3. Chăm sóc cầy hương sinh sản
3.4. Thời gian cầy hương mang tha
Sau khi giao phối cần tách cầy hương đực và cầy hương cái nuôi riêng. Nếu khi phối giống cầy hương không chửa thì sau 30 ngày cầy hương sẽ động dục, ta sẽ cho phối giống trở lại.
Thời gian mang thai của cầy hương khoảng 85-90 ngày. Trong quá trình mang thai chúng ta phải cho cầy hương ăn nhiều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai phát triển.
Tuy nhiên, không nên cho ăn quá nhiều nhất là đối với những con cái mang thai lần đầu vì lứa đầu tiên thường đậu ít con nên cho ăn nhiều quá thai phát triển khá lớn sau này sẽ khó đẻ, đôi khi đẻ không ra làm chết cả mẹ lẫn con.
Khi cho cầy hương ăn trong giai đoạn mang thai cần lưu ý là thức ăn phải kiểm tra kỹ không bị ôi thiu, ẩm mốc, nước uống phải sạch tránh để cầy hương bị bệnh trong giai đoạn này vì việc điều trị rất khó, nếu điều trị bằng thuốc dễ gây sảy thai do cầy hương bị bệnh đường ruột thường bỏ ăn nên buộc phải tiêm thuốc.
Trong quá trình tiêm thuốc nếu không cẩn thận dễ gây sảy thai vì cầy giãy đạp mạnh. Trong quá trình nuôi ở giai đoạn này cũng không nên cho ăn thức ăn quá giàu đạm trong nhiều ngày vì ruột của cầy hương khá ngắn nên hấp thu nhanh dễ bị thừa đạm gây ỉa chảy, phân bết, mùi hôi.
Cũng vì đặc điểm cấu tạo giải phẫu này của cầy hương nên khi sử dụng thức ăn ôi thiu cầy hương thường bị tiêu chảy ngay. Do đó trong chăn nuôi cầy hương thức ăn và vệ sinh là hai việc rất quan trọng.
3.5.Cầy hương đẻ
Những biểu hiện trước khi đẻ của cầy hương: Trước khi đẻ 1-4 ngày
+ Cầy hương cái thở mạnh + Bụng phình to
+ Vú sưng đỏ
+ Cắn phá lưới chuồng, tỏ vẻ rất khó chịu
Hình 3.3.18. Cầy hương sinh sản
Do vậy chúng ta phải làm chuồng thật chắc chắn và trong chuồng nên bỏ vào một ít rơm, cỏ khô hoặc quần áo cũ để cầy mẹ làm ổ đẻ. Nếu chuồng đóng lưới thì phải dùng lưới có mắt nhỏ để cầy hương con không lọt xuống dưới và bò lọt ra ngoài xung quanh.
Cầy con lúc mới sinh bằng con mèo con mới đẻ thường rất yếu, sau 7- 10 ngày thì mở mắt thường hay bò đi nên xung quanh cũng phải làm lưới mắt nhỏ. Tốt nhất chúng ta vây thêm lưới mắt nhỏ ngoài lưới mắt lớn vì lưới mắt nhỏ thường dùng sợi nhỏ nên chỉ làm bằng lưới mắt nhỏ cầy mẹ có thể cắn chuồng bỏ đi.
Trong điều kiện nuôi thuần hóa khi cầy hương tìm ổ đẻ chúng ta có thể dùng bồn sành sứ (loại bồn rửa mặt) đặt vào chuồng tồi bắt cầy hương mang thai bỏ vào bồn cho chúng đẻ, nếu làm chuồng dưới đất hay đào hang sẵn cho chúng đẻ chúng sẽ nằm ì ở đó. Cầy hương chỉ đẻ khi chủ nuôi đưa chúng đặt vào bồn để đẻ.
Hình 3.3.19. Bồn rửa mặt- Ổ đẻ của cầy hương
Lúc vừa mới đẻ xong, nếu bắt chúng đi, cầy mẹ sẽ xù lông cắn. Khi nào cầy con cứng cáp tìm cách ra khỏi bồn chúng mới ngoan ngoãn cho chúng ta bắt nhốt vào chuồng.
3.6 Chăm sóc cầy hương sinh sản
Trong quá trình cầy mẹ nuôi con, chúng ta chỉ cho ăn, uống và làm vệ sinh, không được dùng tay tiếp xúc với cầy con. Nếu chạm vào sẽ có mùi hôi tay nên Cầy hương mẹ có khả năng sẽ cắn bỏ con
Khi buộc phải can thiệp do những trường hợp khi bị kẹt, bò lọt ra ngoài chuồng hoặc bò đi xa mẹ không trở lại được… chúng ta phải dùng cây, gậy để đẩy, xúc hoặc có thể dùng gang tay cao su, nilon để chạm vào cầy hương con nhưng phải hết sức cẩn thận vì lúc đẻ cầy mẹ rất hung dữ. Nên hạn chế đến nơi cầy mẹ đang nuôi con.
Bằng kinh nghiệm cho thấy, nếu cầy mẹ đẻ từ tháng 3-6 âm lịch, cầy mẹ nuôi con rất lâu đến khi cầy con biết leo trèo, chạy nhảy cứng cáp mới tách con.
Nếu đẻ vào tháng 7-9 âm lịch thì khi cầy con vừa mở mắt biết ăn vài ngày dù rất yếu ớt nhưng cầy mẹ đã muốn tách con, theo dõi thấy cầy hương mẹ không muốn cho bú nữa và bắt đầu cắn con thậm chí nếu chúng ta không tách ra kịp thời, cầy mẹ có thể cắn chết con và ăn thịt.
Hình 3.3.20. Cầy hương con
Một số cầy mẹ đẻ xong không chịu nuôi con, không cho con bú có lẽ vì lý do:
+ Thai quá lớn
+ Cầy mẹ đẻ lứa đầu nên quá đau
Trường hợp này phát hiện sớm thì cho cầy mẹ uống thuốc giảm đau, chích thuốc an thần hỗ trợ dùng thuốc giảm đau, có thể dùng thuốc của người.
Thuốc mua tại các hiệu thuốc tây hoặc cửa hàng thuốc thú y các loại thuốc. Trong trường hợp cầy mẹ do quá đau và kèm theo sốt ta có thể dùng:
AnagilC : 0,2-1ml/ con/ngày tiêm bắp. Kết hợp với dùng thuốc an thần
Nếu sau khi dùng thuốc mà vẫn không có hiệu quả thì chỉ còn cách tách cầy con ra ghép với cầy mẹ khác cũng đang nuôi con đẻ gần ngày với nhau.
Công dụng:
Giảm đau, hạ sốt, chống viêm, chống dị ứng, trợ tim, phục hồi hưng phấn thần kinh, tăng sức đề kháng.
Liều lượng: 0,2-1ml/ con/ngày tiêm bắp
Hình 3.3.21. Thuốc Anagil C
Chú ý: khi ghép cầy hương con với cầy mẹ khác nên ghép vào thời điểm cầy mẹ đang ngủ và tạo mùi giống nhau giữa cầy mẹ và cầy con.
Trong trường hợp không có cầy mẹ sinh gần ngày hoặc cầy mẹ khác không cho ghép chỉ còn cách mang cầy con ra chúng ta tự nuôi bằng cách cho cầy con uống sữa bột của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên việc này rất khó khăn và đòi hỏi người nuôi phải kiên trì.
Lưu ý: khi đã mang cầy con ra nuôi không nên bỏ thử cầy con vào lại với cầy mẹ, cầy mẹ có thể cắn chết con.
Trường hợp cầy mẹ không cho con bú cũng có thể do:
+ Cầy mẹ chưa đẻ hết con, có nhiều con đẻ rất lâu, có thể cách nhau cả đêm nên trong lúc đau đẻ không cho con bú.
Trong trường hợp này nên nhẹ nhàng che chắn bớt chuồng lại để những con đẻ trước không đi lung tung mà tìm đến cầy mẹ để bú. Đồng thời không làm cầy mẹ sợ hãi. Sau khi đẻ hết cầy mẹ sẽ tự cho con bú và chăm sóc con bình thường.
Trường hợp cầy mẹ mang thai to, không đẻ ra được, trường hợp này khá nguy hiểm có thể gây chết cầy mẹ. Khi thấy cơn co bóp tử cung yếu ta có thể tiêm thuốc kích thích co bóp dạ con.
Dùng Oxytoxin: 0,5-1ml/con, tiêp bắp hoặc dưới da. Có thể tiêm các lần kế tiếp nhưng phải cách nhau 30 phút.
Hình 3.3.22. Thuốc Oxytocin
Kết hợp dùng thêm thuốc Cafein natribenzoat 20% để kích thích trợ tim. Liều lượng: 0.5-1ml/con.
Lưu ý: chỉ dùng Oxytoxin để tiêm khi thấy cơn co bóp của dạ con yếu hoặc cửa tử cung, âm hộ đã mở. Nếu không khi tiêm sẽ gây vỡ tử cung chết cầy mẹ.
Hoặc có thể phẫu thuật mổ lấy cầy con rồi lại khâu lại nhưng việc này đòi hỏi phải có kỹ thuật, có kinh nghiệm.
Sau khi cầy mẹ đẻ xong nhưng bị xót nhau, chuồng không sạch gây nhiễm trùng trong quá trình đẻ gây viêm tử cung. Trường hợp này theo phương pháp dân gian có thể dùng lá rau ngót đem giã ra vắt lấy nước cho cầy mẹ uống kết hợp với tiêm thuốc kháng sinh trị viêm vú, viêm tử cung. Có thể dùng 1 trong các loại thuốc sau:
Dùng Hanmolin LA: 0,5ml/5kgP tiêm bắp hoặc tiêm dưới da hoặcViamoxyl: 0,5-1ml/5kgP tiêm sâu bắp thịt
Hình 3.3.24. Viamoxyl Hình 3.2.25. Thuốc Hamolin LA
Muốn bắt cầy hương mẹ đang nuôi con để tiêm thuốc phải hết cẩn thận, nếu không cầy mẹ sẽ cắn con hoặc dẫm lên con.
Chúng ta muốn tiêm thuốc cho cầy mẹ phải tách riêng cầy mẹ sang ngăn chuồng khác (chuồng nhiều ngăn), sau đó bắt cầy mẹ ra nhẹ nhàng, tiêm thuốc xong chúng ta thả cầy mẹ vào bên không có cầy con, đợi cầy mẹ bình tĩnh rồi mới cho cầy mẹ tiếp xúc với cầy con và phải thường xuyên theo dõi xem cầy mẹ có cho con bú hay không.
Nếu cầy mẹ đuối sức chúng ta phải ngăn riêng cầy mẹ và con, giảm bớt số lần cho bú của cầy con để giữ sức khỏe cho cầy mẹ sớm bình phục.
Hoặc khi cầy mẹ bị nhiễm các bệnh khác, trường hợp này cầy mẹ chăm sóc con bình thường nhưng sức càng ngày càng yếu và dần dần không cho con bú, nếu không điều trị cầy hương mẹ chắc chắn sẽ chết.
Trường hợp này cách bắt tiêm thuốc cũng giống như trường hợp trên nhưng đối với các bệnh truyền nhiễm nên tách hẳn cầy hương con ra để nuôi bằng sữa bột của trẻ sơ sinh (không nuôi bằng sữa đặc có đường).
Trong quá trình nuôi cầy hương con bằng sữa, mỗi lần cho uống sữa phải cào nhẹ vào hậu môn, đường tiểu để chúng thải phân, nước tiểu ra ngoài. Cũng không nên nhập cầy hương con loại này vào cầy hương mẹ khác nuôi vì có thể lây bệnh cho những con khác.
Như vậy có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh cho cầy hương làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản, nuôi con của cầy hương. Tuy nhiên phải tùy vào từng nguyên nhân mà ta có phương pháp xử lý riêng.
Quan trọng nhất là phải chăm sóc cầy hương mẹ an toàn không nên chỉ lo chăm sóc cầy hương con mà để cầy hương mẹ chết gây thiệt hại lớn. Không chỉ có vậy, khi cầy mẹ chết thì cầy con cũng rất khó nuôi sống.
Cầy hương đang nuôi con đòi hỏi mức dinh dưỡng cao hơn bình thường vì phải cung cấp sữa cho con bú. Khẩu phần ăn phải hết sức hợp lý vì cầy hương có đường ruột khá ngắn, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng nhanh.
Nếu cho ăn quá nhiều đạm cũng ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa dẫn đến thừa đạm và gây ỉa chảy nên khẩu phần ăn phải đầy đủ chất. Thông thường cho cầy hương ăn cơm hoặc cháo nấu với cá biển.
Một ngày cho ăn bữa chính vào lúc 6 giờ tối để tránh hiện tượng thừa đạm ban ngày chúng ta nên cho cầy hương ăn nhiều trái cây có độ ngọt cao như mít, chuối chín. Chuối có tác dụng rất tốt đến đường ruột và phân ít mùi hôi, nhuận tràng.
Cầy hương bản tính rất hung dữ nếu chúng ta tiếp cận, bắt chúng. Nếu muốn nuôi những con hiền, có thể tiếp xúc giống như chó, mèo trong nhà thì buộc phải tách mẹ lúc chúng còn chưa biết ăn.
Không nên tách sớm quá việc chăm sóc khá vất vả và có khả năng chết. Nếu tách khi đã biết ăn mới tách thì chúng đã hình thành bản tính hung dữ rồi và nuôi rất khó hiền, rất khó dạn người.
Việc này chỉ dùng để nuôi làm cảnh một vài con, nếu với số lượng lớn thì chăm sóc lúc đầu khá vất vả và hao hụt nhiều.
Nếu cầy hương mẹ đẻ nhiều thì tách từng cặp cho bú luân phiên, khoảng 1 tuần sau nhốt chung trở lại. Trước khi cầy mẹ đẻ 30 ngày cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho chồn mẹ như: Multi-ferm super, Premix vitamin
Công dụng:
giúp gia súc ăn nhiều, mạnh khỏe, tiêu hóa tốt, ngừa tiêu chảy hữu hiệu.
Liều lượng: 5g/1kg TA
Hình 3.3.27. Multi-Ferm super
Sau khi sinh cần cho chồn mẹ uống nước đầy đủ. Chồn con được 35 ngày tuổi, chồn tự ăn thức ăn với mẹ được, từ lúc đẻ đến lúc xuất chuồng khoảng 60 ngày, trọng lượng đạt 400-600 con.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1. Câu hỏi
1.1.Khi nuôi cầy hương cần nuôi vào thời điểm nào trong năm là thuận tiệnnhất?
1.2. Trình bày quá trình thuần dưỡng cầy hương? 1.3. Nêu kỹ thuật cho cầy hương ăn?
1.4. Trình bày cách phân biệt cầy hương đực và cầy hương cái? 1.5.Những biểu hiện khi cầy hương sắp đẻ?
1.6. Trình bày cách chăm sóc cầy hương sinh sản? 1.7. Câu hỏi trắc nghiệm
Chọn câu trả lời đúng
1.7.1. Cầy hương cái sinh sản thường có mấy vú? A. 4 vú
B. 5 vú C. 6 vú
1.7.2. Độ tuổi phối giống thích hợp nhất của cầy hương là bao nhiêu tháng tuổi?
A. 8 tháng tuổi B. 10 tháng tuổi C. 12 tháng tuổi
1.7.3. Khi phát hiện cầy hương động dục, cần phối giống ở thời điểm nào là thích hợp nhất?
A. Cho phối giống ngay
B. 12 giờ sau khi phát hiện động dục C. 24 giờ sau khi phát hiện động dục
1.7.4. Khi ghép đôi giao phối, tỷ lệ đực cái như nào là thích hợp nhất đối với cầy hương?
A. 1 đực: 1 cái B. 1 đực:2 cái C. 1 đực:3 cái
A. 75-80 ngày B. 85-90 ngày C. 95-100 ngày
2. Bài thực hành
Bài tập thực hành 3.3.1. Lựa chọn thức ăn cho cầy hương
Bài tập thực hành 3.3.2. Tập cho cầy hương ăn thức ăn nhân tạo
Bài tập thực hành 3.3.3. Cho cầy hương ăn cà phê để tạo nguyên liệu cà phê chồn
Bài thực hành 3.3.4. Kỹ thuật cho cầy hương ăn
Bài thực hành 3.3.5. Thực hiện cho cầy hương uống nước
Bài thực hành 3.3.6. Thực hiện ghép đôi giao phối cho cầy hương Bài thực hành 3.3.7. Chăm sóc cầy hương mang thai
Bài thực hành 3.3.8. Chăm sóc cầy hương nuôi con
C. Ghi nhớ
- Các loại thức ăn cho cầy hương
- Cách cho cầy hương ăn để tạo nguyên liệu cà phê chồn - Số lần và thời gian cho cầy hương ăn
- Cách thức và kỹ thuật cho cầy hương ăn - Thời gian phối giống thích hợp.
Bài 4. Phòng và trị bệnh cho cầy hương MĐ03-04
Mục tiêu
- Nêu quá trình vệ sinh trang thiết bị và dụng cụ nuôi cầy hương
- Nêu được nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng cách phòng và trị bệnh - Nhận biết đúng thời điểm phòng bệnh cho cầy hương.
- Thực hiện tốt công việc vệ sinh phòng bệnh; cách dùng thuốc đúng quy trình trong phòng bệnh cho cầy hương;
- Thực hiện chẩn đoán sớm và điều trị bệnh kịp thời cho cầy hương - Đảm bảo an toàn cho người chăn nuôi và cầy hương.
A. Nội dung