1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận HV báo chí và tuyên truyền đề tài Quản lí của nhà nước về thương mại nội địa tại Đồng Nai

63 722 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 3,69 MB

Nội dung

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 1 PHẦN I. BÁO CÁO CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 1. Quá trình thực tập 1.1. Những quy định chung và nội dung thực tập. 1.1.1. Những quy định chung. - Thực hiện Quyết định số 1918/ QĐ-HVHCQG ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Giám đốc Học viện Hành chính về việc ban hành quy chế tổ chức thực tập cho sinh viên Đại học hành chính hệ chính quy. - Theo kế hoạch thực tập của Phòng đào tạo Học viện Hành chính. 1.1.2. Nội dung thực tập. - Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của cơ quan thực tập. - Nắm vững quy trình công vụ trong cơ quan QLHCNN nơi thực tập. - Nắm được TTHC của cơ quan nơi thực tập, thể chế hành chính liên quan đến cơ quan nơi thực tập. - Thực hành các kỹ năng hành chính đúng với vai trò của một công chức trong CQHCNN, với yêu cầu cụ thể mà cơ quan thực tập giao cho. 1.2. Mục đích thực tập. Thực tập là khoảng thời gian mà sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với những công việc thực tế trong QLNN. Do đó, trong suốt quá trình thực tập tôi cố gắng lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm thực tế của các cán bộ công chức trong QLNN. Nắm bắt các tác phong trong công sở, các tình huống xử lý công việc. Ngoài ra, tôi cố gắng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế để xác định được những điều mình còn thiếu sót về kiến thức chuyên môn cũng như những kiến thức thực tế. Đảm bảo sau này, khi tốt nghiệp ra trường thì có khả năng nắm bắt và thích nghi tốt hơn với môi trường làm việc thật sự khi đi làm không chỉ các cơ quan nhà nước mà còn ở các tổ chức tư nhân. 1.3. Quá trình thực tập. 1.3.1. Địa điểm thực tập. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 2 Phòng quản lý TM Sở Công Thương Tỉnh Đồng Nai. 1.3.2. Thời gian thực tập. Thực tập 02 tháng : Từ 15/3/2010 đến 15/5/2010. 1.3.3. Nhật ký thực tập (Phụ lục Sổ nhật ký thực tập) Thời gian Nội dung công việc được giao Tuần 1 - Học tập quy chế và nội quy cơ quan. Rèn luyện tác phong công sở. Tuần 2 - Tham gia cùng đoàn thanh niên Sở làm công tác chuẩn bị cho Đại hội Đoàn Sở. - Đọc các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của tỉnh qua các năm. Tuần 3 - Tiếp tục tham gia vào công tác chuẩn bị cho Đại hội Đoàn. - Nghiên cứu các báo cáo để hoàn thành đề cương báo cáo thực tập. - Tham gia cung đoàn vận động viên Sở tham dự hội thao Chào mừng Đại hội đại biểu các cấp, Hội nghị Điển hình tiên tiến Cụm 7. Tuần 4 - Tiếp tục nghiên cứu các báo cáo để nộp đề cương báo cáo thực tập vào đầu tuần sau. - Tham gia đi thực tế các chợ trên địa bàn TP.Biên Hòa với CB chuyên trách của Phòng. Tuần 5 - Tiếp tục nghiên cứu các báo cáo để thu thập thông tin. - Tham gia đi thực tế trên địa bàn TP.Biên Hòa với CB chuyên trách của Phòng. Tuần 6 - Cùng cán bộ trong CQ tham gia đi thực tế việc thực hiện chương trình XTTM nông thôn ở địa bàn Huyện Trảng bom. - Tham quan mô hình hoạt động của một số HTX ở TP.Biên Hòa. Tuần 7 - Cùng cán bộ trong CQ tham gia đi thực tế việc thực hiện chương trình XTTM nông thôn ở địa bàn Huyện Trảng bom. Tham quan mô hình hoạt động của một số HTX ở TP.Biên Hòa. Tuần 8 - Hoàn thành báo cáo thực tập và các giấy tờ có liên quan để kết thúc đợt thực tập. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 3 1.4. Kết quả đạt được. Qua thời gian 02 tháng thực tập tại Sở Công Thương đã giúp tôi có được một hệ thống kiến thức chuyên sâu hơn về hoạt động QLNN đối với hoạt động thương mại. Nắm bắt và hiểu rỏ hơn các quy tắc, cách thức trong các hoạt động quản lý. Bên cạnh đó, thông qua quá trình thực tập, giúp tôi biết được thêm những kiến thức mình còn thiếu sót, các kiến thức và cách thức mà mình áp dụng các kiến thức từ lý luận đến thực tiễn. Đã ứng dụng được một số kiến thức trong các môn như: QLNN về kinh tế, Tài chính công, Tâm lý học quản lý,… 1.5. Những bài học kinh nghiệm. Thông qua quá trình thực tập đã giúp tôi có được một số kinh nghiệm sau : + Trong cách thức giải quyết công việc nên có tinh thần cầu tiến. Phải luôn khiêm tốn, có tinh thần học hỏi không ngừng để nâng cao kiến thức trong công việc và trong cuộc sống. Phải luôn hòa đồng, chan hòa và giúp đỡ mọi người xung quanh. + Cần linh hoạt trong việc áp dụng các kiến thức, không áp dụng một cách máy móc những kiến thức được học trong trường vào thực tế vì nó còn phụ thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi địa phương, mỗi cơ quan, mỗi ngành. + Cần thiết phải tìm hiểu, cập nhật các VB pháp luật mới của nhà nước vì QLNN chủ yếu thực hiện qua các VB quy phạm pháp luật của Nhà nước. 1.6. Một số kiến nghị cụ thể. Qua thời gian thực tập thực tế lại Sở Công Thương Đồng Nai, tôi đã học hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm cũng như biết được những thiếu sót trong quá trình học tập ở trường. Do đó, tôi có một số kiến nghị với nhà trường để giúp cho các sinh viên sau này có thể tránh được những khó khăn trong quá trình thực tập: + Với nội dung đào tạo cần thiết phải chia ra thành các ngành, để giúp sinh viên có kiến thức QLNN và kiến thức chuyên môn cần thiết cho quá trình thực hiện công tác quản lý tốt hơn. + Trong quá trình giảng dạy, nhà trường cần khuyến khích và có các tiết học ngoại khóa để sinh viên nắm được những hoạt động thực tế của công tác BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 4 QLNN. Từ đó biết được cách áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế QLNN. + Tạo tác phong công sở cho các sinh viên ngày từ khi còn ở giảng đường đại học. + Nhà trường cần đưa bộ môn Phân tích chính sách vào giảng dạy cho sinh viên. 2. Cơ cấu tổ chức của UBND tỉnh Đồng Nai 2.1 Vị trí, vai trò - UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan hành chính nhà nước ở Đồng Nai và chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và Chính phủ. - UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện các chức năng quản lý nhà nước ở tỉnh Đồng Nai, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong cơ quan hành chính nhà nước. 2.2 Lãnh đạo UBND Tỉnh Đồng Nai Theo luật tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 thì UBND tỉnh Đồng Nai có từ 9 đến 11 thành viên : + 01 Chủ tịch UBND ; + 05 Phó Chủ tịch : 01 phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực Công Thương và Đô thị ; 01 phó chủ tịch phụ trách kinh tế NN và phát triển nông thôn ; 01 phó chủ tịch phụ trách văn hóa – xã hội; 01 phó chủ tịch phụ trách giao thông vận tải, thông tin,khoa học công nghệ và công tác an toàn giao thông; 01 phó chủ tịch phụ trách tài chính tiền tệ; Phụ trách kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Phụ trách văn hóa xã hội Phụ trách lĩnh vực Công thương và Đô thị Phụ trách giao thông vận tải, thông tin KHCN Phụ trách tài chính tiền tệ Phụ Trách về tài chính Phụ trách văn hóa xã hội Phụ trách về tổ chức chính quyền Phụ trách về công an Phụ trách về kế hoạch và đầu tư CHỦ TỊCH 5 PHÓ CHỦ TỊCH 5 ỦY VIÊN BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 5 + 05 Ủy viên : ủy viên phụ trách về Quân sự, uỷ viên phụ trách về công an, ủy viên phụ trách về tài chính, ủy viên phụ trách về tổ chức chính quyền, uỷ viên phụ trách về kế hoạch và đầu tư. 2.3 Các sở, ban ngành. Tỉnh Đồng Nai hiện có 23 Sở, Ban, Ngành. 3. Giới thiệu về sở Công Thương 3.1. Vị trí, chức năng 3.1.1. Vị trí Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đồng Nai. BAN QUẢN LÝ CÁC KCN SỞ LĐTB VÀ XÃ HỘI SỞ TÀI CHÍNH SỞ NGOẠI VỤ SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG SỞ NN & PTNN SỞ CÔNG THƯƠNG SỞ NỘI VỤ SỞ TƯ PHÁP SỞ TN VÀ MT SỞ XÂY DỰNG SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CỤC THUẾ BAN TÔN GIÁO DÂN TỘC CỤC THỐNG KÊ CỤC HẢI QUAN KHO BẠC NHÀ NƯỚC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỞ Y TẾ SỞ GTVT SỞ VH TT VÀ DL SỞ KH VÀ CN SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH ĐỘI ĐỒNG NAI CÔNG AN ĐỒNG NAI TP BIÊN HÒA THỊ XÃ LONG KHÁNH HUYỆN NHƠN TRẠCH HUYỆN LONG THÀNH HUYỆN TRẢNG BOM HUYỆN THỐNG NHẤT HUYỆN CẨM MỸ HUYỆN TÂN PHÚ HUYỆN ĐỊNH QUÁN HUYỆN VĨNH CỬU HUYỆN XUÂN LỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỒNG NAI BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 6 Sở Công Thương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh Đồng Nai, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Công Thương. 3.1.2. Chức năng Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đồng Nai, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về Công Thương, bao gồm: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; dầu khí (nếu có); hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; lưu thông hàng hoá trên địa bàn tỉnh; xuất khẩu; nhập khẩu; quản lý thị trường; quản lý cạnh tranh; xúc tiến thương mại; kiểm soát độc quyền; chống bán phá giá; chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế; quản lý cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn; các hoạt động khuyến công; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở. 3.2. Cơ cấu tổ chức và biên chế Cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương gồm có : - 01 Giám đốc. - 02 phó Giám đốc. - 7 Phòng ban chuyên môn và 4 đơn vị trực thuộc. Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Công Thương Đồng Nai. BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 7 3.3. Giới thiệu chung về phòng Quản lý Thương mại 3.3.1. Vị trí, chức năng. Phòng Quản lý Thương mại là phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương. Thực hiện chức năng QLNN về kinh tế đối với hoạt động thương mại trong địa bàn tỉnh. Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Lãnh đạo Sở. 3.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn. Với các nội dung quản lý cơ bản sau: + Nghiên cứu các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan, dự thảo, góp ý các VB quy phạm pháp luật liên quan chính sách thương nhân, chính sách thị trường, chính sách mặt hàng. Đề xuất, phối hợp xây dựng, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại bán buôn, bán lẻ. + Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và đời sống đối với đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. + Hướng dẫn, giúp đỡ thương nhân tìm hiểu, phát triển thị trường. Phòng K ế hoạch – Tài ch í nh BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 8 + Thực hiện QLNN đối với hoạt động thương mại điện tử, các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh; thực hiện và kiểm tra, giám sát việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại cho các thương nhân. + Phối hợp với các ngành, các địa phương hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực thương mại của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. + Tham mưu giúp Giám đốc Sở tổ chức thực hiện công tác phát triển, quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh theo hướng lành mạnh, văn minh. + Giúp Lãnh đạo Sở tham mưu cho UBND tỉnh QLNN đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật. + Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực thương mại đối với các Phòng Công Thương, Phòng Kinh tế thuộc UBND cấp huyện trong tỉnh. Giúp các Phòng Công Thương, Kinh tế hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho công chức không chuyên trách theo dõi thương mại cấp xã. + Đề xuất và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Sở theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của UBND tỉnh. + Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển lĩnh vực thương mại tại địa phương theo quy định của UBND tỉnh và Bộ Công Thương. + Thực hiện nhiệm vụ các Ban Chỉ đạo và các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở giao. Trong đó, các chức danh có các chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:  Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về toàn bộ hoạt động của Phòng, đồng thời chịu trách nhiệm trước các Giám đốc Sở, Ngành kinh tế trong việc chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các Sở, Ngành đó. Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, công tác xây dựng ngành, xây dựng quy hoạch, kế hoạch kiểm tra, khiếu nại tố cáo và đề xuất xử lý các vi phạm hành chính các hoạt động trên lĩnh vực kinh tế. Trưởng phòng có trách nhiệm xây dựng mô hình tổ chức, phương án hoạt động, quy trình giải quyết công việc của phòng, đồng thời phân công nhiệm vụ và bố trí công việc BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 9 cho các Phó trưởng phòng và các CBCC của phòng nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả công việc và tinh gọn bộ máy.  Phó trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng về một số lĩnh vực liên quan đến ngành mình, được Trưởng phòng phân công phụ trách thêm một số công việc của phòng, liên đới chịu trách nhiệm với cấp trên về những phần việc được phân công phụ trách. Phó trưởng phòng thay mặt Trưởng phòng điều hành công việc cơ quan và được ủy quyền bằng văn bản thực hiện một số công việc cụ thể khi Trưởng phòng đi vắng. Ngoài ra, còn có các cơ quan chuyên môn khác làm công tác quản lý chuyên ngành đối với các hoạt động của ngành thương mại. Các phòng ban như Chi cục Quản lý thị trường, Phòng Kỹ thuật, An toàn – Môi trường, Trung tâm khuyến công Đồng Nai, Phòng Kế hoạch, Thanh tra sở, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đồng Nai… là các phòng ban chuyên môn của Sở phối hợp quản lý hoạt động theo chức năng cơ quan mình. Ngoài các chức năng nhiệm vụ của mình thì các phòng ban thương xuyên phối hợp và đề xuất ý kiến cho Phòng Quản lý Thương Mại nhằm đảm bảo cho việc quản lý nhà nước về thương mại được toàn diện, hiệu quả. 3.3.3. Cơ cấu tổ chức và biên chế. Cơ cấu tổ chức của phòng quản lý TM gồm có: + 01 trưởng phòng; + 02 phó phòng; + 09 chuyên viên. Hiện nay Phòng Quản lý Thương mại có 12 cán bộ công chức có độ tuổi và trình độ của các CBCC được thể hiện qua bảng sau: Số lượng Trình độ Độ tuổi 12 Trung cấp ĐH Sau ĐH < 35 35 - 50 > 50 - 11 01 5 6 1 Thông qua bảng thống kê trên, chúng ta có thể thấy lực lượng cán bộ công chức của Phòng Quản lý Thương mại còn khá trẻ, với năng lực và trình độ đại học BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 10 và trên đại học, phù hợp với chủ trương trẻ tuổi hóa lực lượng cán bộ công chức trong quản lý nhà nước. Đây cũng là thuận lợi và cũng là khó khăn đối với hoạt động của phòng nói riêng và hoạt động quản lý nhà nước về thương mại nói chung. [...]... tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay 2 Lý luận Quản lý nhà nước về thương mại nội địa 2.1 Quản lý nhà nước về thương mại nội địa 2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về thương mại nội địa Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành để thực thi quyền lực Nhà nước, là tổng thể về thể chế, pháp luật, quy tắc tổ chức và cán bộ của bộ máy Nhà nước, có trách nhiệm quản lý các công việc của. .. khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương: CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nội địa CHƯƠNG II: Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005 – 2009 CHƯƠNG III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 – 2015... KS7D.013 14 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh NỘI DUNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA 1 Lý luận chung về thương mại nội địa 1.1 Lý luận về thương mại 1.1.1 Khái niệm thương mại Theo nghĩa rộng, thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ... kinh tế TMNĐ của Tỉnh 2 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về thương mại nội địa, thực tiễn hoạt động thương mại nội địa và QLNN đối với hoạt động thương mại nội địa nhằm đưa ra các giải pháp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 3 Phạm vi nghiên cứu Về không gian nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Về thời gian... của nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà nhà nước đã giao cho trong công việc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của công dân Do đó Quản lý nhà nước về hoạt động thương mại nội địa là một chức năng quản lý về kinh tế của nhà nước Nhà nước thực hiện việc tổ chức và quản lý toàn diện ngành thương mại. .. tin tài liệu, phân tích đánh giá,… 6 Đóng góp của chuyên đề báo cáo Đề tài này được hình thành qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình hoạt động, thực trạng phát triển của hoạt động thương mại nội địa cũng như về công tác QLNN đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Kết quả nghiên cứu bước đầu đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động thương mại nội địa trên... sách và biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững của hoạt động thương mại 1.2 Lý luận về thương mại nội địa 1.2.1 Khái niệm thương mại nội địa Thương mại là một hoạt động kinh tế đa dạng và phong phú các loại hình hoạt động Do đó, để phát triển kinh tế thương mại, tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu của việc quản lý mà chúng ta có thể phân chia ngành kinh tế thương mại theo các tiêu chí. .. nghĩa và thực hiện chiến lược phát triển thương mại nội địa 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2015 và 2020 của Chính phủ đã mở đường, tạo điều kiện cho thương mại nói chung và thương mại nội địa phát triển Bộ Thương Mại cũng đã xác định “Chiến lược phát triển Thương mại nội địa 2006- 2010, định hướng đến năm 2015 và 2020”, trong đó: kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá sản xuất trong nước, ... với khu vực và quốc tế là mục tiêu xuyên suốt giai đoạn 2010 – 2015 2.2.2 Vai trò quản lý nhà nước về thương mại nội địa Là một ngành trong nền kinh tế quốc dân, thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta Do đó, nhà nước có vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo phát huy tối đa vai trò của ngành thương mại và đặc biệt là các chính sách về thị trường thương mại nội địa, một phân... KS7D.013 20 BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh Hai là, nhà nước định hướng cho sự phát triển của thương mại Định hướng, dẫn dắt sự phát triển của thương mại còn được bảm đảm bằng hệ thống chính sách, sự tác động của hệ thống tổ chức quản lý thương mại từ Trung ương đến địa phương Ba là, Nhà nước điều tiết và can thiệp vào quá trình hoạt động thương mại của nền kinh tế quốc dân Nhà nước có vai . gắt hiện nay. 2. Lý luận Quản lý nhà nước về thương mại nội địa 2.1. Quản lý nhà nước về thương mại nội địa 2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về thương mại nội địa. Quản lý nhà nước là sự chỉ huy,. lục, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương: CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nội địa. CHƯƠNG II: Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại nội địa. tiễn hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh và các hoạt động QLNN về thương mại, tôi quyết định chọn đề tài “QLNN đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thưc trạng(2005

Ngày đăng: 30/06/2015, 08:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w