Nhận xét tiết thực hành: ý thức, thái độ học tập của học sinh. - HS: Hoàn thiện bài thực hành bài 16 trong sách bài tập bản đồ. - Chuẩn bị ôn tập từ bài 1 đến bài 16 -> Kiểm tra 1 tiết.
+ Hệ thống hoá kiến thức địa lí dân cư
+ Hệ thống hoá kiến thức địa lí các ngành kinh tế (Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển. Tình hình phát triển và phân bố các ngành kinh tế).
Trả lời hệ thống các câu hỏi và bài tập trong sgk + Câu hỏi bài tập trong sách bài tập bản đồ.
Bài 27 - THỰC HÀNH
KINH TẾ BIỂN CỦA BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
( Địa lý lớp 9)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này, học sinh phải :
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm ngành kinh tế biển của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm các ngành hoạt động: Vận tải, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, sản xuất muối.
2. Kỹ năng:
- Đọc được các bản đồ hình 24.3 và 26.1
- Phân tích được bảng số liệu sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
1. Phương tiện:
- GV: Bản đồ kinh tế chung Việt Nam hoặc hai vùng kinh tế, bảng phụ, phiếu học tập. Các mảnh giấy đính ghi tên các tỉnh và các cảng biển - Bản đồ trống Việt Nam.
- HS: Bút chì, thước kẻ, máy tính, bài tập bản đồ thực hành. 2. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm - Phương pháp sử dụng bản đồ.
- Đàm thoại - có thể sử dụng trò chơi để xác định cảng biển của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC:
Mở bài:
GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành:
- Xác định trên bản đồ các cảng biển, bãi cá, các cơ sở sản xuất muối, các bãi biển của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
- So sánh sản lượng nuôi trồng và khai thác của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Trình bày nguyên nhân có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
2. Bài thực hành:
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính * HĐ1 : Xác định vị trí các cảng biển
trên bản đồ (trò chơi)
HS hoạt động nhóm. (chia lớp thành 2 đội) cho HS xác định các cảng biển của tỉnh : Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa
GV : phát cho HS các mảnh giấy đính ghi tên các tỉnh và các cảng biển, yêu cầu HS dựa vào hình 26.1 và Atlat Địa Lí Việt Nam thực hiện nhiệm vụ.
Mỗi đội có 3 thành viên lần lượt mỗi đội lên chỉ được thực hiện 1 lần. Đội nào được nhiều đáp án đúng sẽ là đội thắng cuộc.
* HĐ2:
HS hoạt động cá nhân. Dựa vào kết quả đã tìm được em hãy :
+ Nhận xét gì về tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ và
1. Bài tập 1: Thực hành bản đồ a. Các cảng biển Tên cảng Thuộc tỉnh * Bắc Trung Bộ : - Cửa Lò - Nhật Lệ - Chân Mây * Nam Trung Bộ : - Đà Nẵng - Dung Quất - QuyNhơn - Nha Trang - Nghệ An - Quảng Bình - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng
- Quảng Ngãi - Bình Định - Khánh Hòa b. Các bãi tôm, cá :
Các tỉnh Bãi cá Bãi tôm * Bắc Trung Bộ - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế * Nam Trung Bộ - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận X X X X X X X X X X x X X X X X X X X X X X c. Các cơ sở sản xuất muối :
* Bắc Trung Bộ : Không có * Nam Trung Bộ :
- Sa Huỳnh - Tỉnh Quảng Ngãi - Cà Ná - Tỉnh Ninh Thuận d. Các bãi biển có giá trị du lịch :
Tên bãi biển Thuộc tỉnh * Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ ? Hãy nêu sự thống nhất và khác biệt giữa hai vùng ? Giải thích tại sao ?
+ Vùng nào có nhiều tiềm năng hơn ? (Nam Trung Bộ)
- HS trả lời, 1 HS khác nhận xét, bổ sung
- GV chuẩn kiến thức :
+ Thống nhất : Cả hai đều có các hoạt động kinh tế biển đa dạng, có nhiều ngành khác nhau, có nhiều tiềm năng. + Khác biệt : Duyên hải Nam Trung Bộ có ngành sản xuất muối phát triển do khí hậu nóng khô kéo dài.
* HĐ3:
HS hoạt động nhóm (cùng 1 nội dung)
- HS đọc yêu cầu bài tập
- GV đưa bảng chuẩn các bước phân tích bảng số liệu, hướng dẫn thực hiện các bước.
- B1: Chuyển số liệu trong bảng từ số liệu tuyệt đối -> số liệu tương đối : + Coi tổng sản lượng = 100% -> Tính X% sản lượng mỗi vùng:
X% = X .100/tổng sản lượng. + HS tự tính toán điền kết quả vào bảng.
- B2 + B3 + B4: Dựa vào bảng kết quả đã tính được so sánh, phân tích các số liệu giữa hai vùng :
+ Nhiều (ít) hơn bao nhiêu % ? + Lớn gấp (kém) bao nhiêu lần? => Rút ra nhận xét
- B5: Giải thích vì sao có sự chênh lệch về sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản giữa hai vùng ?
- HS thảo luận nhóm phân tích bảng số liệu trên theo yêu cầu bài tập.
- Cửa Lò - Cửa Tùng - Lăng Cô * Nam Trung Bộ - Non Nước - Sa Huỳnh - Quy Nhơn - Nha Trang - Cà Ná - Mũi Né - Nghệ An - Quảng Trị -Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Ngãi - Bình Định - Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận
e. Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển của Duyên hải Miền Trung
- Đều có tiềm năng phát triển kinh tế biển rất lớn :
+ Nuôi trồng hải sản: Trong các đầm phá hoặc cồn cát ven biển
+ Đánh bắt hải sản: Có nhiều bãi cá, tôm là những ngư trường tốt.
+ Chế biến hải sản: Cá, tôm đông lạnh, đóng hộp, làm nước mắm…
+ Nghề làm muối: Có khí hậu nóng khô đặc biệt ở Nam Trung Bộ.
+ Du lịch biển: Có nhiều danh lam thắng cảnh hải đảo, các bãi tắm nổi tiếng.
2. Bài tập 2:
a. Các bước phân tích bảng số liệu :
- B1: Đọc tên bảng số liệu để biết được các đối tượng được thể hiện trong bảng số liệu đó. Xử lí số liệu (nếu cần).
- B2: Phân tích các số liệu từ tổng quát đến cụ thể.
+ Tìm số liệu lớn nhất -> nhỏ nhất -> trung bình.
+ Xác lập mối quan hệ giữa các số liệu, so sánh đối chiếu các số liệu theo cột, theo hàng => Rút ra nhận xét.
- B3: Đặt ra các câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích tổng hợp các số liệu để tìm ra kiến thức chứa trong bảng số liệu.
b. Tiến hành: Xử lí số liệu:
Sản lượng TS BTB NTB Nuôi trồng Khai thác 100% 100% 58,4% 23,8% 41,6% 76,2% Phân tích số liệu:
- Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở BTB > NTB - Sản lượng khai thác ở NTB > BTB
c. Giải thích: Có sự chênh lệch về sản lượng khai thác và nuôi trồng giữa hai vùng là do : - BTB: Có nhiều cồn cát, đầm phá…rộng lớn dọc theo ven biển từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế => Thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
- NTB: Có nhiều bãi cá, tôm lớn ở gần bờ, có 2 trong 4 ngư trường lớn của nước ta. Người dân có truyền thống và kinh nghiệm lâu đời về khai thác hải sản. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, có công nghiệp chế biến phát triển mạnh
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Nhận xét chung về kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ? - Theo em đây có phải là một ngành kinh tế thề mạnh của vùng không ?
Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập bản đồ, vở bài tập. - Chuẩn bị bài tiếp theo.
VI. KẾT LUẬN:
Hệ thống bản đồ (lược đồ), biểu đồ, bảng số liệu trong dạy học Địa lí rất phong phú và đa dạng. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải nghiên cứu kĩ hệ thống bản đồ (lược đồ), biểu đồ, bảng số liệu trong mỗi bài, mỗi chương (phần), trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp hướng dẫn HS khai thác kiến thức, rèn luyện kĩ năng qua mỗi hình, mỗi bảng số liệu, nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Để giúp HS khai thác kiến thức qua các hình, các bảng số liệu một cách có hiệu quả, giáo viên nên đưa ra các câu hỏi, bài tập để hướng dẫn HS học tập. Không nên sử dụng kênh hình theo cách minh họa cho nội dung bài giảng mà phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung, hình thức các loại bài học để lựa chọn các loại bản đồ (lược đồ), biểu đồ... tương ứng.
Trước khi hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ), biểu đồ, bảng số trên lớp, GV phải xem xét, làm thử ở nhà cho thành thạo các thao tác, tránh để xẩy ra sự lúng túng, mất thời gian trên lớp.
Mặt khác, phải đảm bảo cho tất cả các HS đều được quan sát, làm việc với các phương tiện học tập. Không nên lạm dụng các thiết bị dạy học dễ tạo ra sự quá tải và làm giảm đặc trưng của phương pháp dạy học bộ môn. Trong dạy học Địa lí, để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, giáo viên nên khuyến khích, động viên, hướng dẫn học sinh tự làm việc với bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu để tìm hiểu, khai thác kiến thức, rèn khả năng phát triển tư duy.
Việc sử dụng các loại bản đồ, biểu đồ,... đòi hỏi phải sử dụng đúng lúc, sử dụng vào lúc HS cần nhất, mong muốn được quan sát và sử dụng đúng vào lúc nội dung, phương pháp dạy học cần đến.