1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ Ở LỚP 4 pptx

9 661 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 243,97 KB

Nội dung

1 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯNG MÔN CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sử viết đúng. Tuy nhiên do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi có khác nhau. Mặc dù những qui tắc, qui ước về Chính tả đã được thống nhất theo ngữ pháp chung. Nhưng việc “viết đúng Chính tả” trong học sinh hiện nay nói chung vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại. Vấn đề là: Cũng như tất cả các nước dùng hệ thống chữ cái Latin khác trên thế giới, “ghi giọng nói” là thao tác hiển thị cơ bản của ngơn ngữ viết. Trong khi trong thực tế nước ta, hiện tượng khơng đồng nhất trong phát âm là khá phổ biến. Do tình hình kinh tế xã hội chung, hầu như bất kỳ địa phương nào trong cả nước cũng có sự pha trộn, giao thoa của nhiều vùng miền. Từ giáo viên đến học sinh, “Cơ Bắc- trò Nam; Cơ Trung-trò Bắc ”. “Nghe và hiểu” được tiếng nói của nhau quả là khơng đơn giản. Trong khi “chuẩn chính tả” của Ngữ pháp Việt Nam căn cứ vào phát âm của khu vực Hà Nội thì với các vùng miền khác việc “nhại giọng nói” theo phát âm tiêu chuẩn khơng hề đơn giản. Một số ví dụ tiêu biểu như: Phát âm của một số vùng Bắc Bộ (Hải Dương) thì “nói và làm” thành ra “lói và nàm”, khu vực Trung Bộ (khu vực Bình Trị Thiên, Nghệ Tỉnh) hầu như khơng phân biệt nỗi các dấu thanh “sắc- nặng-hỏi - ngã” như “nói” lại thành “nọi”; phát âm khu vực các Tỉnh “xứ Qng” thì càng gay gắt hơn với những ngun âm chính như “ ăn” thành “eng”, “nói” thì nghe thành “núa”, các tỉnh Miền Nam thì “về” thành ra “dề” hay “lan” và “lang” nghe như nhau, đặc biệt 2 vùng Đồng bằng Nam bộ còn có phát âm như ngọng “Con cá rô bỏ vô rổ giãy rột rột” thành “ Con cá gô bỏ vô gổ dảy gột gột” Gần gũi và đặc trưng hơn như trong phạm vi Xã Hòa Long - Long Phước- nơi Trường đóng- việc phát âm cũng có vài phương ngữ như: “Ông Nội” thành “Ông Nậu”, “Con người, số mười” lại nghe thành “con ngừ, số mừ”, “bên ngoài” thành “bên quài”, “đàng hoàng” thành “đàng quàng” Nhưng “vùng nào hiểu theo vùng nấy” nên thật ra trong từng địa phương có kiểu phát âm như vậy đã thành “quen tai” nên không có gì đáng nói. Có điều là hiện nay, sự sống chung pha trộn trong các vùng cả nước hiện nay là phổ biến nên khó khăn trong việc “nghe và viết” sao cho đúng là một vấn đề lớn đối với Chính tả Việt Nam là rất rõ nét. Chính vì vậy, học sinh hiện nay mắc lỗi chính tả rất nhiều. Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em môn Tiếng Việt nói chung cũng như các môn học khác. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy thực tế tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp khắc phục để giúp học sinh học tốt môn chính tả, một trong những biện pháp tích cực giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác trong chương trình. Bởi trên thực tế, nếu người nói “không chuẩn phát âm” không thể làm người nghe hiểu mình muốn gì thì “viết không đúng” cũng không thể diễn đạt được ý tưởng của mình cho người khác hiểu. Đặc biệt là trong chương trình phổ thông, môn Tiếng Việt lại là môn “chủ lực và trung tâm” để có thể khai thác các môn học khác một cách tốt nhất. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Một số tồn tại trong thực tế: Qua quá trình giảng dạy và theo dõi chất lượng bộ môn, tôi thấy học sinh thường mắc phải các loại lỗi sau: a. Lỗi về dấu thanh: 3 Tiếng Việt có 6 thanh (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì nhiều học sinh không phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã. Số lượng tiếng mang 2 thanh này không ít và rất phổ biến - kể cả những người có trình độ văn hoá cao. Ví dụ: Sữa xe đạp, hướng dẩn, giử gìn, dổ dành, lẩn lộn,… b. Lỗi phụ âm đầu: - Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây: + c/k: Céo co… +ng/qu: ông quại (ngoại), bên quài(ngoài) + g/gh: Con ghà , gê gớm… +h/qu: quảng hốt (hoảng hốt), phá quại (phá hoại) + ng/ngh: Ngỉ ngơi, nge nhạc, nghành nghề… + ch/tr: Cây che, chiến chanh… + s/x: Cây xả , xa mạc… c.Lỗi âm cuối, vần: - Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây: + at/ac- ăt/ăc - ât/âc: mác mẻ, lường gạc, gặc lúa, nổi bậc, lấc phấc… + an/ang- ân/âng: cây bàn, bàng bạc, khoai lan, hụt hẫn, tần lầu +âu/ôi : ông Nậu (nội), cái gấu (gối) + ên/ênh: bấp bên, nhẹ tên, ghập ghền, khấp khển… +ư/ươi: con ngừ , hai mư 4 2. Nguyên nhân chủ yếu: a/ Lỗi về dấu thanh: Thực tế qua ngôn ngữ nói, Nghệ An trở vào không phát âm phân biệt được những thanh hỏi, ngã. Nói cách khác trong phương ngữ khu vực miền Trung và miền Nam không có thanh ngã. Trong khi số lượng từ mang 2 thanh này khá lớn. Do đó đây là lỗi rất phổ biến trong học sinh. b/ Lỗi khi viết âm đầu: Trong phương ngữ Bắc và Nam có sự lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu ch/tr, d/gi, s/x . Mặt khác, trong khi một số vùng miền Bắc thường lẫn lộn các âm đầu l/n thì người Miền Nam thường lẫn lộn v/d, r/g. Ngoài ra, trong quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng (ví dụ: âm “cờ” ghi bằng 3 chữ cái c / k /qu , âm “ngờ” ghi bằng ng/ngh, âm “gờ” ghi bằng g/gh…) dù có những quy định riêng cho mỗi dạng khi ghép chữ, nhưng đối với học sinh tiểu học thì rất dễ lẫn lộn. c/. Lỗi khi viết âm cuối: Đối với người Miền Nam, có thể nói việc phát âm hoàn toàn không phân biệt các vần có âm cuối n/ng và t/c. Mà số từ mang các vần này không nhỏ. Mặt khác hai bán âm cuối i,u/ lại được ghi bằng 4 con chữ i/y (trong: lai/lây), u/o (trong: sau/sao), ư/ươi (trong : tư/tươi) do đó lỗi về âm cuối là lỗi khó khắc phục đối với học sinh các tỉnh phía Nam nói chung và tại địa phương nói riêng 3.Một số biện pháp khắc phục lỗi: a. Tích cực luyện phát âm đúng: Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải là người phát âm rõ tiếng, đúng chuẩn, đồng thời chú ý luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh, các 5 âm đầu, âm cuối. Việc rèn phát âm bắt đầu phải được thực hiện trong tiết Tập đọc và được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn… b Phân biệt chính tả bằng phân tích, so sánh: Song song với việc phát âm, giáo viên có thể áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, phát hiện những điểm khác nhau để học sinh lưu ý và ghi nhớ. Ví dụ: Khi viết tiếng “làng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “làn”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này: - làng = l + ang + thanh huyền - làn = l + an + thanh huyền. So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “làng” có âm cuối là “ng”, tiếng “làn” có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em sẽ không viết sai. c.Phân biệt bằng nghĩa từ: Một biện pháp khác để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giúp học sinh hiểu nghĩa chính xác của từ. Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu…nhưng trong tiết Chính tả cũng là một biện pháp tích cực, khi học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hoặc phân tích cấu tạo tiếng. Ví dụ: Phân biệt bàn và bàng (trong từ đơn): Bàn= cái bàn – bàng =cây bàng hoặc phân biệt Bác và bát : bác=anh của ba, Bác Hồ - bát = đồ dùng ăn cơm (bát đũa) 6 Với những từ nhiều tiếng, từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để gợi lại nghĩa từ hoặc giúp học sinh giải nghĩa từ. d. Ghi nhớ một số mẹo luật chính tả: Một số hiện tượng chính tả mang tính quy luật đối với hàng loạt từ có thể giúp cho học sinh khắc phục lỗi chính tả một cách rất hữu hiệu. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê, iê, ie. Luật bổng - trầm: Qui luật về dấu hỏi, ngã trong các từ láy (mát mẻ, vui vẽ, sạch sẽ ) Trong các từ láy điệp âm đầu, thanh (hay dấu) của 2 yếu tố cùng một hệ bổng (ngang/sắc/hỏi) hoặc trầm (huyền/ngã/nặng). Để nhớ được 2 nhóm này, giáo viên chỉ cần dạy cho học sinh thuộc nguyên tắc : Ngang- sắc = hỏi/ Huyền- nặng = ngã Nghĩa là đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh huyền, nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng trước mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc ngược lại). Ví dụ:  Ngang + hỏi: Nhỏ nhoi, trẻ trung, vui vẻ…  Sắc + hỏi: Mát mẻ, sắc sảo, vắng vẻ…  Hỏi + hỏi: Thỏ thẻ, hổn hển, rủ rỉ…  Huyền + ngã: Mỡ màng, lững lờ, vồn vã  Nặng + ngã: Đẹp đẽ, mạnh mẽ, vật vã… 7  Ngã + ngã: Dễ dãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo… Ngoài ra, giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như: + Để phân biệt âm đầu tr/ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch, ví dụ: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn, chõ, chĩnh, chuông, chiêng, choé,… chồn, chí, chuột, chó, chuồn chuồn, châu chấu, chào mào, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi… + Để phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: Sả, si, sồi, sứ, sung, sắn, sim, sao, su su, sầu đâu, sa nhân, sơn trà, sặt, sậy, sấu, sến, săng lẻ, sầu riêng, so đũa… sam, sán, sáo, sâu, sên, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, săn sắt, sư tử, sơn dương, san hô… + Để phân biệt các vần dễ lẫn lộn: Đa số từ chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc có vần ênh: Gập ghềnh, khấp khểnh, chông chênh, lênh đênh, bập bềnh, chếnh choáng, chệnh choạng, lênh khênh, bấp bênh, công kênh… Hầu hết các từ tận cùng là ng hoặc nh là từ tượng thanh: oang oang, đùng đoàng, loảng xoảng, đoàng đoàng, sang sảng, rổn rảng, ùng oàng, quang quác, pằng pằng, eng éc, beng beng, chập cheng, leng keng, lẻng kẻng, đùng đùng, thùng thùng, bình bịch, thình thịch, rập rình, xập xình, huỳnh huỵch… Vần uyu chỉ xuất hiện trong các từ tượng hình: khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu, khuỵu chân; vần oeo chỉ xuất hiện trong các từ ngoằn ngoèo, khoèo chân e. Vận dụng củng cố bằng các bài tập chính tả: 8 Giáo viên nên cho học sinh thực hiện các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp học sinh rút ra các quy tắc chính tả để các em ghi nhớ. Ngoài ra, việc kiểm tra “viết đúng chính tả” của giáo viên đối với học sinh không chỉ môn Chính tả mà cũng cần lưu ý nhắc nhở học sinh trong tất cả các môn học khác trong chương trình, đặc biệt là môn Tập làm văn. Việc này phải được tiến hành kiên trì và liên tục để giúp học sinh dần có ý thức rèn kỹ năng “viết đúng” trong mọi tình huống. 4. Kiểm nghiệm - Tự nhận xét kết quả: Trong quá trình giảng dạy, với việc áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy học sinh đã có tiến bộ khá rõ rệt. Tuy rằng đây mới chỉ là kết quả hết sức khiêm tốn và việc “giúp học sinh học tốt môn chính tả” là một quá trình lâu dài song với những kết quả bước đầu như trên, nếu tiếp tục rèn luyện sang lớp trên các em sẽ có kỹ năng viết đúng đạt yêu cầu. Cụ thể qua bảng so sánh chất lượng sau của lớp: Đầu năm Giữa HK1 Cuối HK1 Số học sinh trung bình trở lên: 14/29 18/29 20/29 Số học sinh yếu: 15/29 11/29 9/29 Một số học sinh yếu kém vào đầu năm học như: Trần Quốc Hùng, Trần Thị Hương, Mã Văn Thắng, Nguyễn Hoàng Tú, Thái Bình Phúc, Nguyễn Thành Tuấn thường sai từ 10 lỗi trở lên trong 1 bài đến cuối HK1 số lỗi đã giảm xuống còn 2-5 lỗi/mỗi bài. 9 III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI VẬN DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Phát hiện lỗi chính tả, đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời là rất cần thiết, không thể thiếu trong quá trình dạy - học. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bĩ. Giáo viên nên hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ…Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn quan sát, kiểm tra, … từ đó phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc, hoặc những lỗi mà học sinh hay mắc phải để kịp thời sửa chữa, uốn nắn. Giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Có nắm chắc kiến thức, giáo viên mới có thể giúp học sinh học tập một cách có hiệu quả. IV. KẾT LUẬN: Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu và vận dụng trong quá trình giảng dạy thực tế của lớp mình. Tuy kết quả bước đầu chưa cao lắm, nhưng với nhiệt tình và nổ lực theo khả năng, tôi cũng đã tích lũy được một số bài học thực tiễn. Rất mong được nhận ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu cùng các bạn đồng nghiệp, để việc giảng dạy bộ môn Chính tả trong nhà trường ngày càng nâng cao chất lượng, giúp học sinh học tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! . 1 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯNG MÔN CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo. các quy tắc chính tả để các em ghi nhớ. Ngoài ra, việc kiểm tra viết đúng chính tả của giáo viên đối với học sinh không chỉ ở môn Chính tả mà cũng

Ngày đăng: 21/01/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w