BIỆN PHÁP NÂNG CAO CLGDTH

3 212 0
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CLGDTH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ DẠY HỌC Trong thời gian gần đây, hầu hết thầy,cô giáo được tập huấn nhiều về công tác chuyên môn do ngành tổ chức, trường có kế hoạch tổ chức thao giảng, mở chuyên đề, về cơ bản giáo viên đã nắm được quy trình lên lớp cũng như hình thức tổ chức,phương pháp dạy học ở các môn học.Tuy nhiên, việc sử dụng và kết hợp các phương pháp chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh.Trong giờ dạy, giáo viên chưa phát huy hết tính chủ động và tính tích cực của học sinh cũng như khơi dậy tính tò mò, năng lực vốn có của các em.Trong giờ dạy, giáo viên còn nói nhiều, làm thay, quên đi đặc trưng của phương pháp dạy học mới hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, chưa kết hợp nhiều biện pháp. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, theo tôi trong quá trình giảng dạy giáo viên cần làm tốt một số công việc sau đây: 1/ Biện pháp kết hợp: -Vào đầu năm học, sau khi được BGH phân công làm chủ nhiệm lớp, GV liên hệ giáo viên dạy năm trước tìm hiểu về khả năng học tập của lớp, hoàn cảnh gia đình, … - Thông qua khảo sát đầu năm, tiến hành phân loại học sinh, lập kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo học sinh. - Liên hệ gia đình (Thông qua họp phụ huynh HS), bầu ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, Thông tin một số việc cần thực hiện trong năm học. Vận động gia đình mua dụng cụ học tập, kiểm tra việc học ở nhà cũng như tạo góc học tập cho các em. Thông qua việc họp PHHS tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, nếu là gia đình khó khăn, tuỳ theo mức độ, GV kết hợp với nhà trường, tổng phụ trách đội để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ. -GV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn., các buổi hội thảo, chuyên đề do nhà trường, phòng giáo dục tổ chức ( Có ý kiến góp ý). -Hàng tuần, qua sinh hoạt tập thể, tuyên dương học sinh khá- giỏi, những em ngoan những học sinh có tiến bộ trong học tập, nhắc nhỡ học sinh yếu, học sinh chưa tiến bộ trong học tập,… -Hàng tháng có bài kiểm tra tổng hợp kiến thức, trên cơ sở đó có điều chỉnh kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo,…Thông báo kết quả học tập của học sinh bằng sổ liên lạc. Nếu có vấn đề quan trọng, giáo viên đến gia đình học sinh hoặc mời PHHS đến để trao đổi, bàn bạc,… 2/ Xây dựng nề nếp lớp: -Thông qua các lần tập hợp học sinh, giáo viên tiến hành hình thành ban cán sự của lớp( lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng,….) để từ đó các cán sự hướng dẫn lớp hoạt động đầu giờ, sinh hoạt tập thể,…. -Xây dựng học tập nhóm “ nhóm cùng tiến” để từ đó các nhóm, lớp cùng nhau phấn đấu học tập. -Sắp xếp chỗ ngồi theo dối tượng: giỏi- yếu; khá - yếu để các em giúp đỡ nhau trong học tập. 3/ Lập kế hoạch dạy học: -Trước khi soạn bài cần nghiên cứu kĩ nội dung bài sgk,bài soạn từ đó xác dịnh mục tiêu cần đạt, lựa chọn phương pháp, đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy cũng như hình thức tổ chức của từng hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của lớp, sau đó tiến hành soạn bài. Trong bài soạn, gv cần lựa có những nội dung dành cho học sinh yếu, học sinh giỏi, câu hỏi khó, câu hỏi dễ phù hợp với từng đối tượng học sinh, có bài tập dành cho học sinh giỏi, học sinh yếu. -Để tránh cho học sinh trả lời câu hỏi bằng cách đọc nguyên văn trong giờ tập đọc, giáo viên cần sử dụng câu hỏi theo sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi, câu hỏi dưới dạng biểu bảng, ví dụ: BÀI:HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG (SGK- TV1-T.I ) Câu hỏi 2:Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?Nơi ong đến có vẻ gì đặc biệt? Trả lời: ông dong ruổi trăm miền:ong có mặt nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa. Ong nói liền mùa hoa, nối rừng hoang với đảo xa…ong chăm chỉ giỏi gian:giá có hoa ở trời cao thì bầy ong cũng dám bay lên để mang vào mật thơm; Nơi rùng sâu: bập bùng hoa chuối trắng màu hoa ban.Nơi biển xa:có hàng cây chắn bảo dịu dàng mùa hoa. Nơi quần đảo:có loài hoa nở như là không tên. *Chuyển thành câu hỏi sơ đồ mạng: -Cần xác định cần có những ĐD DH nào để phục vụ cho tiết dạy (ĐD của học sinh, ĐD của giáo viên), đối với những ĐD mang tính khoa học cao, giáo viên thục hiện trước khi lên lớp, tránh trở ngại trong lúc thực hành dạy trước học sinh.Tuy nhiên không phải Đồ dùng dạy học được cung cấp hiện nay chưa đầy đủ, do vậy giáo viên cần phải làm thêm ĐDDH. Trong một giờ học mà giáo viên không sử dụng ĐDDH thì kết quả tiết dạy không cao như mong muốn. -Trong tiết dạy, cần chú ý các bước sau: *KTBC: +Kt bài liền trước hoặc những kiến thức có liên quan đến bài học mới. +Kt nhiều đối tượng học sinh (đặc biệt là đối với học sinh yếu),cần tránh KT học sinh khá , giỏi mà không quan tâm đến đối tượng học sinh yếu. +GV cần đánh giá, phân tích những những ưu điểm hạn chế của học sinh thông qua kiểm tra. -Dạy bài mới: *Giớ thiệu bài: GV cần dùng những tranh, ảnh để giới thiệu bài nhằm gây sự hứng thú cho học sinh. Nếu là giới thiệu bằng lời cần ngắn gọn và gây sự chú ý cho học sinh. *Vào bài mới: -Trong quá trình dạy bài mới giáo viên cần tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều hoạt động, các em được bày tỏ những hiểu biết của mình, biết nhận xét , đánh giá bài làm hay câu trả lời của bạn của mình. -Nội dung bài dạy, thông thường có những nội dung dễ, nội dung khó giáo viên cần tạo điều kiện cho các em thảo luận nhóm (có thể thảo luận nhóm đôi, nhóm ba, nhóm tư tuỳ theo điều kiện thực tế của lớp). Bầy ong tìm mật ở những nơi nào? Nơi ong đến có vẻ gì đặc biệt? Nơi ong dến tìm mật Vẻ đặc biệt Nơi rừng sâu Nơi biển xa Nơi quần đảo -Trong quá trình học sinh trình bày kiến thức cần tạo bằng nhiều hình thức như trình bày miệng, trình bày bằng phiếu, được giaó viên yêu cầu, phân công. Chẳn hạn như:Trong một bài học có 3 bài tập cần làm; giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập 1:bằng cách làm miệng (hoặc bảng con) bài tập 2: làm phiếu, bài tập 3: làm bảng con.Tóm lại: cần thay đổi hình thức tổ chức trong giờ học. -Để gây hứng thú học tập cho học sinh, trong giờ dạy giáo viên phải tổ chức trò chơi, khi tiến hành cho học sinh chơi, cần nêu rõ cách chơi, luật chơi, chơi thử, sau đó tiến hành chơi thật.Kết thúc trò chơi cần nhận xét cụ thể, phân thắng- thua. -Khi thực dạy trên lớp,cần gần gũi, giúp đỡ kịp thời khi các em gặp khó khăn trong học tập, nên khen ngợi kịp thời khi học sinh có tiến bộ, tránh chê bay, trách móc học sinh khi các em chưa thục hiện tốt yêu cầu của giáo viên mà giáo viên nên tìm hiểu ở các em xem các em đã thực hiện yêu cầu ở mức độ nào, từ đó giáo viên có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ. -Khi yêu cầu học sinh thực hiện trả lời câu hỏi, hay giải một bài toán, cần giúp học sinh xác định được yêu cầu để từ đó, các em dễ dàng thực hiện và thực hiện một cách có hiệu quả. * Củng cố bài: Việc củng cố, nội dung kiến thức bài học là rất quan trọng, do vậy giáo viên cần thực hiện tốt.Nôi dung củng cố phải nhằm mục đích khắc sâu kiến thức trọng tâm mà yêu cầu đã được nêu lên ở mục tiêu cần đạt, phải được nhiều đối tượng tham gia. * Nhận xét, dặn dò: Để các em nhớ bài lâu, giáo viên cần dặn dò học tập ở nhà một cách rõ ràng, cụ thể như cần phải đọc những nội dung gì? chuẩn bị bài mới ra sau ? . Ngoài những biện pháp trên, sau mỗi tiết dạy, giáo viên cần đút rút những kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy để từ đó có biện pháp khắc phục sửa chữa trong các tiết sau cũng như cho năm sau. GV thực hiện. Phan Minh Diệu . trưng của phương pháp dạy học mới hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, chưa kết hợp nhiều biện pháp. Để nâng cao chất lượng và. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ DẠY HỌC Trong thời gian gần đây, hầu hết

Ngày đăng: 27/09/2013, 23:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan