Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được quan tâm chỉ đạo thực hiện tuân thủ các quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; nhiều công trình đã được chủ đầu tư nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng đảm bảo chất lượng, kỹ mỹ thuật, đáp ứng được yêu cầu thiết kế đề ra góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, qua kiểm tra, rà soát thực tế trên địa bàn, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở một số dự án trên địa bàn còn có những tồn tại, hạn chế, một số công trình chất lượng xây dựng còn thấp, để xảy ra tồn tại phải xử lý kỹ thuật mà nguyên nhân chính là do những hạn chế, thiết sót ở các bước: khảo sát, thiết kế, thẩm tra, thẩm định hồ sơ, nhất là thi công xây dựng, giám sát thi công; các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng chưa tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Một số ngành, địa phương, nhất là các chủ đầu tư chưa nhận thức đầy đủ, chưa quan tâm thấu đáo đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; có nơi, có lúc còn buông lỏng, thiếu kiểm tra, đôn đốc trong quản lý chất lượng; xử lý không nghiêm, thiếu kiên quyết các hành vi vi phạm về chất lượng công trình. Công tác quản lý chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, thiết bị tại một số công trình chưa được chặt chẽ dẫn tới sử dụng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, thiết bị chưa đảm bảo chất lượng, không đúng phẩm cấp,… Quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật trong thi công xây dựng công trình chưa được tuân thủ nghiêm túc, chưa được quản lý chặt chẽ. Chủ đầu tư chưa quản lý, giám sát chặt chẽ các nhà thầu xây dựng theo quy định và theo hợp đồng ký kết. Tư vấn giám sát thực hiện nhiệm vụ còn lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm, chưa thường xuyên liên tục. Một số nhà thầu thi công chưa thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng công trình, thi công xây dựng công trình còn để xảy ra sai sót. Năng lực của một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng còn có mặt hạn chế, chưa được quan tâm kiện toàn; công tác nắm bắt về tình hình chất lượng, báo cáo về chất lượng của các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án còn hình thức chưa kịp thời, chưa đảm bảo yêu cầu quy định. Để còn xảy ra các tồn tại, hạn chế nêu trên thiết nghĩ có phần trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, tác giả chọn đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 20152020” để nghiên cứu
Trang 1NGUYỄN TIẾN LƯƠNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH PHÚ THỌ, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Trang 3ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ, GIAI ĐOẠN 2015-2020
Người thực hiện: Nguyễn Tiến Lương
Lớp: B3 - 14
Chức vụ: Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng Đơn vị công tác: Sở Xây dựng Phú Thọ
Người hướng dẫn khoa học: ThS Nguyễn Hồng Phong
HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2015
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại Học viện và thực hiện Đề án này, tôi đãnhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo ThS.Nguyễn Hồng Phong -Phó Trưởng khoa Kinh tế, Học viện Chính trị khu vực I, cùng nhận được sựgiảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báu, những ý kiến chỉ bảo của các thầy,
cô giáo Học viện Chính trị khu vực I Qua đây, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơnchân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo ThS.Nguyễn Hồng Phong và cácthầy, cô giáo Học viện Chính trị khu vực I đã giúp đỡ tôi trong quá trình họctập và hoàn thành Đề án này
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Xây dựng Phú Thọ, Ban Tổchức Tỉnh ủy Phú Thọ, cùng các bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là gia đình
đã hết lòng tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về tinh thần và vật chấttrong suốt quá trình học tập và thực hiện Đề án này
Mặc dù có nhiều cố gắng, xong với vốn kính nghiệm còn ít, thời gianthu thập tài liệu và tìm hiểu không dài, Đề án khó tránh khỏi những thiếu sótnhất định Tôi rất mong được sự đóng góp chân thành từ quý các thầy, côgiáo, các bạn học viên và quý độc giả để Đề án được hoàn chỉnh hơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn./
Trang 5MỤC LỤC
1.1.1 Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước 5
1.1.2 Các khái niệm cơ bản về chất lượng và quản lý nhà nước về
1.1.3 Vai trò và mục đích quản lý nhà nước về chất lượng công
1.1.6 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nhà
Trang 62.1 Bối cảnh thực hiện đề án 17
2.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình
2.2.1 Kết quả của hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng
2.2.2 Tồn tại, hạn chế của hoạt động quản lý về chất lượng công
2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 30
2.4.1 Nhóm giải pháp về kiện toàn tổ chức, hoàn thiện cơ chế,
2.4.2 Nhóm giải pháp về công tác kiểm tra, thanh tra chất lượng
2.4.3 Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng tư vấn, thẩm định,
2.4.4 Nhóm giải pháp về cải cách hành chính 37
2.4.5 Nhóm giải pháp về công khai, minh bạch, chống tiêu cực,
2.4.6 Nhóm giải pháp về nâng cao trách nhiệm đối với Chủ đầu
Trang 74.1 Ý nghĩa thực tiến của đề án 45
4.3 Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đề án 45
Trang 8A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề án
Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựngtrên địa bàn tỉnh Phú Thọ được quan tâm chỉ đạo thực hiện tuân thủ các quyđịnh của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; nhiều côngtrình đã được chủ đầu tư nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng đảm bảo chấtlượng, kỹ mỹ thuật, đáp ứng được yêu cầu thiết kế đề ra góp phần tích cựcvào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ
Tuy nhiên, qua kiểm tra, rà soát thực tế trên địa bàn, bên cạnh nhữngkết quả đạt được, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở một số
dự án trên địa bàn còn có những tồn tại, hạn chế, một số công trình chất lượngxây dựng còn thấp, để xảy ra tồn tại phải xử lý kỹ thuật mà nguyên nhânchính là do những hạn chế, thiết sót ở các bước: khảo sát, thiết kế, thẩm tra,thẩm định hồ sơ, nhất là thi công xây dựng, giám sát thi công; các chủ thểtham gia hoạt động xây dựng chưa tuân thủ đúng các quy định của pháp luậthiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Một số ngành, địa phương, nhất là các chủ đầu tư chưa nhận thức đầy
đủ, chưa quan tâm thấu đáo đến công tác quản lý chất lượng công trình xâydựng; có nơi, có lúc còn buông lỏng, thiếu kiểm tra, đôn đốc trong quản lýchất lượng; xử lý không nghiêm, thiếu kiên quyết các hành vi vi phạm về chấtlượng công trình Công tác quản lý chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xâydựng, thiết bị tại một số công trình chưa được chặt chẽ dẫn tới sử dụng vậtliệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, thiết bị chưa đảm bảo chất lượng, khôngđúng phẩm cấp,… Quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật trong thi côngxây dựng công trình chưa được tuân thủ nghiêm túc, chưa được quản lý chặt
Trang 9chẽ Chủ đầu tư chưa quản lý, giám sát chặt chẽ các nhà thầu xây dựng theoquy định và theo hợp đồng ký kết Tư vấn giám sát thực hiện nhiệm vụ cònlỏng lẻo, thiếu trách nhiệm, chưa thường xuyên liên tục Một số nhà thầu thicông chưa thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng công trình, thicông xây dựng công trình còn để xảy ra sai sót Năng lực của một số chủ đầu
tư, ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng còn có mặthạn chế, chưa được quan tâm kiện toàn; công tác nắm bắt về tình hình chấtlượng, báo cáo về chất lượng của các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án còn hìnhthức chưa kịp thời, chưa đảm bảo yêu cầu quy định
Để còn xảy ra các tồn tại, hạn chế nêu trên thiết nghĩ có phần tráchnhiệm thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựngtrên địa bàn tỉnh Vì vậy, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng caochất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, tác giả
chọn đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2015-2020” để nghiên cứu
2 Mục tiêu của đề án
2.1 Mục tiêu chung
Nhằm nâng hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình xâydựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó góp phần tạo ra nhiều sản phẩm, tácphẩm xây dựng có chất lượng, nâng cao hiệu quả đầu tư, phục vụ đắc lực hơncho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
3.2 Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng công trìnhxây dựng trên địa bàn, tìm ra những hạn chế yếu kém; nguyên nhân củanhững hạn chế yếu kém; từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý về chất lượng công trình xây dựng, hạn chế thất thoát, lãng phí vốn đầu tư
Trang 10xây dựng cơ bản, nâng cao chất lượng, tuổi thọ công trình, sử dụng có hiệuquả nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, giai đoạn 2015 - 2020.
Kiện toàn tổ chức, tăng cường nhân lực cho Phòng chuyên môn vềquản lý chất lượng công trình xây dựng của Sở Xây dựng
Tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức thượng tôn pháp luậtcủa các chủ thể liên quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địabàn; nâng cáo ý thức trách nhiệm của các chủ thể, đặc biệt là tính tự giác, uytín, trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
Tăng cường kiểm tra các khâu trong quá trình đầu tư của cơ quan quản
lý nhà nước về chất lương công trình xây dựng, xử lý nghiêm các hành vi viphạm
3 Giới hạn của đề án
3.1 Đối tượng và phạm vi đề án
Đối tượng của đề tài là công tác quản lý nhà nước về chất lượng côngtrình xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Phạm vi của đề tài là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tácquản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh PhúThọ đối với các công trình, dự án có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
về quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác và sửdụng công trình xây dựng; về bảo hành công trình xây dựng
Không gian đề án: các công trình thuộc thẩm quyền kiểm tra của SởXây dựng1, bao gồm: công trình nhà máy xi măng cấp II, cấp III; Nhà chung
cư cấp II, cấp III; Công trình công cộng cấp II, cấp III; Công trình hạ tầng kỹ
1 Quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP
Trang 11thuật: cấp II, cấp III; Các công trình xử lý chất thải rắn độc hại không phânbiệt cấp (trừ cấp I và đặc biệt);
3.2 Thời gian thực hiện đề án.
Thời gian thực hiện đề án từ năm 2015 đến hết năm 2020
Trang 12B NỘI DUNG
1 Cơ sở xây dựng đề án
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước
- Quản lý là tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượngquản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành
vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quyluật khách quan
- Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam là một vấn đề lớn cả trong lý luận và thực tiễn Trong
lý luận, có thể hiểu:
Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điềuhành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức củaquyền lực Nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp.Theo cách hiểu này, Quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế "Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ"
Theo nghĩa hẹp, Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điềuhành của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước đối với các quá trình xã hộivà hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mụctiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý Nhà nước Đồng thời, các cơ quan nhà nướcnói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tínhchất hành chính Nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độcông tác nội bộ của mình Chẳng hạn như ra quyết định thành lập, chia tách,sát nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷluật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ
Trang 13Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp này còn đồng nghĩa với khái niệmquản lý hành chính Nhà nước là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiệnquyền lực của Nhà nước.
1.1.2 Các khái niệm cơ bản về chất lượng và quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
- Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn ISO 9000-2000 đưa ra khái niệm:
Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể đókhả năng thỏa mãn những nhu cầu đã được công bố hay còn tiềm ẩn Nói cáchkhác, chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tínhvốn có
- Theo Quyết định số 17/2000/QĐ-BXD ngày 02/8/2000 ban hành quyđịnh quản lý chất lượng công trình:
+ Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu tổng hợp đối vớiđặc tính về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình phù hợpvới Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với hợp đồng kinh tếvà pháp luật hiện hành của Nhà nước
+ Quản lý chất lượng công trình xây dựng là tập hợp những hoạt độngcủa cơ quan có chức năng quản lý thông qua các biện pháp như lập kế hoạchchất lượng, kiểm tra chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượngcông trình
- Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng là hoạt động canthiệp gián tiếp thông qua công cụ pháp luật tác động vào công tác quản lý sảnxuất hàng ngày giữa người đặt hàng (chủ đầu tư) và người bán hàng (các nhàthầu) để làm ra sản phẩm xây dựng - một loại sản phẩm có tính đơn chiếc vàkhông cho phép có phế phẩm
Trang 14- Bản chất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng: Bảnchất của hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng làmang tính vĩ mô, tính định hướng, tính hỗ trợ và tính cưỡng chế của cơ quancông quyền Các cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm về tình hình chấtlượng công trình xây dựng trên địa bàn được phân cấp quản lý chứ khôngphải là chất lượng cụ thể của từng công trình
Để có được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có nhiềuyếu tố ảnh hưởng, trong đó có yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của nhànước, của chủ đầu tư) và năng lực của các nhà thầu tham gia các quá trìnhhình thành sản phẩm xây dựng
1.1.3 Vai trò và mục đích quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
- Việc quản lý nhà nước đảm bảo việc xây dựng đúng quy hoạch, đảmbảo an toàn trong xây dựng, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng xây dựng vàkiến trúc chung, hạn chế việc tác động xấu đến môi trường… bên cạnh đóviệc Nhà nước quản lý chặt chẽ chất lượng các công trình, dự án xây dựng đểngăn ngừa hiện tượng tiêu cực như hiện tượng tham nhũng, bòn rút côngtrình,… Đây là vai trò quan trọng nhất trong công tác quản lý Nhà nước vềchất lượng công trình xây dựng nói riêng và trong lĩnh vực xây dựng cơ bảnnói chung; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chất lượng côngtrình xây dựng sẽ góp phần hạn chế thất thoát, đẩy nhanh tiến độ các dự ántrên địa bàn
Do đặc tính mỗi công trình xây dựng như: đặc điểm phân bố công trình,các chỉ tiêu kết cấu, cấu trúc công trình … sẽ có ý nghĩa về mặt kinh tế chínhtrị, quốc phòng an ninh, xã hội… một cách sâu sắc Do vậy Nhà nước cần tiếnhành quản lý
Trang 15- Mục đích của quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng làhoạt động nhằm đảm bảo cho dự án, công trình xây dựng đạt được mục tiêu
đề ra, đảm bảo chất lượng dự án đúng như yêu cầu theo quy chuẩn và tiêuchuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quanvà hợp đồng giao nhận thầu xây dựng Việc quản lý chất lượng dự án, côngtrình xây dựng bao gồm nhiều tiêu chí, được thực hiện trong suốt chu kỳ của
dự án đầu tư xây dựng bắt đầu từ giai đoạn hình thành cho đến giai đoạn kếtthúc, hoàn thành dự án, công trình xây dựng và đưa vào khai thác, vận hành
Hình 1.1: Sở đồ vị trí cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây
dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Chủ đầu tư Xây dựng công trình
Nhà thầu tư
vấn khảo sát
lập dự án, thiết
kế
Nhà thầu tư vấn giám sát
Các Nhà thầu
tư vấn khác,
Nhà thầu thi công xây dựng công trình
Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Sở Xây dựng)
Cấp quyết định đầu tư (UBND tỉnh, )
Công trình xây dựng
(Sản phẩm kết quả đầu tư xây dựng)
Sở quản lý công
trình xây dựng
UBND cấp huyện
Cấp quyết định đầu
tư (UBND cấp huyện)
Trang 161.1.4 Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
- Tập trung xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để tạo hành lang pháp
lý điều chỉnh hành vi và mối quan hệ của các chủ thể tham gia hoạt động xâydựng hướng tới việc hình thành công trình có chất lượng cao làm thoả mãnnhu cầu của khách hàng
- Sau khi đã tạo được môi trường pháp lý và kỹ thuật, Nhà nước phải tổchức hướng dẫn việc thực thi trong thực tế Việc kiểm tra phải được thực hiệntheo đúng nội dung và thẩm quyền nhằm cưỡng chế các chủ thể thực hiện đầy
đủ về nội dung và trình tự quy định trong công tác bảo đảm chất lượng côngtrình xây dựng
Hình 1.2: Các giai đoạn cần quản lý chất lượng của một dự án
Hình 1.3: Quy trình quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dưng.
Xác định nội dung cần kiểm tra chất lượng
Thành lập đoàn kiểm tra Xây dựng nội dung, kế hoạch và dự toán
kiểm tra.
Kiểm tra tài liệu pháp lý và hồ sơ chất
lượng Báo cáo kết quả đánh giá chất lượng hồ sơ.
Kiểm tra công trình
Công trình đã hoàn thành
xây dựng.
Công trình bắt đầu khởi
công xây dựng
Kiểm tra xác suất.
Kiểm tra không thường
xuyên theo kế hoạch
Kiểm tra lại việc khắc phục các tồn
tại
Dự thảo kết luận đáng giá chất lượng công trình xây dựng
Thông báo kết luận kiểm tra chất
lượng công trình Thông báo cho chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu khắc phục tồn tại
Trang 171.1.5 Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của Sở Xây dựng
Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thốngnhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn, thựchiện các việc sau:
Trang 18- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản hướngdẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng côngtrình xây dựng trên địa bàn;
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức và cá nhân thamgia xây dựng công trình thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chấtlượng công trình xây dựng
- Kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuấtcông tác quản lý chất lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xâydựng công trình và chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn;
- Phối hợp với Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểmtra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựngchuyên ngành;
- Thẩm định thiết kế xây dựng công trình chuyên ngành do Sở quản lý;
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định chất lượng côngtrình xây dựng khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cốtheo quy định; theo dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tìnhhình sự cố trên địa bàn;
- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng đối với công trìnhchuyên ngành do Sở quản lý;
- Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ, đột xuất về việc tuân thủquy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượngcông trình xây dựng trên địa bàn;
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Xây dựng về tìnhhình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn định kỳ hằng năm và đột
Trang 19xuất; báo cáo danh sách các nhà thầu vi phạm quy định về quản lý chất lượngcông trình khi tham gia các hoạt động xây dựng trên địa bàn.
1.1.6 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
- Đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương.
Sản phẩm đầu ra của các dự án đầu tư xây dựng công trình là các côngtrình vật chất phục vụ đời sống của người dân, là công trình phục vụ cho sảnxuất, hay là các công trình thuộc kết cấu hạ tầng Mục tiêu của các công trìnhxây dựng này thỏa mãn nhu cầu bức thiết nhất trong mở rộng sản xuất, phụcvụ nhân dân hay nói cách khác đó là những công trình có mức độ phục vụ caocho các mục tiêu kinh tế xã hội Sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng tạo rađộng lực cho phát triển kinh tế Đồng thời, nó cũng phải đảm bảo rằng chấtlượng xây dựng tốt, được thi công đúng tiến độ, đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật,nằm ở vị trí phù hợp với quy hoạch trung và các yêu cầu về bảo vệ môitrường
Nền kinh tế hiện nay ngày càng phát triển Quá trình công nghiệp hóađược đẩy mạnh, kéo theo quá trình đô thị hóa càng nhanh Các công trình đôthị phải được xây dựng đúng ranh giới, chỉ giới, lối kiến trúc của công trìnhphải hài hòa phù hợp với yêu cầu định hướng kiến trúc của khu vực đó Việcđáp ứng các yêu cầu này sẽ tạo ra hình ảnh đô thị có không gian kiến trúc đẹp
Ngược lại, nếu quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựngnơi lỏng, có những chính sách chủ trương không phù hợp, hay năng lực quản
lý yếu kém, dẫn đến làm giảm hiệu quả đóng góp của các tiềm năng trong nềnkinh tế Có thể xuất hiện tiêu cực trong đầu tư xây dựng Vấn đề tiêu cực ởđây chính là việc thi công không đúng thiết kế, không đúng quy hoạch, ảnh
Trang 20hưởng đến kiến trúc chung, còn để lại vấn đề về môi trường… đây là điềukhông tốt cho phát triển kinh tế địa phương
- Tính chủ động sáng tạo và thống nhất trong hoạt động quản lý nhà nước.
Thực chất của hoạt động quản lý nhà nước là tổ chức thực hiện phápluật và các chủ trương chính sách của chính quyền cấp trên vào cuộc sống.Đây là một chuỗi hoạt động kế tiếp nhau rất phức tạp từ khâu nắm bắt tìnhhình, lên kế hoạch hoạt động, tổ chức lực lượng, giao nhiệm vụ cho từng bộphận, đến việc chỉ đạo thực hiện, điều hòa phối hợp hoạt động và kiểm tratiến độ thực hiện Tính hiệu quả được đánh giá bằng các tiêu chí định tínhnhư: trong việc nắm bắt tình hình thực tế có kịp thời, bao quát các vấn đề và
dự báo được xu hướng trong tương lai; cách tổ chức bố trí lực lượng đầy đủ,khoa học tức là phát huy được lợi thế của mỗi nhân viên; tính đúng đắn củacác chỉ đạo từ cấp trên tức là các chỉ đạo phải nhằm mục đính giải quyết triệt
để vấn đề đang phát sinh và tiến hành việc kiểm tra đồng bộ Tư duy sáng tạothể hiện trong việc phán đoán xu hướng và vận dụng vào điều kiện thực tế địaphương, các sáng kiến hoặc cách tổ chức bộ máy khoa học, phân công nhiệmvụ cụ thể
Tiêu chí này được đánh giá thông qua số lượng các sáng kiến tạo bướcphát triển đột phá của các cấp quản lý
- Đảm bảo tính kinh tế của hoạt động quản lý
Đó là những chi phí tối thiểu hoặc có thể chấp nhận được về ngân sách,thời gian, lực lượng tham gia và những chi phí khác có liên quan đến quản lýnhà nước
- Chống thất thoát, lãng phí.
Trang 21Vốn đầu tư thất thoát diễn ra từ khâu chuẩn bị dự án, thẩm định và phêduyệt dự án đầu tư đến khâu thực hiện đầu tư và thi công xây dựng thực trạngquản lý chất lượng công trình từ khâu khảo sát nghiên cứu thiếu tính đồng bộ,không đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, khả năng tài chính, nguồn nguyên liệu,bảo vệ môi trường, điều tra thăm dò thị trường không kỹ; chủ trương đầu tưkhông đáp ứng đúng khi xem xét, phê duyệt dự án đầu tư Việc thẩm định vàphê duyệt chỉ quan tâm tới tổng mức nguồn vốn đầu tư, không quan tâm tớihiệu quả, điều kiện vận hành của dự án, nên nhiều dự án sau khi hoàn thànhvà đưa vào sử dụng không phát huy tác dụng, gây lãng phí lớn.
Ngoài ra, do năng lực quản lý điều hành kém, trách nhiệm không caocủa chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn cũng gây ra thấtthoát, lãng phí vốn đầu tư
Nguyên nhân chính, tổng quát của hiện tượng lãng phí và thất thoátnằm ở chính những chính sách, cơ chế kiểm soát hiện có, vừa cồng kềnh, vừachồng chéo nhau, làm cho quá nhiều người có thẩm quyền can thiệp vào côngtrình nhưng việc xác định trách nhiệm thuộc về ai lại không rõ ràng, do đóviệc quản lý không hiệu quả
Để giảm lãng phí, thất thoát, trong hoạt động quản lý phải được quản lýmột các đồng bộ tức là quản lý hết các lĩnh vực có trách nhiệm quản lý Từviệc cải cách thủ tục hành chính đến quản lý các khâu của quản lý chất lượngcông trình xây dựng,… đến việc thanh tra kiểm tra cũng phải đặt dưới sự quản
lý một cách khoa học
- Hiệu quả thực thi các quy định của Nhà nước.
Một hình thức hoạt động quan trọng của Quản lý nhà nước là ban hànhcác quy định quản lý nhà nước nhằm đưa ra các chủ trương, biện pháp, đặt racác quy tắc ứng xử sự hoặc áp dụng các quy tắc đó giải quyết một công việc
Trang 22cụ thể trong đời sống xã hội Suy đến cùng, các quy định của quản lý nhànước chỉ thực sự có ý nghĩa khi được thực hiện một cách có hiệu quả đời sống
xã hội Việc thực hiện có hiệu quả các quy định quản lý nhà nước là yếu tố rấtquan trọng để thực hiện hóa ý chí của nhà quản lý thành những hành độngthực tiễn Điều này chỉ đạt được khi tổ chức thực hiện khoa học, hợp lý, đúnglúc, kịp thời, đáp ứng đòi hỏi bức xúc của đời sống xã hội Quá trình tổ chứcthực hiện không hợp lý, không kịp thời không thể mang lại kết quả như mongmuốn và hơn thế nữa có thể làm giảm sút uy quyền của cơ quan quản lý
Để tăng hiệu quả thực thi các quy định của Nhà nước cần có một cơ sởpháp lý rõ ràng, tức là quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các đối tượngquản lý Bên cạnh đó, bộ máy chức năng cũng phải được trang bị sẵn sàng cả
về vật chất, tinh thần và nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ
Ngoài ra, việc ban hành các chế tài xử phạt thích đáng, có tính răn đecác chủ thể quản lý sẽ làm tăng hiệu quả thực thi các quy định của Nhà nước
1.2 Cơ sở pháp lý
Các chủ trương, chính sách của Nhà nước về quản lý chất lượng côngtrình xây dựng, cụ thể là các văn bản sau đây:
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014
Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013
Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11, ngày 16/12/2002
Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lýchất lượng công trình xây dựng
Trang 23Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính Phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 12/2009/NĐ-CP
Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ vềquản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi
Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính Phủ vềgiám sát và đánh giá đầu tư
Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ Quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xâydựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượngcông trình xây dựng
Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xâydựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xâydựng công trình
Thông tư số 09/2014/TT-BXD ngày 10/7/2014 của Bộ Xâydựng sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Thông tư hướngdẫn Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Văn bản số 2605/UBND-KT6 ngày 24/6/2014 của UBNDtỉnh Phú Thọ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lýchất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh
Trang 24Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác của nhà nước vềquản lý chất lượng công trình xây dựng.
1.3 Cơ sở thực tiễn
Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xâydựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Hằng năm số lượng và quy mô công trình, dự án được đầu tư xây dựngtrên địa bàn nhìn chung ổn định, quy mô có xu hướng mở rộng, công nănghiện đại hơn trước Nhiều công trình, dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sửdụng có chất lượng tốt đã phát huy được hiệu quả góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp, nhân dântrong tỉnh Tuy nhiên, còn nhiều công trình, dự án sau khi đưa vào khai thác
sử dụng có chất lượng thấp, còn để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí, kémhiệu quả trong đầu tư xây dựng Điều đó phản ánh trong thời gian qua côngtác quản lý của các chủ thể có trách nhiệm trong hoạt động đầu tư xây dựngnói chung và quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng nói riêngvẫn còn những hạn chế, khuyết điểm Do vậy việc nâng cao hiệu quả quản lýnhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là việclàm quan trọng, cần thiết, để từ đó điều chỉnh hành vi, nâng cao tinh thầntrách nhiệm của các chủ thể liên quan trong quá trình tạo lập sản phẩm côngtrình, dự án xây dựng
2 Nội dung thực hiện của đề án
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án
Đặc điểm của tỉnh Phú Thọ có ảnh hưởng đến công tác quản lý chấtlượng công trình xây dựng
Trang 25Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam Phía Bắc giáp tỉnh
huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáptỉnh Hòa Bình Phú Thọ là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội.Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.532,9493 km², chiếm 1,5% diện tích cảnước; được chia làm 01 thành phố, 01 thị xã và 11 huyện Dân số có1.313.926 người 2 với mật độ dân số 373 người/km² Tỷ lệ dân số sống tại
quân GDP/người đạt trên 1321USD/người
Về địa hình, Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt,được chia thành tiểu vùng chủ yếu Tiểu vùng núi cao phía tây và phía namcủa Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùngnày lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản vàphát triển kinh tế trang trại Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ làđồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy Vùng nàythuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thựcvà chăn nuôi Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, những vùng đất bằngphẳng rải rác trong tỉnh Thành phố Việt Trì là điểm đầu của tam giác châu
chiếm 14,35% diện tích; vùng đồng bằng chiếm 6,65% diện tích Ðiểm caonhất có độ cao 1.200m so với mực nước biển, điểm thấp nhất cao 30m; độ caotrung bình là 250m so với mực nước biển
Về xây dựng và đầu tư phát triển: Năm 2014, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều
cố gắng huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đã tranhthủ sự ủng hộ giúp đỡ của Trung ương trong bố trí kế hoạch các nguồn vốn:
hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, trái phiếu Chính phủ, đối ứng
2 Theo số liệu điều tra dân số ngày 01/04/2009
Trang 26ODA, vốn tín dụng đầu tư, vay vốn nhàn rỗi của kho bạc nhà nước Trungương; ứng trước kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ, ngân sách Trung ương đểđẩy nhanh tiến độ một số dự án cấp bách Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm
2014 ước đạt 14.222 tỷ đồng, bằng 104,8% kế hoạch, tăng 5,7% so với năm
2013, trong đó: vốn đầu tư qua ngân sách tỉnh 4.412 tỷ đồng, tăng 7,2%; vốnđầu tư bộ ngành, Doanh nghiệp nhà nước 3.245,2 tỷ đồng, tăng 4,3%; vốn đầu
tư của tư nhân, dân cư 5.760 tỷ đồng, tăng 6,8%; vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài 805,7 tỷ đồng, giảm 4,1% so với năm 2013
Ngày 18/6/2014, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật xây dựng 2014(gồm 10 chương, 168 điều, có hiệu lực từ 01/01/2015) Theo đó, Luật quyđịnh về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; về quản
lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng
Luật Xây dựng 2014 với nhiều điểm mới sẽ tăng cường kiểm soát, quản
lý chất lượng xây dựng ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư xây dựng đảmbảo dự án đầu tư xây dựng đúng mục tiêu, chất lượng, hiệu quả, nâng cao vaitrò quản lý của Nhà nước về xây dựng
Luật cũng tập trung vào vấn đề đổi mới kiểm soát, quản lý chất lượngxây dựng ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư Trong đó, yêu cầu cơ quanchuyên môn về xây dựng phải tăng cường kiểm soát quá trình xây dựng trongtất cả các khâu nhằm chống thất thoát lãng phí, nâng cao chất lượng côngtrình xây dựng; việc xác lập quan hệ bình đẳng, phân định rõ trách nhiệm giữacác chủ thể tham gia nhằm nâng cao chất lượng xây dựng, khắc phục tìnhtrạng thất thoát lãng phí, hiệu quả thấp, đồng thời tạo thuận lợi cho các tổchức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng… Tăngcường kiểm soát, quản lý chất lượng xây dựng ở tất cả các khâu của quá trìnhđầu tư xây dựng;
Trang 27Trước đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày
02 tháng 6 năm 2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Bộ Xâydựng đã có Thông tư số 10/2013/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung
về quản lý chất lượng công trình xây dựng Theo đó việc kiểm tra, nghiệm thuđưa công trình vào sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; phânđịnh rõ ràng về trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng;quy định chi tiết một số thủ tục về nghiệm thu, phân cấp công trình phục vụcông tác quản lý chất lượng, phân cấp sự cố, về xử lý vi phạm trong quản lýchất lượng công trình xây dựng và một số nội dung khác như chỉ dẫn kỹ thuật,quy chuẩn, tiêu chuẩn, Ngoài ra, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơquan chuyên môn về xây dựng ở Trung ương và địa phương trong các côngtác quản lý chất lượng công trình xây dựng cũng được định rõ; quy định vềviệc tổng hợp, báo cáo tình hình chất lượng công trình, trong đó có các tiêuchí, các nội dung cụ thể, có định lượng để giúp cơ quan quản lý nhà nước vềxây dựng nắm bắt thông tin đầy đủ về tình hình quản lý chất lượng công trìnhxây dựng trên địa bàn
Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, côngtrình xây dựng vào sử dụng là một công tác để tăng cường hiệu lực quản lýnhà nước về chất lượng công trình xây dựng; kiểm soát chất lượng công trìnhxây dựng, nhất là các công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, khi đưavào sử dụng phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn khai thác, sử dụng.Luật Xây dựng và Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã quy định tương đối rõ vềviệc kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trìnhxây dựng vào sử dụng Qua đó đã hướng dẫn các chủ thể tham gia hoạt độngxây dựng từ các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư, các nhà thầu thamgia hoạt động xây dựng hiểu rõ thẩm quyền, trách nhiệm, nội dung và trình tự
Trang 28thực hiện công tác quản lý chất lượng một cách rõ ràng để đảm bảo yêu cầu
về chất lượng, an toàn khai thác, sử dụng
Như vậy thể thực hiện và hoàn thành tốt vai trò quản lý nhà nước vềchất lượng công trình xây dựng trong tình hình mới, đòi hỏi cơ quan quản lýnhà nước phải nâng cao hiệu quả quản lý thông qua việc tự củng cố về tổchức, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, tư duy, phương pháp thựchiện phù hợp
2.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2.2.1 Kết quả của hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng công trình của Sở Xây dựng
Công tác triển khai áp dụng pháp luật trong công tác quản lý chất lượngcông trình xây dựng: Sở Xây dựng đã tiến hành tuyên truyền phổ biến, hướngdẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý chất lượng công trìnhđược cấp trên ban hành
Đối tượng phổ biến luật là các chủ đầu tư công trình, các nhà thầu, cáctổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan tới lĩnh vực: khảo sát, thiết kế,thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì công trình, quản lý và sử dụng côngtrình xây dựng
Công tác hướng dẫn thi hành pháp luật về chất lượng công trình đã cónhững thay đổi, cố gắng.Trong thực tế, tại Sở xây dựng Phú Thọ tiến hànhphổ biến luật bằng nhiều hình thức: Ra văn bản hướng dẫn, tổ chức, triệu tậphội nghị phổ biến và mở các lớp đào tạo nghiệp vụ, đăng tải trên website củaSở,… kết quả cụ thể như sau:
Trang 29Bảng 2.1: Kết quả tuyên truyền, hướng dẫn công tác quản lý chất lượng công
trình xây dựng năm 2014
1
Văn bản tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn
bản chỉ đạo chung về chất lượng công trình xây
dựng trên địa bàn
01
2 Số văn bản hướng dẫn chung về công tác quản lý
3 Số văn bản hướng dẫn, trả lời riêng cho chủ đầu tư 03
4 Văn bản phối hợp với các Sở quản lý công trình
5 Số lần mở khóa tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về
quản lý chất lượng công trình xây dựng 01
Nguồn: Sở Xây dựng Phú Thọ (2014)
Theo bảng số liệu thống kê điều này cho thấy mức quan tâm hướng dẫncông tác quản lý chất lượng công trình xây dựng rất được quan tâm Nhưngthông qua thống kê cũng thấy các chủ đầu tư, các chủ thể tham gia hoạt độngxây dựng được hướng dẫn còn ít Các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệpvụ chưa được mở thường xuyên phục vụ cho việc nâng cao nhận thức và kỹnăng chuyên môn cho cán bộ quản lý
Tình hình kiểm tra, kiểm soát chất lượng công trình năm 2013, 2014được phản ánh qua bảng dưới đây
Bảng 2.2: Báo cáo kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
năm 2013, 2014
Trang 30STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Ghi chú
1
Số lượng công trình triển khai
xây dựng thuộc đối tượng
kiểm tra theo thẩm quyền
-6 Dự án chậm tiến độ 03 02
Nguồn: Sở Xây dựng Phú Thọ (2014)
Theo bảng thống kê, việc kiểm định và kiểm tra thực tế chất lượng cáccông trình xây dựng được Sở tiến hành thường xuyên, tiến hành nhiều tuynhiên vẫn chưa quản lý được hết đối với tất cả công trình xây dựng; công táckiểm tra chất lượng của các công trình xây dựng tại Sở Xây dựng tăng lêntheo các năm Tỷ trọng các công trình được tiến hành kiểm tra, đánh giá chấtlượng tăng, từ 11,03% năm 2013 lên 19,74% năm 2014 Cũng qua bảngthống kê, các dự án có chất lượng ngày một cao hơn Có được kết quả này là
do việc hướng dẫn kiểm tra chất lượng các công trình của Sở được tiến hànhnhiều hơn, nghiêm túc Các dự án chậm tiến độ cũng có chiều hướng giảm.Trong khi lực lượng quản lý chất lượng công trình xây dựng không có sự bổsung nhiều về lực lượng trong những năm gần đây, trung bình số nhân viênphòng quản lý chất lượng công trình trong các năm gần đây là từ 4 đến 5người