Phòng GD&ĐT Chiem Hóa Trường THCS Hòa An CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hòa an, ngày 26 tháng 9 năm 2009 CÔNG TÁCCHỦNHIỆM ĐỐI VỚI HỌC SINH CÁBIỆT I. LÝ DO XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 1. Đặt vấn đề: Qua những năm làm công tácchủnhiệm tôi nhận thấy rằng các em học sinh khác nhau về hoàn cảnh điều kiện sống và kể cả khác biệt nhau về ý thức chấp hành nền nếp kỷ luật, động cơ học tập, ý chí vươn lên. Vì vậy trong một lớp học ngoài những em học sinh có ý thức phấn đấu học tập chấp hành tốt nội quy của lớp, trường thì ngoài ra còn có những em học sinh chưa ngoan còn vi phạm nội quy và chưa có ý thức tự giác học tập, vô lễ với giáo viên. Vẫn còn những học sinh ý thức chấp hành nền nếp cũng như học tập chưa cao. Chưa xác định đúng động cơ và thái độ học tập, thường hay vi phạm nền nếp của lớp Năm học 2009-2010 tôi được phân côngchủnhiệm lớp 7A. Qua quá trình nắm bắt tình hình học sinh của lớp qua kết quả năm học trước, và quá trình theo dõi đầu năm học tôi nhận thấy trong lớp tôi chủnhiệm vẫn còn những học sinh thiếu ý thức trong rèn luyện và học tập, vì vậy để lớp chủnhiệm có kết quả tốt, tôi lựa chọn nội dung một đổi mới thực hiện trong năm học đó là “ Công tácchủnhiệm đối với học sinh cá biệt” 2. Mục đích kế hoạch: Xuất phát từ lý do trên nên tôi đã cố gắng nghiên cứu tìm ra một số phương pháp để giáo dục rèn luyện ý thức học tập và rèn luyện đạo đức cho từng em trong lớp tôi chủnhiệm để cuối năm lớp đạt kết quả cao trong rèn luyện và học tập, và không còn học sinh chậm tiến bộ 3. Phạm vi Kế hoạch: Kế hoạch áp dụng đối với công tácchủnhiệm lớp 7A trường THCS Hòa An năm học 2009-2010. Thực hiện trong cả năm học II. THỰC TRẠNG Năm học 2009 - 2010 tôi được phân côngchủnhiệm lớp 7A. Qua quá trình nắm bắt tình hình học sinh của lớp qua kết quả năm học trước, và quá trình theo dõi đầu năm học tôi nhận thấy trong lớp tôi chủnhiệm vẫn còn những học sinh thiếu ý thức trong rèn luyện và học tập, thường xuyên vi phạm nền nếp của trường và của lớp, thiếu ý thức trong giờ học thường xuyên bị giáo viên bộ môn nhắc nhở. Cụ thể đầu nămcó 06 em ý thức rèn luyện và học tập chưa cao thường xuyên làm ảnh hưởng tới nền nếp thi đua của lớp. III. NGUYÊN NHÂN. 1. Hòan cảnh gia đình: Các em học sinh thuộc diện này có thể xuất thân từ mọi thành phần gia đình ( con em cán bộ, công nhân viên chức , nhân dân lao độg, thương nhân , giàu nghèo, .) nhưng chủ yếu là do hòan cảng nào đó , cha mẹ không quả lí được việc học tập , sinh hoạt , vui chơi của con mình . Từ đó các em hình thành một số thói quen cábiệt : biếng học, trốn học , bỏ giờ để tiếp xúc,giao du với các bạn xấu khác , gây gổ đánh nhau , lừa dối cha mẹ để có điều kiện về tiền bạc về tiền bạc hoặc thời gian mà đi chơi. Nhiều bố mẹ quá bênh con, chỉ thích khen mà không muốn bị chê làm bẽ mặt. Một nguyên nhân cơ bản là gia đình thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, động viên các em trong học tập, vui chơi. Có gia đình phó thác hẳn việc giáo dục con cái cho thầy cô giáo, cho nhà trường. Có gia đình thiếu biện pháp giáo dục, thiếu kết hợp với nhà trường, với các lực lượng giáo dụckhác. Không ít gia đình chỉ biết làm ăn, đầu tư kinh tế, xem nhẹ việc giáo dục con cái. Nếu có nắm thông tin về con cái thì cũng chung chung, một chiều rất phiến diện. Khi gặp GVCN thì “luôn luôn kêu bận và trăm sự nhờ thầy cô” , có nghĩa là họ không phải gánh một sự nào cả. 2.Hòan cảnh bản thân: Đa số các em này là những học sinh không có ý thức: ý thức trong học tập và rèn luyện đạo đức của người học sinh , không có ý thức do nông nổi, không tự chủ , kiềm chế được bản thân nên tập tành bắt chước một số thói xấu tho chúng bạn bên ngoài. Một số em do tư chất trí tuệ hạn chế , năng lực học tập luôn thua kém chúng bạn nên thường bị chúng bạn chê cười hoặc bị thầy cô chỉ trích, rầy la , xử phạt, .Từ đó các em bị rơi vào trạng thái cô lập , mang ít nhiều tự ti mặc cảm , lâu ngày dần nen rồi bộc phát thành một số hành vi thiếu ý thức trong sinh hoạt, học tập và trong cuộc sống. VI. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 1.Phân loại học sinh cábiệt : Học sinh cábiệt thường xảy ra những bộc phát xung đột bốc đồng, thiếu ý thức. Dựa vào những hành vi, thói xấu, trở thành những động cơ, thành những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các hành vi sai lệch chuẩn của học sinh, vì vậy ngay từ đầu năm học dựa vào từng đặc điểm ,phân loại những đối tượng học sinh cábiệt ở từng dạng để từ đó có biện pháp hữu hiệu cụ thể trong việc giáo dục đạo đức và ý thức học tập cho các đối tượng học sinh trong lớp mình chủnhiệm 1.1- Ăn tiêu quá mức: - Loại học sinh này trọng nhu cầu vật chất, ăn uống tiêu pha bừa bãi, có khi dẫn đến nghiện ngập ( ham chơi điện tử, thích la cà ngồi quán .) Thường nhu cầu của các em vượt quá khả năng cung cấp của gia đình, nên dẫn đến trộm cắp, lừa dối. 1.2- Vô kỷ luật - Vô lễ- Vi phạm nội quy: - Loại học sinh này thường gặp nhất. Các em thường sống buông thả, tự do, nói năng ứng xử tuỳ tiện, ít suy nghĩ trước khi nói và hành động.Phần lớn các em sống trong những gia đình không hòa thuận, ít chú ý giáo dục con cái, thường cha mẹ ly dị hoặc chết, các em sống với người thân.Những HSCB thường hay vi phạm nội quy, kỷ luật nhưng chúng không dễ dàng nhận ngay mà phải nhiều lần vặn hỏi với đầy đủ những lí lẽ chứng cứ thì chúng mới chấp nhận. Chúng cho việc nói dối,giả tạo là chuyện bình thường. Ở những HSCB uy tín của cha mẹ, thầy cô bị thay thế bằng uy tín củanhững kẻ cầm đầu, những kẻ côn đồ, hung hãn, liều lĩnh, những “đại ca”, . chính điều này các em HSCBdễ dàng rơi vào những cạm bẫy, sai khiến, xúi giục của các “đàn anh”. Và con đường dẫn đến bỏ học, tụ tập băng nhóm, cờ bạc, trấn lột, trộm cắp, tổ chức gây gổ đánh nhau, vi phạm pháp luật dẫn đến tù tội làđiều không tránh khỏi sau này 1.3- Hay gây gổ: - Các em thường coi trọng bản thân . Thích được đề cao sức mạnh và khẳng định sức mạnh của mình trước người khác. Phần lớn các em chịu ảnh hưởng phim truyện kiếm hiệp, hành động hoặc có quan hệ dân xã hội đen, cũng có khi ảnh hưởng tiêu cực của gia đình. Những hs này hay xem thường, trêu ngươi, khiêu khích trước các thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè để nhằm thỏa mãn những nhu cầu tinh nghịch được xếp sẵn trong đầu óc. Chúng thường đánh mất lòng tự trọng, xấu hổ và trở nên chai lì khác thường Các em này tiêu xài các khoản phí của bố mẹ đưa nộp cho nhà trường, giả mạo chữ ký của bố mẹ và sổ liên lạc, giấy xin phép 1 .4- Lười biếng, ích kỷ, Thiếu ý thức rèn luyện và học tập: - Học sinh loại này thường ngại khó, sợ khổ, không có lòng kiên trì, thiếu bản lĩnh tự ti, không quyết đoán, ngại lao động và học tập, lười chép bài, học bài nhưng lại tỏ ra rất khéo léo, nhanh trí trong việc giở những trò tinh nghịch với thầy cô, bè bạn. Tùy theo đối tượng tiếp xúc mà chúng có những thái độ, phản ứng một cáchgay gắt, thô bạo. Những trẻ loại này có thói quen lười biếng, quay cóp trong học tập, lừa dối cha mẹ, thầy cô, dọa nạt bạn bè, hay trốn học và lảng tránh các hoạt động tập thể như: lao động, sinh hoạt Đoàn Đội,sinh hoạt ngoại khóa, . không để cho các em quay cóp hoặc báo cho thầy cô thì các em sẽ dọa đánh,không trực tiếp đánh thì nhờ người khác đánh những em này thường là những nguyên nhân của những cuộc ganh đua bè phái, thiếu lành mạnh trong lớp, hay gian lận trong kiểm tra thi cử. các em thường được nuông chìu, ít được quan tâm, đôn đốc học tập. 2. Biện pháp nhằm khắc phục hiện tượng HSCB : Các em ở lứa tuổi này vốn có tính hiếu động, thích khám phá, dễ bị kích động, lôi kéo, thích được tự khẳng định. Một số em do bị ảnh hưởng bởi các phim ảnh bạo lực, thích được làm “người hùng”, do vậy nhà trường và gia đình thường xuyên tăng cường giáo dục, định hướng những hành vi chuẩn mực trong quan hệ cư xử, trong nhận thức cho các em nhưng không quá máy móc, áp đặt, thô bạo. 2.1. Xác định và bồi dưỡng nhận thức cho từng cá nhân cũng như ban cán sự lớp, biến nhận thức, trách nhiệm của ban cán sự lớp thành nhận thức, tình cảm trách nhiệm của từng cá nhân trước các đối tượng quậy phá, cá biệt. Từ đó thống nhất ý chí hành động, đồng tâm hiệp lực góp phần hạn chế tối đa gánh nặng cho lớp. 2.2. Hoạch định qui trình xử lý và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, cho từng cá nhân trong quá trình giáo dục cảm hoá học sinh chưa ngoan, cábiệt như : a. Phân công - GVCN: xây dựng quy chế kỷ luật, thi đua khen thưởng, qui trình xử lý. trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ chủ nhiệm, gắn kết với cha mẹ học sinh. - Ban cán sự lớp: động viên, đôn đốc, theo dõi, nhắc nhỡ. - Tổ chức đội trong lớp: xây dựng mạng lưới thông tin, tổ chức các phong trào thiết thực. b. Qui trình xử lý : - Xử lí của tổ(ít nhất 3 lần). - Lớp xử lí (ít nhất 3 lần). - GVCN (ít nhất 3 lần). - Mời PHHS(lần 1 – 2 - 3). - Đưa lên BGH trường 2.3. Phát huy vai trò chủ đạo và tích cực của ban cán sự lớp và các hs tích cực trong lớp: - Ban cán sự lớp là lực lượng góp phần rất lớn trong việc hạn chế và giáo dục học sinh cá biệt. Một ban cán sự tốt có tinh thần trách nhiệm sẽ giúp quản lí lớp cũng như động viên các bạn giúp cho GVCN. Trong một số trường hợp điển hình sự nhắc nhở động viên của các bạn trong lớp có tác dụng hơn gấp nhiều lần các biện pháp khác. “Hơn thầy một vạn không bằng kém bạn một li” 2.4. Giáo viên chủnhiệm nắm vững những nguyên nhân dẫn đến hành vi hư, chưa ngoan của học sinh : - GVCN cần nắm vững tâm lý, hoàn cảnh, của từng đối tượng học sinh, và thường xuyên sâu sát với các em học sinh trong lớp ngay từ đầu năm học và trong suốt năm học. - Thường xuyên giúp đỡ, uốn nắn kịp thời những hành vi hư của các học sinh cá biệt, kích thích sự tiến bộ. - Cần tránh: + Gây mặc cảm tự ti + Chống đối của các học sinh. - Phát hiện động viên kịp thời những tiến bộ dù nhỏ để xây dựng niềm tin nơi học sinh chưa ngoan, tạo sinh khí mới cho học sinh phấn đấu, cần thực hiện mọi lúc mọi nơi. - Phải có lòng yêu thương, đặt niềm tin vào sự tiến bộ của hs. + Nắm bắt hoàn cảnh gia đình để hỗ trợ, giúp đỡ + Nắm bắt quan hệ bạn bè để điều chỉnh. - Giáo dục đạo đức cần gắn liền với giáo dục say mê học tập, hoạt động phong trào. Động viên tham gia các hoạt động phong trào thi đua sôi nổi trong học tập, hoạt động ngoại khoá, để lôi cuốn khơi dậy niềm dam mê học tập, niềm tin vào bản thân. - Tránh các trường hợp nhục mạ học sinh, dồn vào bước đường cùng, gây ức chế. - Khi xẩy ra sự cố phải bình tỉnh, tìm hiểu, liên hệ PHHS tìm hướng giải quyết mang tính giáo dục răn đe, cho hs có cơ hội sửa chữa sai lầm đã mắc phải. 3.Một số biện pháp khác 1.Biện pháp tâm lý: Tạo một khỏang cách thân mật , gần gũi với các em nhưng vẫn đảm bảo tính sư phạm , đúng khỏang cách thầy trò luôn làm các em thấy và hiểu mình không bị bỏ rơi , không được hòa đồng, không còn bị đối xử “lạnh nhạt” . Từ đó dần dần giúp các em bớt đi hặc hết còn tự ti , mặc cảm . Không nên thường xuyên dùng những biện pháp quá cứng rắn như : Đánh đòn, rầy la hoặc đàn áp mỉa mai , chê bai các em, . 2.Biện pháp cụ thể: Cho một số em giữ một trọng trách , một chức vụ nào đó trong lớp . Từ đó các em sẽ thấy mình cũng ngang hàng như chúng bạn , mình cũng có khả năng như chúng bạn, . Qua đó , các em phát huy được ý thức trách nhiệm và dần dần hòa nhập vào nề nếp học tập, sinh hoạt. Động viên, khích lệ và khen thưởng kịp thời trước mọi thàn quả , mọi tiến bộ của các em . Đó là sự tôn trọng mọi tiến bộ dù chỉ là một tiến bộ nhỏ. Không dồn các em vào ngõ cụt , để các em từ đó thật sự thấy mình không còn tự ti mặc cảm , thật sự được bình đẳng và mạnh dạn hơn trong sinh hoạt, học tập. Thực hiện tính công bằng dân chủ với các em . Kết hợp với gia đình các em kịp thời để tìm hiểu và uốn nắn về mọi biểu hiện của cuộc sống cũng như sinh hoạt học tập của các em . Tìm hiểu sở thích cá tính nguyện vọng , . để cùng gia đình giúp các em vượt qua những trở ngại tâm sinh lý ổn định và tự chủ lại những hành động , những việc làm không tốt . V. DỰ KIẾN KẾT QUẢ Đến cuối năm học không còn học sinh chậm tiến bộ, tất cả học sinh trong lớp đều có ý thức trong học tập và rèn luyện, lớp được xếp lớp tiên tiến Cụ thể kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục: Hạnh kiểm Học lực Tốt Khá TB Yếu Gỏi Khá TB Yếu 15 12 1 0 1 6 20 1 VI. KẾT LUẬN - Qua lý do, thực trạng và nguyên nhân đã nêu ở trên. Tôi thấy kế hoạch với nội dung “ Công tácchủnhiệm đối với học sinh cá biệt” .Trong năm học 2009-2010 có tính khả thi, tạo được ý thức rèn luyện và học tập cho các đối tượng học sinh chậm tiến bộ. - Học sinh sẽ có kết quả học tập tốt hơn. Nội dung này có thể tiếp tục áp dụng cho những năm học tiếp theo. Hòa An, ngày 26 tháng 9 năm 2010. Người lập kế hoạch Đặng Đức Trọng . CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hòa an, ngày 26 tháng 9 năm 2009 CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỐI VỚI HỌC SINH CÁ BIỆT I. LÝ DO XÂY. công tác chủ nhiệm lớp 7A trường THCS Hòa An năm học 2009-2010. Thực hiện trong cả năm học II. THỰC TRẠNG Năm học 2009 - 2010 tôi được phân công chủ nhiệm