MĐ03 giáo trình nuôi cầy hương

120 634 11
MĐ03  giáo trình nuôi cầy hương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI CẦY HƯƠNG MÃ SỐ: M02 NGHỀ: NUÔI NHÍM, CẦY HƯƠNG, CHIM TRĨ Trình độ: Sơ cấp nghề HÀ NỘI, 2014 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ03 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Chương trình đào tạo nghề Nuôi nhím, cầy hương và chim trĩ được xây dựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ DACUM. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô-gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về nuôi nhím, cầy hương và chim trĩ. Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thể giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường. Sau khi đào tạo, học viên có khả năng tự nuôi cầy hương, làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực liên quan đến nuôi cầy hương. Mô đun nuôi cầy hương gồm có 4 bài: Bài 1: Xây dựng chuồng nuôi cầy hương Bài 2: Chọn giống cầy hương Bài 3: Nuôi dưỡng và chăm sóc cầy hương Bài 4: Phòng và trị bệnh cho cầy hương Việc xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo sơ cấp nghề ở nước ta là mới, vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Ban xây dựng chương trình và tập thể các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn./ Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Mai Thị Thanh Nga. Chủ biên 2. Vũ Việt Hà. Thành viên 3. Mai Anh Tùng. Thành viên MÔ ĐUN: NUÔI CẦY HƯƠNG Mã mô đun: MĐ03 Giới thiệu mô đun Mô đun MĐ03 “ Nuôi cầy hương” có thời gian học tập là 120 giờ trong đó Người học sau khi học xong mô đun này có khả năng xây dựng được chuồng trại, lựa chọn được cầy hương giống, nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho cầy hương. Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thúc mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành. Bài 1: Xây dựng chuồng nuôi cầy hương MĐ03-01 Mục tiêu - Nêu được đặc điểm chính trong quy trình xây dựng chuồng nuôi cầy hương đúng kỹ thuật - Lựa chọn được nguyên vật liệu xây dựng chuồng nuôi cầy hương. - Làm được các loại chuồng nuôi cầy hương A. Nội dung 1. Địa điểm xây dựng và hướng chuồng 1.1. Địa điểm xây dựng Địa điểm nuôi Cầy hương cần phải đảm bảo: + Bằng phẳng + Cao ráo + Yên tĩnh + Thông thoáng + Cách xa khu dân cư + Không gần các đường quốc lộ lớn + Giao thông thuận tiện, đảm bảo để vận chuyển thức ăn và các sản phẩm chăn nuôi. + Hạn chế không cho các động vật khác tiếp xúc với cầy hương Chuồng nuôi cầy hương cần đảm bảo có đủ nguồn nước sạch bởi nước dùng để uống, vệ sinh chuồng trại, tưới cây,… Chuồng trại được bố trí và xây dựng trên quỹ đất hiện có của các cơ sở hoặc các trại chăn nuôi. Hiện nay, có nhiều cách thức lựa chọn khi làm chuồng nuôi Cầy hương như: + Làm phòng rộng + Xây ô chuồng + Làm cũi. Chuồng có thể thiết kế đơn giản bằng cách xây tường xi măng trên một khoảng sân trống hình chữ nhật. Tường xây cao khoảng 1m bao quanh phía trên tường là lưới B40 và có cửa mở ra vào chắc chắn.Việc lựa chọn cách thức nào tùy thuộc vào các điều kiện hiện có của cơ sở gây nuôi và các hộ chăn nuôi. Tuy nhiên khi xây dựng chuồng nuôi theo kiểu nào cũng cần đảm bảo: + Mái lợp ngói + Thoáng mát + Hệ thống cửa sổ đóng, mở thuận lợi +Có quạt thông gió 1.2. Hướng chuồng Các khu chuồng để nuôi cầy hương làm theo hướng đông nam, đảm bảo mùa đông ấm, mùa hè mát. 2. Kỹ thuật làm chuồng Tùy thuộc quy mô và số lượng nuôi. Người chăn nuôi có thể làm chuồng cho cầy hương phù hợp với diện tích, phương thức và mục đích gây nuôi. Hiện nay, chuồng nuôi cầy được thiết kế theo 3 kiểu chuồng nuôi chính: làm phòng rộng, kiểu xây ô chuồng và làm cũi 2.1. Làm phòng rộng Một phòng thường nhốt chung khoảng vài chục cá thể. Loại chuồng này phù hợp với đối tượng nuôi là cầy hậu bị, hoặc cầy thương phẩm với mục đích cung cấp thịt. Hình 3.1.1. Kiểu phòng rộng Kiểu chuồng này phù hợp với nơi còn diện tích rộng, có thể tận dụng các phòng có sẵn, chuồng heo cũ hoặc làm mới. + Trường hợp tận dụng phòng có sẵn hoặc chuồng heo cũ, ở những nơi không thông thoáng, cần thiết mắc hệ thống quạt thông gió. + Trường hợp làm phòng mới, nên thiết kế hệ thống cửa và cửa sổ hướng đông nam. Quy cách phòng nuôi Cầy hương theo cách này, nếu làm mới phải đảm bảo: + Tối thiểu 1 cá thể/1m 2 : + Chiều cao của phòng tối thiểu là 2m Phòng cần phải lợp chắc chắn bằng tôn hoặc ngói, tránh khe kẽ hở vì Cầy leo trèo giỏi, có thể chui ra ngoài. Chuồng nuôi cần phải làm trần với mục đích: + Làm mát chuồng vào mùa nóng (đối với phòng lợp tôn) + Tránh việc cầy đẩy ngói chui ra ngoài (đối với phòng lợp ngói). Phòng cần xây chắc chắn, xung quanh có thể: + Xây tường + Hoặc quây bằng lưới B40, nhưng mắt lưới phải nhỏ và sợi lưới lớn (đường kính sợi lưới > 2,5 mm) tránh việc Cầy cắn rách lưới hoặc có thể chui qua lưới. Thiết kế phòng: + Có1 cửa ra vào và được đặt ở giữa + Có 1-2 cửa sổ + Xung quanh chuồng đóng hệ thống giá và gác ván hoặc cây cho Cầy leo trèo. Hình 3.1.2. Kiểu phòng rộng có sàn Hệ thống giá hoặc gác này được bố trí làm nhiều tầng để nhốt nhiều cá thể Cầy hương.Yêu cầu về độ cao của tầng: +Tầng dưới cách mặt đất khoảng 1m để tiện cho việc dọn vệ sinh + Mỗi tầng cách nhau khoảng 0,5 m tùy theo chiều cao và rộng của chuồng + Giữa các tầng cũng cần có “cầu thang” làm bằng cành cây để cầy có thể lên, xuống dễ dàng. Trong phòng cần bố trí một thùng gỗ để cầy đi vệ sinh. Sàn chuồng được lót bằng lưới B40 lớn và có độ dốc để giúp thoát nước và làm sạch ráo, vật liệu lót sàn dùng loại ít bám dính, láng giúp dễ dàng khi làm vệ sinh chuồng. Hình 3.1.3. Kiểu phòng rộng có trần 2.2. Xây ô chuồng Chuồng xây thành ô phù hợp với việc nuôi tách riêng từng cá thể hoặc từng cặp Cầy sinh sản. Tận dụng được diện tích và không gian để phát triển đàn Cầy nuôi với mục đích kinh tế. Yêu cầu hệ thống các ô chuồng được xây phải đảm bảo: + Diện tích 100cm x 120cm + Sâu từ 60 – 70cm Trước mỗi tầng cần có thềm rộng từ 30 – 40cm để Cầy đi lại. Chú ý: Khi xây ô chuồng không nên thiết kế ô chuồng có diện tích quá nhỏ, làm cho cầy bị nhốt gò bó, khó hoạt động, đi lại bên trong. Hình 3.1.4. Kiểu chuồng xây ô Hệ thống ô chuồng phải được xây trong khuôn viên một phòng có tường bao hoặc có lưới B40 quây xung quanh, đảm bảo mặt sau các ô chuồng được che kín, chuồng được xây cách mặt đất tốt nhất là 1m. Trong khuôn viên này, cần dành một phần không gian chung để: + Cầy nuôi có thể đi lại và làm sân chơi + Người nuôi dọn dẹp, vệ sinh, cho Cầy ăn, chăm sóc, + Trồng cỏ Trong chuồng cần để những cành cây để Cầy leo trèo. Trong mỗi ô chuồng, cần thiết kế sàn làm nơi nằm ngủ, nên lót chỗ nằm cho Cầy bằng các vật liệu như giẻ rách, rơm khô. Thức ăn đưa vào được đặt dưới nền chuồng để tiện việc dọn rửa Mái chuồng nên lợp bằng ngói hoặc tôn có trần để đề phòng cầy chui ra ngoài. Sàn chuồng được thiết có độ dốc và bằng lưới B40 thuận tiện cho việc vệ sinh. 2.3. Làm chuồng cũi Đây là cách thức đơn giản, dễ di chuyển khi thay đổi địa điểm, nhưng hạn chế về diện tích hoạt động của Cầy nuôi. Cũi thích hợp cho việc nuôi tách từ 1 - 2 cá thể, nuôi cầy con cùng lứa và dành cho Cầy sinh sản. Cũi có thể đóng bằng tre, gỗ hoặc bằng lưới sắt; nhưng đảm bảo chuồng phải chắc chắn, tránh Cầy gặm, cắn chuồng để thoát ra ngoài. Diện tích cũi có thể rộng hẹp khác nhau tùy số lượng Cầy trong từng cũi, nhưng phải đảm bảo cho các cá thể Cầy hoạt động dễ dàng, không bị gò bó. Bên trong mỗi cũi cần bố trí các cành cây cho Cầy leo trèo. Làm cũi hình chữ nhật cần có thể tích 1m 3 : + Rộng 1m +Dài 2m + Cao 0,5m + Có 4-6 chân cao 0,2m Diện tích cũi như vậy có thể nuôi được 2-3 con/ cũi. Đáy cũi bằng lưới sắt hay tre, gỗ chắc chắn và thưa (cách nhau 7-10cm) để phân lọt xuống nền tầng, khi vệ sinh dọn phân được dễ dàng. Cũi có thể thiết kế 1 – 2 tầng để Cầy nuôi có thể leo lên xuống. Mỗi cũi tốt nhất nuôi 1 cặp cầy. Đối với cầy con, có thể nuôi nhốt chung một lứa cầy con trong cũi (trung bình từ 3 – 4 con/lứa). Cũi cần thiết kế đặt cách mặt đất từ 20 – 50cm để tiện cho việc làm vệ sinh. Sàn cũi cần lát gỗ láng, lót thưa hoặc lưới để phân và thức ăn thừa có thể lọt xuống dưới. Hình 3.1.5. Kiểu chuồng cũi [...]... cũi nuôi cầy hương Bài tập thực hành số 3.1.2 Xây ô chuồng nuôi cầy hương Bài tập thực hành số 3.1.3 Làm phòng rộng nuôi cầy hương C Ghi nhớ - Chọn địa điểm và hướng xây chuồng nuôi cầy hương - Kích thước loại chuồng nuôi cầy hương - Xây chuồng nuôi theo mẫu Bài 2: Lựa chọn cầy hương giống Mục tiêu - Nêu được đặc điểm của loài cầy hương - Lựa chọn được giống cầy hương phù hợp với nhu cầu chăn nuôi. .. một số loại chuồng dùng để nuôi cầy hương? 1.2 Xác định hướng chuồng và địa điểm xây dựng chuồng trại nuôi cầy hương? 1.3 Kích thước khi xây ô chuồng nuôi cầy hương là bao nhiêu? 1.4 Mô tả cách làm chuồng cũi nuôi cầy hương? 1.5 Câu hỏi trắc nghiệm Chọn câu trả lời đúng 1.5.1 Có mấy loại chuồng nuôi cầy hương? A Có 2 loại B Có 3 loại C Có 4 loại 1.5.2 Hướng chuồng nuôi cầy hương cần theo hướng nào là... cầy hương giống nuôi thịt Bài tập thực hành số 3.2.2 Chọn cầy hương giống sinh sản C Ghi nhớ - Cách phân biệt đực cái khi còn nhỏ - Tiêu chuẩn chọn cầy đực giống - Tiêu chuẩn chọn cầy cái giống - Cách vận chuyển cầy hương Bài 3 Nuôi dưỡng và chăm sóc cầy hương MĐ 03-03 Mục tiêu - Xác định được các loại thức ăn phù hợp cho cầy hương - Xác định được thời vụ nuôi cầy hương phù hợp với điều kiện chăn nuôi. .. hợp với độ tuổi của cầy hương - Thực hiện cho cầy hương ăn đúng theo tiêu chuẩn - Chăm sóc tốt cầy hương sinh sản - Đảm bảo cho cầy hương khỏe mạnh A Nội dung 1 Dinh dưỡng và thức ăn cho cầy hương 1.1 Chọn lựa thức ăn cho cầy hương Cầy hương là loài ăn tạp nên chúng có thể ăn được rất nhiều loại trái cây: + Chuối + Mít + Xoài + Các loại củ và rễ cây Hình 3.3.1 Xoài- quả dùng cho cầy hương Ngoài ra chúng... Thông thường cầy hương được nuôi vào tháng 2-3 Thu bán vào tháng 6 hoặc tháng 8 Cầy hương nếu được chăm sóc tốt, chúng sẽ lớn nhanh, trọng lượng có thể đạt 0,7-1kg/con/tháng Khi cầy hương đạt trọng lượng khoảng 2,5kg trở lên thì có thể xuất bán 1.5 Dinh dưỡng cho cầy hương theo giai đoạn 1.5.1 Dinh dưỡng cho cầy hương con - Cầy hương khi mới sinh đến 10 ngày tuổi hoàn toàn bú mẹ - Khi cầy hương được... 5-7 kg 1.6.3 Tuổi thọ trung bình của cầy hương ngoài tự nhiên là bao nhiêu năm? A 6-7 năm B 8-9 năm C 10-11 năm 1.6.4 Tuổi thọ trung bình của cầy hương trong điều kiện nuôi nhốt là bao nhiêu năm? A 18 năm B 20 năm C 22 năm 1.6.5 Cầy hương có tên gọi khác là gì? A Cầy vòi hương, chồn hương, chồn mướp B Cu tỏi, cầy xạ, ngận hương C Cả A và B 1.6.6 Thức ăn của cầy hương bao gồm những loại nào? A: Thức... được đặc điểm hình thái của Cầy hương? 1.2 Trình bày đặc điểm sinh sản của cầy hương? 1.3 Cầy hương thường được phân bố chủ yếu ở đâu? 1.4 Nêu cách chọn cầy đực giống? 1.5 Nêu cách chọn cầy cái sinh sản? 1.6 Câu hỏi trắc nghiệm Chọn câu trả lời đúng 1.6.1 Có mấy loại cầy hương đang được nuôi ở nước ta? A: có 2 loại B: có 3 loại C: có 4 loại 1.6.2 Ở độ tuổi trưởng thành, cầy hương thường nặng bao nhiêu... điều kiện nuôi: Mùa động dục và sinh sản của Cầy nuôi không rõ ràng, hiện tượng động dục ở Cầy nuôi có thể xảy ra quanh năm Nếu chăm sóc kỹ và cho ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng, điều độ, cầy nuôi sẽ động dục thường xuyên hơn Biểu hiện động dục ở Cầy hương nuôi: Có thể Cầy nuôi thuần hóa hiền lành và sống chung với nhau rất hòa thuận nhưng khi động dục cả con đực và con cái đều dữ hơn bình thường Cầy cái:... không có kết quả Hình 3.2.7 Cầy hương giống * Chú ý - Cầy hương chọn làm giống tùy theo mục đích nuôi nhưng luôn đảm bảo phải có nguồn gốc, xuất xứ, lý lịch về gia phả rõ ràng - Khi lựa chọn cầy hương giống nên nuôi tỷ lệ tối đa Đực: cái = 1:1 vì cũng như nhím, cầy hương rất chung thủy Và lại nếu quá nhiều cái mà ít đực dẫn đến kết quả đậu thai không cao 1.5 Vận chuyển cầy hương giống Vận chuyển trên... cỏ + Rơm khô Cầy vòi hương ăn quả chín kỹ (chín mọng), nhằn vỏ, nuốt hạt và hạt theo phân ra ngoài Thức ăn là động vật gồm: + Côn trùng + Cua, ốc + Ếch đồng Cầy hương bắt mồi (chim, chuột, rắn…) rất giỏi Thức ăn ưa thích của cầy hương: + Côn trùng + Chuột + Chim nhỏ + Thằn lằn + Sâu bọ + Trứng Hình 3.2.5 Trứng- Thức ăn ưa thích của cầy hương 1.1.5 Đặc điểm sinh sản của cầy hương Cầy vòi hương sinh sản . dựng chuồng nuôi cầy hương Bài 2: Chọn giống cầy hương Bài 3: Nuôi dưỡng và chăm sóc cầy hương Bài 4: Phòng và trị bệnh cho cầy hương Việc xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp DACUM. tự nuôi cầy hương, làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực liên quan đến nuôi cầy hương. Mô đun nuôi cầy hương. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI CẦY HƯƠNG MÃ SỐ: M02 NGHỀ: NUÔI NHÍM, CẦY HƯƠNG, CHIM TRĨ Trình độ: Sơ cấp nghề HÀ NỘI, 2014 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình

Ngày đăng: 29/06/2015, 11:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan