Mục tiêu bài học:

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỘT SỐ DẠNG BÀI ĐỊA LÍ TRONG CHƯƠNG TRÌNH THCS (Trang 29)

- 90 13 B 37 13 ' B Giáp Tây Nam Á,

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Ôn tập những kiến thức cơ bản về vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, dân cư và kinh tế xã hội của hai vùng kinh tế: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Trình bày được sự khác biệt của hai vùng về các đặc điểm trên. 2. Kĩ năng:

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc lược đồ và trình bày phân tích mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế xã hội và giữa kinh tế - xã hội với kinh tế - xã hội.

B. Phương tiện và phương pháp dạy học:

1. Phương tiện:

- Lược đồ tự nhiên Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. - Lược đồ kinh tế vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. - Bảng phụ . - Máy chiếu. 2. Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Đàm thoại gợi mở. C. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh (1 phút). 2. Tổ chức các hoạt động dạy học:

GV giới thiệu bài, định hướng vai trò vị trí của tiết học (1 phút) Hoạt động 1. Cá nhân: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ (5 phút).

- GV treo lược đồ tự nhiên hai vùng kinh tế, gọi học sinh lên bảng xác định vị trí và giới hạn của hai vùng kinh tế (chỉ ranh giới, đọc tên các tỉnh thành, phần tiếp giáp...).

- GV chiếu bảng phụ vừa chỉ trên lược đồ vừa chốt lại kiến thức bằng bảng sau: Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long - Diện tích: 23550 km2 (7,2% diện tích

cả nước).

- Gồm 6 tỉnh thành phố.

- Giáp: Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Cam - pu- chia và Biển Đông.

- Nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu với các vùng xung quanh và với quốc tế.

Diện tích: 39474 km2 (12,6 % diện tích cả nước).

- Gồm 13 tỉnh.

- Giáp: Đông Nam Bộ, Cam-pu-chia, Vịnh Thái Lan và Biển

- Có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế toàn diện, thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và trên biển với các vùng và các nước. Hoạt động 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (15 phút).

- GV chia học sinh ra các nhóm nhỏ yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình, SGK và các lược đồ tự nhiên hai vùng kinh tế ĐNB và ĐBSCL, thảo luận các nội dung sau :

Nhóm 1: Địa hình và khí hậu . Nhóm 2: Sông ngòi, đất.

Nhóm 3: Rừng, khoáng sản, biển.

Nhóm 4: Thuận lợi khó khăn về ĐKTN và TNTN.

- Học sinh các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày bằng bảng phụ . - Học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu có.

- GV chiếu bảng phụ chốt lại kiến thức, nhận xét phần trình bày các nhóm cho điểm.

Các đặc điểm tự nhiên và

TNTN Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long

Địa hình - Thoải - Thấp và bằng phảng.

Khí hậu - Cận xích đạo nóng ẩm, mưanhiều quanh năm. - Cận xích đạo nóng ẩm, mưanhiều quanh năm.

Sông ngòi

- Mạng lưới dày đặc (sông lớn: Sông Đồng Nai, sông Sài Gòn). - Sông có nhiều giá trị kinh tế.

- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc (S. Tiền, S Hậu).

- Sông có nhiều giá trị kinh tế nhất là cung cấp phù sa, hải sản...

Đất - Có nhiều loại đất có giá trị kinh tế lớn : đất xám, đất phù sa cổ thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.

- Đất đa dạng: phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn thích hợp với các loại cây lương thực thực phẩm.

Rừng - Rừng nhiệt đới, rừng ngập mặndiện tích còn ít. - Rừng ngập mặn diện tích lớncó nhiều giá trị kinh tế.

Khoáng sản

- Có trữ lượng dầu mỏ khí đốt lớn (Lan Đỏ, Lan Tây, Đại Hùng...).

- Khoáng sản ít : than bùn, đá vôi tập trung ở Kiên Giang, Cà Mau, Hà Tiên.

Biển

- Biển ấm, ngư trường rộng hải sản phong phú, thềm lục địa nông rộng giàu tài nguyên dầu

- Biển ấm ngư trường rộng giàu hải sản.

khí, gần đường hàng hải quốc tế. Khó khăn - Trên đất liến ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên còn ít, nguy cơ ô nhiếm môi trường lớn.

- Diện tích đất mặn, đất phèn lớn.

- Tình trạng nhiễm mặn càng tăng, nhất là mùa khô.

- Lũ lụt gây thiệt hại lớn cho nhiều tỉnh.

Sau khi hệ thống xong phần kiến thức trên GV có thể đặt các câu hỏi học sinh về nhà ôn tập dựa vào bảng thống kê trên.

Câu 1: Nêu thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của hai vùng kinh tế Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long?

Câu 2: Nêu những thuận lợi, khó khăn về ĐKTN và TNTN của vùng ĐNB/ ĐBSCL? Hoạt động 3. Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế-xã hội (15 phút)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH

- GV hướng dẫn hs ôn tập theo các câu hỏi sau :

* Đặc điểm dân cư- xã hội: ? Tại sao Đông Nam Bộ lại có sức thu hút mạnh mẽ với lao động cả nước ?

* Kinh tế :

1, Tình hình sản xuất công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào sau khi đất nước thống nhất ?

2, Vì sao Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn nhất cả nước ? 3, Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành dịch vụ ?

* Đặc điểm dân cư- xã hội

- Đông Nam Bộ là vùng có trình độ phát triển dân cư - xã hội cao nhất cả nước : thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ người biết chữ, tuổi thọ trung bình và tỉ lệ dân thành thị.

=> có sức thu hút mạnh mẽ với lao động cả nước. * Đặc điểm phát¸ triễn kinh tế

1, Thay đổi theo hướng :

+ Công nghiệp xây dựng tăng trưởng mạnh, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế vùng Đông Nam Bộ chiếm 59,3% cao gấp 1,5 lần so với cả nước.

+ Cơ cấu sản xuất công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành quan trọng như : khai thác dầu khí, hoá dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu, sản xuất hàng tiêu dùng. + Công nghiệp tập trung ở các trung tâm công nghiệp lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.

2, Đất thuận lợi (đất xám, phù sa cổ), khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, dân cư có tập quán, kinh nghiệm sản xuất cây công nghiệp, cơ sở chế biến rộng khắp, thị trường xuất khẩu lớn...

3, Vị trí địa lí: Đông Nam Bộ nằm gần đường hàng hải quốc tế và từ Thành phố Hồ Chí Minh với khoảng 2 giờ bay chúng ta có thể tới hầu hết các thủ đô của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất cả nước.

- Có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao, cơ sở hạ tầng phát triển và trong nhiều năm qua luôn đi đầu về chính sách phát triển. Vì thế Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh mẽ nguồn đầu tư nước ngoài chiếm tới 50,1% vốn đầu tư trực tiếp của cả nước năm 2003.

4, Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất cây lương thực lớn nhất cả nước?

5, Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

6, Vì sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản?

nước và đây là cảng có công suất lớn nhất nước ta. - Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

- Tiềm năng du lịch....

4, Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiến để trở thành vùng sản xuất cây lương thực lớn : Diện tích canh tác rộng lớn, khí hậu, nguồn nước, truyền thống và kinh nghiệm sản xuất của nông dân, thị trường, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển nông nghiệp...thuận lợi.

5, Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa : tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, giải quyết dầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển...

6, Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội thuận lợi: Nguồn thủy sản phong phú, diện tích mặt nước rộng, khí hậu ấm, ngư dân giàu kinh nghiệm, thị trường rộng lớn...

Hoạt động 4: Trò chơi tiếp sức ( 3-5 phút).

- GV chuẩn bị lược đồ trống của hai vùng kinh tế yêu cầu các đội hoàn thành nội dung sau : + Đội 1: Điền vào lược đồ các trung tâm kinh tế lớn của vùng.

+ Đội 2: Điền tên các tỉnh thành phố nằm trong vùng trọng điểm phía Nam - Đội nào hoàn thành nhanh nhất và chính xác nhất đội đó sẽ chiến thắng. - GV đánh giá nhận xét và công bố kết quả.

Hoạt động 5: Đánh giá tiết ôn tập.

- GV đánh giá tinh thần chuẩn bị của học sinh ; khả năng ghi nhớ, trình bày kiến thức của học sinh. Động viên khuyến khích các em ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra.

Hoạt động 6: Hướng dẫn tự học.

- GV cung cấp hệ thống câu hỏi cho học sinh về nhà ôn tập tiếp.

- Yêu cầu học sinh chuẩn bị kiến thức, kĩ năng và các đồ dùng học tập (giấy, bút, thước...) chuẩn bị cho tiết kiểm tra.

IV. KẾT LUẬN

- Để giảng dạy tốt tiết ôn tập GV cần :

+ Phải thấu hiểu vị trí, vai trò của bài giảng một cách chu đáo cẩn thận tránh tình trạng hời hợt xem nhẹ tiết ôn tập trong chương trình.

+ Chuẩn bị bài chi tiết, tỉ mỉ, công phu để chủ động kiến thức. Để làm được điều này GV cần xem lại nội dung cần ôn tập cho học sinh từ đó lựa chon kiến thức cung cấp cho học sinh .

+ Chuẩn bị câu hỏi bài tập có tính sáng tạo, mới, không mang tính chất học thuộc ghi nhớ máy móc, kích thích phát triển được tư duy độc lập của học sinh. Đặc biệt là phải bám vào chuẩn kiến thức, phù hợp và phân hóa được đối tượng học sinh. Trong quá trình ôn tập GV cũng cần phải xem xét lượng kiến thức học sinh bị hổng để bổ sung kịp thời.

+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học cẩn thận, chu đáo. + Chú ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học ở nhà. + Hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà chu đáo

CÂU HỎI BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ.

Câu 1. Đồng chí hãy trình bày vị trí và vai trò của tiết ôn tập trong chương trình THCS? Câu 2. Theo đồng chí để giảng dạy tốt tiết ôn tập cần phải làm gì ?

Câu 3. Cấu trúc của tiết ôn tập gồm những bước nào? Bước nào là quan trọng nhất ? Câu 4. Đồng chí hãy soạn một giáo án ôn tập trong chương trình THCS

Bài 3 :

PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỘT SỐ DẠNG BÀI ĐỊA LÍ TRONG CHƯƠNG TRÌNH THCS (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w