NỘI DUNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

22 2.5K 29
NỘI DUNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN BÀI TẬP NHÓM CHỦ ĐỀ: NỘI DUNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Giảng viên: TS. Đinh Thế Hùng Nhóm 14 – Kiểm toán 53B: 1. Ninh Đức Công CQ530475 2. Hà Ngọc Hòa CQ531404 3. Lê Công Tuấn Anh CQ530230 Hoạt động sản xuất chính là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào khác nhau, trên cơ sở sử dụng máy móc thiết bị và nhân lực tạo ra sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Đó là một trong những hoạt động chính của doanh nghiệp. Phân tích ở trên về bản chất và qui trình sản xuất cho thấy hoạt động sản xuất là một hoạt động phức tạp. Sản xuất liên quan tới nhiều chức năng, nhiều bộ phận với nhiều giai đoạn khác nhau. Kiểm soát tốt hoạt động sản xuất giúp công ty làm ăn hiệu quả, có lãi. Đảm bảo điều đó là hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt. Sau đây , chúng ta sẽ đến với nội dụng của kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. 6.2 NỘI DUNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 6.2.1 ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT . Trong quá trình sản xuất, kiểm toán hiệu lực quản trị nội bộ về hoạt động sản xuất cần được thực hiện theo những nội dung cơ bản sau đây: Thứ nhất, đánh giá việc phối hợp giữa bộ phận sản xuất với các bộ phận khác Doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất thực hiện bốn chức năng cơ bản là tài chính, sản xuất, marketing và quản trị nhân sự. Các chức năng này tồn tại một cách độc lập song vẫn tác động qua lại lẫn nhau để đạt mục tiêu đã đề ra. Đánh giá theo nội dung này, kiểm toán viên nên tập trung vào vai trò hợp tác của bộ phận sản xuất với các bộ phận có liên quan. ( liệu sự phối hợp giữa bộ phận sản xuất và các bộ phận khác đã nhịp nhàng chưa? Còn những tồn tại gì cần khắc phục? Biện pháp?). Cụ thể: Bộ phận marketing : chịu trách nhiệm tạo ra nhu cầu, cung cấp thông tin về thị trường còn bộ phận sản xuất thì căn cứ trên những điều đó lên kế hoạch sản xuất, chuẩn bị các nguồn lực cần thiết tạo ra điều kiện tốt nhất đáp ứng nhu cầu trên thị trường. Bộ phận tài chính: đảm bảo đầy đủ , kịp thời tài chính cần thiết khi bộ phận sản xuất đầu tư mua sắm máy móc, công nghệ mới hoặc nghiên cứu cải tiến các quy trình sản xuất mới đem lại hiệu quả lớn hơn. Với chức năng quản trị nhân sự, đặc biệt là đối với những người trực tiếp tham gia vào quá tình sản xuất cũng nằm trong chức năng của quản trị sản xuất. Thứ hai, đánh giá phương thức xử lý. Phương thức xử lý trong sản xuất thường có liên quan tới việc xác định nguyên vật liệu được sử dụng và lựa chọn phương tiện, máy móc thiết bị cụ thể cho sản xuất. Lựa chọn phương thức xử lý không thích hợp có thể nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến chủng loại nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị sẽ được sử dụng. Do đó, đánh giá theo yếu tố này đòi hỏi phải có nhiều kiến thức kỹ thuật, nghiệp vụ hoặc kinh nghiệm từ hoạt động sản xuất trước đó. Tuy nhiên, một cách đánh giá thông thường là đánh giá trên cơ sở xác định những yếu tố ảnh hưởng tới chi phí liên quan từ việc lựa chọn phương thức xử lý( phương thức xử lý như thế đã hợp lý hay chưa). Theo đó, kiểm toán viên có thể đánh giá theo những yếu tố: Một là, xác định các phương tiện, máy móc được sử dụng cho sản xuất. Hai là, những yêu cầu bổ trợ phát sinh trong quá trình sản xuất. Ba là, chủng loại nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất. Bốn là, chi phí nhân công. Thứ ba, đánh giá các phương tiện, trang thiết bị Dưới góc độ tổng quát, kiểm toán viên nên tập trung vào những vấn đề sau đây: Một là, yêu cầu về không gian và loại hình cho trang thiết bị phục vụ sản xuất. Nếu công ty hiện có khoảng không, kiểm toán cần xem xét tính hợp lý của những mục đích sử dụng và chi phí nếu sử dụng cho nhu cầu sản xuất. Nếu là đi thuê hay mua cần xác định tính sẵn có và chi phí để biến đổi cho phù hợp với nhu cầu sử dụng; Hai là, kiểm toán đánh giá mức độ sử dụng các phương tiện,trang thiết bị, tính tối ưu trong sử dụng chúng; Ba là, kiểm toán viên cần đánh giá khả năng huy động vốn nếu công ty thực hiện mua hoặc xây dựng mới nhà xưởng, máy móc thiết bị; thời gian, chi phí cần thiết để làm điều đó. Bốn là, xác định và đánh giá những dịch vụ cần thiết cho vận hành phương tiện, thiết bị, khả năng cung ứng sẵn sàng cho sản xuất cũng như những yêu cầu khác phát sinh liên quan tới yếu tố kỹ thuật cho sản xuất như: kiểm soát độ ẩm, ánh sáng đặc biệt, lò sưởi, hệ thống thông hút gió và ; Năm là, kiểm toán cần xem xét và đánh giá những vấn đề xã hội phát sinh từ sản xuất trong quan hệ với kỳ vọng của cộng đồng hay xã hội: giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường Trong phạm vi hẹp, kiểm toán viên đánh giá việc trang bị máy móc, thiết bị cho sản xuất gắn liền với những hoạt động sản xuất cụ thể. Những đánh giá này nên tập trung vào các nội dung sau đây: Một là, lợi ích kinh tế đem lại : giảm chi phí lao động và chi phí hoạt động; Hai là, mối quan hệ cân đối giữa công cụ, thiết bị thông thường với những công cụ, thiết bị chuyên dụng và những yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ cân đối này; Ba là, phương thức mà công ty thực hiện để có được thiết bị và công cụ cho sản xuất ( được mua, thuê mua, hay được công ty tự sản xuất); Bốn là, phương thức công ty đã thực hiện để tiếp cận với sản xuất tự động hóa trong quan hệ với rủi ro và đánh giá của công ty về rủi ro cùng với sự thay đổi về nhu cầu những sản phẩm; Sáu là, mức độ cần nâng cấp thiết bị và công cụ hiện tại ở công ty. Thứ tư, đánh giá việc qui hoạch và bố trí nhà máy. Quy hoạch và bố trí nhà máy là vấn đề liên quan tới lắp đặt máy móc, thiết bị. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới việc bảo quản, vận chuyển, các dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất, Việc quy hoạch và bố trí tốt sẽ đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra đúng theo kế hoạch đồng thời kiểm soát tốt quá trình này. Ngược lại, quy hoạch không thích hợp sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất. Để đánh giá, kiểm toán viên cần thực hiện các công việc sau: Thứ nhất, kiểm nghiệm tính toàn diện trong việc thiết kế, bố trí nhà máy có tính tới các nhân tố khác nhau. (tính kinh tế, hiệu quả-tiết kiệm). Thứ hai, đánh giá những nỗ lực quản lý nào được nhà quản lý thực hiện để đảm bảo việc quy hoạch và bố trí nhà máy đem lại hiệu quả. Thứ năm, đánh giá việc quản lý nguyên vật liệu Quản lý nguyên vật liệu là quản lý việc thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu. Nó liên quan tới vấn đề quản lý sản phẩm, các phương tiện,trang thiết bị, phương thức xử lý, quy hoạch và bố trí nhà máy. Mục tiêu hoạt động quản lý nguyên vât liệu là tối thiểu hóa chi phí quản lý nguyên vật liệu nhưng vấn đề đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, hiêu quả. Đánh giá việc quản lý nguyên vật liệu trong sản xuất liên quan đến hiệu lực quản trị nội bộ có thể dựa trên những yếu tố sau đây: Một là, sự phối hợp nhịp nhàng giữa chức năng mua hàng với sản xuất ( giữa bộ phận cung ứng và bộ phận sản xuất ) thể hiện trong phương thức giao nhận. Ví dụ, nguyên vật liệu được chuyển thẳng từ bộ phận nhận hàng hay từ bộ phận kho; Hai là, quản lý việc sử dụng nguyên vật liệu trên dây chuyền sản xuất. Yếu tố này chịu ảnh hưởng của người trực tiếp sử dụng-công nhân viên, phương tiện, máy móc thiết bị sử dụng trong quản lý và sản xuất. Thứ sáu, đánh giá việc lập kế hoạch sản xuất và kiểm soát sản xuất. Lập kế hoạch là việc xác định mục tiêu và quy trình cần thiết để thực hiện mục tiêu, xét về góc độ thời gian có kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, và kế hoạch ngắn hạn. Xét về nội dung, có kế hoạch chiến lược và kế hoạch chiến thuật. Việc lập phụ thuộc vào loại sản phẩm dự kiến sản xuất. Lập kế hoạch sản xuất là giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng cho các hoạt động sản xuất thực sự. Một kế hoạch sản xuất bao gồm: xác định nhu cầu khối lượng sản phẩm sản xuất, chỉ ra năng lực sản xuất, chỉ ra tiến độ thực hiện. Sự xác định kế hoạch sản xuất liên quan tới kế hoạch marketing, nhân sự, tài chính, dự trữ và R&D. Vì vậy, đánh giá lập kế hoạch sản xuất được thực hiện theo mục tiêu của việc lập kế hoạch sản xuất, đó là: Đánh giá cách thức kết hợp các yếu tố đầu vào kết hợp với năng lực sản xuất để đạt mục tiêu. Đánh giá việc lựa chọn phương thức xử lý( xác định nguyên vật liệu, máy móc thiết bị sử dụng) để đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất xét trên cả góc độ chi phí và thời gian. Đối với hoạt động kiểm soát sản xuất: mức độ chi tiết phụ thuộc vào tính phức tạp của loại sản xuất và mức độ phân cấp quyền lực. Mục đích của kiềm soát sản xuất là cung cấp thông tin cần thiết về tiến độ và tình trạng hiện tại của hoạt động sản xuất để phát hiện và giải quyết nhanh chóng những vấn đề phát sinh làm chậm trễ kế hoạch sản xuất. Tương tự như lập kế hoạch, đánh giá kiểm soát sản xuất phải xuất phát từ mục tiêu cuối cùng của hoạt động này trong từng hoạt động sản xuất cụ thể. Trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thể sử dụng bảng trình tự kiểm soát theo từng hoạt động( kết hợp các yếu tố đầu vào, năng lực sản xuất) cùng với kết quả mỗi hoạt động tương ứng để đánh giá. Thứ bảy, đánh giá kiểm soát các hoạt động. Kiểm soát các hoạt động hướng tới tìm hiểu vấn đề hiểu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đánh giá kiểm soát các hoạt động nên được tìm hiểu và đánh giá theo mỗi loại nguồn lực sử dụng cho sản xuất, gồm: 1- Sử dụng nguyên vật liệu: đánh giá kiểm soát hoạt động sử dụng nguyên vật liệu nên tập trung vào các nội dung như: cách thức xác định nhu cầu về nguyên vật liệu cho sản xuất, bảo quản nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, phát hiện nguyên vật liệu hỏng,… 2- Sử dụng lao động: đánh giá kiểm soát sử dụng lao động thường tâp trung vào đánh giá theo các yêu cầu sử dụng lao động và đánh giá việc quản lý việc sử dụng nhưng lao động này trong sản xuất 3- Sử dụng các dịch vụ hỗ trợ: đánh giá kiểm soát sử dụng các dịch vụ hỗ trợ tập trung vào đánh giá kết quả cụ thể, đánh giá tính kinh tế khi sử dụng dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất Thứ tám, đánh giá việc thiết kế, nghiên cứu và kiểm soát chất lượng. Kiểm soát chất lượng, thiết kế, nghiên cứu có quan hệ chặt chẽ với sản xuất. Trong 1 số trường hợp, những hoạt động này có thể là 1 phần hoạt động của bộ phận sản xuất. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, các hoạt động này lại được tổ chức riêng rẽ và thực hiện hoạt động giống như là những kiểm soát trực tiếp đối với hoạt động sản xuất. Trong cả 2 trường hợp , đánh giá này đều có đặc thù riêng. Mặc dù vậy, đánh giá kiểm soát chất lượng có thể xem xét dưới các góc độ như: tổ chức bộ phận kiểm soát chất lượng, thực hiện kiểm soát chất lượng theo các chất lượng. Thứ chín, đánh giá hoạt động kiểm soát chất thải. Chất thải là vấn đề của mọi doanh nghiệp sản xuất. Kiểm soát chất thải có mối quan hệ trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất. Để đạt đươc mục tiêu chung, kiểm soát hoạt động chất thải hướng tới làm giảm chi phí xử lý chất thải tới mưc thấp nhất. Đứng dưới góc độ quản lý, kiểm toán viên đánh giá hoạt động kiểm soát chất thải theo những nội dung cơ bản sau: 1- Sự thay đổi trong thành phần chất thải tạo ra sản phẩm hoàn thành, thay đổi nguyên vật liệu chế biến hay phương thức xử lý nhằm giảm khối lượng chất thải hay làm giảm những đặc tính có hại 2- Phát triển những cách thức mới để tái sử dụng những đồ phế thải 3- Phát triển những cách thức tốt hơn để xử lý nguyên vật liệu phế thải hoặc giảm bớt độc hại của chúng. Thứ mười, đánh giá vấn đề an toàn lao động. Các hoạt động sản xuất hầu hết đều liên quan tới vấn đề an toàn về thể chất hay sức khỏe cho người lao động. Bên cạnh đó, an toàn lao động có thể liên quan tới những thiệt hại về tài sản hay phá vỡ các hoạt động do an toàn lao động không được tuấn thủ. Đánh giá an toàn lao động trong nhà máy có thể thực hiện theo những nội dung cơ bản sau: 1- Trang thiết bị sử dụng cho sẩn xuất và những rủi ro trong sử dụng từ đó xác định biện pháp bảo vệ cần thiết 2- Xác định quá trình hoạt động để nhận hiện và đánh giá những vấn đề an toàn hay sức khỏe 3- Giáo dục nhân viên về đạo đức, sự thận trọng,… trong thực thi công việc đặc biệt 4- Những hoạt động giám sát liên tục theo các hoạt động 5- Điều tra nguyên nhân và hậu quả của các tại nam xảy ra trong sản xuất Thứ mười một, đánh giá phương pháp tổ chức hiện đại. Áp dụng công nghệ, thay đổi quy trình sản xuất,… đã làm thay đổi một cách cơ quản hoạt động sản xuất. Để đánh giá phương pháp tổ chức hiện đại, kiểm toán viên có thể xem xét theo 3 khía cạnh sau đây: 1- Đánh giá việc tăng cường ứng dụng tự động hóa vào sản xuất 2- Khả năng ứng dụng tin học vào sản xuất 3- Ứng dụng nhiều hơn nhưng nghiên cứu về phương sách quản lý mới *** Một số tiêu chí đánh giá hiệu lực quản trị nội bộ về hoạt động sản xuất. I.01. Mức hiệu lực của quá trình điều hành; I.01.01. Mức sát thực, rõ ràng của các mục tiêu hoạt động sản xuất. I.01.01.01. Mức chi tiết, cụ thể, rõ ràng của mỗi mục tiêu ở các phân xưởng sản xuất . I.01.01.02. Mức đảm bảo nguồn lực tương ứng với mục tiêu ở mỗi phân xưởng. I.01.01.03. Kết quả mục tiêu đạt được tương ứng với nguồn lực bỏ ra ở mỗi phân xưởng. I.01.02. Mức cụ thể, thiết thực của cơ chế điều hành hoạt động sản xuất. I.01.02.01. Phân công nhiệm vụ trong từng phân xưởng. I.01.02.02. Sắp xếp, tổ chức từng bước công việc. I.01.02.03. Lên kế hoạch chi tiết về quản lý lao động, nguyên vật liệu sản xuất. I.01.03. Mức tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm soát tổ chức trong sản xuất. I.01.03.01. Phân công- phân nhiệm rõ ràng nhiệm vụ giữa các phòng ban. I.01.03.02. Việc ủy quyền và phê chuẩn đúng thẩm quyền. I.01.03.03. Tuân thủ đúng các nguyên tắc, qui định làm việc ở phân xưởng. I.02. Mức “ kiểm soát được” qua hệ thống thông tin; I.02.01. Mức kiểm soát được qua hệ thống chứng từ; I.02.01.01. Có đầy đủ chứng từ xuất – nhập kho thành phẩm; I.02.01.01. Có thực hiện thủ tục ký duyệt chứng từ theo đúng thẩm quyền; I.02.02. Mức kiểm soát được qua tài liệu phẩn ánh kết quả công việc; I.02.02.01 Mức kiểm soát được sản lượng qua báo cáo sản lượng sản phẩm hoàn thành; I.02.02.02. Mức kiểm soát được lao động qua báo cáo sử dụng lao động và báo cáo thời gian sản xuất; I.02.03. Mức kiểm soát được qua hệ thống đánh giá của đơn vị; [...]... *** Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả và hiệu năng hoạt động sản xuất II HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT II.01.Sức sản xuất II.01.01.Sức sản xuất của chi phí II.01.01.01.Sức sản xuất của chi phí nguyên vật liệu II.01.01.01.01.Sức sản xuất của chi phí nguyên vật liệu chính II.01.01.01.02.Sức sản xuất của chi phí nguyên vật liệu phụ II.01.01.01.03.Sức sản xuất của chi phí khác II.01.01.01.03.01.Mức độ phù... II.01.01.01.03.02.Sự trì hoãn trong sản xuất do dich vụ không đáp ứng nhu cầu II.01.01.02.Sức sản xuất của quỹ tiền lương II.01.01.02.01.Sức sản xuất của quỹ tiền lương từng phân xưởng II.01.01.02.02.Sức sản xuất của quỹ tiền lương nói chung II.01.01.03Sức sản xuất của chi phí khác II.01.02.Sức sản xuất của lao động II.01.02.01.Sức sản xuất của lao động nói chung II.01.02.01.01.Sức sản xuất của lao động từng PX II.01.02.01.01.01.Số... động từng PX II.01.02.02.02.Sức sản xuất của lao động tổ đội II.01.03 Sức sản xuất của TSCĐ II.01.03.01.Sức sản xuất của TSCĐ trực tiếp II.01.03.01.01.Sức sản xuất của TSCĐ trực tiếp từng phân xưởng II.01.03.01.02.Sức sản xuất của mỗi TSCĐ trực tiếp II.01.03.02.Sức sản xuất của TSCĐ nói chung II.01.03.02.01.Sức sản xuất của TSCĐ toàn doanh nghiệp II.01.03.02.02.Sức sản xuất của TSCĐ từng phân xưởng II.02.Sức... lượng sản phẩm hỏng trong ngoài định mức II.01.02.01.03.Sức sản xuất của lao động tổ đội II.01.02.01.03.01.số lượng sản phẩm sản xuất bình quân / ca II.01.02.01.03.02.Số lượng sản phẩm hỏng II.01.02.01.03.02 01.Số lượng sản phẩm hỏng trong định mức II.01.02.01.03.02 02.Số lượng sản phẩm hỏng trong ngoài định mức II.01.02.02.Sức sản xuất của lao động trực tiếp II.01.02.02.01.Sức sản xuất của lao động. .. thông tin tình hình sản xuất trong kì qua sổ tổng hợp I.03.03.02 Mức sử dụng đầy đủ thông tin tổng hợp định kì để lên kế hoạch sản xuất kì tiếp theo; 6.2.2.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ HIỆU NĂNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Hoạt động sản xuất mang tính chất đa đạng, khác nhau với từng lĩnh vực, từng ngành, doanh nghiệp đo đó KTV chỉ có thể xây dựng hệ thống tiêu chí chung nhất cho tất cả hoạt động Xuất phát từ bản chất,... vấn thích hợp về sản phẩm dự kiến được sản xuất Ba là, các tiêu chí phát triển kế hoạch sản xuất hiện có Đi trả lời các câu hỏi sau: • • Có sự tham gia tích cực của các bộ phận , hoạt động có lien quan hay không ? Sự tham gia có thích hợp hay không? Bộ phận sản xuất có thực quyền trong thực hiện sản xuất hay không? Thứ hai, đánh giá hiệu quả ,hiệu năng củ hoạt động lập kế hoạch sản xuất  Quy hoạch... lượng sản phẩm sản xuất bình quân / ca II.01.02.01.01.02.Số lượng sản phẩm hỏng II.01.02.01.01.02.01.Số lượng sản phẩm hỏng trong định mức II.01.02.01.01.02.02.Số lượng sản phẩm hỏng trong ngoài định mức II.01.02.01.02.Sức sản xuất của lao động toàn doanh nghiệp II.01.02.01.02.01.Số lượng sản phẩm sản xuất bình quân / ca II.01.02.01.02.02.Số lượng sản phẩm hỏng II.01.02.01.02.02 01.Số lượng sản phẩm... các haotj động quản lí, xác định nguyên nhân sai lệch,tính kịp thời,và các hành động dựa trên các báo cáo Thứ tư, đánh giá các hoạt động khác trong sản xuất kiểm soát chất thải 1 Tình trạng tổ chức của nhóm kiểm soát chất thải và sắp xếp về tổ 2 3 An toàn sản xuất 4 5 1 2 3 4 5 chúc nội bộ của bộ phận này Vấn đề kiểm soát chất thải được công ty thừa nhận một cách thỏa đáng Nghiên cứu về vấn đề kiểm soát... sản xuất, theo dây chuyền hay theo một khu vực sản xuât cụ thể…theo đó dưới đây nhóm xin trình bày theo nhóm tiêu chí ứng với từng giai đoạn cụ thể của sản xuất Thứ nhất, đánh giá việc xác định nhu cầu với sản xuất Một là,các tiêu chí liên quan đến khả năng sáng tạo, ứng dụng những sang kiến trong sản xuất • Bộ phận sản xuất tiến hành nghiên cứu các phương pháp mới cho sản phẩm hiện tại • Bộ phận sản. .. lao động trong sản xuất qua chứng từ báo động; I.03.01.03.Sử dụng triệt để các thông tin khác phục vụ sản xuất qua chương trình luân chuyển chứng từ; I.03.02.Mức toàn dụng của thông tin tuần kì qua sổ chi tiết I.03.02.01.Mức sử dụng đầy đủ thông tin trong sổ chi tiết tuần kì để tính chi phí sản xuất; I.03.02.02.Đánh giá kết quả sản xuất định kì qua thông tin trong sổ chi tiết ( báo cáo sản lượng sản . lĩnh vực sản xuất. 6.2 NỘI DUNG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 6.2.1 ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT . Trong quá trình sản xuất, kiểm toán hiệu lực quản trị nội bộ về hoạt động sản xuất cần. năng hoạt động sản xuất. II. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT II.01.Sức sản xuất II.01.01.Sức sản xuất của chi phí II.01.01.01.Sức sản xuất của chi phí nguyên vật liệu II.01.01.01.01.Sức sản xuất. nhau. Kiểm soát tốt hoạt động sản xuất giúp công ty làm ăn hiệu quả, có lãi. Đảm bảo điều đó là hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt. Sau đây , chúng ta sẽ đến với nội dụng của kiểm toán hoạt động

Ngày đăng: 30/06/2015, 09:05

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan