Ngày dạy (Ghi ngày dạy đầu tiên)
TIẾT :...BÀI :...-> TÊN BÀI HỌC :
1. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh phải (Câu mặc định trong chuẩn kiến thức - kĩ
năng)
(Sử dụng hướng dẫn của Chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để nêu yêu cầu mức độ cần đạt đối với học sinh - ở đầu mỗi tiêu chí đều sử dụng động từ chỉ mức độ nhận thức : Biết, hiểu, vận dụng)
1.1.Kiến thức: Biết, (hiểu, giải thích)
1.2. Kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức dã học để trả lời câu hỏi và bài tập, làm thực hành, có kĩ năng tính toán, vẽ hình ……
-Thực hiện được ->Thực hiện thành thạo ->Thực hiện sáng tạo.
(Tuy nhiên trong CTGDPT, chủ yếu đề cập đến 2 mức độ đầu, mức độ còn lại chú trọng phát huy năng khiếu, sử dụng năng lực sáng tạo của HS)
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
2.1. Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị dạy học
- Học liệu
2.2. Chuẩn bị của HS
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên như chuẩn bị tài liệu, tư liệu…
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu….
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
3.1. Ổn định lớp
3.2. Kiểm tra bài cũ (nếu có) 3.3. Tiến trình bài học
Trình bày rõ cách thức tổ chức các hoạt động, mỗi hoạt động cần chỉ rõ : - Tên hoạt động : Dựa vào nội dung để đặt tên cho hoạt động.
- Cách tiến hành hoạt động (mô tả hoạt động của học sinh, của giáo viên, kĩ thuật hoặc phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học) ; có thể định lượng thêm thời gian dự kiến để thực hiện hoạt động.
- Các hoạt động có thể trình bày dưới dạng bảng hoặc dưới dạng văn bản tuần tự các bước. Dưới đây thống nhất phương án trình bày một hoạt động học tập :
HOẠT ĐỘNG 1. (Tên hoạt động, dự kiến thời gian) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học.
Hình thức tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động : (tên hoạt động)
Cách tiến hành : (cá nhân, nhóm …) Bước 1.
Bước 2. Bước 3.
Tiểu kết : (trình bày ở nội dung)
Nếu hoạt động cá nhân theo hình thức đàm thoại gợi mở thì chỉ có hệ thống các câu hỏi và đáp án. Nếu tổ chức hoạt động đơn giản thì chỉ có 2 bước : Bước 1, học sinh thảo luận, trao đổi. Bước 2, đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khá bổ sung, sau đó GV chuẩn kiến thức và ghi lên bảng. Nếu hoạt động nhóm để giải quyết nội dung bằng văn bản thì cần có 3 bước. Trong đó bước 3 để dành GV chuẩn kiến thức và bổ sung, đánh giá nhận xét. Các hoạt động khác được lặp lại như cấu trúc hoạt động trên.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
4.1. Tổng kết:
Tổng kết bài cũng là công việc mà người học phải thực hiện, mặc dù đây là hoạt động hướng dẫn của giáo viên. Những ý chủ chốt, những liên hệ cốt yếu, những sự kiện cơ bản, những nguyên tắc và quan niệm nền tảng, những khái niệm hoặc giá trị có tính công cụ cần được nhắc đến dưới những hình thức cô đọng, rút gọn, đặc biệt là những sơ đồ, mô hình, công thức hoặc tài liệu trực quan. Nội dung cốt lõi của bài cần được phát biểu lại trong những liên hệ và cấu trúc hệ thống có quan hệ lôgic với khái niệm tổng thể và được biểu hiện rõ vị trí trong mỗi ý niệm hoặc trong quan niệm toàn vẹn.
4.2. Hướng dẫn học tập:
Việc hướng dẫn học tập không đơn giản là giao bài tập hoặc nhiệm vụ học tập về nhà. Điều chủ yếu nhất là gợi ý đọc thêm, luyện tập bổ sung, khuyến khích tìm kiếm tư liệu và chỉ dẫn thư mục bổ ích, nêu lên những giả thuyết hoặc luận điểm có tính vấn đề để động viên người học suy nghĩ tiếp tục trong quá trình học tập sau bài học. Những ý được gợi lên nói chung nên có liên hệ với bài học, hoặc có ý nghĩa hỗ trợ ghi nhớ, kích thích tư duy phê phán, khuyến khích tư duy độc lập, tạo cảm xúc và bồi dưỡng tình cảm, nâng cao nhu cầu nhận thức của người học.
Trong giai đoạn hiện nay vấn đề môi trường, vấn đề tích hợp năng lượng vào bài giảng cũng phải được thực hiện. Với các bài giảng có tích hợp 2 nội dung trên, trong giáo án nên in đậm nội dung, và cần được thống nhất đưa và tiêu chí trong kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo viên. Nhằm phát huy tính tích cực tự học, tự bồi dưỡng của Giáo viên.