1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoach đề tài Nghề thẩm phán – Sinh viên Luật và cơ hội trở thành thẩm phán

21 3,7K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 128,5 KB

Nội dung

Bài thu hoạch Môn: Thực hành chuyên ngành Luật A. MỞ ĐẦU Nghề thẩm phán là một nghề cao quý, thẩm phán mang tư cách nhân danh pháp luật của nhà nước để xét xử, ra bản án kết tội hoặc các quyết định cần thiết khác trong quá trình xét xử, thẩm phán được xem là nghề rất danh dự. Thẩm phán giữ vị trí quan trọng trong việc xét xử - giai đoạn trung tâm của hoạt động tố tụng, vì vậy bên cạnh số lượng, chất lượng của đội ngũ thẩm phán cũng như cách thức tổ chức, cơ chế vận hành và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán là yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng xét xử. Tính đến nay cả nước có 4557 Thẩm phán, một con số không phải là nhiều so với các sinh viên có bằng cử nhân luật tốt nghiệp ra trường, trình độ và năng lực của các Thẩm phán hiện nay 100% có trình độ Đại học luật hoặc tương đương. Theo đánh giá hàng năm thì số Thẩm phán hoàn thành nhiệm vụ chiếm trên 90%. Mặc dù số lượng và chất lượng Thẩm phán được nâng lên một bước cơ bản so với trước đây, nhưng với số lượng và chất lượng như hiện nay thì gần như đội ngũ thẩm phán của nước ta chưa đáp ứng được những đòi hỏi cơ bản, đặc biệt là trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Là một sinh viên luật đang ngồi trên nghế nhà trường thì bản thân tác giả cũng nhận thức được ý nghĩa của việc học ngành luật cũng như những ngành nghề có thể làm khi có bằng tốt nghiệp để từ đó định hướng được nghề nghiệp cho chính bản thân mình sau khi tốt nghiệp. Một trong những ngành nghề mà tác giả đặc biệt quan tâm đó là nghề Thẩm phán. Qua đề tài “Nghề thẩm phán – Sinh viên Luật và cơ hội trở thành thẩm phán” tác giả muốn giúp cho người đọc có thể nhận thức một cách đầy đủ hơn về nghề thẩm phán cũng như những điều kiện và cơ hội để trở thành thẩm phán. Bài thu hoạch Môn: Thực hành chuyên ngành Luật B. NỘI DUNG I. Khái quát về thẩm phán 1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống Tòa án Việt Nam Cách đây 65 năm, Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, đã mở ra kỷ nguyên mới đối với đất nước ta – Kỷ nguyên độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, Cách mạng tháng 8 thành công xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến, lập ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Để xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, ban hành pháp luật bảo vệ thành quả cách mạng, ngày 13/9/1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký và ban hành Sắc lệnh số 33/SL thiết lập các Tòa án quân sự. Bằng sắc lệnh này, trên toàn lãnh thổ Việt Nam, ở cả ba miền: Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ lúc đó đều thiết lập các Tòa án quân sự với nhiệm vụ “xét xử tất cả những người nào phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”.Việc ra đời của các Tòa án này đã góp phần trấn áp bọn phản cách mạng cấu kết với thực dân Pháp nhằm xâm lược đất nước ta. Đó là mốc son đánh dấu sự ra đời của ngành Tòa án Việt Nam. Nhằm nâng cao hiệu lực của Tòa án, Ngày 24/01/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức các tòa án và các ngạch Thẩm phán. Ngày 22/5/1950, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký và ban hành Sắc lệnh số 85/SL về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng. Theo sắc lệnh này, thì tổ chức hệ thống Tòa án có Tòa án sơ cấp, Tòa án đệ nhị cấp, Hội đồng phúc án và Phụ thẩm nhân dân. Bên cạnh sự phát triển của hệ thống Tòa án Việt Nam thì các đạo luật về tổ chức hệ thống Tòa án qua các thời kỳ cũng được ban hành như: Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981, Luật tổ chức Tòa án năm 1992, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Đây chính là những mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của ngành Tòa án Việt Nam. Và cho đến nay, Ngành Tòa án Việt Nam bao gồm hệ thống Tòa án nhân dân được tổ chức từ trung Bài thu hoạch Môn: Thực hành chuyên ngành Luật ương đến cấp huyện, hệ thống Tòa án quân sự, từ Tòa án quân sự trung ương đến các Tòa án khu vực. 2. Lịch sử hình thành và phát triển của nghề Thẩm phán gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Tòa án Việt Nam Như chúng ta đã biết thẩm phán là những người làm việc tại tòa án cho nên lịch sử hình thành và phát triển của nghề thẩm phán gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của hệ thống tòa án ở Việt Nam. Sự điều chỉnh của pháp luật dẫn đến sự thay đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động của tòa án cũng tác động đến sự thay đổi đối với nghề thẩm phán. Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 của chủ tịch Chính phủ về tổ chức các tòa án và các ngạch Thẩm phán thì có quy định về ngạch thẩm phán: Pháp luật quy định có hai ngạch thẩm phán, đó là ngạch sơ cấp và ngạch đệ nhị cấp. Thẩm phán sơ cấp làm việc tại tòa sơ cấp. Thẩm phán đệ nhị cấp làm việc ở tòa đệ nhị cấp và tòa thượng thẩm. Các thẩm phán chia thành hai loại: Thẩm phán buộc tội và thẩm phán xử án. Thẩm phán của tòa đệ nhị cấp và tòa thượng thẩm do Chủ tịch nước bổ nhiệm. Thẩm phán của tòa sơ cấp do Bộ trưởng Bộ tư pháp bổ nhiệm. Các phụ thẩm nhân dân khi tham gia xét xử tiểu hình chỉ có quyền đóng góp ý kiến chứ không có quyền quyết định, còn khi tham gia xét xử đại hình thì có quyền quyết định cùng thẩm phán. Sau đó Hiến Pháp năm 1946 ra đời thì cùng với Sắc lệnh số 13/SL quy định về tổ chức các tòa án và các ngạch Thẩm phán trong đó thì Thẩm phán đều do Chính phủ bổ nhiệm. Ngày 22/5/1950, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký và ban hành Sắc lệnh số 85/SL về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng. Theo sắc lệnh này thì có quy định một số vấn đề khác liên quan đến thẩm phán như khi xét xử thì hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán, khi xét xử hoặc bào chữa thẩm phán và luật sư không mặc áo chùng đen nữa… Bài thu hoạch Môn: Thực hành chuyên ngành Luật Tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 quy định chế độ bầu thẩm phán thay cho chế độ bổ nhiệm trước đó; thẩm phán toà án nhân dân địa phương do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra; các tòa án nhân dân được tổ chức theo đơn vị hành chính – lãnh thổ; việc quản lí về tổ chức của các tòa án nhân dân địa phương được giao cho Tòa án nhân dân tối cao. Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1981 vẫn giữ nguyên chế độ bầu thẩm phán như Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960. Chỉ đến khi Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1992 ra đời thì chế độ bổ nhiệm thẩm phán được thay thế cho chế độ bầu thẩm phán trước đó. Tất cả các thẩm phán của tòa án nhân dân các cấp đều do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Để thực hiện các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của đảng về xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước cũng như những yêu cầu cụ thể đổi mới hoạt động cải cách tư pháp đã được đề ra trong Văn kiện của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam, trong nghị quyết số 08 – NQ/TW nhày 02/01/2002 của Bộ chính trị về “một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992 đã được sử đổi, bổ sung năm 2001 về tổ chức và hoạt độnng của tòa án nhân dân, Quốc Hội khóa X, kì họp thứ 11 đã thông qua Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002. So với Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1992 thì Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 có những quy định mới về Thẩm phán như: Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 vẫn quy định chế độ bổ nhiêm thẩm phán nhưng khác trước đây là Chủ tịch nước chỉ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thẩm phán tòa án nhân dân tối cao còn thẩm phán các tòa án nhân dân địa phương, thẩm phán tòa án quân sự quân khu và tương đương, các tòa án quân sự khu vực do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của các hội đồng tuyển chọn thẩm phán; Quy định tiêu chuẩn hóa đội ngũ thẩm phán ngoài những tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, sức khỏe, các thẩm phán còn phải có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian công tác thực tiễn theo quy định của pháp luật; Bài thu hoạch Môn: Thực hành chuyên ngành Luật thẩm phán và hội thẩm nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi hoàn thiệt hại theo quy định của pháp luật… => Tóm lại, sự hình thành và phát triển của nghề thẩm phán luôn gắn liền với sự hinh thành và phát triển của tòa án nhân dân nói chung và quá trình hình thành và phát triển của bộ máy nhà nước nói riêng. Cùng với các chức danh khác thi Thẩm phán đã và đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 3. Định nghĩa về thẩm phán Theo khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc Hội số 02/2002/PL-UBTVQH ngày 4 tháng 10 năm 2002 về Thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân thì : “Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án”. Như vậy có thể thấy một số đặc điểm của thẩm phán, đó là: Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Thẩm phán có nhiệm vụ xét xử vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của tòa án. Thẩm phán là một chức danh tư pháp quan trọng không thể thiếu trong tổ chức Tòa án nói riêng và trong bộ máy nhà nước nói chung. Ở nước ta, từ năm 2002, pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân đã ghi nhận thẩm phán là một chức danh tư pháp mà trước đó thẩm phán chỉ được coi là một chức vụ. Quy định này đánh dấu một bước ngoặt về nhận thức để xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên nghiệp, đáp ứng các yêu cầu của hoạt động xét xử. Chỉ khi nào coi thẩm phán là một nghề, có vị trí, chức danh nhất định trong xã hội thì họ mới có cơ sở và điều kiện pháp lý để làm việc và cống hiến, phấn đấu cho sự nghiệp của mình. Hoạt động xét xử của thẩm phán là chuyên nghiệp, do đó thẩm phán phải được tuyển chọn một cách kĩ lưỡng, cẩn thận để tìm được người đủ năng lực, Bài thu hoạch Môn: Thực hành chuyên ngành Luật trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức có thể đảm đương tốt vai trò của thẩm phán. Pháp luật Việt Nam đã lựa chọn cách thức bổ nhiệm để tuyển chọn thẩm phán và cũng đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể trong việc tuyển chọn thẩm phán. Về cơ bản những qui định này bước đầu đã tạo ra những cơ sở pháp lý để hình thành đội ngũ thẩm phán chuyên nghiệp cho hoạt động xét xử. Tuy nhiên, pháp luật cũng cần quy địng rõ ràng, cụ thể hơn nữa về tính chuyên nghiệp của thẩm phán trên tất cả các lĩnh vực như: cơ chế bảo đảm, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng xét xử… để có thể xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên nghiệp. II. Thẩm phán theo quy định của pháp luật nước ta 1. Tiêu chuẩn của thẩm phán a. Tiêu chuẩn chung của thẩm phán tòa án các cấp Điều 37 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 và khoản 1 điều 5 pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân năm 2002 quy định: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian công tác thực tiễn, có năng lực làm công tác xét xử theo quy định của Pháp lệnh này, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán”. Đội ngũ thẩm phán là lực lượng chủ yếu của tòa án cùng với hội thẩm thực hiện chức năng xét xử của tòa án. Vì vậy, thẩm phán phải hội tụ đủ những tiêu chuẩn cần thiết. Thẩm phán phải trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung thành với lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Vì công tác xét xử của tòa án cũng là một công tác chính trị, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và của Nhà nước, bảo vệ lợi ích của công nhân và nhân dân lao động. Thẩm phán không chỉ có hiểu biết về chuyên môn nghề nghiệp cao mà phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, phải là người bảo vệ lẽ phải Bài thu hoạch Môn: Thực hành chuyên ngành Luật và công lí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong công tác xét xử không để lọt tội phạm và làm oan người vô tội. Thẩm phán phải có đủ trình độ nghiệp vụ chuyên môn thành thạo và năng lực xét xử các vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân thì mới có những phán quyết thấu tình đạt lí, đúng pháp luật. Ngoài kiến thức về khoa hoc pháp lí, thẩm phán còn phải là người có ý thức pháp luật và văn hóa pháp lí, đồng thời phải am hiểu các lĩnh vực khoa học xã hội khác như: tâm lí học, xã hội học, đạo đức học… Theo quy định tại thông tư liên tịch Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Quốc phòng - Bộ nội vụ - Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-UBTWMTTQVN hướng dẫn một số quy định của pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân đã có những quy định hết sức cụ thể ngoài những tiêu chí cứng quy định ở phần đầu của Điều 37 Luật tổ chức Tòa án nhân dân và Điều 5 Pháp lệnh Thẩm phán Tòa án nhân dân thì Thẩm phán bắt buộc phải những tiêu chí sau: - Có trình độ cử nhân Luật: được hiểu là phải có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật do các trường địa học trong nước có chức năng đào tạo đại học về chuyên ngành luật theo quy định. Nếu văn bằng đại học chuyên ngành luật do nước ngoài cấp, thì văn bằng đó phải được công nhận ở Việt Nam. - Đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử: nghĩa là phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ xét xử do cơ quan có chức năng đào tạo các chức danh tư pháp cấp; nếu là chứng chỉ do các cơ sở đào tạo của nước ngoài cấp thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam công nhận. - Có năng lực làm công tác xét xử: được hiểu là có khả năng hoàn thành tốt công tác xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án. - Có sức khỏe hoàn thành nhiệm vụ được giao: được hiểu là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, ngoài thể lực cần thiết, còn bao gồm yếu tố ngoại hình đó là không có dị tật, dị hình ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế hoặc việc thực hiện nhiệm vụ của người Thẩm phán. Bài thu hoạch Môn: Thực hành chuyên ngành Luật - Có thời gian công tác pháp luật: được hiểu là thời gian công tác kể từ khi được xếp vào một ngạch công chức bao gồm Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên… Chính những quy định chặt chẽ như vậy, nên đội ngũ Thẩm phán được bổ nhiệm hiện nay đã bảo đảm được đầy đủ về năng lực chuyên môn, nắm vững được nghiệp vụ kỹ năng xét xử các vụ án góp phần vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành Tòa án mà Đảng và Nhà nước giao phó. b. Tiêu chuẩn của thẩm phán tòa án nhân dân các cấp Căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của từng cấp tòa án, trên cơ sở tiêu chuẩn chung của thẩm phán, pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân năm 2002 và pháp lệnh số 12/2011/UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm của tòa án nhân quy định tiêu chuẩn cụ thể của thẩm phán tòa án nhân dân các cấp như sau: * Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện: Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 điều 5 pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân năm 2002, có thời gian làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án quân sự khu vực. * Thẩm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh: Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân năm 2002 và đã là Thẩm phán sơ cấp ít nhất là năm năm, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự. Bài thu hoạch Môn: Thực hành chuyên ngành Luật Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành Tòa án nhân dân, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự. * Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao: Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân năm 2002 và đã là Thẩm phán trung cấp ít nhất là năm năm, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành Tòa án nhân dân, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười lăm năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương.  Như vậy, khác với Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân năm 1993, Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân năm 2002 đã quy định việc tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thẩm phán. Trong nhiều tiêu chuẩn của thẩm phán thì có hai tiêu chuẩn hoàn mới đáng lưu ý là: - Thứ nhất, thẩm phán phải là người có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử. Bài thu hoạch Môn: Thực hành chuyên ngành Luật - Thứ hai, thảm phán tòa án nhân dân cấp trên được tuyển chon và bổ nhiệm chủ yếu từ nhũng người là thẩm phán tòa án nhân dân cấp đưới trực tiếp. Những quy định trên đòi hỏi thẩm phán phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm xét xử cũng như kinh nghiệm sống phong phú nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác xét xử. 2. Hội đồng tuyển chọn thẩm phán * Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân gồm có: Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm có: - Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương; - Các Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án nhân dân; - Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán làm việc theo chế độ tập thể. Quyết định của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. * Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương gồm có Chánh án Toà án nhân dân tối cao làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành trung ương Hội luật gia Việt Nam là uỷ viên. Danh sách uỷ viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: [...]... của thẩm phán 12 5 Những việc thẩm phán không được làm .12 6 Cơ chế xử lý vi phạm liên quan đến Thẩm phán 12 7 Trang phục của thẩm phán 14 III Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm phán 14 IV Thực trạng đối với nghề thẩm phán hiện nay và cơ hội của sinh viên tốt nghiệp cử nhân luật 15 1 Thực trạng đội ngũ Thẩm phán ở Việt Nam 15 2 Cơ hội của sinh viên. .. nhân ấy mới có cơ hội để trở Bài thu hoạch Môn: Thực hành chuyên ngành Luật thành Thẩm phán trung cấp hay Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương Như vậy có thể thấy cơ hội trở thành thẩm phán không dành riêng cho bất cứ cá nhân nào sau khi có bằng cử nhân luật tốt nghiệp ra trường, nghề thẩm phán là một nghề cao quý, cần phải có sự yêu thích, kiên trì, bền bỉ và phẩm chất... sử hình thành và phát triển của hệ thống Tòa án Việt Nam 2 2 Lịch sử hình thành và phát triển của nghề Thẩm phán gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Tòa án Việt Nam .3 3 Định nghĩa về thẩm phán 5 II Thẩm phán theo quy định của pháp luật nước ta 6 1 Tiêu chuẩn của thẩm phán .6 2 Hội đồng tuyển chọn thẩm phán 10 3 Nhiệm vụ của thẩm phán ... sử hình thành nghề thẩm phán, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc biệt là những điều kiện để trở thành thẩm phán không những giúp cho người đọc có những hiêu biết đầy đủ hơn về tiêu chuẩn, cơ hội để trở thành thẩm phán nhất là đối với những ai yêu thích nghề này Việc nghiên cứu này cũng giúp ích rất nhiều cho bản thân tác giả hiểu biết hơn về nghề thẩm phán, giúp cho tác giả có động lực và quyết... chuyên ngành Luật - Xem xét những trường hợp Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thu c Tòa án nhân dân có thể bị cách chức chức danh Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 30 của Pháp lệnh này theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cách chức 3 Nhiệm vụ của thẩm phán Theo điều 11 Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân năm 2002: Thẩm phán làm... Danh sách ủy viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thu c Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thu c Tòa án nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thu c Tòa án... đạo đức xã hội Đặc trưng riêng của đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán là sự gắn liền với hoạt động xét xử của Thẩm phán Mặt khác đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán còn được hình thành và phát triển thông qua quá trình tự tu dưỡng, tự rèn luyện của bản thân mỗi Thẩm phán Theo tác giả, khi nói đến đạo đức nghề nghiệp người Thẩm phán ngoài những quy định của hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án, thì mỗi Thẩm phán đương... giảng viên về chuyên ngành luật Thời gian được bầu hoặc cử làm Hội thẩm, thời gian làm Luật sư cũng được coi là “thời gian làm công tác pháp luật Như vậy sau khi ra trường với tấm bằng cử nhân luật thì mỗi sinh viên có nguyện vọng trở thành thẩm phán phải công tác ở một trong các ngành nghề nêu trên Ít nhất là trong thời hạn 4 năm và nếu đáp ứng được tiêu chuẩn khoản 1 điều 5 pháp lệnh Thẩm phán và hội. .. dân cấp tỉnh là 1118 Thẩm phán hiện mới có 1017 Thẩm phán và Tòa án nhân dân cấp huyện là 3319 Thẩm phán hiện mới có 2613 Thẩm phán Như vậy theo phân bổ thì số lượng Thẩm phán của cả nước là 4557 Thẩm phán, nhưng thực tế hiện chúng ta mới chỉ có 3738 Thẩm phán còn thiều 819 Thẩm phán các cấp Đến năm 2010, nếu tính theo mức tăng trung bình số lượng vụ án các loại thụ lý ở cấp sơ thẩm, dự báo các toà... Khoa học ĐHQGHN, Luật học 25 (2009) 94-100 - Bài viết về đào tạo thẩm phán từ trang web: www.hocvientuphap.edu.vn - Bài viết về đạo đức nghề nghiệp thẩm phán cơ chế và vấn đề xử lí vi phạm liên quan đến thẩm phán từ trang web: www.hocvientuphap.edu.vn -… Bài thu hoạch Môn: Thực hành chuyên ngành Luật MỤC LỤC Trang A MỞ ĐẦU 1 B NỘI DUNG .2 I Khái quát về thẩm phán 2 . đó là nghề Thẩm phán. Qua đề tài Nghề thẩm phán – Sinh viên Luật và cơ hội trở thành thẩm phán tác giả muốn giúp cho người đọc có thể nhận thức một cách đầy đủ hơn về nghề thẩm phán cũng như. tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thu c Tòa án quân sự. Và làm được Thẩm phán sơ cấp thì cá nhân ấy mới có cơ hội để trở Bài thu hoạch Môn: Thực hành chuyên ngành Luật thành Thẩm phán trung. trên cơ sở tiêu chuẩn chung của thẩm phán, pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân năm 2002 và pháp lệnh số 12/2011/UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm

Ngày đăng: 27/06/2015, 10:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w