PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC BẢN ĐỒ LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG SỐ LIỆU TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỘT SỐ DẠNG BÀI ĐỊA LÍ TRONG CHƯƠNG TRÌNH THCS (Trang 35)

BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG SỐ LIỆU TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ

1. Nguyên tắc trong sử dụng và khai thác bản đồ, lược đồ, biểu đồ và bảng số liệu

Dựa trên nguyên tắc chung của việc sử dụng và khai thác kênh hình, việc tổ chức cho học sinh sử dụng và khai thác bản đồ, lược đồ, biểu đồ và bảng số liệu trong dạy học Địa lí cũng phải đảm bảo 3 nguyên tắc sau đây :

a. Nguyên tắc sử dụng đúng lúc : Nguyên tắc này đòi hỏi : bản đồ, lược đồ, biểu đồ

và bảng số liệu phải được sử dụng vào lúc cần thiết, lúc học sinh mong muốn được quan sát, trong trạng thái tâm lí thuận lợi nhất; bản đồ, lược đồ, biểu đồ và bảng số liệu phải được sử dụng đúng lúc nội dung và phương pháp dạy học cần đến nó; tránh đưa một lúc nhiều bản đồ, lược đồ, biểu đồ và bảng số liệu.

thể sử dụng nhiều giác quan nhất, tiếp xúc phương tiện một cách đồng đều ở mọi vị trí trong lớp ; đảm bảo cho toàn lớp có thể quan sát 3 loại kênh hình này một cách rõ ràng ; tránh làm phân tán học sinh trong các hoạt động tiếp theo.

c. Nguyên tắc sử dụng đủ cường độ:

Nguyên tắc này đòi hỏi việc sử dụng 3 loại kênh hình này phải vừa trình độ tiếp thu với lứa tuổi của học sinh. Tránh kéo dài việc sử dụng một loại phương tiện hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần trong một buổi học dẫn đến làm giảm sút khả năng làm việc và sự quá tải thông tin đối với học sinh, do chưa đủ thời gian để chuyển hoá thông tin đó.

Trong thực tế dạy học, đối với các bản đồ, lược đồ, biểu đồ và bảng số liệu trong sách giáo khoa có yêu cầu và hệ thống câu hỏi kèm theo thì khá thuận lợi cho giáo viên thực hiện đảm bảo các nguyên tắc trên. Nhưng đối với một số kênh hình mà SGK không đưa kèm yêu cầu và câu hỏi dẫn dắt học sinh tìm hiểu, đòi hỏi giáo viên phải tự soạn ra yêu cầu và hệ thông câu hỏi, thậm chí đôi khi giáo viên còn khai thác trên cả những loại phương tiện do giáo viên và học sinh tự sưu tầm, xây dựng và cập nhật thì giáo viên phải hết sức chú ý đảm bảo được các nguyên tắc này, để cho việc sử dụng các loại kênh hình này thực sự có tác dụng trong quá trình dạy học.

2. Yêu cầu của việc sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ và bảng số liệu trong dạy học Địalí

- Để sử dụng các loại kênh hình này đạt kết quả cao giáo viên cần chú ý đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Sử dụng tối đa các loại loại bản đồ, lược đồ, biểu đồ và bảng số liệu này theo hướng là nguồn tri thức hạn chế dùng theo hướng chỉ là minh họa cho bài học.

+ Khai thác tối đa hiệu quả của các loại loại bản đồ, lược đồ, biểu đồ và bảng số liệu này và khi hướng dẫn học sinh khai thác phải đảm bảo quy định về nội dung và phương pháp dạy học.

+ Chuẫn bị, nghiên cứu kĩ các loại bản đồ, lược đồ, biểu đồ và bảng số liệu để hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của từng loại, đề ra các bước lên lớp để đạt mục tiêu giáo dục, tránh tình trạng bị động khi lên lớp dẫn đến không hiệu quả khi sử dụng.

+ Mỗi loại bản đồ, lược đồ, biểu đồ và bảng số liệu có thể một lúc thể hiện được rất nhiều nội dung, đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn các nội dung cần thiết phải khai thác nhất, thiết thực nhất với nội dung bài học, và phải sử dụng một cách tối đa nội dung đã thể hiện trên một kênh hình.

+ Giáo viên cần phải định hướng các bước thực hiện trên lớp và xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập tương đối chuẩn xác để học sinh làm việc với bản đồ, lược đồ, biểu đồ và bảng số liệu được đưa vào mỗi bài học, nhằm lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng địa lí cho các em.

+ Để giúp học sinh tìm kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy thì một nhiệm vụ quan trọng nữa là giáo viên cần giúp học sinh nắm được trình tự các bước làm việc các loại phương tiện này.

+ Trong thực tế dạy học, rất ít bài dành riêng cho nội dung hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ cũng như biểu đồ và bảng số liệu mà chỉ lồng ghép vào trong các câu hỏi bài tập ở cả bài lý thuyết và thực hành, đòi hỏi giáo viên phải tận dụng mọi thời điểm để hướng dẫn các em cách khai thác các loại kênh hình này từ đơn giản đến mức độ cao trong quá trình giảng dạy.

+ Trong kiểm tra đánh giá giáo viên cần sử dụng nhiều câu hỏi và bài tập liên quan đến ba loại kênh hình này để không ngừng rèn luyện các kĩ năng địa lý cho học sinh.

3. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, lược đồ, biểu đồ và bảng số liệua. Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ a. Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ

Bản đồ Địa lí là hình vẽ thu nhỏ bề mặt Trái Đất hoặc một bộ phận của bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng dựa vào các phương pháp toán học, phương pháp biểu hiện bằng kí hiệu để thể hiện các thông tin cần thiết về địa lí. Trong trường hợp không yêu cầu tính chính xác cao và nội dung cũng cần giản lược thì người ta dùng lược đồ. Học sinh phải có kiến thức và kĩ năng về bản đồ trước khi muốn khai thác kiến thức địa lí trên bản đồ. Trong quá trình dạy học giáo viên cần cung cấp cho các em các kiến thức tối thiểu về bản đồ bởi kĩ năng xuất phát từ tri thức. Có như vậy, các em mới có kĩ năng đọc hiểu và vận dung bản đồ trong mọi tình huống học tập. Những tri thức về bản đồ sẽ giúp học sinh giải mã các kí hiệu bản đồ và biết xác lập các mối quan hệ giữa chúng. Từ đó phát hiện ra các kiến thức địa lí mới ẩn tàng trong bản đồ. Tất nhiên chỉ với tri thức bản đồ là chưa đủ mà còn cần phải có cả tri thức địa lí. Bởi khi hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, lược đồ sẽ xãy ra hai trường hợp :

+ Nếu bản đồ là đối tượng học tập thì qua phương pháp dạy của giáo viên học sinh sẽ khai thác được kiến thức từ bản đồ. Trường hợp này bản đồ với vai trò là đối tượng học tập còn các kiến kiến thức, kĩ năng bản đồ là mục đích.

+ Nếu bản đồ là nguồn tri thức thì lúc này dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh vận dụng kĩ năng khai thác bản đồ và kết hợp với kiến thức địa lí đã có để tìm ra kiến thức địa lí mới. Trường hợp này thì bản đồ với vai trò là nguồn tri thức còn kiến thức và kĩ năng bản đồ trở thành phương tiện của việc khai thác tri thức địa lí mới trên bản đồ.

Giáo viên cần tổ chức hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, lược đồ chủ yếu bằng những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực như : đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, thảo luận... để góp phần phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

Học sinh cần tuân theo các bước của kĩ năng đọc bản đồ và cần đối chiếu, kết hợp với bản đồ trong tập Atlát và bản đồ treo tường để quan sát, phân tích và rút ra những kết luận có chiều sâu về các sự vật hiện tượng địa lí khi đọc bản đồ.

a.2. Một số điều kiện để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ

Về phía giáo viên cần:

- Xác định kiến thức trong bài mà học sinh cần nắm qua bản đồ, lược đồ sao cho phù hợp để học sinh có thể sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học, tự phát hiện ra kiến thức mới.

- Soạn hệ thống câu hỏi dựa trên bản đồ, lược đồ trong sgk và trên bản đồ treo tường...để dẫn dắt học sinh tự khám phá kiến thức. Các câu hỏi nên thể hiện dưới nhiều hình thức: tự luận, trắc nghiệm (câu đúng sai, câu nhiều lựa chọn, câu điền...). Trong khâu này giáo viên cần lưu ý với các bản đồ, lược đồ trong sgk có câu hỏi yêu cầu kèm theo để hướng dẫn học sinh tìm hiểu thì khá dễ dàng cho giáo viên thực hiện ; nhưng có những nội dung không có sẵn các yêu cầu như vậy mà với kiến thức đó học sinh cũng phải dựa vào bản đồ, lược đồ để nắm kiến thức hoặc để làm rõ cho học sinh biết thì giáo viên phải tuỳ vào nội dung, phương tiện sẵn có và thời lượng tiết học mà có sự lựa chọn chỗ cần thực hiện, cách thức và mức độ cần đạt để đảm bảo mục tiêu của bài học.

- Nắm được nguyên tắc chung khi chỉ bản đồ, lược đồ : + Nhất thiết phải dùng bút chỉ bản đồ để chỉ.

+ Tư thế đứng của giáo viên khi chỉ bản đồ: đứng ở bên phải bản đồ thì cầm thước chỉ ở tay trái và ngược lại. Khi đứng giáo viên cần chú ý sao cho mọi học sinh đều nhìn thấy đối tượng cần quan sát trên bản đồ, lược đồ. Kể cả trường hợp học sinh lên chỉ cũng phải đảm bảo yêu cầu này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chỉ vùng lãnh thổ: chỉ theo đường bao quanh (đường biên giới hay ranh giới) của vùng lãnh thổ đó.

+ Chỉ sông: chỉ từ thượng nguồn xuống hạ lưu (phải chỉ theo dòng chảy của sông, không chỉ vào một điểm trên sông).

Về phía học sinh:

Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ.

Bước 2: Đọc bảng chú giải để biết nội dung, ý nghĩa các kí hiệu được biểu hiện trên bản đồ.

Bước 3: Dựa vào kí hiệu, màu sắc trên bản đồ tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ.

Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm của chúng.

Bước 5: Dựa vào bản đồ, kết hợp với kiến thức địa lí đã học, vận dụng các thao tác tư duy để phát hiện các đặc điểm hoặc xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản không thể hiện trực tiếp trên bản đồ, như mối quan hệ giữa hướng chạy của địa hình với hướng chảy của sông ngòi, quan hệ giữa địa hình và khí hậu với sông ngòi, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế - xã hội....

a. 3. Tiến trình hoạt động trên lớp: khi dạy đến nội dung có sử dụng đến bản đồ, lược đồGV thực hiện các bước sau: GV thực hiện các bước sau:

- Thu hút sự chú ý của học sinh: có thể phải đến từng bàn yêu cầu các em quan sát (nếu bản đồ, lược đồ ở trong SGK) hoặc nhắc các em tập trung lên bảng (nếu là bản đồ, lược đồ treo tường). Có khi nhắc học sinh phải quan sát cả trên bản đồ treo tường lẫn trong sách để dễ dàng hơn khi tìm hiểu.

- Giới thiệu nhanh về tổng thể và phần trọng tâm cần chú ý vào bản đồ (lược đồ). - Nêu các câu hỏi và yêu cầu để học sinh khai thác bản đồ (lược đồ)

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu:

+ Trường hợp giáo viên dùng bản đồ (lược đồ) chỉ với mục đích làm rõ kiến thức thì giáo viên có thể trực tiếp tương tác ngay với bản đồ (lược đồ) cùng với lời giảng để đảm bảo mục tiêu và thời lượng cho các nội dung quan trọng khác. Cách này hầu như chỉ dừng lại ở mức dùng bản đồ (lược đồ) với chức năng minh hoạ nên giáo viên cần hạn chế sử dụng. + Trường hợp giáo viên muốn dẫn dắt học sinh thông qua bản đồ (lược đồ) để khai thác kiến thức thì có thể vừa trình bày, vừa đặt ra hệ thống các câu hỏi phát vấn để có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, làm tăng tính chủ động học tập của học sinh.

+ Trường hợp giáo viên muốn dành nhiều thời gian cho học sinh được làm việc với những phương pháp dạy học tích thông qua bản đồ (lược đồ) thì giáo viên nên chuẩn bị nhiệm vụ rõ ràng và giao việc cụ thể cho các em rồi dành cho học sinh một thời gian thích hợp để các em chuẩn bị. Lưu ý là khi học sinh làm việc giáo viên cũng cần phải có sự giám sát để có thể hỗ trợ cho các em khi cần thiết.

- Khi học sinh trình bày, nếu yêu cầu các em lên chỉ bản đồ thì giáo viên cố gắng làm sao để nhiều em được tham gia và cần chú ý nắn chỉnh tư thế, các thao tác khi chỉ các đối tượng địa lí trên bản đồ (lược đồ) cho các em, vì hầu hết các em thường hay lúng túng trong khâu này. Trước khi kết luận và giảng giải, giáo viên nên để học sinh khác nhận xét kết quả trình bày của các bạn.

- Ở phần kết luận và giảng giải, giáo viên phải chuẩn bị trước một cách chắc chắn các thao tác và lời giảng để sao cho lời giảng thật gọn, thao tác một cách chính xác, chỉ đâu rõ ràng và dứt khoát đó, tránh kéo dài và rườm rà, lan man.

b. Hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ biểu đồ:

b.1. Định hướng chung: Biểu đồ là một phương tiện để cụ thể hoá các mối quan hệ về sốliệu bằng hình vẽ. Có nhiều hình thức khác nhau trong việc hướng dẫn học sinh khai thác liệu bằng hình vẽ. Có nhiều hình thức khác nhau trong việc hướng dẫn học sinh khai thác biểu đồ trong dạy học Địa lí ở trường THCS như quan sát, phân tích biểu đồ rút ra nhận xét; rút ra nhận xét từ việc so sánh các biểu đồ cùng loại với nhau; từ biểu đồ chuyển thành bảng số liệu thống kê, từ bảng số liệu vẽ thành biểu đồ rồi nhận xét, phân tích bảng số liệu từ đó lựa chọn loại biểu đồ phù hợp nhất để vẽ... Điều này đòi hỏi giáo viên phải thực sự đi sâu vào chuyên môn và có sự đầu tư thích đáng cho bài giảng để hiểu và lựa chọn hình thức phù hợp với nội dung, mục tiêu bài học và đối tượng học sinh khi hướng dẫn học sinh khai

thác biểu đồ. Nhưng dù dưới hình thức nào, giáo viên cũng nên tập trung vào việc giúp học sinh rút ra được những kiến thức chứa đựng trong biểu đồ, trên cơ sơ đó hình thành và rèn luyện kĩ năng sử dụng biểu đồ cho học sinh.

b.2. Khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ biểu đồ, giáo viên cần:

- Xác định kiến thức trong bài mà học sinh cần nắm được qua biểu đồ.

- Soạn một hệ thống các câu hỏi phù hợp để tạo điều kiện cho học sinh khai thác kiến thức mới từ biểu đồ. Các câu hỏi được thể hiện dưới nhiều hình thức: Tự luận, test.

- Lựa chọn hình thức hướng dẫn học sinh tìm hiểu: làm việc cá nhân, làm việc nhóm, thảo luận cặp đôi...

- Chuẩn bị phương tiện để tiến hành hoạt động: xác định việc chỉ sử dụng biểu đồ trong sách giáo khoa, sử dụng biểu đồ được phóng to từ sách giáo khoa, hay sử dụng biểu đồ tự vẽ để có dự kiến hình thức lên lớp phù hợp. Trường hợp sử dụng biểu đồ tự vẽ thì giáo viên phải hết sức lưu ý để tránh việc vi phạm vào các nguyên tắc sử dụng của loại kênh hình này như đã làm rõ ở phần trên.

b.3. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách làm việc với biểu đồ để các em thựchiện được các bước sau: hiện được các bước sau:

Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với biểu đồ qua yêu cầu và hệ thống câu hỏi của GV Bước 2: Đọc tên biểu đồ để biết được nội dung của biểu đồ.

Bước 3: Xem nhanh các yếu tố trên biểu đồ như đơn vị, thời gian, khoảng cách chia các số

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỘT SỐ DẠNG BÀI ĐỊA LÍ TRONG CHƯƠNG TRÌNH THCS (Trang 35)