- Hoạt động tư tưởng là hoạt động tác động vào thế giới tinh thần của con người hình thành hệ ý thức xã hội cho phù hợp với những mục tiêu đã xác định.. Định hướng xã hội - là tác động,
Trang 1Vũ Trần Nam Linh
Lớp Truyền hình K31A2
Bài tập Cơ sở lí luận báo chí
Đề bài: Chức năng xã hội của báo chí.
1/ Khái niệm chức năng?
Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam:
1.1 Trong triết học, xã hội học, CN chỉ:
a) Tác động của các đặc tính của một hệ thống khách thể đối với các
hệ thống môi trường cùng nằm trong một hệ thống các quan hệ với khách thể đang xem xét một hệ thống các quan hệ nhất định (như CN giác quan,
CN tiền tệ )
b) Kết quả đối với một hệ thống xã hội của một hiện tượng, sự kiện, yếu tố, thể chế xã hội có tác dụng góp phần vào sự vận hành, sự duy trì hệ thống xã hội đó Định nghĩa này giả định rằng một hệ thống có một sự thống nhất nhất định, gọi là sự thống nhất CN
1.2 Trong ngôn ngữ học, CN chỉ:
a) Nhiệm vụ, vai trò của các đơn vị ngôn ngữ hoặc của các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ, vd CN khu biệt nghĩa của các âm vị, CN phân giới của các âm, CN hình thái học
b) Sự cụ thể hoá vai trò của một yếu tố ngôn ngữ trong lời nói cụ thể,
vd CN chủ ngữ, CN vị ngữ, CN định ngữ, vv
Trang 2c) Vai trò của ngôn ngữ đối với xã hội như CN làm phương tiện giao tiếp và công cụ biểu hiện tư duy của con người
d) Tác dụng của ngôn từ cụ thể trong giao tiếp, vd CN thông báo, CN cầu khiến, CN biểu cảm, vv
đ) Ngoài ra, cũng có một khuynh hướng ngữ pháp gọi là "ngữ pháp chức năng"
2/ Chức năng xã hội của báo chí ( phân tích, chứng minh và nội dung )
2.1/ Chức năng tư tưởng
Bài báo làm ví dụ: Bài “Quyết tâm đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống” của tác giả Lam Sơn đăng trên Báo Lao Động Online ngày 1 tháng 3 năm 2012
Cũng như bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác, để hoạt động kinh doanh báo chí đạt hiệu quả cần tăng thu đồng thời với giảm chi trong toàn bộ hoạt động báo chí, trong từng bước của hoạt động báo chí
- Nguồn thu của báo chí: doanh số bán báo; quảng cáo; các loại hình dịch
vụ có thể
- Nguồn chi của báo chí: cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật; lao động sống (tiền lương, nhuận bút); các chi phí cho quá trình sản xuất
- Hoạt động tư tưởng là hoạt động tác động vào thế giới tinh thần của con người hình thành hệ ý thức xã hội cho phù hợp với những mục tiêu đã xác định
Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng luôn coi trọng công tác tư tưởng, coi công tác tư tưởng là một trong số những công tác quan trọng nhất, song song với công tác tổ chức và công tác kiểm tra
Trang 3Nội dung cơng tác tư tưởng của Đảng ta:
- Truyền bá hệ tư tưởng
- Truyền bá Cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng
Mục đích của công tác tư tưởng:
- Để quần chúng nhân dân biến hệ tư tưởng của Đảng thành hệ tư tưởng của quần chúng nhân dân
- Để giác ngộ, nâng cao tính tự giác cho quần chúng nhân dân
- Để bồi dưỡng niềm tin, tình cảm cách mạng, cổ vũ hành động
Các loại hình của công tác tư tưởng:
- Hoạt động lý luận (Quán triệt và phổ biến hệ tư tưởng; Tổng kết thực tiễn để hình thành đường lối chiến lược, chủ trương, chính sách)
- Hoạt động tuyên truyền
- Hoạt động cổ động
(Khi đã có đường lối chiến lược, chủ trương, chính sách thì tuyên truyền và cổ động cho chúng)
Các công cụ tư tưởng:
- Hệ thống các trường lớp chính trị
- Sinh hoạt tư tưởng theo các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, tổ chức
- Đội ngũ báo cáo viên
- Bảo tàng, triển lãm, pa nô, áp phích, các đội tuyên truyền
- Văn học nghệ thuật
- Báo chí (bao gồm các loại hình) là công cụ đặc biệt quan trọng
Trong số các công cụ tư tưởng của Đảng thì báo chí đóng vai trị cực kỳ quan trọng Chính vai trò, tác dụng của báo chí trong việc giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng đối với quần chúng nhân dân đã tạo thành nhóm chức năng tư tưởng của báo chí Báo chí là công cụ tư tưởng quan trọng bởi lẽ báo chí hàng ngày hàng giờ thông qua hoạt động chuyển tải thông tin truyền bá
Trang 4hệ tư tưởng của Đảng vào quần chúng nhân dân, hướng tính tích cực xã hội của quần chúng nhân dân vào việc thực hiện những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra
Nhóm chức năng tư tưởng của báo chí bao gồm các thành tố:
2.1.1 Chức năng mục tiêu:
- Lý luận báo chí cách mạng đã chỉ rõ ý nghĩa to lớn của báo chí trong
việc hình thành đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân Vai trò của báo chí cũng tăng nhanh đồng hành với sự phất triển của xã hội cùng với việc
mở rộng quy mô của các hoạt động xã hội và thu hút quần chúng nhân dân tham gia vào các phong trào, các hoạt động xã hội
- Báo chí làm nhiệm vụ khách quan là chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, toàn diện và có định hướng Cũng như mọi hoạt động khác của con người, hoạt động báo chí bao giờ cũng hướng tới những mục tiêu xác
định Mục tiêu của hoạt động báo chí là nâng cao tính tự giác cho đối
tượng công chúng (Tự giác là làm việc gì tự mình hiểu mà làm, không cần
phải nhắc nhở, đốc thúc) Để nâng cao tính tự giác cho công chúng, báo chí phải nâng cao nhận thức và tự nhận thức cho họ Nhận thức và tự nhận
thức nằm trong mối quan hệ biện chứng Nhận thức (là khả năng của con
người phản ánh và tái hiện hiện thực vào tư duy) - là toàn bộ những tri thức
về thế giới xung quanh: những quy luật, những hiện tượng, những khuynh
hướng, những quá trình của đời sống xã hội Còn tự nhận thức là hiểu được
vị trí của mình trong thế giới, trong các mối quan hệ xã hội; hiểu được mục đích, ý nghĩa của cuộc sống, hiểu được mục đích và yêu cầu, hiểu được cách thức để đạt được mục đích và thỏa mãn những nhu cầu ấy Sự tự giác là kết quả của nhận thức và tự nhận thức Tự giác là động lực mạnh mẽ của hành vi, nó quy định tính tích cực xã hội của con người
Trang 5- Để thực hiện tốt chức năng mục tiêu – báo chí phải:
+ Giúp cho công chúng nhận thức thế giới khách quan một cách toàn diện, sâu sắc và đúng đắn
+ Định hướng xã hội cho công chúng một cách toàn diện, đúng đúng đắn và khoa học
2.1.2 Chức năng định hướng.
Để nâng cao tính tự giác cho đối tượng công chúng đòi hỏi báo chí phải
định hướng cho họ một cách toàn diện và đúng đắn
Định hướng xã hội - là tác động, giáo dục, giúp đỡ cho công chúng
hiểu và đánh giá đúng các sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội để từ
đó họ xác định được mục tiêu, khuynh hướng và đặc điểm hành vi của mình.
Sự định hướng như vậy thể hiện ở các mặt:
- Thứ nhất: Qua thông tin báo chí cung cấp giúp cho công chúng hiểu
được cái gì đang diễn ra Sự định hướng bắt đầu từ hiểu biết tất cả các sự kiện hàng ngày diễn ra trong thế giới xung quanh để tạo thành bức tranh toàn cảnh về thế giới khách quan của con người mà con người sống trong
nó Đối với báo chí, mô hình thông tin, hệ thống các khái niệm về cuộc sống
là rất quan trọng
- Thứ hai: Qua việc cung cấp thông tin báo chí giúp cho công chúng
xác định rõ được rằng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể cần đạt tới cái gì,
cả về trước mắt, cả về lâu dài từ quan điểm chính thống
- Thứ ba: Sự định hướng được thể hiện qua việc đánh giá các sự kiện,
hiện tượng, các quá trình, các khuynh hướng, các nhân vật (Đương nhiên
là từ quan điểm chính thống) Sự đánh giá đó sẽ có sức thuyết phục, tác
động mạnh mẽ tới đối tượng khi nó như là những kết luận được rút ra từ việc
Trang 6phân tích các sự kiện, hiện tượng, các quá trình, các khuynh hướng, các nhân
vật ấy của thực tiễn (từ quan điểm chính thống).
- Thứ tư: Sự định hướng còn thể hiện ở việc phổ biến những giá trị,
những chuẩn mực, những phương thức, phương pháp hoạt động nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra và đạt được những kết qủa cao nhất trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể
Kết quả định hướng của báo chí đến mức nào phụ thuộc vào mức độ công khai các vấn đề của đời sống xã hội; vào sự dễ hiểu, cập nhật của thông tin; vào khả năng phản ánh và xem xét công khai, thẳng thắn các vấn đề của đời sống xã hội trên báo chí
Định hướng của báo chí trong thực tế có thể toàn diện, sâu sắc và đúng đắn; có thể toàn diện nhưng không sâu sắc và đúng đắn; và cũng có thể là rất yếu kém Báo chí cách mạng - với bản chất giai cấp và vai trò lịch sử của mình - phải định hướng một cách sâu sắc, toàn diện và đúng đắn, hình thành
ý thức khoa học và tiến bộ cho công chúng xã hội, làm sao để công chúng báo chí nhận thức đúng về thế giới xung quanh, hiểu được vị trí và vai trò của mình để lựa chọn thái độ và hành vi cho phù hợp Định hướng xã hội toàn diện, sâu sắc, đúng đắn và khách quan sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động của công chúng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xã hội đã đề ra
Báo chí thực hiện chức năng mục tiêu, hình thành tính tự giác thông qua định hướng xã hội một cách toàn diện, sâu sắc, đúng đắn và khách quan -mang đặc điểm tổng hợp; có nghĩa là báo chí phải tác động tới các mặt của thế giới tinh thần, tới toàn bộ các bộ phận cấu thành của cấu trúc ý thức xã hội: Thế giới quan; Ý thức lịch sử, văn hóa và Dư luận xã hội
Thế giới quan: là quan niệm thành hệ thống về thế giới, về các hiện
tượng tự nhiên và xã hội TGQ thể hiện cả ở 2 phương diện: bức tranh thực
Trang 7tiễn về thế giới và mối quan hệ, quan điểm về thế giới Hệ thống quan niệm này quy định lập trường, quan điểm, niềm tin, lý tưởng của con người TGQ là lăng kính mà thông qua đó con người nhận thức và đánh giá thế giới xung quanh, thẩm định các giá trị vật chất và tinh thần, bày tỏ thái độ trước các sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội, xác định mục đích, phương hướng và đặc điểm của hành vi TGQ là hạt nhân của cấu trúc ý thức xã hội, được hình thành là do cả một quá trình và nó bền vững, chậm thay đổi
Ý thức lịch sử, văn hóa: là thành tố thứ 2 của cấu trúc ý thức xã hội, nó
đóng vai trị trung gian, truyền dẫn giữa TGQ và Dư luận xã hội (DLXH) Ý thức lịch sử, văn hóa là quan niệm của con người về lịch sử, về hiện tại trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai Để xem xét, thẩm định và đánh giá các sự kiện, hiện tượng của thực tiễn, con người phải hiểu và biết được lịch
sử hình thành và vận động của thực tiễn, các mối quan hệ của thực tiễn với thời đại, với môi trường tự nhiên và xã hội Bởi lẽ hiện tại như là quá trình vận động và phát triển của quá khứ, bị quy định bởi quá khứ và ảnh hưởng đến tương lai
Sự hình thành ý thức lịch sử, văn hóa do nhiều yếu tố: văn hóa truyền thống, kiến thức được trang bị bởi hệ thống nhà trường từ thấp đến cao, văn học nghệ thuật, các phương tiện thông tin đại chúng và tuyên truyền, kinh nghiệm sống trong đó báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng do khả năng cung cấp thông tin nhanh, đa dạng và phong phú: phổ biến những tri thức, những kinh nghiệm, những giá trị lịch sử, thẩm định và cổ động cho những giá trị lịch sử, tạo môi trường cho sự hình thành ý thức lịch sử, văn hóa
Dư luận xã hội: là thành tố động nhât, linh hoạt nhất của ý thức xã hội.
DLXH là phản ứng, thái độ của xã hội trước một sự kiện, hiện tượng, vấn đề hay một nhân vật nào đó Đối tượng của DLXH là toàn bộ các sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội Chủ thể của DLXH là các giai cấp, các
Trang 8tầng lớp, các dân tộc, các nhóm xã hội, các vùng hay địa phương DLXH xem xét và đánh giá các sự kiện thường ngày của đời sống xã hội xuất phát
từ mối liên hệ đối với chúng DLXH có thể tiến bộ, có thể lạc hậu, có thể thúc đẩy, có thể kìm hãm sự tiếp thu cái mới, sự phát triển của xã hội
Các thành tố của ý thức xã hội nằm trong mối liên hệ chặt chẽ, vận động một cách linh hoạt dưới sự tác động của thực tiễn
2.1.3 Chức năng giáo dục chính trị tư tưởng
Chức năng giáo dục chính trị tư tưởng của báo chí được thể hiện ở sự
giáo dục, bao gồm giáo dục thường xuyên và giáo dục lại đối với công chúng báo chí
Giáo dục - là hoạt động nhằm hình thành ý thức ở đối tượng Khi nhận được những thông tin (về quá khứ và hiện tại, về những quy luật vận động
và phát triển của xã hội, về những giá trị và chuẩn mực của cuộc sống ) tạo
ra sự thay đổi về chất trong mỗi con người Nếu những thông tin tiếp nhận
ấy là chân thực và khách quan thì quan điểm riêng được hình thành sẽ là tích cực (và ngược lại) Để đạt được hiệu quả giáo dục, báo chí khi truyền bá những thông tin về thực tiễn phải giúp cho công chúng hiểu biết được những quy luật, những sự kiện, hiện tượng, những quá trình của đời sống xã hội, phải quan tâm đến việc tạo ảnh hưởng tư tưởng mạnh mẽ tới họ, phải phối hợp và gắn với những giá trị, những chuẩn mực, những tư tưởng hiện hành,
có nghĩa là gắn với chức năng mục tiêu của hoạt động thông tin, với toàn bộ các hình thức định hướng xã hội
Nội dung quan trọng nhất của giáo dục là hình thành tư duy kinh tế, giáo dục ý thức chính trị, ý thức lao động, ý thức đạo đức, ý thức luật pháp, tinh thần yêu nước và đấu tranh chống lại những tư tưởng và những chuẩn mực đạo đức xa lạ
Trang 9Hoạt động giáo dục trong báo chí góp phần tạo ra niềm tin của công chúng Sự xuất hiện của niềm tin đối với báo chí - đó là kết quả của việc tiếp thu thông tin cá nhân, hình thành từ sự tin tưởng vào những phản ánh, phân tích và đánh giá, đề xuất, kiến nghị và kết luận của báo chí Niềm tin đối với báo chí khác với đức tin trong tôn giáo Đức tin trong tôn giáo là sự ngộ nhận thiếu bằng chứng còn niềm tin đối với báo chí được hình thành từ báo chí và do báo chí - thông qua những bằng cớ xác thực của thực tiễn (Thông qua kỹ năng phản ánh, phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, các quá trình, các khuynh hướng hàng ngày của báo chí) Do vậy, để hình thành niềm tin của công chúng, đòi hỏi báo chí phải sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các phương pháp tái tạo thực tiễn trong các tác phẩm báo chí, vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những đặc điểm, những quy luật của hoạt động tuyên truyền, cổ động và tổ chức mà nhờ những phương pháp này thực hiện một cách hiệu quả nhiệm vụ giáo dục của báo chí
- Tuyên truyền: là hoạt động truyền bá những tư tưởng nền tảng, quan
điểm cơ bản của hệ tư tưởng của chế độ Nội dung tuyên truyền cơ bản: + Tuyên truyền hệ tư tưởng
+ Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước + Tuyên truyền các quan niệm khái quát về thời đại
+ Tuyên truyền hình thành lối sống mới
- Cổ động: là hoạt động của báo chí để phổ biến những thông tin thời
sự, tác động tích cực và có định hướng vào lập trường, thái độ, tình cảm của công chúng Bằng những thông tin phản ánh các sự kiện, hiện tượng hàng ngày về thực tiễn, cổ động được thể hiện trong những đánh giá rõ ràng nhằm hình thành nên mối quan hệ của công chúng với các sự kiện, hiện tượng ấy cho phù hợp với ý nghĩa của nó, định hướng hoạt động cho công chúng
Trang 10- Tổ chức: Kết quả hoạt động tuyên truyền và cổ động của báo chí
được phản ánh trong việc hình thành ý thức và tự ý thức ở công chúng, trong việc giáo dục ý thức, trong việc định hướng toàn diện, sâu sắc và đúng đắn (khoa học) Đó là bước đi đầu tiên, quan trọng của công tác tổ chức Nó tạo điều kiện quan trọng và cần thiết cho tính tích cực trong các hoạt động xã hội của công chúng để chuyển sang bước thứ hai: tập hợp và hướng dẫn hoạt động của công chúng nhàm thực hiện những mục tiêu chung của xã hội trong từng giai đoạn xã hội cụ thể
Tuyên truyền, cổ động và tổ chức có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đan xen trong nhau, là điều kiện và tiền đề của nhau khó có thể phân định rạch ròi
2.2/ Chức năng quản lý, giám sát
Bài báo làm ví dụ: Bài báo “Nứt đập thủy điện do sai sót tất cả các khâu” của nhà báo Trí Tín đăng trên tờ VnExpress ngày 22 tháng 3 năm 2012
Báo chí thực hiện chức năng quản lý xã hội bằng việc cung cấp và duy
trì dòng thông tin tuần hoàn trong cơ thể xã hội theo cả 2 chiều Một mặt,
với khả năng nhanh chóng, kịp thời, chính xác và rộng khắp, báo chí (gồm tất cả các loại hình: báo in; phát thanh; truyền hình; báo mạng điện tử) là những phương tiện có ưu thế tuyệt đối trong việc chuyển đến khách thể quản
lý những thông tin dưới dạng các quyết định quản lý Mặt khác, báo chí
phản ánh thực trạng tình hình không chỉ của đối tượng quản lý một cách đa dạng, phong phú, chính xác và kịp thời tới xã hội, tới chủ thể quản lý,