1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại

61 1,4K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 808,98 KB

Nội dung

báo cáo về ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BỘ MÔN KINH TẾ TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG

ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT Ở TRANG TRẠI TRONG TỈNH AN GIANG

Chủ nhiệm : Lê Thị Thiên Hương

Long xuyên, tháng 8 năm 2004

Trang 2

TÓM TẮT -OoO -

Trong những năm gần đây nông nghiệp An Giang phát triển tương đối mạnh mẽ, kinh

tế trang trại được đề cặp đến như những giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, kinh doanh nông nghiệp và khuyến khích đấu tư vào sản xuất nông nghiệp Thật vậy, kinh tế trang trại là một quá trình chuyển đổi từ kinh tế hộ có nền sản xuất tự cấp tự túc, sang kinh tế hàng hoá với qui mô ngày càng lớn

Nghiên cứu này tiếp nối từ đề tài thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại của Thạc sĩ Lê Minh Tùng, với phương pháp ước lượng hàm sản xuất trung bình để đo lường hiệu quả kinh tế của các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất, và tìm hiểu mức độ đóng góp của các nhân tố đầu vào vào mức độ hiệu quả của sử dụng vốn

Từ những kết quả phân tích đó sẽ tìm ra biện pháp để hỗ trợ kinh tế trang trại về mặt chính sách và kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất trang trại ở An giang

Trang 3

MỤC LỤC PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Sự cần thiết của đề tài 9

2.Mục tiêu nghiên cứu 9

3 Ý nghĩa 9

3.1 Đóng góp về mặt khoa học và phục vụ công tác đào tạo 9

3.2 Đóng góp liên quan đến phát triển kinh tế 9

4 Nội dung, phương pháp nghiên cứu đề tài 10

5 Phạm vi nghiên cứu 10

PHẦN II PHẦN NỘI DUNG 11 1 Các khái niệm 11

1.1 Khái niệm kinh tế trang trại 11

1.2 Khái niệm về sản lượng 11

1.3 Tiêu chí xác định kinh tế trang trại 11

2.Tình hình phát triển kinh tế trang trại 12

2.1 Sự hình thành trang trại 12

2.2 Thực trạng kinh tế trang trại ở Việt Nam 13

2.3 Quan điểm về phát triển kinh tế trang trại ở nước ta trong thời gian tới: 14

2.4 Các loại hình trang trại: 14

3 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở An Giang 18

4 Phương pháp nguyên cứu 19

4.1 Thu thập số liệu 19

4.2 Phương pháp xử lý số liệu 20

5 Tổng quan 21

5.1 Điều kiện tự nhiên: 21

5.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 22

6 Kết quả nghiên cứu 22

6.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến các mô hình sản xuất sản suất kinh doanh: 22

6.2 Một số chỉ tiêu tính toán 23

6.3 Phương Trình hồi quy tuyến tính: 23

7 Phân tích các chỉ tiêu kinh tế của các loại hình sử dụng đất 25

7.1 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của việc sản xuất lúa 25

7.2 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình chăn nuôi 32

7.3 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình nuôi trồng thuỷ sản 34

7.4 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình trồng trọt cây lâu năm 37

7.5 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình dịch vụ 38

8 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của các loại hình canh tác 39 8.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa 39

8.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chăn nuôi 40

8.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản 41

8.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ 42

9 Mối quan hệ ảnh hưởng giữa diện tích gieo trồng và thu nhập 43

9.1 Mối quan hệ của việc trồng lúa 43

9.2 Mối quan hệ của nuôi trồng thuỷ sản kết hợp lúa 45

10 Phân tích việc sản xuất đa mô hình 46

11 Thuận lợi – khó khăn 47

11.1 Thuận lợi: 47

Trang 4

11.2 Khó khăn 47

11.3 Kiến nghị của chủ trang trại 50

PHẦN III KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 53 1 Kết luận 53

2 Kiến nghị 53

2.1 Đối với nhà nước và chính quyền địa phương: 53

2.2 Đối với các chủ trang trại: 54

3.Giải pháp 54

3.1 Một số giải pháp về tính dụng cung cấp vốn cho trang trại 54

3.2.Giải pháp cung cấp cây con giống và hỗ trợ khâu tiêu thụ sản phẩm 55

3.3Giải pháp đối với khoa học kỹ thuật 55

Trang 5

DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG

OoO -

Bảng 1: Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở An Giang

Bảng 2: Phân bổ các trang trại theo huyện, thị, thành phố

Bảng 3: Các loại hình trang trại được phân bố theo vùng

Bảng 4: Các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Hè Thu của vùng 1

Bảng 5: Các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Hè Thu của vùng 2

Bảng 6: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Hè Thu của vùng 3

Bảng 7: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tê trên ha lúa Đông Xuân vùng 1

Bảng 8: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Đông Xuân vùng 2

Bảng 9: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Đông Xuân vùng 3

Bảng 10: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trong năm của chăn nuôi vùng 1

Bảng 11: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trong năm của chăn nuôi ở vùng 2

Bảng 12: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trong năm của chăn nuôi ở vùng 3

Bảng 13: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha của nuôi trồng thuỷ sản ở vùng 1

Bảng 14: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha của nuôi trồng thuỷ sản ở vùng 2

Bảng 15: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha của nuôi trồng thuỷ sản ở vùng 3

Bảng 16: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình trồng trọt cây lâu năm

Bảng 17: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình dịch vụ

Bảng 18: Hệ sồ ước lượng của các trang trại trồng lúa

Bảng 19: Hệ sồ ước lượng của các trang trại chăn nuôi

Bảng 20: Hệ sồ ước lượng của các trang trại thuỷ sản

Bảng 21: Hệ sồ ước lượng của các trang trại kinh doanh dich vụ

Bảng 22: Mối quan hệ và ảnh hưởng của diện tích canh tác đến lợi nhuận của trang trại trồng lúa

Bảng 23: Kết quả kiểm định mối quan hệ giũa diện tích và doanh thu trong mô hình trồng lúa

Bảng 24: Mối quan hệ và ảnh hưởng của diện tích canh tác đến lợi nhuận của trang trại trồng lúa kết hợp thuỷ sản

Bảng 25:Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa diện tích và doanh thu trong mô hình lúa

- thuỷ sản kết hợp

Bảng 26: Một số chỉ tiêu hiệu quả trên ha của các mô hình sản xuất

Bảng 27: Khó khăn chung của các chủ trang trại chăn nuôi

Trang 6

Bảng 28: Khó khăn chung của các chủ trang trại trồng lúa

Bảng 29: Khó khăn chung của các chủ trang trại nuôi trồng thuỷ sản

Bảng 30: Khó khăn chung của các chủ trang trại

Bảng 31: Kiến nghị chung của các chủ trang trại

Bảng 32: Kiến nghị của các chủ trang trại chăn nuôi

Bảng 33: Kiến nghị của các chủ trang trại trồng lúa

Bảng 34: Kiến nghị của các chủ trang trại nuôi trồng thuỷ sản

Trang 7

CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT

-OoO LN: Lợi nhuận

CP: Chi phí TN: Thu nhập LĐGĐ: Lao động gia đình PVTT: Phỏng vấn trực tiếp CN: Chăn nuôi

TS: Thuỷ sản DV: Dịch vụ CAT: Cây ăn trái HT: Vụ hè thu ĐX: Đông xuân KHKT: Khoa học kỹ thuật TT: Thông tin

Trang 9

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU

1.Sự cần thiết của đề tài

Kinh tế trang trại đang được đề cập đến trong những năm gần đây như là một trong những giải pháp để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, kinh doanh nông nghiệp và khuyến khích đầu tư vào sản xuất nông nghiệp Mặc dù chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại còn nhiều nội dung hạn chế như: luật sở hữu đất đai, hạn điền, tiêu thụ sản phẩm,…có một số trang trại đã thành công về hiệu quả đầu tư Việc tìm hiểu các nhân tố góp phần vào mức độ hiệu quả của sử dụng vốn, đất, kỹ thuật có thể rút ra những kết luận làm cơ

sở cho việc hoạch định chính sách phù hợp để khuyến khích kinh tế trang trại phát triển

Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại là một quá trình chuyển đổi từ kinh tế

hộ có nền sản xuất tự cấp, tự túc sang nền sản xuất kinh tế hàng hoá với qui mô ngày càng lớn Để phân biệt với kinh tế hộ nông dân, ở các nước khác trên thế giới người ta phân loại kinh tế trang trại chủ yếu theo qui mô sử dụng đất đai Ở nhiều nước khác nhau thì qui mô kinh tế trang trại càng khác nhau và phù hợp với đặc điểm tự nhiên của mỗi nước và cũng tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế ở nước đó

2.Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này sử dụng số liệu đã thu thập được từ đề tài nghiên cứu thực trạng

và giải pháp phát triển kinh tế trang trại của Thạc sĩ Lê Minh Tùng, để phát triển các giả thuyết về hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào như đất đai, cơ giới, tiền vốn và lao động Như vậy sẽ bổ túc nâng cao hiệu quả của công trình nghiên cứu khoa học đã thực hiện

Dùng phương pháp hàm sản xuất trung bình để đo lường và so sánh hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế của việc sử ra dụng các yếu tố đầu vào ở các trang trại trong tỉnh

Bằng phương pháp kinh tế lượng đề tài sẽ phát triển mô hình kinh tế lượng có thể ứng dụng vào điều kiện thực tiển sản xuất nông nghiệp, đề tài hy vọng sẽ cung cấp nhiều kết luận

bổ ích về hiệu quả sản xuất của các mô hình kinh tế trang trại sản xuất trong tỉnh

Từ kết quả phân tích sẽ tìm ra các biện pháp hỗ trợ về mặt chính sách và kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất trang trại ở An Giang

3 Ý nghĩa

3.1 Đóng góp về mặt khoa học và phục vụ công tác đào tạo

Đề tài này sẽ là một bài tập tình huống về thực tiển sản xuất nông nghiệp phục vụ cho giảng dạy các môn kinh tế nông nghiệp, kinh tế vi mô và kinh tế lượng tại khoa kinh tế và quản trị kinh doanh của trường Đại học An Giang

Cán bộ nghiên cứu tích luỹ thêm kinh nghiệm thực tế và tiếp cận các vấn đề khó khăn thường gặp khi ứng dụng các mô hình kinh tế lý thuyết vào thực tiển

3.2 Đóng góp liên quan đến phát triển kinh tế

Việc tìm hiểu các nhân tố góp phần vào mức độ hiệu quả của sử dụng đất, vốn, kỹ thuật có thể rút ra được những kết luận làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phù hợp để khuyến khích kinh tế trang trại phát triển

Trang 10

4 4 Nội dung, phương pháp nghiên cứu đề tài

4.1 Về mặt lý thuyết: Đề tài trước hết trên cơ sở tham khảo tài liệu và các công trình nghiên cứu để tìm một mô hình kinh tế kinh tế lượng phù hợp có thể áp dụng vào nguồn số liệu đã thu thập trong tỉnh An Giang

4.2 Nghiên cứu phương pháp tính toán và chương trình trên máy vi tính có thể áp dụng để ước lượng mô hình được đề ra

4.3 Ước lượng mô hình và giải thích kết quả

4.4 Thảo luận kết quả và so sánh với kết quả có được

4.5 Đề nghị các biện pháp, chính sách để nâng cao hiệu quả sản xuất của kinh tế trang trại

5 Phạm vi nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu gần 600 trang trại trong tỉnh An Giang của đề tài “thực trạng

và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở An Giang” do thầy Lê Minh Tùng làm chủ nhiệm Đề tài này sử dụng phương pháp kinh tế lượng để ước lượng hàm sản xuất trung bình

Do đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về chi phí, thu nhập của các trang trại trong một năm nên chưa có cơ sở để so sánh sự thay đổi tiến bộ hay tụt giảm về hiệu quả sản xuất của các trang trại

Do phỏng vấn trực tiếp nên không tránh khỏi những thiếu sót và do chủ quan của người được phỏng vấn cũng như người phỏng vấn

Số mẫu điều tra bị giới hạn ở một số mô hình

Trang 11

Phần II PHẦN NỘI DUNG

1 Các khái niệm

1.1 Khái niệm kinh tế trang trại

Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chủ yếu được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính chất sản xuất hàng hoá rõ rệt Sản xuất hàng hoá

là tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt giữa kinh tế trang trại và kinh tế hộ

Các trang trại có sự tập trung cao hơn so với mức bình quân của các hộ gia đình nông dân ở từng vùng về điều kiện sản xuất (đất đai, vốn, lao động) và thường đạt giá trị sản lượng hàng hoá lớn hơn, thu được lợi nhuận nhiều hơn

Hầu hết chủ trang trại là những người có vốn, có kinh nghiệm trong sản xuất, có hiểu biết nhất định về thị trường và khả năng quản lý, biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, năng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để đủ sức cạnh tranh trên thị trường Bản thân và gia đình trực tiếp tham gia lao động và quản lý sản xuất của trang trại đồng thời có thuê mướn thêm lao động để sản xuất kinh doanh

1.2 Khái niệm về sản lượng

Sản lượng là lượng nông sản sản xuất ra trong một thời gian nhất định, với một lượng chi phí đầu tư nhất định nào đó

1.3 Tiêu chí xác định kinh tế trang trại

Căn cứ Thông tư liên tịch số 69/2000/BNN ngày 23/6/2000 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT - Tổng cục thống kê hướng dẩn tiêu chí để xác định kinh tế nông nghiệp cụ thể như sau:

1.3.1Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ: Bình quân đạt từ 50 triệu đồng/năm trở lên

1.3.2 Qui mô sản xuất

- Trang trại trồng cây hàng năm: 3 ha trở lên

- Trang trại trồng cây lâu năm (cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày): Từ 5 ha trở lên Riêng đối với trang trại trồng hồ tiêu từ 0.5 ha trở lên

- Trang trại lâm nghiệp: 10 ha trở lên

- Trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm: Đầu con gia súc, gia cầm có mặt thường xuyên

+ Trâu bò: Nuôi lấy thịt từ 50 con trở lên, nuôi sinh sản hoặc lấy sửa từ 10 con trở lên + Heo: Nuôi lấy thịt từ 100 con trở lên (không kể heo sửa), heo nái đẻ từ 10 con trở lên

+ Dê cừu: Nuôi lấy thịt từ 200 con trở lên, nuôi sinh sản từ 100 con trở lên

+ Gia cầm: (gà, vịt ) tổng đàn từ 2000 con trở lên

+ Trang trại nuôi trồng thỷ sản: Diện tích mặt nước nuôi trồng từ 2 ha trở lên Riêng đối với trang trại nuôi tôm thịt theo mô hình công nghiệp từ 1 ha trở lên

+ Đối với các loại sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ sản và thuỷ đặc sản thì tiêu chí xác định kinh tế trang trại là giá trị sản lượng hàng hoá (như đã nêu ở trên)

Trang 12

2.Tình hình phát triển kinh tế trang trại

2.1 Sự hình thành trang trại

Trong những năm gần đây, sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại được Đảng và Nhà Nước, các nhà quản lý, các nhà khoa học rất quan tâm Ngày 2 tháng 2 năm 2000 Chính Phủ đã ban hành nghị quyết 03/2000/NQ – CP, khẳng định tính pháp lý của kinh tế trang trại, khẳng định vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình phát triển kinh tế Kinh tế trang trại ra đời và phát triển là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta Vấn đề đặt ra cho chúng ta là làm thế nào để tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho kinh tế trang trại có thể phát triển, phát huy những tiềm năng kinh tế nói chung

và kinh tế nông nghiệp - nông thôn nói riêng

Trong thời gian qua có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm kinh tế trang trại, song hầu hết các ý kiến điều khẳng định tính chất sản xuất hàng hoá và quy mô sản xuất của trang trại lớn hơn nhiều so với nhiều hộ tiểu nông Tại thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN – TCKT của Bộ NN & PTNT và Tổng cục Thống kê ra ngày 23/6/2000 quy định về hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trại cũng đã thể hiện rất rõ quan điểm này Thông tư đã đưa ra một số tiêu chí định lượng rất cụ thể về giá trị sản lượng hàng hoá, quy mô đất đai, cây trồng, vật nuôi, rất cần thiết cho công tác thống kê quản lý, theo dỏi tình hình kinh tế trang trại Xét trong nền kinh tế thị trường, kinh tế hộ tiểu nông sẽ từng bước phát triển kinh tế trang trại theo hai hướng sau:

 Tích tụ: Bước đầu khi tham gia thị trường, các hộ bán những sản phẩm dư thừa do mình làm ra, những lợi ích kinh tế do tham gia thị trường đã thúc đẩy các hộ tăng sản lượng hàng hoá và tỷ trọng hàng hoá bán ra Đó chính là cơ sở để hộ gia đìng tích luỹ vốn và từng bước mở rộng qui mô sản xuất

 Tập trung: Có nhiều hộ gia đình có những điều kiện ban đầu về nguồn vốn đầu tư (có thể do vốn góp, vốn vay, hoặc khai hoang phục hoá, ) nên đã đầu tư mở rộng qui mô sản xuất và từ đó tăng sản lượng và tỷ trọng sản xuất hàng hoá

Tóm lại, Xét quá trình phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp chúng ta có thể đưa ra khái niệm trang trại như sau:

Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, là bước phát triển tất yếu của kinh tế hộ tiểu nông (xét về trình độ sản xuất hàng hoá) trong quá trình chuyển đổi từ

tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá nông sản dưới tác động của cơ chế thị trường, với qui

mô lớn hơn

Trước hết trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản cần thiết cho xã hội Trang trại không đồng nghĩa với thành phần kinh tế mà chỉ là một hình thức tổ chức sản xuất Trang trại hình thành gắn liền với cơ chế thị trường, với nền kinh tế hàng hoá Trên cơ sở tác động của kinh tế thị trường đã tạo cơ hội cho một số hộ sản xuất nông nghiệp có khả năng tích tụ và tập trung sản xuất, dẫn đến phá vỡ vỏ bọc tự cấp tự túc chuyển sang sản xuất hàng hoá Mục đích của sản xuất trang trại là sản xuất hàng hoá Các Mac đã khái quát “Người nông dân - chủ trang trại, bán toàn bộ sản phẩm làm ra.Và vì vậy trên thị trường phải hoàn lại tất cả các yếu tố sản xuất của anh ta cho đến cả hạt giống”

Từ sản xuất tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hoá là sự chuyển biến quan trọng về chất,

và đòi hỏi các trang trại phải có trình độ phát triển cao hơn nông hộ về cơ sở vật chất kỹ thuật,

về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, về trình độ tổ chức quản lý và về quy mô sản xuất kinh doanh

Trang 13

Trong lịch sử hình thành và phát triển, kinh tế trang trại đã đóng vai trò rất lớn cả về mặt kinh tế và xã hội Là một hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến trong lĩnh vực tổ chức sản xuất nông nghệp, kinh tế trang trại đã và đang phát huy những thế mạnh vốn có trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng

2.2 Thực trạng kinh tế trang trại ở Việt Nam

Theo số liệu điều tra (năm 1999) của trường ĐHKTQD, giá trị sản phẩm hàng hoá bình quân một trang trại một năm là 91,449 triệu đồng Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá của các trang trại khá đa dạng, tỉ trọng giá trị sản phẩm hàng hoá thuộc nghành trồng trọt chiếm 58,01%, ngành chăn nuôi chiếm 26,68% và thuỷ sản chiếm 15,31%

Thu nhập bình quân của một trang trại một năm là 43.723 triệu đồng, đạt 41,47% tổng thu, trong đó nhóm các trang trại thuộc các tỉnh có mức thu nhập thấp: Quảng Ninh chỉ bằng 29,68% mức thu nhập chung của các trang trại, các tỉnh Nghệ An, Yên Bái có cao hơn, đạt mức từ 18 – 21 triệu Nhóm có qui mô thu nhậo trang trại cao với mức từ 68,91 trệu đồng, gồm có Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đắk Lắk và Khánh Hoà, phần lớn các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ (Tạp chí tài chính tháng 7/2001)

Năm 1997 bình quân một trang trại nộp thuế 1,2 triệu đồng, trong đó trang trại trồng cây hàng năm một triệu đồng, cây lâu năm thu hoạch 1,9 triệu đồng, chăn nuôi 0,5 triệu đồng, lâm nghiệp 0,3 triệu đồng, nuôi trồng thuỷ sản 2,2 triệu đồng, hỗn hợp 0,8 triệu đồng

Nhìn chung, về thực trạng kinh tế trang trại của nước ta có một số vấn đề nổi lên cần được xem xét:

Hình thành và phát triển mang tính tự phát

Trên cơ sở số liệu điều tra ngày 1/7/1999 của Tổng cục Thống kê và căn cứ theo tiêu chí tại Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN – TCKT hướng dẩn tiêu chí trang trại ngày 26/3/2000 giữa tổng cục Thống kê và Bộ NN&PTNT, hiên nay trong cả nước có khoảng 45.372 trang trại, trong đó 31% tập trung ở vùng Đông Bắc, tiếp đến là khu vực ĐBSCL có tới 22% số trang trại

Nhìn chung, trang trại hình thành còn mang tính tự phát, chủ yếu là những khu vực có trình độ sản xuất hàng hoá phát triển và sẳn có những cây trồng vật nuôi truyền thống

Qui mô nhỏ và chưa tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng

Theo số liệu của tổng cục Thống Kê tại thời điểm hình thành kinh tế trang trại, bình quân một trang trại trong cả nước có số vốn là 60,186 triệu đồng Các trang trại ở khu vực Đông Nam Bộ có lượng vốn bình quân cao nhất là 157.386 triệu đồng và thấp nhất là ở khu vực Tây Bắc với 26.194 triệu đồng Nguồn vốn của các trang trại chủ yếu dựa vào vốn tự có, bình quân vốn tự có của các trang trại chiếm 91,03% Nhìn chung các trang trại chưa tiếp cận được với các nguồn vốn khác, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng

Diện tích đất chưa được giao còn khá lớn

Phần lớn các trang trại đều có qui mô diện tích đất bằng hoặc dưới mức hạn điền (khoảng 90% số trang trại), một số ít có mức diện tích trên mức hạn điền Theo số liệu của

Tổng cục Thống Kê, (tính chung cho số trang trại theo tiêu chí tại Thông tư 69/2000/TTTl/BNN – TCKT) quỹ đất bình quân một trang trại là 4,4ha; đất lâm nghiệp 1,1ha; diện tích mặt ước nuôi trồng thuỷ sản là 0,4 ha)

Về nguồn gốc các loại đất của trang trại rất đa dạng: quỹ đất của các trang trại được giao chiếm 74,83%; đất lâm nghiệp chiếm 77,5% và đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 42,3%

Trang 14

Quỹ đất chưa được giao, chiếm 28,17%, trong đó diện tích nhận thầu của các hợp tác xã và chính quyền xã chiếm 31,46%, nhận chuyển nhượng đất chiếm 19,27%, nhận thầu của các nông, lâm trường chiếm 18,9%, tự khai hoang chiếm 17,99%, nhận khoán của các chủ dự án chiếm 9,59%,

Kỹ thuật sản xuất thấp kém chủ yếu dựa vào lao động trực tiếp

Qui mô bình quân một trang trại có 7 lao động Do tính chất thời vụ của sản xuất nông, lâm, thuỷ sản nên lao động thuê ngoài của các trang trại chủ yếu là lao động thời vụ (74,19%) và chỉ có 25,81% lao động thuê mướn thường xuyên

Đầu tư chi phí sản xuất năm 1998 tính bình quân chung cho một trang trại là 69.722 triệu đồng, trong đó đầu tư chi phí vật chất chiếm 71,64%, đầu tư chi phí lao động chiếm 29,94% và chi phí khác chiếm 3,43%

2.3 Quan điểm về phát triển kinh tế trang trại ở nước ta trong thời gian tới: Đồi với nước ta cùng với sự phát triển hoàn thiện của cơ chế thị trường, kinh tế trang trại sẽ dần dần trở thành một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu của nền sản uất nông nghiệp hàng hoá

Trong những năm tới, cần ưu tiên phát triển kinh tế trang trại tại các miền, vùng trung

du, miền núi, những nơi có quỹ đất nông, lâm nghiệp bình quân trên đầu người cao Đảm bảo việc khai thác tiềm năng về đất đai, khí hậu, sức lao động dồi dào tại các vùng này, đẩy nhanh qúa trình tập trung ruộng đất để hình thành và phát triển vùng kinh tế trang trại

Chính sách vĩ mô trong thời gian tới cần tập trung những tác động nhằm tạo thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển, tác động tới những yếu tố ngoài tầm với đối với trang trại, giãm thiểu những ưu đải mang tính bao cấp trực tiếp

Các chính sách hỗ trợ trang trại phát triển trong giai đoạn tới, theo chúng tôi, tập trung vào việc ổn định thị trường tiêu thụ hàng hoá nông sản, giúp các trang trại tiếp cận được với thị trường, bởi vì:

- Đối với trang trại, khác biệt lớn nhất so với kinh tế hộ tiểu nông là việc họ phải tham gia vào thị trường Hơn nữa trang trại nước ta đang trong giai đoạn đầu phát triển nên những kinh nghiệm cần thiết khi tham gia thị trường của các chủ trang trại còn yếu kém

- Xét trong ba giai đoạn của quá trình sản xuất: đầu vào - sản xuất - đầu ra thì yếu tố đầu ra quyết định kết quả của cả quá trình

- Thị trường tiêu thụ nông sản chứa đựng rất nhiều yếu tố rũi ro và những tác động khác nhau, việc nghiên cứu xác định những yếu tố này là khả năng của các chủ trang trại 2.4 Các loại hình trang trại:

Trong các ngành kinh tế nói chung, cũng như nông nghiệp nói riêng, người ta thấy có nhiều loại hình doanh nghiệp phù hợp với các kiểu sở hữu và trình độ phát triển, đặc trưng kỹ thuật sản xuất của từng doanh nghiệp cụ thể Nhà kinh doanh có thể lựa chọn một loại hình doanh nghiệp nào đó phù hợp với mình để tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất Nội dung hoạt động chủ yếu của nông trại là kinh doanh nông nghiệp (theo nghĩa rộng) vì mục tiêu lợi nhuận

Doanh nghiệp có một chủ sở hữu

Doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu

Trang 15

Các loại trang trại ở nước ta hiện nay và xu thế phát triển của chúng trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần

2.4.1 Trang trại gia đình

Trang trại gia đình là một loại hình phổ biến kinh doanh nhất, tồn tại lâu đời trong nông nghiệp hàng hoá nói riêng và trong nền kinh tế thị trường nói chung Đặc trưng của trang trại gia đình là sử dụng chủ yếu sức lao động và tiền vốn của gia đình Trang trại gia đình vừa là một đơn vị kinh doanh vừa là một đơn vị xã hội, trong đó các thành viên liên kết với nhau bằng quan hệ kinh tế, mà sâu sắc hơn là quan hệ huyết thống, gia tộc Chủ trang trại gia đình và các thành viên khác cùng tham gia lao động sản xuất trong nông trại của mình đều

là nông dân, không kể trước đó họ là ai, làm nghề gì (công chức nhà nước, thị dân ) Trang trại gia đình là lực lượng chủ yếu sản xuất nông phẩm hàng hoá cho xã hội và tồn tại lâu dài trong nền kinh tế thị trường, mà không bị các doanh nghiệp lớn thôn tính bởi quá trình cạnh tranh Đó là vì trang trại gia đình có ba lợi thế mà các loại hình doanh nghiệp khác không có được

 Đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật Muốn đạt năng suất và hiệu quả cao, con người phải chăm sóc cây trồng vật nuôi tỷ mỷ, kỷ lưỡng, đúng mức, đúng cách (đúng kỹ thuật) không kể sớm khuya, trong suốt quá trình tái sản xuất tự nhiên của chúng Muốn vậy, qui mô trang trại không quá lớn để phù hợp với khả năng quản lý và kiểm soát của tất cả mọi thành viên trong trang trại, đồng thời lợi ích của mỗi người sản xuất nông nghiệp phải gắn chặc trực tiếp với kết quả cuối cùng của cây trồng vật nuôi Chỉ có kinh tế gia đình mới có khả năng và tạo ra cơ chế lợi ích của mọi chu kỳ tái sản xuất xã hội cũng như tái sản xuất tự nhiên trong nông nghiệp

 Kinh doanh nói chung và kinh doanh nông nghiệp nói riêng thường gặp nhiều rũi ro Khi môi trường và thị trường tự nhiên biến động bất thuận, làm cho giá bán bằng giá thành sản xuất của nông phẩm, trang trại gia đình vẫn có thu nhập theo cơ chế “lấy công làm lãi” Bởi vì trang trại gia đình sử dụng chủ yếu sức lao động của mình, “tự thuê sức lao động của mình” Còn các loại hình trang trại khác chủ yếu sử dụng sức lao động làm thuê, gặp hoàn cảnh trên sẽ bị phá sản

 Nền nông nghiệp hiện đại đòi hỏi sản xuất tập trung chuyên môn hoá trên cơ

sở phát triển tổng hợp, đa dạng vừa để vận dụng tối đa các yếu tố sản xuất, vừa bảo vệ môi trường sinh thái Các mô hình sản xuất tổng hợp VAC, VACR , trên thực tế đã tỏ rõ hiệu quả kinh tế xã hội và sinh thái của nó cao hơn so với môi trường sản xuất chuyên môn hoá độc canh Một nền nông nghiệp tổng hợp đa dạng phát triển bền vững chỉ có thể có được khi mọi quá trình sản xuất sinh học đều được kiểm soát chặc chẻ, tỷ mỷ Điều này chỉ có thể thực hiện được khi qui mô sản xuất trong một đơn vị không quá lớn, và nhỏ tin thần trách nhiệm cao của mỗi người trong lao động tham gia vào quá trình sản xuất sinh học đó Vì thế chỉ có trang trại gia đình mới có thể đáp ứng được cả hai yêu cầu nói trên

Mục tiêu hoạt động của một trang trại gia đình là tối đa hoá lợi nhuận Do vậy, xu hướng mỡ rộng qui mô kinh doanh của nó là tất yếu Khi có điều kiện, trang trại gia đình mở rộng qui mô kinh doanh theo cả hai cách: mở rộng diện tích canh tác và nâng cao doanh thu trên một đơn vị diện tích bằng thâm canh, đầu tư chiều sâu, phát triển các loại sản phẩm có giá trị cao và cần ít đất Ở Việt Nam quyền sử dụng đất đai lâu dài của các nông trại gia đình

bị mức hạn điền ghi trong Luật Đất Đai khống chế Nhưng qui mô diện tích đất đai của nông trại vẫn có thể được mở rộng thông qua sang nhượng hợp pháp, thuê đất đai của những nông

hộ khác, hay của Nhà nước, nhất là ở vùng đất hoang hoá, chưa được khai thác do thiếu kết cầu hạ tầng bởi vì chủ nông trại không nhất thiết phải là chủ đất Để khuyến khích mọi người đầu tư vốn vào xây dụng kết cấu hạ tầng, phát triển nông nghiệp ở những vùng đất hoang, đồi

Trang 16

núi trọc, đất ven biển Nhà nước có thể qui định giá thuê đất bằng không trong một thời gian dài, cung cấp nguồn vốn tín dụng ưu đãi, hay tài trợ xây dựng một phần vốn đầu tư xây dựng kết cầu hạ tầng để phát triển nông nghiệp Do vậy, pháp luật không hạn chế việc mở rộng qui

mô đất đai của nông trại gia đình Chính tất yếu kinh tế khách quan mới là giới hạn của việc

mở rộng qui mô đất đai và qui mô kinh doanh của nông trại gia đình

Qui mô kinh doanh và qui mô đất đai của nông trại gia đình bị giới hạn bởi khả năng kiểm soát các quá trình sản xuất- sinh học của những người lao động trong gia đình mà trước hết là người chủ nông trại Nếu vượt quá giới hạn này, ba ưu thế nêu trên của trang trại gia đình không còn nữa Nếu tiếp tục mỡ rộng qui mô kinh doanh, nông trại gia đình sẽ chuyển sang các loại hình nông trại khác Do vậy, sự phát triển của nông trại gia đình khó có thể dẫn đến tình trạng mất ruộng đất của phần lớn nông dân, nhất là những nước đất hẹp người đông như nước ta

2.4.2 Doanh nghiệp cá nhân (doanh nghiệp tư nhân) kinh doanh nông nghiệp (Trang trại cá nhân)

Điểm giống nhau của doanh nghiệp cá nhân kinh doanh nông nghiệp và nông trại gia đình là: chủ doanh nghiệp cá nhân và chủ nông trại gia đình là một cá nhân, thường là chủ hộ,

và các thành viên khác trong gia đình thường là bàn bạc thảo luận với chủ nông trại gia đình, chủ doanh nghiệp cá nhân đề ra các quyết định kinh doanh Cả hai đều chịu trách nhiệm vô hạn trước các khoản công nợ của nông trại Điểm khác nhau giữa hai loại này là: điều quan trọng nhất là doanh nghiệp các nhân chủ yếu sử dụng sức lao động làm thuê, nên nó không có

ưu thế như nông trại gia đình, trong trường hợp gặp rủi ro, giá bán bằng giá thành sản xuất nông phẩm Lúc đó đương nhiên doanh nghiệp cá nhân bị phá sản, nếu không có ngoại lực trợ giúp Nó không thể sử dụng cơ chế “ lấy công làm lãi” như nông trại gia đìng để vượt qua khó khăn Mặt khác do sử dụng chủ yếu sức lao động làm thuê, kể cả lao động kỷ thuật và quản lý, nên qui mô của doanh nghiệp cá nhân có thể lớn hơn nông trại gia đình, mức độ tập trung sản xuất cao hơn, dể áp dụng máy móc và công nghệ mới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản

Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay các chủ doanh nghiệp và các cá nhân thường trực tiếp quản lý doanh nghiệp của mình, không thuê người khác quản lý Mặt khác qui mô doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ, nên người chủ trực tiếp quản lý đến từng công nhân làm thuê, không cần thiết lập cấp quản lý trung gian Do vậy, doanh nghiệp cá nhân kinh doanh nông nghiệp có được hai trong ba ưu thế của nông trại gia đình

2.4.3 Công ty hợp doanh kinh doanh nông nghiệp (trang trại hợp doanh)

Các doanh nhân tin nhau cùng hợp lực để trước hết là tăng khả năng quản lý, sau nữa

là tăng vốn đầu tư, tạo lập công ty có qui mô kinh doanh lớn hơn doanh nghiệp cá nhân

Điểm giống nhau: Cơ bản của công ty hợp doanh và doanh nghiệp cá nhân là ở chổ: Cùng chịu trách nhiệm vô hạn, các chủ sở hữu là người có năng lực quản lý kinh doanh và có vốn đầu tư, chủ yếu sử dụng sức lao động làm thuê

Điểm khác nhau: Qui mô kinh doanh của công ty hợp doanh có thể lớn hơn doanh nghiệp cá nhân; các đồng sở hữu của công ty hợp doanh có quyền quyết định và cùng chịu trách nhiệm liên đới về các quyết định của mình trong mọi hoạt động kinh doanh của công ty Tuy vậy, qui mô kinh doanh của công ty hợp doanh cũng bị giới hạn bởi khả năng kiểm soát của các đồng sở hữu chủ đối với toàn bộ quá trình sản xuất – sinh học Đó chính là sự khác biệt trong kinh doanh giữa ngành nông nghiệp và các ngành khác

Trang 17

2.4.4 Công ty cấp vốn kinh doanh nông nghiệp ( nông trại cấp vốn)

Loại công ty này có hai loại cổ đông (hai loại đồng sở hữu chủ) Một loại đầu tư góp vốn vào công ty để cùng chia lãi - lỗ theo tỷ lệ vốn góp của người, nhưng không được tham gia quản lý kinh doanh, do đó chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong khuôn khổ phần vốn góp của mình trước các khoản công nợ của công ty Loại cổ đông này gọi là cổ đông cấp vốn hay

cổ đông xuất tư Một loại khác cũng đầu tư góp vốn vào công ty để cùng chia lãi - lỗ như cổ đông cấp vốn, nhưng có năng lực và thẩm quyền quản lý kinh doanh, nên phải chịu trách nhiệm vô hạn, bằng toàn bộ tài sản của mình trước các khoản công nợ của công ty Loại cổ đông này gọi là cổ đông quản trị hay cổ đông thụ tư Loại công ty này có ưu thế so với doanh nghiệp cá nhân và công ty hợp danh là huy động vốn của cả những người không có khả năng quản lý kinh doanh, nhưng tin vào người bạn doanh nhân của mình, đồng thời việc quản lý điều hành công ty có thể chỉ do một người thực hiện mà không do nhiều người cùng thực hiện

và chịu trách nhiệm liên đời như công ty hợp danh

Nhìn chung địa vị pháp lý của các doanh nghiệp cá nhân, công ty hợp danh, công ty cấp vốn đều thuộc loại trách nhiệm vô hạn, không có tư cách pháp nhân, mà sử dụng tư cách thể nhân của các sở hữu chủ doanh nghiệp trong giao dịch dân sự; chúng có khả năng huy động vốn và năng lực quản lý để đầu tư mở rộng qui mô trang trại Thông thường các chủ doanh nghiệp này đều trực tiếp quản lý kinh doanh với tin thần trách nhiệm cao và năng động trước những biền động của thị trường và điều kiện tự nhiên Do vậy, so với nông trại gia đình, các nông trại được tổ chức theo các loại hình doanh nghiệp nói trên có đều kiện thuận lợi hơn trong việc đầu tư theo chiều sâu, mở rộng qui mô kinh doanh, đổi mới công nghệ, áp dụng nhanh các tiến bộ kỷ thuật trong sản xuất và quản lý, thực hiện cơ giới hoá và điện khí hoá sản xuất, gắn công nghiệp chế biến sau thu hoạch với sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất với thị trường, đạt trình độ sản xuất tập trung, chuyên môn hoá cao, có tỷ suất và khối lượng hàng hoá lớn Tuy vậy, so với nông trại gia đình, việc mở rộng qui mô kinh doanh theo chiều rộng

và chiều sâu cũng bị giới hạn bởi năng lực quản lý, đối với các quá trình sản xuất sinh học diễn ra trên ruộng, vườn,ao, chuồng…; đồng thời, do chủ yếu sử dụng sức lao động làm thuê, nên khi có biến động thị trường, điều kiện tự nhiên, làm cho giá bán nông sản xuống thấp bằng hoặc dưới giá thành, các loại doanh nghiệp này có thể vượt qua để tồn tại, phục hồi vì không có thu nhập Tuy nhiên, nếu có qui mô vừa và nhỏ, không cần thiết lập cấp quản lý trung gian, các loại doanh nghiệp này cũng có 2 trong 3 ưu thế của nông trại gia đình

2.4.5 Công ty hùn vốn trách nhiệm hữu hạn kinh doanh nông nghiệp (trang trại hùn vốn trách nhiệm hữu hạn)

Thông thường, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, các công ty trách nhiệm hữu hạn thường thu hút sự tham gia góp vốn của những người trong thân tộc, nên có tên gọi là công ty tư nhân Loại công ty này có khả năng thu hút nhiều vốn hơn so với các loại công ty trách nhiệm vô hạn và doanh nghiệp cá nhân nêu trên

Tài sản của công ty độc lập với tài sản của các đồng sở hữu chủ công ty, nên công ty trách nhiệm hữu hạn được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân trong các quan hệ giao dịch nhân sự Vì vậy với loại công ty hùn vốn trách nhiệm hữu hạn Trong nông nghiệp, ở những vùng đất hoang, đồi núi trọc, đất ngập úng, nhiễm phèn mặn, cần rất nhiều vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng, cải tạo đất Ở đây các công ty trách nhiệm hữu hạn đã chứng tỏ ưu thế của mình so với nông trại gia đình, doanh nghiệp cá nhân, công ty hợp doanh, nhờ khả năng huy động vốn của mình

2.4.6 Công ty dự phần kinh doanh nông nghiệp (trang trại dự phần)

Trang 18

Trên cùng một quá trình kinh doanh, hai chủ thể kinh tế cùng đầu tư vốn để kiếm lới và phân chia lợi nhuận theo một tỷ lệ nào đó, không làm phát sinh một chủ thể pháp lý mới mà dựa vào một chủ thể pháp lý đã có, mỗi chủ thể kinh tế tự chịu trách nhiệm vô hạn về các hoạt động của mình – hình thức tổ chức ấy được gọi là công ty dự phần

Các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp có qui mô lớn, vượt ra khỏi khuôn khổ của nông trại gia đình, dù là doanh nghiệp cá nhân, công ty hợp danh, công ty cấp vốn, muốn đạt hiệu quả cao đều phải áp dụng cơ chế khoán hộ theo những hình thức khác nhau Đó chính là

sự tái lập nông trại gia đình trong lòng các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp để phát huy

ba lợi thế của nông trại gia đình Hay nói khác đi, các doanh nghiệp có qui mô lớn với các loại hình khác nhau, cần thiết phải liên kết với các hộ công nhân làm thuê dưới hình thức công ty

dự phần để tái lập nông trại gia đình trong mọi quá trình sản xuất – sinh học diển ra trên đồng ruộng, vườn cây, ao cá, chuồng trại,

2.4.7 Công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn kinh doanh nông nghiệp (trang trại cổ phần)

Đây là loại công ty đạt trình độ xã hội hoá cao nhất, có khả năng thu hút rộng rãi dân

cư tham gia, tích tụ những khoản tiền nhỏ thành nguồn vốn lớn khổng lồ phục vụ cho kinh doanh, tạo thành các đại công ty xuyên quốc gia, nhờ phát hành cổ phiếu và chứng khóan Đó

là loại công ty duy nhất được phát hành cổ phiếu và thị trường chứng khoán Sau khi ra đời, công ty cổ phần tồn tại và phát triển độc lập với sự tồn vong của các đồng sở hữu chủ

2.4.8 Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước (trang trại nhà nước)

Doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước chính là trang trại nhà nước, do nhà nước quyết định thành lập và đầu tư vốn theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, nhưng đanh chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một tổ chức, theo Luật doanh nghiệp Do qui

mô lớn và sử dụng sức lao động làm thuê, nên trang trại nhà nước phải áp dụng hình thức công ty dự phần để tái lập trang trại gia đình trong lòng nó, và hoạt động bảo đảm dịch vụ đầu vào - đầu ra cho trang trại gia đình trong và ngoài phạm vi của nó như mô hình nông trường Sông Hậu

3 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở An Giang

Bảng 1: Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở An Giang

- Tổng số trang trại hiện có (trang trại) 6.135 6.182 Trang trại trồng cây hàng năm 4.917 4.678 Trang trại trồng cây lâu năm 12 9

.Trang trại nuôi trồng thuỷ sản 1.133 1.239 Trang trại kinh doanh tổng hợp 23 183 -Tổng số vốn sản xuất của trang trại.(Tr.đồng) 930.523 944.587 -Thu nhập của trang trại trong năm (Tr.đồng) 219.361 222.571 -Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ (Tr.đồng) 707.773 716.042 (Nguồn Cục thống kê Tỉnh An Giang)

Trang 19

Tính đến thời điểm 1/7/2003, toàn Tỉnh có 6.182 trang trại, tăng 0,77% so với cùng

kỳ 2002 (tăng 47 trang trại) Phân theo loại hình sản xuất: trang trại nông nghiệp có 4.756 trang trại giảm 4,56% so với cùng kỳ (giảm 227 trang trại) chiếm 76,80%, thuỷ sản có 1.239 trang trại tăng 9,35% so với cùng kỳ (tăng 106 trang trại) chiếm 20,04% và sản xuất kinh doanh tổng hợp có 183 trang trại chiếm 2,96% Trong tổng số trang trại nông nghiệp thì số trang trại sản xuất cây hàng năm chiếm 98,36%, số trang trại chăn nuôi chiếm 1,45% tăng 50% so với cùng kỳ (tăng 33 trang trại) Nguyên nhân số trang trại nông nghiệp giảm so với cùng kỳ chủ yếu là do các trang trại cây hàng năm (trồng lúa) đã luân canh chuyển đổi cây trồng vật nuôi trên diện tích canh tác, thành trang trại kinh doanh tổng hợp: Cụ thể huyện Thoại Sơn đã có 172 trang trại tổng hợp do các trang trại trồng cây hàng năm chuyển đổi mô hình sản xuất “một lúa, một tôm” trên diện tích trồng lúa, đã nâng tổng giá trị sản phẩm hàng hoá lên gần 80 triệu đồng/ha (so với giá trị sản phẩm cây hằng năm chỉ đạt được gần 20 triệu đồng/ha)

Về qui mô trang trại nhìn chung còn nhỏ, bình quân một trang trại sử dụng 3,99 ha đất nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản (trong đó đất nông nghiệp chiếm 3,89 ha) Tổng vốn sản xuất bình quân của một trang trại là 152,79 triệu đồng tăng 0,74% so với cùng kỳ, với giá trị sản lượng hàng hoá - dịch vụ bình quân 115,8 triệu/một trang trại tăng 0,4% so với cùng kỳ đã tạo được một khoảng thu nhập trong năm bình quân 36 triệu đồng/một trang trại tăng 0,25 triệu/một trang trại so với cùng kỳ.(Cục Thống Kê Tỉnh An Giang)

4 Phương pháp nguyên cứu

4.1 Thu thập số liệu

Số liệu sử dụng trong đề tài căn cứ vào nguồn số liệu thu thập được của gần 600 trang trại trong tỉnh An Giang với các nội dung sau:

 Thu thập số liệu thứ cấp có liên quan ở các Huyện và Tỉnh

 Phương pháp điều tra chọn mẫu ngẩu nhiên

Nội dung cơ bản của việc phỏng vấn bao gồm:

a Địa chỉ của chủ trang trại

b Đặc điểm của chủ trang trại

 Xác định loại hình trang trại

 Qui mô đất của trang trại

 Nếu là trang trại chăn nuôi, thuỷ sản thì xác định qui mô tổng đàn, số lượng bè, diện tích đất sử dụng cho chăn nuôi hoặc diện tích mặt nước sử dụng

 Các hoạt động dịch vụ khác

c Hiệu quả sản xuất trang trại

d Khó khăn của chủ trang trại

e Đề nghị của chủ trang trại

Các trang trại được phân bố theo từng huyện thị thành như sau:

Trang 20

Bảng 2: Phân bổ các trang trại theo huyện, thị, thành phố

Huyện, Thị, Thành Phố Số trang trại

(Nguồn: Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình KTTT ở An Giang)

Bảng 3: Các loại hình trang trại được phân bố theo vùng

(Nguồn: Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình KTTT ở An Giang)

Trong đó:

 Vùng 1 bao gồm: Long Xuyên, Châu Thành, Thoại Sơn

 Vùng 2 bao gồm: Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, An Phú

Vùng 3 bao gồm: Châu Đốc, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn

4.2 Phương pháp xử lý số liệu

 Từ số liệu điều tra thực tế về tình hình kinh tế trang trại ở Tỉnh An Giang, sử dụng các phần mềm hỗ trợ của Excel để xác định mức độ đóng góp của các loại chi phí vào tổng chi phí, tỷ lệ TN/DT, LN/CP, LN/TN và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến thu nhập của các trang trại (bằng phương pháp ước lượng

Trang 21

hồi qui tuyến tính) dựa vào sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để xử lý và ước lượng các mô hình của trang trại

 Tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập từ đó rút ra một số kết luận về sự phát triển kinh tế trang trại cho toàn địa bàn nghiên cứu

 Ngoài các phương pháp trên, đề tài còn dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu khoa học khác có liên quan

5.1.2 Điều kiện tự nhiên:

Tỉnh An Giang có 11 huyện thị, về mặt tự nhiên có thể chia thành hai vùng:

 Vùng đất cao giữa sông Tiền và sông Hậu: Bao gồm bốn huyện: Phú Tân, Tân Châu, An Phú và Chợ Mới

 Vùng tứ giác Long Xuyên: Bao gồm bảy huyện, đó là Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn và thành phố Long Xuyên, nằm giữa ngạn sông Hậu Trong đó có hai huyện được công nhận là miền núi: Tri Tôn, Tịnh Biên

5.1.3.Địa hình và đất đai

 Địa hình:

An Giang có độ cao từ biên giới Campuchia và thấp dần đến lộ Cái Sắn và từ bờ sông Tiền đến giáp giới tỉnh kiên Giang

Toàn tỉnh có hai dạng địa hình:

- Địa hình đồng bằng: Chủ yếu do phù sa sông Tiền và sông Hậu tạo nên, nơi cao nhất; là +5m, nơi thấp nhất ; là 0,80m

- Địa hình đồi núi thấp: Ở An Giang chủ yếu tập trung ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên Bao dọc quanh các núi cao là vành đai đồng bằng

 Đất đai:

Tỉnh An Giang có diện tích 3.424km2, trong đó:

- Đất nông nghiệp: Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh là 256.179 ha, trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm 248.466ha Theo báo cáo của ngành địa chính, diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tính đến cuối tháng 5/2001): 245.010 ha cho 299.838

hộ, chiếm 98,60% so với tổng diện tích đất trồng cây hàng năm

- Đất lâm nghiệp: Theo kết quả kiểm kê tài nguyên rừng ( thời điểm cuối năm 1998), tổng diện tích đất lân nghiệp toàn tỉnh: 18.401 ha (chưa kể diện tích rừng vành đai biên giới

đã được quy hoạch), tập trung chủ yếu ở hai huyện miền núi: Tri Tôn, Tịnh Biên, chiếm 95,19% Trong đó: đất có rừng 9.186 ha, đất lâm nghiệp trồng lúa, màu: 1.218 ha, đất lâm nghiệp chưa trồng rừng: 7.345 ha

Trang 22

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm, tính đến tháng 6/1999 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 220 hộ và 03 khu vực tập thể (Trà Sư, Vĩnh Mỹ, Bình Minh), với tổng diện tích 2.022 ha Ngoài ra, thực hiện chỉ thị 327, đến nay toàn tỉnh đã giao khoán đất lâm nghiệp cho 4.923 hộ, với tổng diện tích 4.285 ha

5.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số: 2,1 triệu người

Dân số tập trung đông ở hai nơi: Thành Phố Long Xuyên, Thị Xã Châu Đốc và bốn huyện cù lao: Chợ Mới, Tân Châu, An Phú, Phú Tân, thưa thớt ở các huyện vùng tứ giác Long Xuyên

Dân cư phân bố dọc theo các tuyến giao thông và tuyến kênh rạch

Lao động: Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản của sản xuất và đóng vai trò quyết định năng suất sản xuất kinh doanh Về số lượng đòi hỏi phỉa có số lượng lao động thích hợp cùng với cơ cấu hợp lý Về chất lượng, cần chú ý đến trình độ học vấn, cũng như khả năng hiểu biết và kinh nghiệm của người trực tiếp tham gia sản xuất nói chung và người ra quyết định sản xuất nói riêng Theo kết quả điều tra cho thấy tình hình lao động trong tỉnh như sau:

Thành phần trong độ tuổi lao động (từ 17 – 60 tuổi) chiếm 46%, dưới độ tuổi lao động là 46% và trên độ tuổi lao động là 9%

Lực lượng lao động có trên một triệu người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 82%

Nguồn lao động ở An Giang rất dồi dào, trẻ, khoẻ, nhạy bén tiếp thu khoa học kỷ thuật, cần cù, siêng năng (An Giang cơ hội đầu tư và phát triển)

6 Kết quả nghiên cứu

6.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến các mô hình sản xuất sản suất kinh doanh:

a Nước: (đồng/ha) Trong trồng trọt, cây trồng không thể cho năng suất cao và phẩm chất tốt nếu thiếu nước trong đất Bởi vì:

- Nước hoà tan các chất dinh dưỡng và vận chuyển chúng trong đất để cung cấp cho cây Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây hầu hết là chất khoáng, nếu không được hoà tan trong nước thì rễ cây không thể nào hút được

- Nước trong đất góp phần vào việc cải tạo đất Nó tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động phân giải chất hữu cơ, làm tăng độ phì nhiêu cho đất

- Trong quá trình sinh trưởng cây trồng cần nhiều nước, bộ rễ sẽ phát triển mạnh hấp thụ thức ăn tốt hơn từ đố cho kết quả sản xuất cao nhất

b Giống: (đồng/ha) Mỗi loại cây trồng bao gồm nhiều giống khác nhau Mỗi giống

có những đặc điểm riêng biệt Có giống chịu hạn tốt, có giống chịu úng tốt, có giống chịu sâu bệnh tốt,… Những đặc tính này sẽ quyết định giá trị của cây giống, năng suất và phẩm chất của cây trồng Nó liên quan trực tiếp đến giá cả và hiệu quả sản xuất

c Phân bón: (đồng/ha) Có 16 dưỡng chất cần thiết cho cây trồng Trong đó, có ba nguyên tố do nước và không khí cấp (C,H,O) Mười ba nguyên tố khác do đất đai phân bón cung cấp Phân bón cung cấp những chất dinh dưỡng cho cây trồng

d Thuốc trừ sâu bệnh: (đồng/ha) Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc hoá học có hiệu quả nhanh chóng và ít tốn công Mỗi loại thuốc có hiệu quả đối với một loại sâu bệnh nhất định

Trang 23

e Chăm sóc: (đồng/ha) Trong điều kiện công cụ sản xuất còn thô sơ, nông dân sử dụng chân tay trong lao động sản xuất nông nghiệp Xét từng khâu canh tác công lao động bao gồm: công dọn đất, gieo sạ, làm cỏ, bón phân, xịt thuốc trừ sâu bệnh, bơm nước, sữa bờ bao,

f: Đất đai: (đồng/ha) Trong trồng trọt cây trồng không thể cho hiệu quả cao nếu dinh dưỡng trong đất nghèo nàn Trong điều kiện hiện nay, dinh dưỡng trong đất có vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất Đất đai là nhân tố trực tiếp để canh tác, điều kiện đất đai màu mỡ

sẽ cho năng suất cao và ngược lại đất đai không màu mỡ sẽ cho năng suất thấp

f: Phương tiện sản xuất: (đồng/ha) Phương tiện sản xuất là công cụ dụng cụ đắc lực phục vụ cho quá trình sản xuất Các phương tiện sản xuất bao gồm: máy cày, máy bơm nước, máy xới, máy suốt, … Với quy mô sản xuất của các trang trại thì họ trang bị cho mình những phương tiện cần thiết để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu Nhìn chung phương tiện sản xuất của các trang trại còn nhiều hạn chế, một số trang trại chưa trang bị đấy đủ cho sản xuất từ đó hiệu quả sản xuất không cao

g: Vốn tín dụng: (đồng/ha) Nguồn lực được xem là cốt lõi, là hàng đầu không thể thiếu trong quá trình sản xuất đó là vốn sản xuất Đối với các trang trại ở An Giang cung không ngoại lệ, cũng cần có một nguồn vốn nhất định để phục vụ cho sản xuất của mình Ngoài nguồn vốn tự có của các trang trại thì nguồn vốn từ quỹ tín dụng cũng là một nguồn lực khá quan trọng để giúp các trang trại trong một số thời điểm nhất định nào đó có vốn để đầu

tư sản xuất

h.Thuốc trong chăn nuôi: (đồng/năm) Là những chất lấy từ thực vật, động vật, khoáng vật hoặc các chất tổng hợp… được đưa vào cơ thể vật nuôi bằng nhiều đường khác nhau có tác dụng giúp cơ thể vật nuôi đang bị rối loạn về một chức phận sinh lí nào đó trở lại bình thường (thuốc chửa bệnh), hoặc có thể kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể chống đở được với bệnh (thuốc phòng bệnh)

i Thức ăn: (đồng/năm) Là những chất được đưa vào cơ thể qua đường tiêu hoá với một số lượng và tỷ lệ thích hợp để nuôi dưởng cơ thể, giúp cơ thể vật nuôi sống, sinh trưởng

và phát triển bình thường

6.2 Một số chỉ tiêu tính toán

Tổng Chi phí: Tất cả các khoản chi phí bằng tiền có liên quan đến sản xuất

Thu nhập: Tổng giá trị sản lượng thu hoạch trong năm, mùa

Lợi nhuận: Tổng thu nhập - Tổng chi phí

Tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận / Tổng chi phí

Tỷ suất thu nhập: Thu nhập / Tổng chi phí

6.3 Phương Trình hồi quy tuyến tính:

Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy tuyến tính là phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó (chẳng hạn như lợi nhuận/ha, hay năng suất/ha) Từ đó chọn ra những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa, trên cơ sở các nhân tố có ý nghĩa đó phát huy các nhân tố tốt, khắc phục các nhân tố có ảnh hưởng xấu

Phương trình hồi quy có dạng:

Y = a + b1X1 + b2X2 + b3X3 + …… + bnXn

Trong đó:

Trang 24

Y: Biến phụ thuộc

Xi: Biến độc lập (i = 1,2,3 ,n)

a, b1, b2, b3, …., bn được ước lượng bằng phương pháp hồi qui tuyến tính đơn bằng các phần mền SPSS

 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa:

X1: Chi phí lúa giống sử dụng trên 1 ha đất canh tác

X2: Chi phí làm đất sử dụng trên 1 ha đất canh tác

X3: Chi phí phân bón sử dụng trên 1 ha đất canh tác

X4: Chi phí thuốc (thuốc sâu, thuốc dưởng, thuốc cỏ, ) sử dụng trên 1 ha đất canh tác

X5: Chi phí xăng dầu sử dụng trên 1 ha đất canh tác

X6: Chi phí thuỷ lợi phí sử dụng trên 1 ha đất canh tác

X7: Chi phí thu hoạch sử dụng trên 1 ha đất canh tác

X8: Chi phí lao động (lao động gia đình, lao động thuê mướn) sử dụng trên 1

ha đất canh tác

X9: Chi phí lãi vay trên 1 ha đất canh tác

X10: Các chi phí khác trên 1 ha đất canh tác

 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi

X1: Chi phí khấu hao chuồng trại

X2: Chi phí con giống

X3: Chi phí thức ăn

X4: Chi phí thuốc

X5: Chi phí xăng dầu

X6: Chi phí thuê lao động

X7: Chi phí lãi vay

X4: Chi phí xăng dầu

X5: Chi phí thuê lao động

X6: Chi phí lãi vay

X7: Các chi phí khác

 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dịch vụ

Trang 25

X1: Chi phí nhiên liệu

X2: Chi phí điện, nước

X3: Chi phí sữa chữa

X4: Chi phí thuê lao động

X5: Chi phí vận chuyển

X6: Chi phí lãi vay

X7: Chi phí thuế

X8: Các chi phí khác

7 Phân tích các chỉ tiêu kinh tế của các loại hình sử dụng đất

7.1 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của việc sản xuất lúa

Khoa học kỹ thuật ngày một phát triển, tuy nhiên việc tiếp nhận và áp dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế Trong sản xuất các trang trại vẫn còn lo ngại chưa mạnh dạn áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân Qua kết quả điều tra cho thấy, phần lớn các trang trại ở An Giang sản xuất lúa là chính

và chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, có áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nhưng hiệu quả chưa cao Tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng khu vực cụ thể mà có thu nhập và chi phí cũng khác nhau, cũng như mùa vụ khác nhau thì chi phí và thu nhập cùng khác nhau chúng được thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể trong bảng số liệu được phân tích cụ thể ở phần sau

Căn cứ vào địa hình đất đai ta phân chia đất đai An Giang thành ba vùng với những đặc điểm sau:

 Vùng 1: Vùng Thành Phố và ven thành phố bao gồm Thành Phố Long Xuyên, huyện Châu Thành, huyện Thoại Sơn

 Vùng 2: Vùng cù lao bao gồm 4 huyện: Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, An Phú

 Vùng 3: Vùng đất cao, đồi núi bao gồm 4 huyện: Châu Đốc, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú

7.1.1 Cơ cấu của các loại chi phí sản xuất lúa Hè Thu vùng 1

Nhưng trước hết chúng ta đi vào phân tích hiệu quả sản xuất lúa ở từng vùng cụ thể, trong đó vùng 1 có cơ cấu chi phí sản xuất như bảng 4

Qua bảng số liệu phân tích bên dưới cho thấy, để sản xuất lúa thì các chủ trang trại phải đầu tư nhiều khoản chi phí khác nhau như giống, làm đất trước khi gieo sạ, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuê lao động, thu hoạch (trong đó bao gồm: Gặt, suốt, vận chuyển),… Tổng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của các trang trại bình quân là 4,29 triệu đồng/ha Trong các khoản chi phí phát sinh trên thì phân bón có chi phí cao nhất, trung bình 1 ha phải bỏ ra khoảng trên 1 triệu đồng chiếm 25,4% tổng chi phí, chi phí thu hoạch với

số tiền tương ứng là 0,98 triệu đồng/ha chiếm 23% tổng chi phí và thuốc bảo vệ thực vật chiếm 16,5% tổng chi phí với số tiền là 0,71 triệu đồng/ha Các khoản có chi phí thấp nhất là thuỷ lợi phí, các khoản chi phí khác và lãi vay chiếm dưới 10% tổng chi phí Với mức chi phí như trên thì doanh thu trung bình đạt được là 6,5 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt được là 2,25 triệu đồng/ha Để canh tác 1 ha thì các chủ trang trại cũng phải bỏ ra 15 ngày công lao động gia đình Đây chính là số ngày công bắt buộc mà các chủ trang trại phải bỏ ra để theo dõi

Trang 26

trong suốt quá trình sản xuất, số ngày công này nhiều ít tuỳ thuộc vào sự tham gia lao động của các trang trại

Bảng 4: Các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Hè Thu của vùng 1

Đơn vị tính: 1.000.000/ha Khoản mục Thành tiền Phần trăm (%)

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu PVTT Trang trại)

7.1.2 Cơ cấu các loại chi phí trên ha lúa Hè Thu của vùng 2

Kế đến để thấy được hiệu quả sản xuất lúa HT của các chủ trang trại ở vùng 2 được thể hiện cụ thể như bảng 5:

Từ bảng 5 cho thấy trung bình các chủ trang trại ở vùng này phải bỏ ra chi phí là 4.313.890 đồng/ha với năng suất trung bình 5,5tấn/ha thì thu được 7,86 triệu đồng/ha, và với ngày công lao động gia đình tham gia trong sản suất là 20 ngày thì thu được lợi nhuận 3,54 triệu đồng/ha Ở vùng này thì điều kiện thuận lợi hơn nên tỷ lệ lợi nhuận cao hơn so với vùng

1

Trang 27

Bảng 5: Các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Hè Thu của vùng 2

Đơn vị tính: 1.000.000/Ha Khoản mục Thành tiền Phần trăm (%)

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu PVTT Trang trại)

7.1.3 Cơ cấu các loại chi phí trên ha lúa Hè Thu của vùng 3

Tương tự để thấy được hiệu quả sản xuất của vùng 3 như thế nào chúng ta đi vào phân tích để thấy rõ hơn

Từ kết quả phân tích ở bảng 6 cho thấy, các chủ trang trại cũng phải chi ra 1 khoản chi phí nhất định để sản xuất Trung bình với chi phí ứng trước 4,34 triệu đồng/ha và ngày công lao động gia đình tham gia trong suốt quá trình sản xuất là 18 ngày thì thu được một khoản thu nhập là 5,61triệu đồng/ha Sau khi trừ đi các khoản chi phí đã bỏ ra thì thu được một khoản lợi nhuận là 1,27 triệu đồng/ha Trong các khoản chi phí trên thì chi phí phân bón là cao nhất chiếm 23,6% tổng chi phí, kế đến là chi phí thu hoạch và thuê lao động chiếm tỷ lệ lần lược là 17,3% và 16,4% trong tổng chi phí bỏ ra

Trang 28

Bảng 6: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Hè Thu của vùng 3

Đơn vị tính: 1.000.000/Ha Khoản mục Thành tiền Phần trăm (%)

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu PVTT Trang trại)

Nhìn chung, cả 3 vùng sản xuất đều có điểm chung đó là khoản chi phí phân bón, thu hoạch, thuốc bảo vệ thực vật là cao nhất trong tổng chi phí chiếm trên 20% tổng chi phí Khoản chi phí thấp nhất là thuỷ lợi phí, lãi vay và các khoản chi phí khác Tuy nhiên, cả 3 vùng có khoản chi phí tương đương nhau khoảng 4.000.000 đồng/ha, thì vùng 2 là vùng có điều kiện thuận lợi hơn, nên thu được lợi nhuận cao nhất Trong khi đó với cùng 1 khoản chi phí thì vùng 3 là vùng có thu nhập thấp nhất

Sự khác biệt đó được thể hiện rõ hơn trong từng vụ mùa cụ thể của từng vùng

7.1.4 Cơ cấu các loại chi phí trên ha lúa vụ Đông Xuân của vùng 1

Trước tiên ta phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân của vùng 1

Trang 29

Bảng 7: Các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Đông Xuân vùng 1

Đơn vị tính: 1.000.000/Ha Khoản mục Thành tiền Phần trăm (%)

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu PVTT Trang trại)

Từ số liệu ở bảng trên cho thấy khi xét riêng từng vụ cụ thể thì vụ Đông Xuân là vụ có điều kiện thuận lợi hơn, với khoản chi phí 4,59 triệu đồng/ha và ngày công lao động gia đình tham gia là 15 ngày/ha thì thu được thu nhập 8,99 triệu đồng/ha Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí là 0,96 lần và tỷ suất thu nhập là 1,96 lần Trong tất cả các khoản chi phí thì chi phí cao nhất là phân bón và thuốc nông dược chiếm 22,8% và 16,1% trong tổng chi phí Chi phí thấp nhất là thuỷ lợi phí chiếm dưới 1% so với tổng chi phí

7.1.5 Cơ cấu các loại chi trên ha lúa vụ Đông Xuân của vùng 2

Để thấy được hiệu quả sản xuất của vùng 2 như thế nào ta đi sâu phân tích và được thể hiện cụ thể ở bảng 8:

Từ kết quả ở bảng 8 cho thấy với khoản chi phí 4,63 triệu đồng/ha (trong đó cao nhất

là các khoản chi phí về phân bón, thu hoạch và thuốc chiếm tỷ lệ lần lược là 20,6%, 17,3% và 12,4% trong tổng chi phí) và ngày công lao động gia đình tham gia là 22 ngày công/ha thì thu được 10,18 triệu đồng/ha Sau khi trừ đi các khoản chi phí thì thu được lợi nhuận là 5,55 triệu đồng/ha Tỷ lệ lợi nhuận so với chi phí là 1,2 lần và tỷ lệ thu nhập là 2,2 lần

Trang 30

Bảng 8: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Đông Xuân vùng 2

Đơn vị tính: 1.000.000/Ha Khoản mục Thành tiền Phần trăm (%)

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu PVTT Trang trại)

7.1.6 Cơ cấu các loại chi phí trên ha lúa vụ Đông Xuân của vùng 3

Hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân ở vùng 3 được thể hiện cụ thể ở bảng 9:

Từ kết quả phân tích ở bảng 9 cho thấy trung bình các chủ trang trại phải bỏ ra 4,02 triệu đồng/ha, với 13 ngày công lao động gia đình tham gia trong quá trình sản xuất thì thu được 7,55 triệu đồng/ha, trừ đi các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất thì thu được lợi nhuận trung bình là 3,52 triệu đồng/ha Tỷ lệ lợi nhuận so với chi phí là 0,88 lần và

tỷ lệ thu nhập là 1,88 lần Trong các khoản chi phí nói trên thì chi phí phân bón là cao nhất chiếm trên 25,6% tổng chi phí và chi phí thấp nhất là chi phí thuỷ lợi chiếm 1% trong tổng chi phí

Ngày đăng: 10/04/2013, 21:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở An Giang - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
3. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở An Giang (Trang 18)
Bảng 1: Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở An Giang. - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở An Giang (Trang 18)
Bảng 2: Phân bổ các trang trại theo huyện, thị, thành phố. - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 2 Phân bổ các trang trại theo huyện, thị, thành phố (Trang 20)
Bảng 2: Phân bổ các trang trại theo huyện, thị, thành phố. - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 2 Phân bổ các trang trại theo huyện, thị, thành phố (Trang 20)
Bảng 4: Các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Hè Thu của vùng 1 - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 4 Các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Hè Thu của vùng 1 (Trang 26)
Bảng 4: Các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Hè Thu của vùng 1 - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 4 Các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Hè Thu của vùng 1 (Trang 26)
Bảng 5: Các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Hè Thu của vùng 2 - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 5 Các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Hè Thu của vùng 2 (Trang 27)
Bảng 6: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Hè Thu của vùng 3 - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 6 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Hè Thu của vùng 3 (Trang 28)
Bảng 7: Các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Đông Xuân vùng 1 - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 7 Các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Đông Xuân vùng 1 (Trang 29)
Bảng 8: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Đông Xuân vùng 2 - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 8 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Đông Xuân vùng 2 (Trang 30)
Bảng 9: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Đông Xuân vùng 3 - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 9 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha lúa Đông Xuân vùng 3 (Trang 31)
7.2.1 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình chăn nuôi ở vùng 1. - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
7.2.1 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình chăn nuôi ở vùng 1 (Trang 32)
7.2 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình chăn nuôi - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
7.2 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình chăn nuôi (Trang 32)
Bảng 11: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trong năm của chăn nuôi ở vùng 2 - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 11 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trong năm của chăn nuôi ở vùng 2 (Trang 32)
7.2.3 Cơ cấu các loại chi phí trong năm của mô hình chăn nuôi ở vùng 3. - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
7.2.3 Cơ cấu các loại chi phí trong năm của mô hình chăn nuôi ở vùng 3 (Trang 33)
7.3 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình nuôi trồng thuỷ sản - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
7.3 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình nuôi trồng thuỷ sản (Trang 34)
Bảng 14: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha của nuôi trồng thuỷ sản ở vùng 2  Đơn vị tính: 1.000.000/Ha - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 14 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha của nuôi trồng thuỷ sản ở vùng 2 Đơn vị tính: 1.000.000/Ha (Trang 36)
Bảng 15: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha của nuôi trồng thuỷ sản ở vùng 3 - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 15 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trên ha của nuôi trồng thuỷ sản ở vùng 3 (Trang 36)
7.4. Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình trồng trọt cây lâu năm - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
7.4. Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình trồng trọt cây lâu năm (Trang 37)
Bảng 16: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình trồng trọt cây lâu năm - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 16 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình trồng trọt cây lâu năm (Trang 37)
7.5 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình dịch vụ - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
7.5 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình dịch vụ (Trang 38)
Bảng 18: Hệ sồ ước lượng của các trang trại trồng lúa - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 18 Hệ sồ ước lượng của các trang trại trồng lúa (Trang 39)
Từ bảng kết quả trên cho thấy, với giá trị Sig.F = 0,0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa = 10% nên phương trình hồi quy đưa ra là có ý nghĩa - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
b ảng kết quả trên cho thấy, với giá trị Sig.F = 0,0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa = 10% nên phương trình hồi quy đưa ra là có ý nghĩa (Trang 40)
Bảng 19: Hệ sồ ước lượng của các trang trại chăn nuôi - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 19 Hệ sồ ước lượng của các trang trại chăn nuôi (Trang 40)
Bảng 20: Hệ sồ ước lượng của các trang trại thuỷ sản. - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 20 Hệ sồ ước lượng của các trang trại thuỷ sản (Trang 41)
Bảng 21: Hệ sồ ước lượng của các trang trại kinh doanh dịch vụ. Các biến giải  - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 21 Hệ sồ ước lượng của các trang trại kinh doanh dịch vụ. Các biến giải (Trang 43)
Bảng 21: Hệ sồ ước lượng của các trang trại kinh doanh dịch vụ. - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 21 Hệ sồ ước lượng của các trang trại kinh doanh dịch vụ (Trang 43)
Bảng 23: Kết quả kiểm định mối quan hệ giũa diện tích và doanh thu trng mô hình trồng lúa - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 23 Kết quả kiểm định mối quan hệ giũa diện tích và doanh thu trng mô hình trồng lúa (Trang 44)
Bảng  23:  Kết  quả  kiểm  định  mối  quan  hệ  giũa  diện  tích  và  doanh  thu  trng  mô  hình  trồng lúa - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
ng 23: Kết quả kiểm định mối quan hệ giũa diện tích và doanh thu trng mô hình trồng lúa (Trang 44)
Sau khi sử lý bằng phần mền SPSS, ta có bảng kết quả mô tả mối quan hệ giữa diện tích canh tác và lợi nhuận của các trang trại trong một năm như sau:  - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
au khi sử lý bằng phần mền SPSS, ta có bảng kết quả mô tả mối quan hệ giữa diện tích canh tác và lợi nhuận của các trang trại trong một năm như sau: (Trang 45)
Bảng 24: Mối quan hệ và ảnh hưởng của diện tích canh tác đến lợi nhuận của trang trại - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 24 Mối quan hệ và ảnh hưởng của diện tích canh tác đến lợi nhuận của trang trại (Trang 45)
Bảng 24: Mối quan hệ và ảnh hưởng của diện tích canh tác đến lợi nhuận của trang trại - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 24 Mối quan hệ và ảnh hưởng của diện tích canh tác đến lợi nhuận của trang trại (Trang 45)
10. Phân tích việc sản xuất đa mô hình - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
10. Phân tích việc sản xuất đa mô hình (Trang 46)
Bảng 25:Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa diện tích và doanh thu trong mô hình lúa -  thuỷ sản kết hợp - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 25 Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa diện tích và doanh thu trong mô hình lúa - thuỷ sản kết hợp (Trang 46)
Bảng 26: Một số chỉ tiêu hiệu quả trên ha của các mô hình sản xuất  Đơn vị tính: 1.000đ - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 26 Một số chỉ tiêu hiệu quả trên ha của các mô hình sản xuất Đơn vị tính: 1.000đ (Trang 46)
Bảng 25: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa diện tích và doanh thu trong mô hình lúa  -  thuỷ sản kết hợp - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 25 Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa diện tích và doanh thu trong mô hình lúa - thuỷ sản kết hợp (Trang 46)
Bảng 27: Khó khăn chung của các chủ trang trại chăn nuôi - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 27 Khó khăn chung của các chủ trang trại chăn nuôi (Trang 47)
Bảng 28: Khó khăn chung của các chủ trang trại trồng lúa. - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 28 Khó khăn chung của các chủ trang trại trồng lúa (Trang 48)
Bảng 28: Khó khăn chung của các chủ trang trại trồng lúa. - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 28 Khó khăn chung của các chủ trang trại trồng lúa (Trang 48)
Bảng 29: Khó khăn chung của các chủ trang trại nuôi trồng thuỷ sản - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 29 Khó khăn chung của các chủ trang trại nuôi trồng thuỷ sản (Trang 49)
Bảng 30: Khó khăn chung của các chủ trang trại - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 30 Khó khăn chung của các chủ trang trại (Trang 49)
Bảng 31: Kiến nghị chung của các chủ trang trại - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 31 Kiến nghị chung của các chủ trang trại (Trang 50)
Bảng 31: Kiến nghị chung của các chủ trang trại - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 31 Kiến nghị chung của các chủ trang trại (Trang 50)
Bảng 32: Kiến nghị của các chủ trang trại chăn nuôi - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 32 Kiến nghị của các chủ trang trại chăn nuôi (Trang 51)
Bảng 33: Kiến nghị của các chủ trang trại trồng lúa - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
Bảng 33 Kiến nghị của các chủ trang trại trồng lúa (Trang 51)
Phụ lục 1. Kết quả hồi qui tuyến tính mô hình lúa Model Summary Model Summary  - ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại
h ụ lục 1. Kết quả hồi qui tuyến tính mô hình lúa Model Summary Model Summary (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w