1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận HV báo chí và tuyên truyền đề tài chuyên đề Báo chí trẻ em

36 1,8K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 161,89 KB

Nội dung

Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - MỤC LỤC SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT 1 Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - Đề tài: Khảo sát các bài viết về trẻ em trên báo điện tử VnExpress trong tháng 11/2010 I. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Có thể nói rằng, chưa bao giờ vấn đề giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em lại được đặc biệt quan tâm như hiện nay. Liên tiếp trong thời gian vừa qua, báo chí đã có rất nhiều bài viết về những vụ việc liên quan đến trẻ em. Nó không chỉ thể hiện sự phức tạp của nhóm đối tượng này mà còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt của xã hội với những tương lai của đất nước. Báo chí cho trẻ em viết không hề đơn giản. Một mặt vẫn phải giữ tính thời sự, chân thực, khách quan của báo chí. Một mặt phải đề cao tính nhân văn, nhân đạo, tránh làm tổn hại đến danh dự trẻ em trước cộng đồng và làm sao cho chính các em có thể hiểu. Đặc biệt với báo mạng, với sự phát tán thông tin nhanh nhạy và rộng khắp hơn các loại hình báo chí khác rất nhiều, những sai sót nhỏ có thể gây ảnh hưởng xấu đến các nhân vật trẻ em trong bài viết, cũng như tâm lý không đúng đắn trong dư luận. Điều này thực sự có ý nghĩa rất lớn, thúc đẩy những sinh viên báo chí chúng em khảo sát, nghiên cứu để đúc rút những kinh nghiệm làm việc cho bản thân mình. Mặt khác, để không ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, việc nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết, trao đổi, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp giữa những người làm báo và những người quan SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT 2 Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - tâm là hết sức cần thiết. Nhiều cuộc hội thảo báo chí lớn nhỏ về đề tài trẻ em đã được tổ chức, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà báo.Các tạp chí lý luận chuyên ngành cung ít nhiều đề cập đến vấn đề kỹ năng và kinh nghiệm của nhà báo viết cho trẻ em. Liên tiếp trong thời gian vừa qua đã xảy ra rất nhiều những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến trẻ em. Đây cũng là một trong những lý do nên tiến hành nghiên cứu vì yếu tố thời gian rất thích hợp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện đã có những bài nghiên cứu về đề tài báo chí cho trẻ em với các nội dung như: Các nhóm đề tài trẻ em thường gặp (nhóm các vấn đề điển hình tiên tiến; nhóm đề tài nhân tố mới, điển hình mới; nhóm vấn đề trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt…); Chi tiết, ngôn ngữ, bố cục tác phẩm; Kỹ năng viết báo cho trẻ em… Thậm chí đã có riêng một website “Báo chí với trẻ em” (cmvn.org.vn) - một dự án quốc tế (do Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển tài trợ) ra đời nhằm nâng cao năng lực cộng tác báo chí cho trẻ em. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của em thì hiện chưa có những khảo sát mang tính cụ thể, trong phạm vi từng tờ báo. Các đề tài được đề cập đến đều ở mức độ rộng, bao quát và tổng hợp. Bởi vậy, với nội dung của môn học “Báo chí chuyên đề”, em đã có cơ hội tiếp cận với mảng đề tài Báo chí trẻ em nói chung và những bài viết trên báo VnExpress nói riêng. Em tin rằng việc khảo sát các bài viết về trẻ em trên báo VnExpress trong một tháng, tuy không nhiều, nhưng cũng là một căn cứ thực tiễn để bổ sung thêm thông tin, dẫn chứng vào những nghiên cứu rất có giá trị trước đây. SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT 3 Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Thực trạng và lý luận báo chí đã và đang đặt ra thách thức đối vời người làm báo về sự hiểu biết những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong việc làm báo cho trẻ em. Trẻ em vừa là đối tượng phản ánh của báo chí vừa hưởng thụ các sản phẩm báo chí. Mục đích của bài tiểu luận này nhằm nắm được hoạt động báo chí của VnExpress nói riêng, đồng thời rút ra được những ưu điểm hạn chế trong quá trình làm nghề để thu nhặt những kinh nghiệm cho bản thân trong công việc sau này. Với mục đích đó, bài tiểu luận có nhiệm vụ khảo sát, phân tích, đánh giá để hoàn thành nghiên cứu, đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tin bài báo chí với trẻ em trên báo điện tử VnExpress. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi và yêu cầu của một bài tiểu luận, em đã tiến hành khảo sát trên báo điện tử VnExpress trong tháng 11/2010. Phạm vi khảo sát, nghiên cứu: những bài viết về trẻ em (do phóng viên của báo viết, tổng hợp, dịch từ nước ngoài hoặc copy từ nguồn khác). 5. Phương pháp nghiên cứu + Khảo sát, thống kê: Tìm kiếm lại các bài viết về trẻ em đã đăng trong tháng 11/2010. Từ khóa để tìm kiếm gồm: “trẻ em”, “bé trai”, “bé gái”. Có thể kết quả này chưa thực sự đầy đủ về mặt số lượng nhưng chất lượng cũng có khả năng thể hiện tương đối tổng quát vấn đề. SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT 4 Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - Đưa ra số liệu bài cụ thể, số lượng bình luận dưới từng bài, các bài nhận được nhiều/ ít bình luận nhất… (những con số thể hiện được phần nào hiệu quả bài viết) + Phân tích: Dựa trên số liệu khảo sát và thống kê được, phân tích để thấy các đề tài nóng nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng nhất và ngược lại… Tìm các tài liệu liên quan để tham khảo, kết hợp phân tích nhằm có được cái nhìn toàn diện. + Đánh giá: các bài viết chất lượng nhất, sự thành công/ thất bại của bài viết, ý nghĩa của bài viết… Cùng với đó đánh giá hiệu quả hoạt động của chuyên mục/tờ báo (từ nội dung, hình thức tới mức độ ảnh hưởng của các bài viết). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Bài nghiên cứu chắc chắn sẽ là những minh họa cụ thể giúp nhìn nhận diện mạo báo chí trẻ em một cách chi tiết hơn; là điều kiện để bổ sung, hoàn thiện lý thuyết đồng thời góp phần cùng các nghiên cứu trước đây xây dựng một bức tranh tổng thể về diện mạo báo chí trẻ em trên báo mạng điện tử hiện nay. 7. Kết cấu đề tài Bài tiểu luận được chia thành ba phần: + Phần 1: Nhận thức chung về báo chí trẻ em + Phần 2: Khảo sát, đánh giá chất lượng các bài viết trên VnExpress + Phần 3: Kết luận, đề xuất giải pháp tăng hiệu quả hoạt động SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT 5 Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - II. Nội dung Chương 1: Nhận thức chung về báo chí trẻ em và các bài viết về trẻ em trên báo điện tử VnExpress 1.1. Báo chí trẻ em và vai trò của nó trên các trang báo điện tử Có thể nói rằng, chưa bao giờ vấn đề giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em lại được đặc biệt quan tâm như hiện nay. Trên phạm vi toàn thế giới, vấn đề trẻ em trở nên cấp thiết giữa lúc những cuộc chiến tranh bạo lực, xung đột vũ trang, vấn đề môi trường sinh thái, thiên tai, dịch bệnh, nghèo đói, ma tuý đe doạ đến sự phát triển bình thường của trẻ em. Ở Việt Nam , trẻ em luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Khi kinh tế -xã hội phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao, chúng ta càng có điều kiện quan tâm hơn đến việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục cho trẻ. Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam quan niệm rằng, chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong sự nghiệp đó, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là vai trò giám sát xã hội phát hiện và tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến, các ý tưởng và hành vi tốt đẹp vì trẻ em. Để không ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, việc nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết, trao đổi, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT 6 Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - nghề nghiệp giữa những người làm báo và những người quan tâm là hết sức cần thiết.Nhiều cuộc hội thảo báo chí lớn nhỏ về đề tài trẻ em đã được tổ chức, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà báo. Các tạp chí lý luận chuyên ngành cung ít nhiều đề cập đến vấn đề kỹ năng và kinh nghiệm của nhà báo viết cho trẻ em. Trong khuôn khổ một bài tiểu luận, em mong muốn được trao đổi và chia sẻ những hiểu biết và phát hiện của mình qua nghiên cứu về đề tài báo chí viết cho trẻ em nói chung, cũng như qua việc khảo sát một số tác phẩm báo chí tiêu biểu trên VnExpress nói riêng. 1.2. Vị trí, vai trò của mảng đề tài trẻ em trên trang VnExpress Theo công cụ đánh giá thứ hạng trang web toàn cầu Alexa, Vnexpress hiện là trang báo mạng điện tử được truy cập nhiều nhất Việt Nam (số liệu ngày 1/1/2011). Tuy không có riêng chuyên mục trẻ em nhưng số lượng bài vở về trẻ em luôn thể hiện mối quan tâm đặc biệt của tờ báo đối với nhóm đối tượng đặc biệt này. Là trang tin nhanh hàng đầu Việt Nam với nội dung phong phú trên tất cả các lĩnh vực đời sống, xã hội, báo chí trẻ em là một nội dung không thể thiếu để hoàn thiện thực đơn đọc cho độc giả. Thực tế là hàng ngày luôn có những bài viết về trẻ em xuất hiện trong một chuyên mục nào đó. Rõ ràng, với những lợi thế hiện có về đội ngũ phóng viên, cộng tác viên, độc giả… báo chí trẻ em là một mảng đề tài quan trọng của tờ báo, hứa hẹn những tiềm năng phát triển lớn mạnh hơn nữa và hiệu quả hơn nữa trong tương lai. SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT 7 Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - 1.3. Các tiêu chí đánh giá bài viết về đề tài trẻ em Đưa tin về trẻ em có những thách thức riêng. Trong một số trường hợp, việc đưa tin về trẻ em có thể đẩy trẻ em vào những tình huống khó xử, thậm chí khiến trẻ bị xa lánh. Dưới đây là những nguyên tắc viết bài về trẻ em do UNICEF xây dựng (11/2006, nguồn: cmvn.org.vn – trang Báo chí với trẻ em, trực thuộc Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) UNICEF đã xây dựng những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp này như một công cụ hỗ trợ các nhà báo trong quá trình tác nghiệp về những vấn đề liên quan đến trẻ em. UNICEF tin rằng chúng sẽ giúp báo chí đưa tin về trẻ em một cách khách quan và nhạy cảm. Những nguyên tắc này đảm bảo các nhà báo phục vụ lợi ích tốt nhất của cộng đồng trong khi không xâm phạm hoặc hạ thấp các quyền của trẻ em.  Các nguyên tắc: - Nhân phẩm và các quyền của trẻ em phải được tôn trọng trong mọi trường hợp. - Khi phỏng vấn và đưa tin về trẻ em, cần đặc biệt chú ý đến quyền riêng tư và bí mật của trẻ, chúng cần được lắng nghe, tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng tới chúng và được bảo vệ trước mọi hành vi lạm dụng và trừng phạt. - Lợi ích tốt nhất của mỗi trẻ em phải được ưu tiên trước bất kỳ lợi ích nào khác. Trong quá trình xác định những lợi ích tốt nhất của trẻ, quyền được lắng nghe của trẻ phải được tôn trọng phù hợp với độ tuổi và mức trưởng thành của chúng. SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT 8 Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - - Những người hiểu rõ nhất hoàn cảnh của trẻ em và có khả năng đánh giá chính xác nhất hoàn cảnh đó cần được tham vấn về những vấn đề chính trị, văn hoá, xã hội khi đưa tin về trẻ em. - Không đăng tải một câu chuyện hoặc hình ảnh có thể đưa trẻ, anh em hoặc bạn bè của trẻ vào tình huống khó khăn hoặc nguy hiểm ngay cả khi những yếu tố nhận dạng được thay đổi, giấu đi hoặc không được sử dụng. - Đặc biệt phải luôn xác định, đưa thông tin nào cần cho trẻ và có lợi cho trẻ, chứ không được đưa thông tin chỉ nhằm mục đích bán báo… - Ngoài ra, viết về trẻ em cần sinh động, cụ thể, dễ hiểu và hấp dẫn. - Viết về trẻ em thành phố khác viết về trẻ em nông thôn, viết về trẻ em bị buôn bán khác với viết về trẻ em bị bạo hành hoặc viết về việc trẻ em phạm pháp khác viết về trẻ em bị xâm hại tình dục. Tuỳ vào từng đối tượng trẻ em trong các bài viết để phóng viên tự mình đặt câu hỏi, có nên dùng những từ ngữ miêu tả chi tiết quá hay không? Những bài viết đi sâu vào miêu tả quá chi tiết các vụ việc trẻ em bị xâm hại, thậm chí còn nêu rõ tên tuổi, quê quán, bố mẹ, điều này vô hình chung lại làm các em thêm một lần đau đớn. Một điều cũng dễ bắt gặp trong công tác truyền thông về trẻ em là người lớn hay nói hộ trẻ em quá nhiều, có nhiều câu hỏi phỏng vấn được các em trả lời đều là ý kiến của người lớn gắn vào miệng các em. Do vậy, cần tạo điều kiện để các em có thể bộc lộ suy nghĩ, tư duy, chính kiến của mình trước những vấn đề các em quan tâm. Cụ thể, với báo chí Việt Nam, có năm tiêu chí cơ bản để đánh giá một bài viết về trẻ em có đạt yêu cầu hay không (xét trên khía cạnh nội dung, đạo đức và hiệu quả xã hội). Bao gồm: SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT 9 Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - - Thúc đẩy thực hiện và giám sát Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) (Chi tiết ở phần Phụ lục 1) Nội dung chính của CRC bao gồm: • Định nghĩa về trẻ em: Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp ở các nước cụ thể quy định tuôi thành niên. Theo Luật bảo về, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam, trẻ em là công dân dưới 16 tuổi, trẻ vị thành niên: từ 13 đến 15 tuổi. • Bốn nhóm quyền chính: Không phân biệt đối xử, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, quyền sống còn và phát triển, có sự tham gia của trẻ em (tôn trọng ý kiến của trẻ em) • Một quá trình: Tất cả mọi người đều có trách nhiệm giúp đỡ Nhà nước trong việc thực hiện và theo dõi việc thực hiện Công ước. - Có hình ảnh và tiếng nói trẻ em. - Trẻ em được tôn trọng và khuyến khích tham gia. - Trẻ em tiếp thu và hiểu được. - Là những thông tin thực hiện với các nhóm trẻ em. SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT 10 [...]... 28 – HVBC & TT 26 Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - IV Tài liệu tham khảo 1 Trang web Báo chí với Trẻ em: http://cmvn.org.vn 2 Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em 3 Bộ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp khi viết về trẻ em của UNICEF 4 Một số nghiên cứu về đề tài báo chí trẻ em được đưa trên mạng 5 Trang báo điện tử VnExpress SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT 27 Các chuyên đề báo chí. .. dụng ma tuý Điều 33 Trẻ em bị bóc lột và xâm hại tình dục Điều 34 Các hình thức bóc lột khác Điều 36 SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT 30 Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - Vấn đề buôn bán, bắt cóc trẻ em Điều 35 d) Trẻ em thuộc nhóm dân tộc thiểu số hay bản địa Điều 30 SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT 31 Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - 2 Danh mục khảo... tít giật giân chính là thông tin về việc trẻ bị lạm dụng; bị bạo hành gia đình và bạo lực học đường… SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT 12 Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - Nếu mang tiêu chí đánh giá các tác phẩm báo chí trẻ em để áp vào những bài liên quan đến trẻ em trên Vnexpress có thể thấy, chúng rất khó đáp ứng tiêu chí: Để trẻ em hiểu và làm theo Đa số đều được viết ra... với những tiêu chí đánh giá tác phẩm báo chí trẻ em SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT 24 Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - III Kết luận: Báo chí giờ đây đã trở thành tiếng nói của xã hội, tiếng nói của trẻ em, phản ánh trung thực cuộc sống của trẻ em, bảo vệ quyền của trẻ em, thể hiện sự lắng nghe và tôn trọng của xã hội đối với các em Chính vì vậy, những thông tin về các vụ... 28 – HVBC & TT 14 Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - dục mầm non công lập Nếu được đưa vào thực tế, trẻ mầm non sẽ nhận được sự chăm sóc chu đáo hơn từ giáo viên cũng như bản thân người giáo viên sẽ giảm bớt được áp lực vì phải trông nom nhiều trẻ nhỏ một lúc Một mô hình tốt rất cần được báo chí vào cuộc, góp phần nhân rộng c, Nhóm vấn đề trẻ em hoàn cảnh đặc biệt Tình trạng trẻ em lang... SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT 22 Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - Các bài viết về trẻ em trên Vnexpress cũng góp một tiếng nói cùng các tờ báo khác, các loại hình truyền thông khác thúc đẩy xã hội thực hiện và giám sát quyền trẻ em, thúc đẩy và đồng hành cùng các cơ quan chức năng trong công cuộc đấu tranh chống những hành vi xâm hại trẻ em, góp thêm những kinh nghiệm... hướng dẫn trẻ em Hình ảnh và tiếng nói trẻ em cũng còn những hạn chế nhất định Còn lại, nhìn chung các bài viết đều lên tiếng bênh vực trẻ em, vì lợi ích tốt nhất của trẻ  Cụ thể: Dựa trên nội dung của Công ước quốc tế về quyền trẻ em để đánh giá nội dung của các bài viết: Về đề tài: Viết cho trẻ em là một chủ đề đặc biệt phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều đề tài khác nhau Tuy nhiên có thể đề cập tới...Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - Chương 2: Thực tiễn các bài viết về trẻ em trên VnExpress 2.1 Khảo sát: Số lượng các bài viết về trẻ em trong tháng 11 trên Vnexpress là 76 bài Trong đó: 6 phóng sự ảnh, 16 tin dịch và tổng hợp từ báo chí nước ngoài, 42 bài viết/ tin về trẻ em do phóng viên/cộng tác viên Vnexpress viết, 10 bài bạn đọc viết, 1 video clip, 1 bài lấy từ trang báo khác... sự về những trẻ bị vi phạm pháp luật tại các cơ sở mầm non tư nhân Băng 'nhí' lừa đảo qua chát: Đề tài của bài viết là đối tượng trẻ em đặc biệt có những hành vi vi phạm pháp luật, tạo nên những lo ngại trong xã hội, đồng thời cảnh tỉnh người lớn về phương thức giao dục con trẻ hiện nay SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT 15 Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - Trẻ em trường mù... lượng ngắn hơn sẽ là yếu tố hàng đầu đưa các bài viết trẻ em đến với chính các em SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT 20 Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - Ngôn ngữ trong các tác phẩm nhìn chung phù hợp với nội dung và khá hấp dẫn nhưng đưa cho con trẻ đọc không phải em nào cũng có thể hiểu hết, nhiều bài còn miêu tả quá dài dòng và chi tiết những hình ảnh gớm ghiếc hoặc hành vi phạm . Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - MỤC LỤC SV Bùi thị Lan Tâm – BMĐT 28 – HVBC & TT 1 Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - Đề tài: Khảo sát các. 7 Các chuyên đề báo chí - CHUYÊN ĐỀ: BÁO CHÍ TRẺ EM - 1.3. Các tiêu chí đánh giá bài viết về đề tài trẻ em Đưa tin về trẻ em có những thách thức riêng. Trong một số trường hợp, việc đưa tin về trẻ. Báo chí chuyên đề , em đã có cơ hội tiếp cận với mảng đề tài Báo chí trẻ em nói chung và những bài viết trên báo VnExpress nói riêng. Em tin rằng việc khảo sát các bài viết về trẻ em trên báo

Ngày đăng: 30/06/2015, 08:53

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w