1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận HV báo chí và tuyên truyền đề tài thực tiễn việc sử dụng ảnh trên báo chí việt nam hiện nay

9 646 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 68,5 KB

Nội dung

Trong sự phát triển đó ta không thể không nhắc đến nhiếp ảnh, đặc biệt là ảnh sử dụng trên các báo, tạp chí.. Vì khi ấy truyền hình chưa phát triển nên ảnh báo chí là một thứ vũ khí truy

Trang 1

Câu 1: Anh (chị) có nhận thức gì về thực tiễn việc sử dụng ảnh trên báo chí Việt Nam hiện nay và trình bày kiến nghị làm gì để nâng cao chất lượng ảnh?

Trả lời:

Lịch sử nhiếp ảnh thế giới ghi nhận năm 1839 là năm ra đời của bộ môn nhiếp ảnh Nhưng mãi đến năm 1938 , báo chí Việt Nam mới bắt đầu sử dụng ảnh

Có thể nói, chưa bao giờ nền báo chí của nước ta lại phát triển cả về số lượng và chất lượng như hiện nay; cũng chưa bao giờ báo chí phát huy được nhiệm vụ xã hội của nó như lúc này Báo chí đã và đang tham gia đóng góp hết mình cho sự phát triển của xã hội Trong sự phát triển đó ta không thể không nhắc đến nhiếp ảnh, đặc biệt là ảnh sử dụng trên các báo, tạp chí

Trong nền báo chí của nước ta thì đã có một thời, ảnh báo chí đóng vai trò xung kích, có vai trò vô cùng quan trọng, to lớn Trong những năm tháng chiến tranh, đặc biệt là sau Cách mạng tháng Tám 1945 và trong kháng chiến chống Pháp, nhiếp ảnh đạt được kì tích lớn Ảnh báo chí mang đến cho bạn đọc một cảm xúc bị thuyết phục bởi tính chân thật của và thông tin mà nó mang đến Vì khi ấy truyền hình chưa phát triển nên ảnh báo chí là một thứ vũ khí truyền thông vô cùng sắc bén, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật; đã có rất nhiều tác phẩm đạt giải cao trong nước và quốc tế Lúc này, nền báo chí bắt đầu xuất hiện ảnh thực, dù chỉ mang tính ghi chép hoặc chụp lưu niệm nhưng để lại cho người xem những ấn tượng vô cùng sâu sắc Đó là ảnh người nông dân kéo cày, những người chiến sĩ yêu nước bị hành hạ dã man, anh em thợ thuyền lao động khổ sai trong đồn điền cao su, hầm mỏ… Tất cả như một tấm màn vạch trần, tố cao sự tàn bạo của giặc ngoại xâm, nêu lên những bất công xã hội, gợi sự căm thù trong lòng người dân, bùng cháy lên tinh thần yêu nước lớn lao của dân tộc Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ cho ta thấy ảnh báo chí có tác dụng truyền tải thông tin và cảm xúc như hiệu quả thế nào Có được như vậy phải khẳng định rằng, thời kỳ đó Đảng và Nhà nước chỉ đạo rất chặt chẽ hoạt động ảnh báo chí Giới phóng viên nhiếp ảnh cũng được coi trọng thực sự Họ luôn giữ vững vai trò cao cả, sẵn sàng hi sinh sự nghiệp tuyên truyền bằng ảnh của mình vì nền báo chí nước nhà

Trang 2

Một số bức ảnh có giá trị lúc bấy giờ thì phải kể đến: “O du kích nhỏ” của Phan Thoan, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của Minh Trường, “Tải đạn” của Lê Chí Hải, “Chiếm phủ khâm sai” của Vũ Năng An…

Trước đây tuy phương tiện chụp ảnh thô sơ, in tráng bằng tay, giấy ảnh chất lượng thấp lại hiếm và đắt, phân phối với số lượng ít ỏi, điều kiện giao thông khó khăn nhưng thời kì này lại cho ra đời rất nhiều tác bức ảnh báo chí có giá trị, như những dấu mốc quan trọng của dân tộc Còn ngày nay, với các trang thiết bị hiện đại, kĩ thuật tiên tiến, chi phí rẻ, phương tiện sẵn sang giúp tiếp cận sự kiệ nhưng chất lượng ảnh lại rất thấp Nghe nhìn phát triển, lấn át, ảnh báo chỉ bị coi nhẹ, chỉ mang tính chất minh họa Nếu không dùng ảnh, không có ảnh thì hẳn gương mặt của báo chí Việt Nam sẽ không thể nhận ra Việc sử dụng ảnh trên báo chí Việt Nam hiện nay còn rất nhiều vấn đề đáng bàn như sau:

I Những điều đã làm được:

1 Nội dung ảnh báo chí phục vụ kịp thời, bám sát nội dung, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền đầy đủ các lĩnh vực của đời sống

2 Ảnh mang tính thời sự cao, bám sát các hoạt động xã hội

3 Ảnh trình bày bắt mắt, giúp bài viết có bố cục rõ ràng, thông thoáng, sáng sủa, gây sự chú ý của người đọc

4 Nhiều ảnh được sử dụng có hiệu quả, tăng độ tin cậy cho bài báo

5 Ảnh như một phương tiện, một cây cầu nối, phá bỏ hàng rào ngôn ngữ giữa các nước, đem lại một thứ thông tin mới mẻ- thông tin thị giác

II Một số hạn chế:

1 Số lượng ảnh sử dụng trên báo không ít nhưng ảnh đạt chất lượng lại không cao

- Theo thống kê đơn về việc sử dụng ảnh trên báo chí hiện nay: Báo Tuổi trẻ (số 183 ra ngày 10/7/2011) có 80 tin bài với 89 ảnh; Cảnh sát toàn cầu (số

51 ra tháng 8/2011) có 27 tin bài với 79 ảnh; An ninh thế giới (số 1089 ra ngày 27/08/2011) có 26 tin bài với 50 ảnh; báo Bóng đá (số 321 ra ngày 23/11/2011) có 55 tin bải với 69 ảnh… Qua đó thôi cũng thấy ảnh báo chí đang xuất hiện tràn lan và thiếu chọn lọc đến mức nào

Trang 3

- Hầu hết là ảnh kèm tin bài, có tính bổ trợ minh họa cho bài viết, che lấp một phần chỗ trống cho trang báo, ít tác phẩm ảnh báo chí độc lập tạo ấn tượng cho người đọc Nhưng vấn đề này lại không được các cơ quan báo chí chú ý đến, nếu có thì cũng chỉ là một vài tạp chí chuyên ảnh

- Tạp chí, đặc san ngày càng đẹp về hình thức nhưng lại cung cấp ít thông tin cần thiết cho bạn đọc Ảnh bìa còn lạm dụng photoshop, mắc bệnh dàn dựng, gây cảm giác giả tạo, nhàm chán Khi bức ảnh không đạt đến độ chân thật thì sẽ khiến người đọc mất lòng tin, điều đó làm bức ảnh đánh mất hiện thực và trở thành trò mua vui bằng mắt cho con người Tuy trang báo

có nhiều ảnh nhưng lại không mấy ảnh khiến đôi mắt người đọc dừng lại lâu để cùng suy nghĩ với người chụp

Ví dụ điển hình là trường hợp của nhà báo V.Đ ở Nghệ An, tác giả đã bố trí khẩu đội súng máy bắn máy bay Mỹ ban đêm và vẽ thêm máy bay cháy vào trong làn đạn và đã bị công luận lên án gay gắt Hoặc như phóng viên

M.Đ,với nội dung bức ảnh là đốt cháy chiếc xích ban đêm nhưng lại ghi chú thích “xe tăng giặc bị quân ta bắn cháy”, sau khi bị Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân phát hiện, đã bị xử lý theo quy định của pháp luật

- Phóng sự ảnh là một tập hợp của nhiều ảnh nhưng là một kết cấu logic có chủ đề tập trung, có các chi tiết phục vụ cho sự phân tích và thể hiện chính kiến của tác giả Nhiều ảnh để cạnh nhau, đẹp cho trang báo, tác động tới mắt người đọc nhưng thử hỏi có bao nhiêu ảnh tác động đến trái tim người đọc? Ngoài ra, ảnh sử dụng còn tùy tiện, sơ sài, cẩu thả và thiếu chọn lọc

- Chú thích ảnh còn chung chung, sơ sài, vô thưởng vô phạt hoặc còn bị gán nhiều tên gọi sáo rỗng

 Một số lý do dẫn đến tình trạng sử dụng ảnh trên báo chí thiếu chuyên nghiệp như trên là:

- Do cơ chế chính sách quan liêu bao cấp, chưa có cơ chế thị trường, dẫn đến việc cạnh tranh chưa lành mạnh của một số tờ báo Họ chỉ biết cạnh tranh

về số lượng và mẫu mã bên ngoài mà không hề quan tâm đến chất lượng của tờ báo Hoặc như một số tờ báo địa phương hay báo phát miễn phí cho các cơ quan,trung tâm, chính vì miễn phí nên nội dung bài viết không được đầu tư, huống chi là việc sử dụng ảnh có chất lượng, họ ra báo với mục đích

Trang 4

duy nhất là duy trì tờ báo chứ không phải phát triển tờ báo Đây quả thực là một tình trạng trì trệ, đáng báo động

- Do quá trình hình thành nền báo chí dựa vào kinh nghiệm là chính, chưa có một quy chuẩn nhất định Mỗi tờ báo chưa tạo được bản sắc riêng, chưa xác định rõ mục đích tờ báo của mình cần làm gì nên vô hình chung các bức ảnh cứ dung tràn lan, không thể kiểm soát

- Do sự quan tâm của các cấp quản lý, những người lãnh đạo báo chưa thỏa đáng Thậm chí còn coi nhẹ lĩnh vực thông tin này Nhiều tòa soạn còn thừa ảnh do bạn đọc gửi đến

- Do đội ngũ cán bộ quản lý báo chí chưa chuyên nghiệp Hơn 80% xuất phát điểm từ ngành, nghề khác

- Do đội ngũ biên tập chưa thực sự am hiểu về báo chí nên ảnh hưởng đến việc lựa chọn, xây dựng hình ảnh và định hướng trực tiếp cho phóng viên và cộng tác viên

- Phóng viên ảnh chưa được đào tạo nhiều, ít có cơ hội đi thực tế nên đa phần là chụp tùy tiên, cứ chụp lấy số lượng mà đánh rơi mất chất lượng ảnh

- Nhuận bút ảnh còn quá thấp, không đủ chi phí so với thời gian, công sức mà phóng viên bỏ ra

- Không ít phóng viên làm việc theo kiểu hành chính sự nghiệp, ít chịu đầu tư thời gian, công sức, đầu tư chất xám cho hoạt động chuyên môn, thời gian chủ yếu dành cho việc lo chạy kinh tế phần mềm, hoặc chỉ thích chụp ảnh sáng tác để còn hy vọng gặp cơ may

 Vậy giải pháp nào để nâng cao chất lượng ảnh trên báo chí? Trước khi đi trả lời câu hỏi này thì mọi người cũng cần biết có một thực tế đang diễn ra như thế này… Hỏi phóng viên trẻ thì họ nói rằng chương trình học ở trường còn nghèo nàn, chủ yếu là lý thuyết mà ít có cơ hội thực hành, thầy dạy không giỏi Hỏi thầy thì thầy nói chương trình đào tạo là của Bộ giáo dục, kinh phí thấp nên khó có thể trang bị cho sinh viên các trang thiết bị như máy ảnh, máy quay một cách đầy đủ nhất, thuê giảng viên ngoài thì lại quá đắt Hỏi tòa soạn báo thì họ lại nói rằng: đâu cần phóng viên ảnh chuyên nghiệp, biên tập viên viết bài rồi mang máy ảnh đi chụp là được vi ảnh báo chí có yêu cầu nghệ thuật cao

Trang 5

lắm đâu, chỉ cẩn vài ba cái ảnh minh họa là đủ Hội nhà báo có các câu lạc bộ ảnh nhưng không có nhà tài trợ, có mấy ai tham gia ngoài những người già, cán bộ về hưu Các báo thường sử dụng hàng trăm bức ảnh nhưng đến các cuộc thi ảnh thì có liệu có bức nào đạt giải? nếu có thì họa chăng cũng chỉ là miễn cưỡng… Ta nhận thấy, đã xuất hiện sự chán nản và hầu như là phó mặc cho ảnh báo chí đi đến đâu cũng được

Xin kiến nghị một số giải pháp nâng cao chất lượng ảnh trên báo chí như sau:

1 Chọn sinh viên thực sự đam mê với bộ môn ảnh, cho làm quen với tòa soạn ngay từ khi còn trên giảng đường, khuyến khích sinh viên làm cộng tác viên cho các báo, làm các đề tài thực tập ở nơi khó khăn đòi hỏi tính hoạt động độc lập cao Thầy dạy phải là người truyền lửa say mê, lòng yêu nghề, sự nhiệt huyết cho sinh viên Phải có trách nhiệm cuộc sống, dạy sinh viên cách phát hiện, cách nhìn với ý thức trách nhiệm cao của một người tuyên truyền Cần tăng chất lượng bài giảng, tạo sự mới mẻ, sôi nổi cho tiết học,

số giờ thực hành được tăng lên thay vì chỉ học lý thuyết khô khan và tràn lan

2 Đội ngũ phóng viện, biên tập viên, thư kí tòa soạn, tổng biên tập cũng cần được trang bị kiến thức về ảnh Bởi nhiều người say mê chụp ảnh thời sự cho báo, ảnh tuy đẹp nhưng thiếu thông tin, chú thích viết theo kiểu tên ảnh sáng tác Tổng biên tập là người quyết định cuối cùng cho đăng ảnh nhưng ít vị nào hiểu sâu về ảnh báo chí để có thể tận dụng một cách triệt

để nhất sức mạnh độc đáo của nó vào lĩnh vực thông tin thời sự Trợ thủ của tổng biên tập là biên tập viên đa số cũng là tay ngang

3 Tòa soạn cần có yêu cầu cao và đòi hỏi nghiêm khắc đối với phóng viên ảnh ngay từ khâu các định chủ để, đề tài, ý tưởng cho đến cách thức thể hiện tác phẩm

4 Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về ảnh báo chí cho các tòa soạn., đào tạo phóng viên ảnh

5 Nâng cao nhận thức, thay đổi quan niệm của lãnh đạo các cơ quan báo chí

về ảnh báo chí, về việc sử dụng ảnh báo chí trên các ấn phẩm của mình

6 Đề cao tính chân thật của ảnh báo chí, nói không với”bệnh dàn dựng”

Trang 6

Việc mô tả hiện thực được coi là cơ sở của phạm vi hoạt động ảnh báo chí Ảnh báo chí trước hết phải là ảnh tài liệu, nó không phải ảnh nghệ thuật thuần túy và có bản chất độc đáo: chân thật – thời sự- hiện thực Qua mỗi bức ảnh đủ nói lên một sự thật khách quan Đặc biệt sự thật trong ảnh báo chí phải là sự thật tuyệt đối, không bị chi phối bởi bất kì yếu tố nào Tính chân thật tạo cho bức ảnh giá trị đặc biệt Mỗi bức ảnh có thể là một tư liệu: “ Sự tồn tại của nhiếp ảnh báo chí trước hết là tính tư liệu của nó Và ảnh báo chí là một thể loại độc lập, có tiếng nói riêng rất có giá trị; hoạt động tạo hình nhiếp ảnh thuộc lĩnh vực báo chí có khả năng phát hiện và phổ biến những tin tức có thật trong đời sống rất cần thiết đối với xã hội”

Do đó phóng viên ảnh phải luôn tôn trọng sự thật, không dùng kĩ thuật thêm bớt, bóp méo sự kiện, không nên dàn dựng, sắp xếp, bố trí đối tượng, hãy để sự kiện diễn ra tự nhiên Nhiệm vụ của phóng viên ảnh là biết chớp thời cơ ghi lại giây phút có sức biểu hiện cao nhất, hấp dẫn nhất, chân thật nhất của sự kiện

7 Chú ý đến cách chú thích ảnh: tất cả ảnh phải có chú thích

+ Chú thích ảnh tin: phải trả lời đủ các câu hỏi: Ai? ở đâu? Thời gian nào? Diễn biến ra sao? Kết quả như thế nào?

+ Chú thích có thể là một chi tiết rõ ràng: một thông tin bổ sung không nhất thiết có trong bài viết

+ Chú thích có thể là một lời tóm tắt: đặc biệt là một tóm tắt thông điệp chính

+ Chú thích có thể là một lời giải thích: chú thích khẳng định cho một bức ảnh đa nghĩa

+ Chú thích có thể là một lời trích dẫn trong trường hợp ảnh chụp nhân vật + Chú thích có thể là một lời gợi ý: làm độc giả phải suy nghĩ, tò mò…

Câu 2: Dựa vào khái niệm và đặc điểm của ảnh báo chí, hãy phân tích các tác phẩm để chứng minh cho khái niệm và những đặc điểm ấy

Trả lời:

Trang 7

Đã hơn một trăm năm kể từ khi ra đời, nhiếp ảnh báo chí đã phát triển, hoàn thiện không ngừng và đạt được những dấu ấn nhất định trong nền báo chí nói chung Tuy nhiên cho đến nay, trong giới nhà báo Việt Nam nói chung và những người làm công tác nhiếp ảnh nói riêng vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm ảnh báo chí

Quan niệm thứ nhất: Ảnh báo chí trước hết phải là ảnh thời sự được sử dụng trên báo chí, còn tất cả các loại ảnh khác dù có được đăng báo nhưng không mang tính thời sự thì không thể gọi là ảnh báo chí

Quan niệm thứ hai: Ảnh báo chí là tất cả những hình ảnh phản ánh những sự kiện thời sự, vấn đề thời sự được mọi người quan tâm, không nhất thiết phải được sử dụng trên báo, trên mạng…

Quan niệm thứ ba: Tất cả những ảnh đăng trên báo bất luận nội dung, phương thức thể hiện cũng như đề tài phản ánh nào đều được xem là ảnh báo chí…

Có rất nhiều quan niệm khác nhau nhưng cuối cùng chúng ta cũng rút ra được một khái niệm hoàn chỉnh về ảnh báo chí: Ảnh báo chí là một trong những hình thức thông tin của báo chí, thông qua việc phản ánh các hoạt động thực tiễn của

xã hội, bằng những hình ảnh cụ thể, chân thực và sinh động nhằm mang lại cho người xem một lượng thông tin và giá trị tư tưởng, thẩm mĩ nhất định

Có nhà phê bình đã nhận xét: “Ảnh báo chí được coi như một câu chuyện bằng hình ảnh, máy ảnh là cây bút là phương tiện ghi nhận một khoảnh khắc trong một thời gian, cái phút giây được gọi là điển hình là khi hình ảnh đúc kết lên một câu chuyện” Nhận xét này như nêu bật lên được những ưu thế của ảnh báo chí: tính trực tiếp, nhanh nhạy và gây ấn tượng sâu sắc Ngoài ra, ảnh báo chí còn có 5 đặc điểm cụ thể sau:

1 Ảnh báo chí là sự thông tin bằng hình ảnh, sự gắn kết giữa yếu tố thông tin

và yếu tố nghị luận

- Yếu tố thông tin là sự tổng hợp các chi tiết cấu thành đối tượng, sự kiện, sự việc, có chứa đựng những nội dung cần thông báo Lượng thông tin được chuyển tải qua nội dung và hình thức bức ảnh

Trang 8

- Yếu tố nghị luận chính là “tầng nhận thức thứ hai” – những thông tin mang tính triết luận, phản ánh tư duy chiều sâu của tác giả và tác phẩm Nó chính

là kết quả của quan điểm tư tưởng, lập trường, thái độ của nhà báo trước các sự kiện, sự việc, hiện tượng trong đời sống chính trị, xã hội

2 Ảnh báo chí - sự tác động tương hỗ giữa ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ văn tự

- Hình ảnh làm nhiệm vụ cung cấp những thông tin chính, thông tin cơ bản

- Bài viết và chú thích làm nhiệm vụ gọi tên con người, sự kiện, sự việc tránh

sự hiểu lầm, bổ sung thêm những thông tin mà hình ảnh không thể truyền đạt Ngôn ngữ văn tự còn có nhiệm vụ giải thích, bình luận xây dựng mối liên hệ ảnh-ảnh; ảnh-lời; tạo mối liên kết chặt chẽ trong tác phẩm, giúp người xem hiểu đúng, hiểu đầy đủ hơn về sự kiện, sự việc được phản ánh qua bài báo

+ Chú thích ảnh tin: phải trả lời được 5 câu hỏi Ai? ở đâu? Thời gian nào? Diễn biến trong sự kiện ra sao? Kết quả như thế nào?

+ Chú thích ảnh kèm tin bài: không được nhắc lại những thông tin trong tin (bài); chú thích phải bổ sung thông tin cho tác phẩm hoặc có thể mô tả sự kiện trong ảnh

3 Ảnh báo chí phản ảnh con người, sự kiện, sự việc trong trạng thái hành động

Hành động là trung tâm phương pháo luận của ảnh báo chí Không động ảnh sẽ không hàm chứa đầy đủ yếu tố thông tin Xem ảnh báo chí, độc giả luôn đòi hỏi thông tin chính xác, không can thiệp vào đối tượng, hình ảnh không gượng ép Đòi hỏi người chụp am hiểu phong phú phóng sự và biết lựa chọn thời cơ bấm máy chính xác, tư duy nhanh trước sự kiện

4 Ảnh báo chí mang tính chất tài liệu xác thực

Nguyên tắc đầu tiên của báo chí là thông tin sự thật theo đúng sự kiện và vấn đề thực tế, không được thêm thắt Công chúng tin ở nhà báo là vì họ không có điều kiện đến tận nơi sự kiện xảy ra, không thể điều tra hay thẩm định nguồn tin, do đó công chúng xã hội ủy quyền cho nhà báo và đó chính

là trách nhiệm xã hội to lớn và nghĩa vụ đạo đức mà nhà báo phải tuân thủ

Vì thế, thông thường khi bắt đầu hành nghề, bước chân vào tòa soạn, lời thề đầu tiên của nhà báo là tôn trọng sự thật Đó cũng là nguyên tắc đầu

Trang 9

tiên cơ bản nhất của hoạt động báo chí Tuy nhiên, cũng như các hoạt động khác, hoạt động báo chí có tính mục đích và xuyên suốt là mục đích chính trị Cho nên, trong thực tế, bất kỳ báo chí phương Tây hay phương Đông, không phải sự kiện nào xảy ra cũng được thông tin, nhưng khi đã thông tin

là yêu cầu phải đúng Đó là cơ sở của nguyên tắc tính khách quan, chân thật trong hoạt động báo chí Nhưng khách quan trong thông tin báo chí là gì?

Là thông tin sự kiện với đầy đủ các chi tiết vốn có của nó, không thêm bớt, không thiên vị

Ngày đăng: 30/06/2015, 14:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w