1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Biện pháp nâng cao chất lượng lớp 6

5 1,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 88,5 KB

Nội dung

Ngành cũng đã phát động nhiều phong trào lớn trên phạm vi toàn ngành như cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục”; “Không để học sinh không đạt

Trang 1

BÁO CÁO THAM LUẬN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN

NGỮ VĂN LỚP 6

Kính Thưa : ………….

Lời mở đầu :

Chúng ta thường nghe nói : “ Sự học như con thuyền đi ngược nước, không tiến ắt phải lùi “

Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã có rất nhiều chủ trương nâng cao chất lượng dạy học bằng nhiều hình thức và biện pháp như đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, tăng cường đưa công nghệ thông tin vào nhà trường Ngành cũng đã phát động nhiều phong trào lớn trên phạm vi toàn ngành như cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục”; “Không để học sinh không đạt chuẩn mà được lên lớp”, “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” “Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… Khách quan mà nói thì với những nổ lực lớn của toàn ngành, sự tập trung cao của các nhà trường, và sự quan tâm, ủng hộ của

xã hội, chất lượng học sinh giỏi có phần cải thiện đáng kể, số lượng có tăng,nhưng vẫn còn tình trạng học sinh yếu kém, trong đó có học sinh lớp 6

Các em học sinh khối THCS nói chung nhất là những em học sinh Học sinh lớp 6 nói riêng rất hồn nhiên Giáo viên phải có trách nhiệm giáo dục các em cả về tri thức và đạo đức Với bộ môn Ngữ văn, các kỹ năng Nghe-nói - đọc- viết là hoạt động thường xuyên , liên tục của người thầy cô giảng dạy Để giúp các em nắm tốt được kiến thức văn học không chỉ riêng nội dung ý nghĩa sâu sắc từ mỗi bài học hay một khái niệm Tiếng việt nào đó, học sinh phải thành thạo 4 kỹ năng để làm được một bài văn nhưng còn nhiều các

em ngại viết, ngại nói cho nên GV dạy Ngữ văn, ngoài việc dạy theo hướng dẫn SGK ta còn phải quan tâm đến 4 kỹ năng thực hành của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ Văn 6 Đó chính là lý do tôi trình bày một số vấn đề về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn ngữ văn 6

I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :

1- Tình hình chung:

Đầu năm học, nhà trường đã phân công giáo viên có năng lực và kinh nghiệm dạy lớp khá giỏi và lớp yếu kém,nhất là lớp đầu cấp

Tổng số học sinh khối 6 của toàn trường THCS Tân Hiệp là 179 em được chia làm 4 lớp với 03 giáo viên dạy môn Ngữ văn Trong đó có 02 giáo viên trình độ Đại học sư phạm

và 01 GV CĐSP và cũng là GV giỏi cấp trường , cấp huyện GV có tuổi nghề cao nhất là 27 năm , thấp nhất là 10 năm

Thực hiện theo yêu cầu đổi mới về phương pháp, GV giảng dạy đã tích cực tìm tòi nhiều phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng kết hợp với việc sử dụng phù hợp các thiết bị giảng dạy để cho các em quen dần, hứng thú với sinh khí mới cho việc học ở trường mới, bạn mới

2- Thuận lợi :

- GV giảng dạy môn Ngữ văn 6 ở trường THCS Tân Hiệp là những GV đã từng cọ sát trong các kỳ thi GVG, có tâm huyết giàu kinh nghiệm

Trang 2

- Tổ chuyên môn, luôn giúp đỡ đồng nghiệp trong việc nâng cao tay nghề và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

- GV tích cực đổi mới phương pháp, thực hiện tốt các quy định về chuyên môn, tự làm thêm ĐDDH để phục vụ cho tiết dạy giúp các em trực quan hiểu bài học sâu sắc

- Học sinh mới tuyển vào lớp 6 được phân luồng theo năng lực nên GV giảng dạy có nhiều thuận lợi

- Học sinh có đầy đủ 100% SGK

3- Khó khăn :

- Các em mới vào lớp 6 nên tiếp xúc với thầy cô bộ môn, bạn bè , chương trình đều mới lạ,

bỡ ngỡ

- Các em quen thực hành viết theo các văn bản mẫu cho nên việc sáng tạo một văn bản nghệ thuật là vấn đề rất khó đối với các em lớp 6

- Sự say mê đọc sách của các em quá ít ỏi nên vốn ngôn từ của các em quá nghèo nàn, bộ phận không nhỏ lại mê chơi ở các hàng quán điện tử

- Dung lượng kiến thức bài học ngữ văn 6 lại nhiều nên GV chỉ đủ thời gian để khai thác bài học còn phần thực hành rèn luyện kỹ năng và giáo dục tình cảm cho các em thị bị hạn chế Nên đôi khi cũng có tiết Gv chưa linh hoạt , khéo léo làm không khí lớp học nặng

nề, mất hứng thú học tập của các em.Chương trình vừa được công bố thì cũng kèm theo văn bản chỉ đạo điều chỉnh gây nhiễu cho giáo viên

- Phương pháp kiểm tra đánh giá mà chúng ta đang áp dụng (nhất là kiểm tra học

kỳ theo đề của Phòng, Sở) được gọi là “trắc nghiệm khách quan” nhưng theo tôi với cách làm hiện nay là không khách quan chút nào mà tạo nên sự ngộ nhận về kết quả đánh giá Bởi khi làm bài kiểm tra học sinh có thể dễ dàng tiếp nhận được sự hỗ trợ của bạn về kết quả bài làm mà không cần phải học Giáo viên thì không thể nào kiểm soát chặt chẽ được tính độc lập làm bài của học sinh Điều đó gây nên sự lười học trong một bộ phận học sinh.

- Một số phụ huynh có nhận thức lệch lạc, coi môn Ngữ văn là môn phụ đều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em

- Chương trình HKII, ĐDDH của trường không có gì cả chỉ có các ĐDDH tự làm của GV, chủ yếu là các bảng phụ và sơ đồ ( TV- TLV )

II- THỰC TRẠNG:

Ngày nay, ở địa bàn nông thôn một bộ phận người dân cuộc sống còn khó khăn nên

họ tập trung thời gian cho công cuộc mưu sinh hơn là quan tâm đến việc học tập của con

em, đành phó mặc cho nhà trường.

2 Tác động của môi trường xã hội hiện nay đến học sinh là rất lớn Đó là ảnh hưởng của một bộ phận thanh thiếu niên hư, là tác động của game online, chat trên internet do không được định hướng đúng đắn.

3 Gia đình chưa kiểm soát quản lý được việc học tập của học sinh tại nhà, tình trạng học sinh không học bài cũ và không chuẩn bị bài trước khi đến lớp trở thành phổ biến nên việc tiếp thu bài ở lớp trở nên khó khăn dẫn đến tình trạng lười học, chán học

Ai cũng nhận thấy rằng trong thời gian gần đây, chất lượng dạy học môn Ngữ văn có nhiều

sa sút, kĩ năng sử dụng tiếng Việt, tạo lập văn bản của HS còn nhiều bất cập, mặc dù đây là môn học chính, có nhiều tiết học Sự học như con thuyền đi ngược nước, không tiến ắt phải lùi

Trang 3

Bảng số liệu : Về bộ môn Ngữ văn

Thời

gian

Lớp 5 179 46 25,7 55 30,7 76 42,5 177 98,9 02 1,1

Qua bảng số liệu ta thấy : Kết quả học môn Tiếng Việt lớp 5 loại từ trung bình trở lên chiếm 98,9% ; chỉ có 1,1% là học sinh yếu Mà kết quả KSCL ĐN tỷ lệ từ trung bình trở lên chỉ đạt 49,7% trong đó khá giỏi chỉ chiếm 19,5% Qua suốt một học kỳ, với sự nổ lực và tâm huyết của GVBM thêm vào đó là quá trình phụ đạo học sinh yếu kém nhưng đến cuối học kỳ I , tỷ lệ khá giỏi chỉ tăng nhẹ, học sinh yếu kém vẫn còn ở mức tương đối cao chiếm 21,7%

III- NGUYÊN NHÂN :

Dựa vào thực tế giảng dạy và quản lý ở tổ chuyên môn tôi có thể rút ra được một số nguyên nhân như sau :

1- Về phía giáo viên :

- Ở Tiểu học mỗi giáo viên chỉ dạy và chỉ phụ trách một lớp nên việc quản lý học sinh khá chặt chẽ và trong giảng dạy, giáo viên dễ dàng uyển chuyển thời gian để đầu tư cho 02 phân môn Toán và Tiếng Việt Vì vậy kết quả môn Tiếng việt cao Nhưng đó cũng

là nguyên nhân giúp các em ỷ lại, lười nghiên cứu, mất dần thói quen tự học , tự làm bài ở nhà nên khi lên lớp 6 học sinh ngán học

- Để đạt được chỉ tiêu đề ra, GV đánh giá kết quả học tập của học sinh theo xu hướng nâng đỡ, nương nhẹ đó cũng là lý do dẫn đến kết quả môn Tiếng việt lớp 5 quá cao

mà lại điểm khảo sát chất lượng đầu năm ở lớp 6 lại như vậy Mặc dù đó là đề của Sở cả

- Vào đầu thới gian năm học , trước khi khảo sát chất lượng, giáo viên dành thời gian ôn tập Tiếng việt quá ít nên dẫn đến điểm khảo sát chất lượng thấp

- Đến cuối HKI kết quả học tập của các em được nâng dần lên la do GV đã giúp cho học sinh học được phương pháp học bộ môn Ngữ văn 6 Trong giảng dạy GV rất chú trọng đến đối tượng HS yếu kém qua các giờ dạy phụ đạo

2- Về phía học sinh :

- Học sinh lớp 5 mới lên lớp 6 chưa có thói quen tự học, tự nghiên cứu nên khi phải đọc và chuẩn bị những văn bản dài hoặc làm các bài TLV sáng tạo không có văn bản mẫu thì đa số tỏ ra sợ học , chán học

- Các em đa số còn nhiều học sinh ham chơi, mê chơi nhất là các háng quán Internet, học sinh ở nhiều trường , nhiều nơi tập trung về nên khả năng học văn của các em không đồng đều

- Đầu năm học, sau thời gian nghỉ hè dài học sinh lớp 6 ( lứa tuổi ham chơi ) quên kiến thức cũ nên kết quả khảo sát chất lượng đầu năm thấp Dần dần các em mới lấy lại được kiến thức nên kết quả HKI có phần nâng cao hơn ở KSCLĐN

3- Về phía BGH :

Trang 4

- Phân công chuyên môn hợp lý, chú ý tới lớp đầu cấp

- Tích cực hỗ trợ phong trào đổi mới Phương pháp giảng dạy, chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động tốt

- Phân công GV dạy phụ đạo HS yếu kém ngay vào tiết học theo thời khóa biểu chính khóa nên rất thuận lợi cho việc học tập của các em

- Theo dõi sát những học sinh yếu kém hay tiến bộ ở bộ môn trong từng lớp để chỉ đạo kịp thời

4- Về phía phụ huynh : coi nhẹ môn Ngữ văn, thiếu sự quan tâm đầu tư cho con em

ở bộ môn này; Một số khác do làm ăn nên không uản lý được con cái về thời gian và các sinh hoạt khác để các em ra vào chơi điện tử …, một số khác do hoàn cảnh nghèo và trình

độ thấp nên phó mặc các em cho thầy cô

5- Về phía Đoàn – Đội: phát động nhiều phong trào thi đua theo từng chủ điểm , đưa

học sinh vào các hoạt động vui chơi lành mạnh tạo niềm vui và hứng thú cho các em đến trường học tập tốt hơn

IV- PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ , CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN Ở HKII VÀ NĂM HỌC TIẾP THEO:

1- Phương hướng nhiệm vụ :

Qua các số liệu và nguyên nhân phân tích ở trên, thay mặt cho tổ bộ môn trường THCS Tân Hiệp tôi xin đưa ra phương hướng , nhiệm vụ chung như sau :

- GV Ngữ văn 6 phải thật linh hoạt trong việc giảng dạy và rèn luyện kỹ năng bộ môn cho HS để giúp cho các em có thể :

+ Đọc hiểu nội dunhg và nghệ thuật của văn bản, từ đó rút ra được bài học sâu sắc qua từng bài văn

+ Rèn kỹ năng nói hay , nói đúng , nói lưu loát theo một vấn đề qua các tiết luyện nói

+ Có khả năng viết thành thạo các bài văn tự sự , miêu tả

- Từng bước nâng dần học sinh khá giỏi, giảm dần tỷ lệ HS yếu kém

- Tạo cho học sinh nhiều hứng thú hơn ở môn Ngữ văn

2- Các giải pháp :

a- Đối với GV :

- Nâng cao hiệu quả giờ dạy bằng cách tìm tòi đổi mới phương pháp dạy sao cho phù hợp với lứa tuổi học sinh Nâng cao chất lượng thực , không chạy theo thành tích

- GV trong cùng khối thường xuyên trao đổi kinh nghiệm những bài khó để sao cho giờ dạy nhẹ nhàng mà hiệu quả cao

- Dạy bám sát theo chuẩn KTKN nhưng tránh gập khuôn, luôn tìm cách tạo ra hứng thú học tập của học sinh bằng nhiều cách sau :

+ Tổ chức tiết học tránh nặng nề gò ép để giảm áp lực học tập cho HS

+ Tạo không khí vui vẻ trong giờ học, phần liên hệ thực tế kết hợp khéo léo bằng những mẫu chuyện vui hoặc bằng những hình ảnh xung quanh gần gũi

+ Cố gắng thiết kế các bảng phụ, tranh ảnh minh họa để tạo hứng thú học tập

Trang 5

+ Chú ý phát hiện học sinh năng khiếu để chăm bồi và làm tốt công tác phụ đạo HS yếu kém và giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn

+ Duy trì tốt phong trào “ Tiếng kẻng học bài “ và 03 điểm 10/tuần

b- Đối với trò :

- Có cách nhìn đúng hơn về môn Văn, học văn là học làm người

- Tự giác tích cực học và soạn bài

- Trong lớp luôn chú ý lắng nghe thầy cô giảng dạy

- Tự giác trao dồi vốn từ qua việc đọc thêm sách, báo và những bài TLV hay

Kính thưa Quý đồng nghiệp ! Niềm vui của GV dạy môn Ngữ văn đâu phải là con

số cụ thể mà là dạy các em hình thành được kỹ năng : Nghe-Nói-Đọc-Viết, hình thành nhân cách cho học sinh Để đạt được những điều tưởng như đơn giản đó, mỗi GV của chúng ta đâu chỉ có say mê giảng dạy là đủ mà còn phải không ngừng học hỏi, tìm tòi hướng đi hiệu quả nhất Đó cũng là bí quyết để nâng cao chất lượng giảng dạy của chúng tôi

Cuối lời xin cảm ơn Quý đồng nghiệp đã quan tâm theo dõi bài tham luận của tôi Chúc đồng nghiệp sức khỏe

Xin cảm ơn !

Tân Phong, ngày 10 tháng 4 năm 2011

Duyệt của P.Hiệu Trưởng Người thực hiện

LÂM PHI LONG LÊ VĂN DANH

Ngày đăng: 30/06/2015, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w