm tỉ lệ học sinh bỏ học. -Tránh được những mâu thuẫn giữa gia đình, học sinh và giáo viên; giữa giáo viên và học sinh. 5/ Phạm vi áp dụng: -Áp dụng rộng rãi ở các trường THCS. Tây Ninh, ngày 3 tháng 3 năm 2011 Người thực hiện Giải pháp: Những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả cao MỤC LỤC  Trang A- MỞ ĐẦU 1/- Lý do chọn đề tài 2/- Đối tượng nghiên cứu 3/- Phạm vi nghiên cứu 4/- Phương pháp nghiên cứu B- NỘI DUNG 1/- Cơ sở lý luận 2/- Cơ sở thực tiễn của vấn đề 3/- Vấn đề đặt ra và phương pháp giải quyết 4/- Hiệu quả áp dụng C- KẾT LUẬN 1/ Bài học kinh nghiệm 2/ Hướng phổ biến áp dụng đề tài 3/ Hướng nghiên cứu tiếp đề tài [...]... giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả cao Giải pháp: Những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả cao SỞ GIÁO DỤC TÂY NINH PHÒNG GIÁO DỤC HÒA THÀNH TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG GIẢI PHÁP: NHỮNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO Thực hiện: Giáo viên Tây Ninh, ngày 3 tháng 3 năm 2011 Giải pháp: Những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả cao TÀI LIỆU THAM...Giải pháp: Những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả cao I Nhận xét, đánh giá và xếp loại của : -Hội đồng khoa học Trường THCS Lý Tự Trọng: . trường đều có các dạng học sinh cá biệt, chỉ khác về mức độ và số lượng ít hay nhiều. -Sau đây là bảng thống kê về học sinh cá biệt cần tiến hành nghiên cứu giáo dục đặc biệt ở các lớp: 9A 6 ,. dục học sinh cá biệt. Giải pháp: Những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả cao BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI -Tên đề tài: Những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả cao -Họ và. sinh cá biệt đạt hiệu quả cao Hiệu quả giáo dục đạt: 8/9 học sinh, tỉ lệ 88,8% (không có học sinh hạnh kiểm yếu kém). Chất lượng học tập của học sinh được năng cao rõ rệt. Đầu năm 8/9 học sinh cá

Ngày đăng: 17/06/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w