NHẬN XÉT BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: Xây dựng nguồn lực cho tạp chí, bản tin của trung tâm thông tin khoa học Chủ nhiệm: Th.S. Lê Xuân Tùng Đơn vị Chủ trì: Trung tâm thông tin khoa học Người nhận xét: PGS.TS. Trần Văn Hải -Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 1. Về đề tài: Thông tin khoa học có vai trò to lớn trong hoạt động nghiên cứu và truyền bá khoa học, càng đặc biệt cần thiết đối với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh – nơi đào đạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của cả nước. Thông tin khoa học được thực hiện bởi nhiều công cụ, phương thức. Trong đó, các bản tin, tạp chí thông tin giữ vị trí then chốt. Những năm qua, hoạt động của các bản tiin của Học viện đã có nhiều thành tích, góp phần đáng kể vào hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo của Học viện. Song, trước yêu cầu mới của Học viện, các bản tin và tạp chí cần nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động. Do đó, đề tài “Xây dựng nguồn lực cho bản tin, tạp chí của Trung tâm thông tin khoa học” là một đề tài có ý nghĩa vừa cơ bản vừa cấp bách đối với thực tiễn hoạt động thông tin khoa học ở Học viện hiện nay. 2. Về nội dung: Công trình nghiên cứu đã đề cập nhiều khía cạnh của đề tài, giải quyết khá thấu đáo các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Giá trị khoa học của công trình thể hiện chủ yếu trên các phương diện sau: - Đã trình bày rõ một số khái niệm cơ bản về nguồn lực, nguồn lực cơ bản của các tạp chí, bản tin, cũng như vai trò và đặc điểm của nguồn lực này. Có thể coi đây là các khái niệm công cụ, các cơ sở lý luận cơ bản cho việc khảo sát thực trạng nguồn lực và phương hướng xây dựng nguồn lực cho các bản tin, tạp chí thông tin. - Công trình đã trình bày khái quát được thực trạng xây dựng nguồn lực của tạp chí, bản tin tại Trung tâm khoa học trong những năm qua chủ yếu trên hai phương diện: nguồn nhân lực thông tin và nguồn thông tin tư liệu. Qua đó, công trình đã nêu ra các đánh giá khái quát về thành tích và những hạn chế trong việc xây dựng nguồn lực, chỉ rõ nguyên nhân của những ưu, khuyết điểm đó. Ở chương 3 của công trình, các tác giả đã nêu ra những giải pháp xây dựng nguồn lực cho tạp chí, bản tin của Trung tâm thông tin khoa học trong thời gian tới. Công trình đã nêu ra 9 giải pháp để xây dựng nguồn lực nhằm đáp ứng những yêu cầu mới. Đây là các giải pháp khá toàn diện, cụ thể và có tính khả thi cao. Đó cũng là những giá trị thực tiễn của công trình nghiên cứu. - Kết cấu công trình chia làm 3 chương là hợp lý: Các vấn đề được trình bày rõ ràng. Các tư liệu thực tế cập nhật, chính xác. 3. Một số ý kiến góp ý trao đổi với các tác giả để công trình được hoàn thiện hơn. - Khái niệm nguồn lực của các tạp chí, bản tin cần được quan niệm khoa học và cụ thể hơn. Chẳng hạn, các tạp chí, bản tin thực chất là cơ quan truyền thông. Chức năng của nó là tổ chức sản xuất, khai thác các thông tin tri thức đã có, để tạo ra các xuất bản phẩm phổ biến rộng rãi cho bạn đọc sử dụng. Nguồn lực của nó sẽ chủ yếu gồm: + Nguồn nhân lực để lựa chọn khai thác, biên tập nội dung xuất bản phẩm kể cả lực lượng cộng tác viên. + Nguồn lực để “mua” “khai thác” các tác phẩm đầu vào, trả nhuận bút. + Nguồn lực để in (nhân bản) xuất bản phẩm tạp chí, bản tin. + Nguồn lực để phát hành, phổ biến. Trong đó, nguồn nhân lực biên tập có vai trò quyết định sự sống còn và chất lượng của các tạp chí, bản tin. Do vậy, nguồn thông tin tư liệu, theo nghĩa rộng tự nó chưa phải là nguồn lực của tạp chí, mà nguồn thông tin đó có được mua, được khai thác cho tạp chí mình không mới trở thành nguồn lực đầu vào của tạp chí (biểu hiện thành tiền, thành các thông tin được đầu tư khai thác). Cũng do vậy, một số ý về đặc trưng của nguồn lực cũng cần chính xác hoá hơn. Chẳng hạn: nguồn lực mang tính báo chí, khoa học và nhân văn (trang 18), nguồn lực các tạp chí, bản tin là vô hạn (trang 19) - Nguồn lực của mỗi tạp chí, bản tin được xây dựng trên cơ sở phải xác định rõ: mục đích, tính chất, nội dung, phong cách tạp chí. Bởi nếu tạp chí kinh doanh, tự chủ được tài chính sẽ khác với tạp chí phải hoàn toàn bao cấp về nguồn lực; nguồn lực của tạp chí nghiên cứu khoa học (lý luận chính trị, triết học, kinh tế học) cũng khác với tạp chí thông tin khoa học (nội dung chuyển tải các công trình nghiên cứu mới và nội dung thông tin khai thác từ các tác phẩm đã công bố) giới thiệu tổng quan, lược thuật các công trình đã có. Do đó, việc xác định tôn chỉ mục đích, tính chất, đặc trưng đối tượng phục vụ là cơ sở đầu tiên để xác định về xây dựng nguồn lực cho mỗi tạp chí, bản tin. Điều này trong công trình chưa thật rõ. - Mục 2.3. “Kinh nghiệm xây dựng nguồn lực thông tin của một số tạp chí, bản tin khác ” trang 44 được đề cập còn sơ sài, chưa thật thuyết phục, và chưa thật thiết thực cho xây dựng các bản tin, tạp chí của mình, bởi tính chất, chức năng, phong cách, đối tượng phục vụ của họ không giống các bản tin, tạp chí thông tin của Học viện. Do vậy, theo tôi mục này đưa vào chương 2 là không cần thiết và không lôgich Tóm lại, những ý kiến trao đổi nêu ra, có thể có chỗ chưa thật chuẩn xác, mong các tác giả xem xét và thông cảm cho người nhận xét. Nhìn chung, chúng tôi đánh giá cao những giá trị khoa học và thực tiễn công trình này đã đạt được so với mục tiêu nước đặt ra, đề nghị cho nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. XÁC NHẬN CHỮ KÝ BÊN CỦA PGS,TS. TRẦN VĂN HẢI Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2011 Người nhận xét PGS.TS. Trần Văn Hải . XÉT BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: Xây dựng nguồn lực cho tạp chí, bản tin của trung tâm thông tin khoa học Chủ nhiệm: Th.S. Lê Xuân Tùng Đơn vị Chủ trì: Trung tâm thông tin khoa. trạng nguồn lực và phương hướng xây dựng nguồn lực cho các bản tin, tạp chí thông tin. - Công trình đã trình bày khái quát được thực trạng xây dựng nguồn lực của tạp chí, bản tin tại Trung tâm khoa. của nguồn lực cũng cần chính xác hoá hơn. Chẳng hạn: nguồn lực mang tính báo chí, khoa học và nhân văn (trang 18), nguồn lực các tạp chí, bản tin là vô hạn (trang 19) - Nguồn lực của mỗi tạp