1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình thu hoạch tiêu thụ sản phảm hươu nai

78 285 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM MÃ SỐ: MĐ06 NGHỀ: NUÔI HƯƠU, NAI Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ06 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây phong trào nuôi hươu, nai ở Việt Nam phát triển mạnh do nhu cầu ngày càng tăng về tiêu thụ nhung và thịt. Giá trị dinh dưỡng của nhung và thịt cao. Hơn nữa nuôi hươu, nai vốn ban đầu thấp, chuồng trại có thể tận dụng các vật liệu sẵn có, rẻ tiền, tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Hươu, nai là loài vật rất dễ nuôi có thể sử dụng các loại thức ăn như lá cây, rau cỏ tự nhiên và các phế phụ phẩm nông nghiệp do đó chi phí thấp, nhưng giá bán sản phẩm lại cao vì người tiêu dùng vẫn coi đây là các đặc sản. Xuất phát từ nhu cầu trên việc phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là cần thiết. Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn, cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các hộ, nhóm nông dân chăn nuôi hươu nai, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và soạn thảo chương trình dạy nghề nuôi hươu nai trình độ sơ cấp nghề. Chương trình được kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến kỹ thuật nuôi hươu nai. Chương trình dạy nghề “Nuôi hươu, nai” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế nuôi hươu nai tại các địa phương trong cả nước do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ nuôi hươu, nai ở nước ta. Bộ giáo trình được biên soạn gồm 6 quyển: Mô đun 1. Chuẩn bị điều kiện nuôi hươu, nai Mô đun 2. Chuẩn bị giống hươu nai Mô đun 3. Chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai Mô đun 4. Nuôi dưỡng hươu, nai Mô đun 5. Chăm sóc hươu, nai Mô đun 6. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm Cấu trúc giáo trình mô đun thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm gồm 6 bài: Thu hoạch sản phẩm; Sơ chế và bảo quản sản phẩm; Giới thiệu sản phẩm; Chọn địa điểm bán hàng; Bán sản phẩm; Hạch toán hiệu quả kinh tế. Giáo trình được viết theo phương châm: đơn giản, cô đọng, dễ hiểu, dễ làm và phù hợp với trình độ của hầu hết những người nông dân nuôi hươu, nai. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận được sự góp ý của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà chuyên môn, nhà khoa học và bà con nông dân…. Nhân dịp hoàn thành cuốn giáo trình này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn 3 sự đóng góp to lớn đó. Chúng tôi cũng nhận thức rằng, do thời gian và trình độ có hạn, mặt khác, đối tượng mà giáo trình phục vụ rất mới và mang nhiều nét đặc thù nên chắc chắn tài liệu này còn rất nhiều thiếu sót, mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Ngọc Điểm. Chủ biên 2. Lê Công Hùng. Thành viên 3. Vũ Thị Liên. Thành Viên 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG MÔ ĐUN: CHĂM SÓC HƯƠU, NAI 7 BÀI 1: THU HOẠCH SẢN PHẨM 7 A. Nội dung 7 1. Xác định mùa vụ, thời điểm thu hoạch sản phẩm. 7 1.1. Chọn thời gian của chu kỳ sản xuất 7 1.2. Chọn mùa vụ, thời điểm thu hoạch sản phẩm 11 2. Thu hoạch sản phẩm 11 2.1. Thu hoạch nhung hươu, nai 11 2.2. Thu hoạch thịt hươu, nai 19 3. Phân loại sản phẩm 22 3.1. Phân loại nhung hươu, nai 22 3.2. Phân loại thịt hươu, nai 23 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 23 1. Câu hỏi 23 2. Bài tập thực hành 24 C. Ghi nhớ 24 BÀI 2: SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN SẢN PHẨM 25 A. Nội dung 25 1. Sơ chế sản phẩm 25 1.1. Sơ chế nhung hươu, nai 25 1.2. Sơ chế thịt hươu, nai 27 2. Bảo quản sản phẩm 28 2.1. Bảo quản nhung hươu, nai 28 2.2. Bảo quản thịt hươu, nai 28 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 29 1. Câu hỏi 29 2. Bài tập thực hành 29 C. Ghi nhớ 29 BÀI 3: GIỚI THIỆU SẢN PHẨM 30 A. Nội dung 30 1. Giới thiệu các phương pháp quảng bá sản phẩm 30 1.1. Tham khảo tài liệu, công cụ quảng bá sản phẩm từ hươu, nai 30 1.2. Thiết kế chương trình, tài liệu công cụ, tờ rơi, pano, áp phích. 33 2. Tìm hiểu thị trường 33 2.1. Tìm hiểu sản phẩm, giá cả và hình thức quảng bá sản phẩm 33 2.2. Tìm hiểu về khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh 34 3. Chiến lược sản phẩm 37 3.1. Chiến lược tiếp thị sản phẩm 37 5 3.2. Phân khúc thị trường 39 3.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu 40 4. Thực hiện chương trình quản bá sản phẩm 41 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 42 1. Câu hỏi 42 2. Bài tập thực hành 42 C. Ghi nhớ 42 BÀI 4: CHUẨN BỊ ĐỊA ĐIỂM BÁN HÀNG 43 A. Nội dung 43 1. Thiết lập hệ thống kênh phân phối và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. 43 2. Các bước để chuẩn bị một địa điểm bán hàng. 44 3. Quy trình thực hiện bán hàng. 45 4. Các phương thức thanh toán. 46 5. Tổ chức, trưng bày các sản phẩm tại quầy hàng. 47 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 48 1. Câu hỏi 48 2. Bài tập thực hành 48 C. Ghi nhớ 48 BÀI 5: BÁN SẢN PHẨM 49 A. Nội dung 49 1. Kỹ năng bán hàng 49 2. Xúc tiến bán hàng 50 3. Bán hàng 55 4. Chăm sóc khách hàng 57 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 59 1. Câu hỏi 59 2. Bài tập thực hành 59 C. Ghi nhớ 59 BÀI 6: HOẠCH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ 60 A. Nội dung 60 1. Liệt kê các khoản thu và chi 60 1.1. Liệt kê các khoản chi 60 1.2. Liệt kê các khoản thu 60 2. Lợi nhuận 61 3. Nhận dạng doanh thu và chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất 62 3.1. Tính chi phí cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh 62 3.2. Tính doanh thu cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh 64 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 65 1. Câu hỏi 65 2. Bài tập thực hành 65 C. Ghi nhớ 65 6 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 66 I. Vị trí, tính chất của mô đun 66 III. Nội dung chính của mô đun 66 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 67 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 72 7 MÔ ĐUN: CHĂM SÓC HƯƠU, NAI Mã mô đun: MĐ06 Giới thiệu mô đun Mô đun Chăm sóc hươu nai với tổng số giờ là 84 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: thu hoạch, sơ chế, bảo quản và giới thiệu sản phẩm; chuẩn bị địa điểm bán hàng; bán sản phẩm; hạch toán hiệu quả kinh tế đạt chất lượng và hiệu quả. Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thúc mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành. BÀI 1: THU HOẠCH SẢN PHẨM Mã bài: MĐ06-01 Mục tiêu - Mô tả được các bước công việc trong việc thu hoạch sản phẩm. - Thực hiện được các bước công việc trong việc thu hoạch sản phẩm. A. Nội dung 1. Xác định mùa vụ, thời điểm thu hoạch sản phẩm. 1.1. Chọn thời gian của chu kỳ sản xuất - Căn cứ vào quá trình sinh trưởng, phát triển và tạo nhung để chọn chu kỳ sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. - Căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ sản phẩm (nhung, thịt, con giống) để điều chỉnh chu kỳ sản xuất phù hợp. 1.1.1. Chu kỳ sản xuất con giống: - Chu kỳ sản xuất con giống đối với hươu: + Hươu vàng: Tuổi thành thục của con cái 17 - 20 tháng tuổi và con đực 20 - 23 tháng tuổi. + Hươu sao: Tuổi thành thục của con cái 13 - 18 tháng tuổi và con đực 15 - 19 tháng tuổi. + Tuổi đẻ lứa đầu: 25 - 28 tháng tuổi. 8 + Mùa động dục của hươu vàng từ tháng 5 - 8 và mùa đẻ từ tháng 1 - 5. Hươu cà tông mùa phối giống từ tháng 2 đến tháng 4 và mùa đẻ từ tháng 10 đến tháng 12. + Thời gian mang thai: 220 - 228 ngày. + Hươu là động vật đơn thai, tỷ lệ hươu cái sinh ra lớn hơn hươu đực. - Chu kỳ sản xuất con giống đối với nai: + Nai đực thành thục sinh dục hơn 2 năm tuổi, nai cái sớm hơn. + Nai động dục mùa thứ nhất từ tháng 1 đến tháng 5, mùa thứ hai từ tháng 7 đến tháng 11. + Mùa đẻ thứ nhất từ tháng 1 cho đến tháng 2 năm sau và mùa đẻ thứ hai là từ tháng 4 đến tháng 6 + Tuổi phối giống: 12 - 14 tháng tuổi. + Tuổi đẻ lứa đầu: 21 -24 tháng tuổi. + Thời gian mang thai trung bình 280 ngày, con tơ mang thai dài hơn. + Nai cái thường đẻ mỗi năm 1 lứa, mỗi lứa 1- 2 con. 1.1.2. Chu kỳ sản xuất nhung Ở Hươu, Nai chỉ có con đực mới có sừng, con cái không có sừng. Sự mọc sừng là dấu hiệu về sự phát triển sinh dục. Sừng non được gọi là nhung, có địa phương gọi là lộc. Về mặt sinh học, sừng Hươu, Nai được thay thế hàng năm. Sừng hàng năm mọc mới và rụng đi diễn ra theo thời gian nhất định trong năm. Một trong những sản phẩm chính của Hươu, Nai là nhung. Nó là nguyên liệu làm thuốc quý và được đánh giá cao trong nền y học phương đông. Nhung Hươu, Nai dùng chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ cho người già yếu. Nhung có tác dụng tốt với các bệnh tim nhược năng, bệnh thần kinh thực vật và một số bệnh khác. Hươu, Nai có tuổi bắt đầu mọc sừng lần đầu tiên ở con đực vào đầu năm tuổi thứ 2, khi đạt 12 - 15 tháng tuổi. Trên xương đầu của Hươu, Nai đực non bắt đầu xuất hiện u lồi, tức là phần đế sừng và sau đó 2 - 3 tháng phát triển thành cặp sừng đầu tiên. Cặp sừng này đơn giản khẳng khiu, không phân nhánh, dài từ 8 - 10 cm đến 20 - 25 cm và thường được gọi là sừng chìa vôi. Người ta không cắt sừng năm đầu tiên rồi đến năm sau sừng chìa vôi rụng và được thay thế bằng cặp nhung mới, được gọi là hiện tượng đổ đế. Sau khi sừng (đế) cũ rụng là quá trình hình thành phát triển nhung. Nếu ta không cắt nhung thì nhung (sừng non) tiếp tục phát triển và hoá xương dần để tạo thành cặp sừng mới. Cặp sừng này tồn tại đến mùa rụng sừng năm tới. Sừng Hươu, Nai đặc, không rỗng như sừng trâu, bò. 9 Quá trình phát triển nhung: Thời kỳ này là từ khi đổ để đến khi cắt nhung khoảng 50 - 60 ngày và được chia thành các giai đoạn sau: + Giai đoạn bong lớp váng trên bề mặt gốc sừng: Sau khi đổ đế trên bề mặt sừng bắt đầu tiền da tạo thành lớp váng mỏng, lúc đầu có màu đỏ hồng ở Hươu vàng và Hươu cà tông, hơi đen ở Nai. Sau 3 - 5 ngày lớp vàng này bị bong dần ra do cặp sừng mới xuất hiện trùng lên. + Giai đoạn nhung có hình "Quả đào": Phần sừng non được lồi lên dần dần có một khối mềm phồng to dần và có hình quả đào, khi cao 2 - 3 cm quả đào chuẩn bị phân đôi, đây là lần phân nhánh thứ nhất. + Giai đoạn nhung hình "trái mơ": Nhung hình trái mơ đầu hơi phình to, giai đoạn này từ 50 - 60 ngày. + Giai đoạn nhung có hình "yên ngựa": là giai đoạn trái mơ đã phát triển thành hình yên ngựa, đây là lần phân nhánh thứ 2. Chuyển qua giai đoạn yên ngựa, sừng dài hơn gọi là "gác sào". Thời gian phát triển nhung sau khi đổ đế qua các giai đoạn sau: 1. Bong lớp váng trên bề mặt gốc sừng: 3 - 5 ngày 2. Nhung hình "quả đào": 15 - 20 ngày 3. Nhung hình "trái mơ": 50 - 60 ngày 4. Nhung hình "yên ngựa": 60 - 70 ngày 5. Nhung hình "gác sào": 70 - 80 ngày - Khả năng cho nhung của Hươu, Nai: Thời kỳ để thu hoạch nhung phụ thuộc vào thị hiếu, cơ chế, giá cả thị trường. Cắt nhung sớm, nhung có trọng lượng thấp, cắt ở giai đoạn muộn nhung sẽ to hơn, nhưng nhung đã phần nào hoá sừng nên chất lượng nhung kém. 1.1.3. Khả năng sản xuất thịt - Khả năng sản xuất thịt đối với hươu: Khối lượng con đực luôn lớn hơn con cái, khối lượng sơ sinh thường bằng 6 - 7 % khối lượng lúc trưởng thành, tốc độ sinh trưởng từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi là cao nhất, từ 6 - 12 tháng tuổi là thống nhất. Khối lượng sơ sinh hươu đực 3,6 kg, hươu cái 3,4 kg. Một tháng tuổi, hươu con đã nặng khoảng 10 kg. Đến 7 tháng tuổi đã có trọng lượng 21 - 29 kg, khối lượng trưởng thành hươu vàng 35 - 45 kg, hươu cà tông 60 - 80 kg. Tăng trọng bình quân trong 7 tháng đầu là một lạng một ngày. [...]... Trong điều kiện nuôi nhốt nai có thể sống 15 năm và cho 15 - 18 cặp nhung 1.2.2 Thời điểm thu hoạch thịt - Thời điểm bán thịt hươu, nai thịt tùy thu c vào nhu cầu thị trường - Tuổi hươu, nai thu hoạch từ 7 - 12 tháng tuổi - Đối với các hươu, nai loại thải 2 Thu hoạch sản phẩm 2.1 Thu hoạch nhung hươu, nai Mỗi năm một hươu, nai đực cho một cặp nhung Như vậy cả đời mỗi hươu, nai đực cung cấp được 15 -... cần để cho hươu yên tĩnh, cho ăn thức ăn dễ tiêu tránh làm hươu hoảng hốt, sợ hãi Sau 7 - 10 ngày vết cắt hoàn toàn lành 2.2 Thu hoạch thịt hươu, nai 2.2.1 Đối tượng thu hoạch thịt - Hươu, nai nuôi khoảng 12 tháng tuổi có thể giết thịt 20 - Đối với các hươu, nai già loại thải - Những hươu, nai không đủ tiêu chuẩn làm giống loại thải 2.2.2 Phân loại hươu, nai giết thịt - Việc phân loại hươu, nai giết... hoạch nhung hươu, nai 1.4 Mô tả các bước thực hiện thu hoạch thịt hươu, nai 1.5 Mô tả phương pháp phân loại nhung và thịt hươu nai 2 Bài tập thực hành 2.1 Thực hiện xác định mùa vụ, thời điểm thu hoạch sản phẩm 2.2 Thực hiện thu hoạch và phân loại nhung hươu, nai C Ghi nhớ 1 Xác định đúng tuổi để cắt nhung cho hươu, nai (50 - 60 ngày) 2 Cố định hươu, nai để cắt nhung không làm tổn thương hoặc dập vỡ... thịt hươu nai được xếp thành ba loại: - Loại 1 gồm: thịt phần ngực, lưng, phần sau - Loại 2 gồm: vai, chân trước, bụng - Loại 3 gồm: cổ, cẳng chân trước và cẳng chân sau B Câu hỏi và bài tập thực hành 1 Câu hỏi 1.1 Trình bày cách chọn thời gian chu kỳ sản xuất hươu, nai 1.2 Xác định mùa vụ và thời điểm thu hoạch nhung, con giống và thịt hươu nai 24 1.3 Mô tả các bước thực hiện thu hoạch nhung hươu, nai. .. vụ, thời điểm thu hoạch sản phẩm 1.2.1 Mùa vụ, thời điểm thu hoạch nhung - Mùa đổ đế của nươu, nai + Mùa đổ đế của hươu vàng: Từ tháng 11 cho đến tháng 2 năm sau, tập trung nhiều nhất vào tháng 12 + Mùa đổ đế của hươu cà tông: Tập trung từ tháng 6 đến tháng 8 + Mùa đổ đế của nai: Mùa đổ đế của nai từ tháng 5 đến tháng 8 và cao nhất là vào tháng 6 - Thời điểm thu hoạch nhung + Mỗi năm thu hoạch nhung... 6.2.3 Thịt nai tươi Hình 6.2.3 Thịt nai khô B Câu hỏi và bài tập thực hành 1 Câu hỏi 1.1 Mô tả các phương pháp sơ chế nhung hươu, nai 1.2 Mô tả các phương pháp sơ chế thịt hươu, nai 1.3 Mô tả các phương pháp bảo quản nhung hươu, nai 1.4 Mô tả các phương pháp bảo quản thịt hươu, nai 2 Bài tập thực hành 2.1 Thực hiện sơ chế, bảo quản nhung hươu, nai 2.2 Thực hiện sơ chế, bảo quản thịt hươu, nai C Ghi... tượng, quy chuẩn màu + Sự khác biệt giữa sản phẩm chăn nuôi thông thường với sản phẩm chăn nuôi hươu, nai Ví dụ: Nhiều người tiêu dùng hiện nay chưa hiểu sự khác biệt giữa sản phẩm thịt nai thật với sản phẩm thịt nai giả do đó trong nội dung cần có những điểm khác biệt này, cụ thể như đây là sản phẩm nguồn gốc sản phẩm, màu sắc sản phẩm có khác biệt gì, mùi vị của sản phẩm sau chế biến, nấu thế nào hay... tiện giới thiệu sản phẩm đạt hiệu quả Các đặc trưng của sản phẩm chăn nuôi hươu nái: - Giá trị dinh dưỡng cao, sử dụng làm thu c chữa bệnh - Nguồn cung cho sản phẩm chăn nuôi hươu, nai ổn định và rộng rãi - Nhiều người tiêu dùng hiểu biết giá trị và tác dụng của sản phẩm - Sự quảng bá về sản phẩm rất phong phú và đa dạng - Màu sắc sản phẩm “bắt mắt” Các công cụ và phương tiện giới thiệu sản phẩm đạt:... Bước 3: Cố định hươu, nai Cách 1: Cố định hươu bằng bắt giữ: - Khi bắt hươu nai để cắt nhung, cần nhẹ nhàng không làm hươu nai hoảng hốt và tránh sây sát làm vỡ nhung - Giữ hươu, nai thật chắc chắn, đặt hươu nằm ở tư thế thoải mái, không tỳ đè lên bụng, gối đầu trên một nệm rơm Cần có 6 người khoẻ để giữ (4 người giữ 4 chân, 1 người giữ đầu và che mắt và 1 người cưa) Hình 6.1.5 Bắt giữa hươu cưa nhung... GIỚI THIỆU SẢN PHẨM Mã bài: MĐ06-03 Mục tiêu - Xác định được sự cần thiết phải quản bá sản phẩm khi bán hàng - Lựa chọn được hình thức quảng bá loại sản phẩm của mình ra thị trường A Nội dung 1 Giới thiệu các phương pháp quảng bá sản phẩm 1.1 Công cụ quảng bá sản phẩm từ hươu, nai Quảng bá sản phẩm là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền đạt tin tức về chất lượng hay ưu điểm của sản phẩm . hoạch sản phẩm 11 2. Thu hoạch sản phẩm 11 2.1. Thu hoạch nhung hươu, nai 11 2.2. Thu hoạch thịt hươu, nai 19 3. Phân loại sản phẩm 22 3.1. Phân loại nhung hươu, nai 22 3.2. Phân loại thịt hươu, . hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm Cấu trúc giáo trình mô đun thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm gồm 6 bài: Thu hoạch sản phẩm; Sơ chế và bảo quản sản phẩm; Giới thiệu sản phẩm; Chọn địa. nuôi hươu, nai Mô đun 2. Chuẩn bị giống hươu nai Mô đun 3. Chuẩn bị thức ăn cho hươu, nai Mô đun 4. Nuôi dưỡng hươu, nai Mô đun 5. Chăm sóc hươu, nai Mô đun 6. Thu hoạch, bảo quản và tiêu

Ngày đăng: 29/06/2015, 10:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w