Phòng bệnh cho cầy hương

Một phần của tài liệu MĐ03 giáo trình nuôi cầy hương (Trang 56)

1.1. Vệ sinh, tiêu độc trang thiết bị, dụng cụ nuôi cầy hương

1.1.1. Vệ sinh, sát trùng máng ăn và máng uống trước khi nuôi cầy hương Trước khi nuôi cầy hương ta cần chuẩn bị đầy đủ máng ăn, máng uống nước cho cầy và thực hiện sát trùng mang tất cả máng ăn, máng uống ra bể rửa, để ngâm nước, cọ rửa từng cái một sạch sẽ.

Rửa lại bằng nước lã lần nữa cho thật sạch, tiếp theo ngâm máng vào bể thuốc sát trùng có dung dịch formol 1% trong thời gian 10 – 15 phút. Lấy ra tráng lại bằng nước lã sạch đem phơi nắng để khô hoàn toàn

1.1.2. Vệ sinh, sát trùng chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi - Khu vực xung quanh chuồng nuôi: Phát quang bị rậm, cây cối và làm sạch cỏ xung quanh chuồng nuôi 3m. Định kỳ phun thuốc sát trùng, hoặc rắc vôi bột

- Chuồng trại: Quét hết bụi bẩn, phun thuốc khử trùng khắp chuồng: trần, xung quanh tường chuồng và nền chuồng

- Chuồng cũi: Quét sạch bụi bẩn bám vào cũi, cọ rửa bằng vòi nước có áp suất cao, sát trùng lại bằng formol 2% hoặc crezin 3%.

1.1.3. Vệ sinh, sát trùng hệ thống cung cấp và chứa nước

- Cần có lượng dự trữ nước đủ cho trại phòng khi hệ thống nước chính hỏng. Nếu nguồn nước là giếng hoặc bể chứa, công suất của máy bơm cần đáp ứng được với lượng tiêu thụ nước dùng, vệ sinh chuồng trại.

Định kỳ vệ sinh bể chứa nước.Vệ sinh hệ thống cung cấp nước: Ngừng cung cấp nước, vệ sinh sạch sẽ máy bơm nước và khu vực xung quanh.

- Vệ sinh hệ thống chứa nước: Ngừng việc cung cấp nước vào hệ thống chứa (bể, thùng…) và hệ thống ống dẫn, múc hết nước trong bể chứa. Cọ rửa sạch sẽ thành bể, trần bể, loại hết nước bẩn còn lại trong bể, rửa lại bằng dung dịch formol 2% trong 1 giờ. Sau đó đóng nắp bể thường xuyên.

1.2. Thực hiện phòng dịch khu vực nuôi cầy hương

1.2.1. Chuẩn bị hố sát trùng

Các hố và khay đựng thuốc sát trùng dùng bàn chải và dao cạo rác bẩn sau đó rửa sạch và sát trùng bằng dung dịch formol 2% hoặc crezine 3%.

1.2.2. Quy định đối với người chăn nuôi và khách thăm quan

Hạn chế ra vào khu vực nuôi cầy hương để tránh lây nhiễm bệnh. Đối với người chăn nuôi cần sử dụng các loại trang phục riêng và cố định khi chăm sóc cầy hương.

Tất cả mọi người vào khu vực chăn nuôi bắt buộc phải sử dụng trang thiết bị chuyên dùng có sẵn ở mỗi khu chăn nuôi như quần áo, giầy dép, mũ ủng đã được khử trùng.

Khách thăm quan vào khu vực chăn nuôi phải được phun sát trùng, mặc quần áo bảo hộ lao động, khi vào trại đi lại theo đúng quy định.

1.3. Vệ sinh phòng bệnh cho cầy hương

Nuôi cầy hương trong điều kiện nuôi nhốt chật hẹp cũng hay xảy ra dịch bệnh như tất cả các loại vật nuôi thông thường khác. Do vậy cần phải có kế hoạch phòng bệnh cho cầy hương bao gồm: phòng bằng vệ sinh và phòng bằng thuốc

1.3.1 Phòng bằng vệ sinh

Luôn giữ chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, tránh gió lùa, nhất là gió tây và gió bắc. Do đó chuồng trại cần che kín phía tây và phía bắc bằng bạt hoặc bao tải. Mùa đông nên che chắn tất cả các phía giữ ấm chuồng trại, tránh gió.

Định kỳ sát trùng chuồng trại mỗi tháng 2 lần. Trong lúc chuồng trại xảy ra dịch bệnh thì vệ sinh, sát trùng chuồng trại tiến hành thường xuyên và nhiều hơn bình thường. Có thể dùng một trong các dung dịch sát trùng sau:

- RTD-Iodine: 1lit RTD-Iodine pha trong 200lit nước, phun cho 2000m2, phun đều lên bề mặt chuồng trại (trần, tường, nền chuồng) và môi trường xung

quanh. Trong trường hợp trại nuôi đang có bệnh: 1lit RTD-Iodine pha trong 200lit

nước, phun cho 1000m2

ngày 1 lần cho đến khi hết bệnh.

Hình 3.4.1. Thuốc khử trùng RTD- Iodine

Một phần của tài liệu MĐ03 giáo trình nuôi cầy hương (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)