Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình chăn nuôi

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại (Trang 32 - 34)

7. Phân tích các chỉ tiêu kinh tế của các loại hình sử dụng đất

7.2 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình chăn nuôi

Chăn nuôi ở An Giang chủ yếu là nuôi heo và gia cầm các loại. Chăn nuôi của các chủ trang trại cụ thể là khác nhau về quy mô cũng như cách thức nuôi, kỹ thuật nuôi,… Trước tiên ta xét quá trình chăn nuôi của các chủ trang trại ở vùng 1.

7.2.1 Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế của mô hình chăn nuôi ở vùng 1.

Bảng 10: Cơ cấu các chỉ tiêu kinh tế trong năm của chăn nuôi vùng 1 Đơn vị tính: 1.000.000/Ha

Khoản mục Thành tiền Phần trăm (%)

X1: Khấu hao chuồng 7.18 5.7

X2: Giống 15.68 12.4 X3:Thức ăn 89.30 70.9 X4: Thuốc thú y 1.38 1.1 X5: Xăng dầu 0.56 0.4 X6: Thuê lao động 8.11 6.4 X7: Lãi vay 0.82 0.7 X8: Khác 2.94 2.3 Tổng chi phí 125.98 100.0 Tổng thu nhập 197.00 Lợi nhuận 71.02 LN/cp 0.56 LN/TN 0.36 TN/cp 1.56

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu PVTT Trang trại)

Từ kết quả bảng số liệu trên cho thấy hàng năm các chủ trang trại chăn nuôi chi ra các khoản chi phí như con giống, thức ăn, khấu hao chuồng trại, thuốc thú y, thuê lao đông, lãi vay,… với tổng chi phí là 125,98 triệu đồng/năm. Trong đó chi phí cao nhất là thức ăn với 89,3 triệu đồng/năm, chiếm 70,9% tổng chi phí, kế đến là các khoản chi phí như con giống chiếm 12,4% trong tổng chi phí. Các khoản chi phí còn lại chiếm tỷ lệ không cao dưới 6% tổng chi phí. Với mức chi phí như trên thì trung bình mỗi trang trại thu được 197 triệu đồng/năm, đạt lợi nhuận là 71,02 triệu đồng/năm và tỷ suất lợi nhuận so với chi phí là 0,56 lần.

7.2.2 Cơ cấu các loại chi phí trong năm của mô hình chăn nuôi ở vùng 2.

Tiếp theo hiệu quả chăn nuôi của các chủ trang trại ở vùng 2 được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Đơn vị tính: 1.000.000/Ha

Khoản mục Thành tiền Phần trăm (%)

X1: Khấu hao chuồng 1.28 2.8

X2: Giống 14.95 33.1 X3:Thức ăn 26.35 58.3 X4: Thuốc 1.06 2.3 X5: Xăng dầu 0.12 0.3 X6: Thuê lao động 1.22 2.7 X7: Lãi vay 0.05 0.1 X8: Khác 0.16 0.4 Tổng chi phí 45.19 100.0 Tổng thu nhập 64.07 Lợi nhuận 18.88 LN/CP 0.42 LN/TN 0.29 TN/CP 1.42

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu PVTT Trang trại)

Chăn nuôi ở vùng 2 của các chủ trang trại chủ yếu là nuôi heo, gà công nghiệp và gia cầm. Từ kết quả trên cho thấy trung bình mỗi chủ trang trại chăn nuôi phải chi ra khoản chi phí là 45,19 triệu đồng/năm. Trong đó cao nhất là chi phí thức ăn chiếm 58,3% tổng chi phí, và chi phí con giống chiếm 33,1% tổng chi phí, các khoản chi phí còn lại như khấu hao chuồng trại, thuốc thú y, thuê mướn lao động, xăng dầu, điện nước, trả lãi vay,… chiếm tỷ lệ không cao dưới 3% tổng chi phí. Doanh thu đạt được trung bình của mỗi trang trại ở vùng này là 64,07 triệu đồng/năm, với tỷ suất lợi nhuận so với chi phí là 0,42 lần.

7.2.3 Cơ cấu các loại chi phí trong năm của mô hình chăn nuôi ở vùng 3.

Chăn nuôi các chủ trang trại ở vùng 3 được thể hiện ở bảng 12 bên dưới:

Chăn nuôi chủ yếu ở vùng này là nuôi heo thịt và heo nái. Từ bảng kết quả cho thấy trung bình mỗi trang trại chăn nuôi ở vùng này trong năm chi ra một khoản chi phí là 151,02 triệu đồng/năm. Trong đó chi phí thức ăn cao nhất là 104,55 triệu đồng/năm, chiếm 69,2% trong tổng chi phí, chi phí khấu hao chuồng trại là 18,54 triệu đồng/năm, chiếm 12,3% trong tổng chi phí. Các koản chi phí còn lại như con giống, khấu hao chuồng trại, điện nước, thuốc,… chiếm tỷ lệ không cao dưới 5% tổng chi phí. Thu nhập bình quân trong năm của mỗi trang trại chăn nuôi là 395,26 triệu đồng/năm, lợi nhuận đạt được sau khi trừ đi các khoản chi phí còn lại là 244,24 triệu đồng/năm, tỷ suất lợi nhuận đạt 0,62 lần so với chi phí.

Đơn vị tính: 1.000.000/Ha

Khoản mục Thành tiền Phần trăm (%)

X1: Khấu hao chuồng 18.54 12.3

X2: Giống 6.38 4.2 X3:Thức ăn 104.55 69.2 X4: Thuốc 7.49 5.0 X5: Xăng dầu 2.68 1.8 X6: Thuê lao động 3.39 2.2 X7: Lãi vay 4.83 3.2 X8: Khác 3.17 2.1 Tổng chi phí 151.02 100.0 Tổng thu nhập 395.26 Lợi nhuận 244.24 LN/CP 1.62 LN/TN 0.62 TN/CP 2.62

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu PVTT Trang trại)

Như vậy, chăn nuôi của các chủ trang trại ở An Giang nói chung chủ yếu là nuôi heo thịt, heo nái, gia cầm. Tuỳ theo điều kiện của mỗi vùng mà các trang trại có các mô hình nuôi thích hợp cụ thể cho từng vùng, cụ thể như vùng 3 các trang trại chỉ nuôi heo thịt và heo nái, còn vùng 2 và vùng 1 thì nuôi heo thịt, heo nái và gia cầm.

Về hiệu quả kinh tế, nếu chỉ xét theo doanh thu và lợi nhuận trong năm thì vùng 3 là vùng chăn nuôi có hiệu quả nhất, vì có thu nhập và lợi nhuận trong năm tương ứng là 395,26 triệu đồng/năm và 244,24 triệu đồng/năm. Thấp nhất là vùng 2, có thu nhập trong năm và lợi nhuận trong năm tương ứng là 64,07 triệu đồng/năm và 18,88 triệu đồng/năm. Nếu xét về tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bỏ ra trong năm thì vùng 3 là có hiệu quả kinh tế nhất, vì tỷ suất lợi nhuận của vùng 3 là cao nhất 1,62 lần so với chi phí bỏ ra, trong khi đó vùng 1 có tỷ suất lợi nhuận là 0,56 lần. Vùng có hiệu quả thấp nhất là vùng 2 (tỷ suất lợi nhuận tương ứng là 0,42 lần).

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích hiệu quả sản xuất ở trang trại (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)