BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần : Ngữ dụng học tiếng Việt (Vietnamese Pragmatics) - Mã số học phần : XN359 - Số tín chỉ học phần : 3 tín chỉ - Số tiết học phần : 45 tiết lý thuyết, 90 tiết tự học 2. Đơn vị phụ trách học phần: - Bộ môn : Ngữ văn - Khoa: Khoa học Xã hội và Nhân văn. 3. Điều kiện tiên quyết: Cú pháp học tiếng Việt (XH200) 4. Mục tiêu của học phần: 4.1. Kiến thức 4.1.1. SV nắm được đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu ngữ dụng học, phân biệt ngữ dụng học với ngữ pháp, ngữ nghĩa học, vị trí của ngữ dụng học trong khoa học ngôn ngữ và nền ngữ học đương đại. 4.1.2. Nắm được những khái niệm cơ bản của ngữ dụng học: ngữ cảnh, sự chiếu vật, hành động ngôn từ, hội thoại, ý nghĩa tường minh, ý nghĩa hàm ẩn. 4.1.3. Nắm được các quy tắc dụng ngữ: quy tắc chiếu vật, quy tắc thực hiện các hành động ngôn từ, quy tắc lập luận, quy tắc hội thoại. 4.1.4. Nắm được các quy tắc giao tiếp lịch sự. 4.1.5. Phân biệt được các loại ý nghĩa hàm ẩn và nắm được các cơ chế tạo hàm ý hội thoại. 4.2. Kĩ năng: 4.2.1. Vận dụng được hiểu biết về các khái niệm ngữ dụng để phân tích các phát ngôn, diễn ngôn. 4.2.2. Chỉ ra được các phương tiện, phương thức nói năng bình thường trong các ngôn bản 4.2.3. Nhận diện được những trường hợp nói năng bất thưởng một cách cố ý. 4.2.4. Phân tích được sự vi phạm các quy tắc dụng học của nhân vật, của tác giả trong ngữ cảnh. 4.2.5. Xác định được hàm ngôn của ngôn bản. 4.2.6. Thẩm định được giá trị dụng học của các tác phẩm văn chương. 4.2.7. Biết cách dụng ngữ phù hợp với ngữ cảnh. 4.3. Thái độ: 4.3.1. SV nhận thức được tầm quan trọng của môn học. 4.3.2. SV có ý thức hơn trong việc lựa chọn ngôn từ và cách thức nói năng. 4.3.3. Biết trân quý tư duy, óc sáng tạo của dân tộc qua các sản phẩm ngôn từ văn học dân gian và văn học viết, 5. Mô tả tóm tắt nội dung học phần: Thoát khỏi hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ học đầu thế kỷ XX, ngữ dụng học nghiên cứu cách thức dụng ngữ trong giao tiếp xã hội, trong ngữ cảnh cụ thể. Học phần “Ngữ dụng học tiếng Việt” được phân chia thành 6 chủ đề, trong đó chủ đề 1 giới thiệu về sự ra đời, đối tượng nghiên cứu của ngữ dụng học cùng những khái niệm nền tảng của môn học. Các chủ đề chính còn lại bao gồm vấn đề chiếu vật, trong đó có quy tắc xưng hô trong tiếng Việt, lý thuyết hành động ngôn từ; lý thuyết lập luận; lý thuyết hội thoại; ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn. Trên cơ sở lấy người học làm trung tâm, các nội dung được dẫn dắt từ cụ thể đến trừu tượng, từ cá thể đến khái quát hóa, từ quan sát đời sống thực tế đến tác phẩm văn học. Mỗi chủ đề bao gồm phần lý thuyết và phần thực hành được sắp xếp từ dễ đến khó. Thực hành vừa có tác dụng giúp SV ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế, vừa có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho lý thuyết. Ngữ dụng học đồng thời mở ra một hướng nghiên cứu mới tác phẩm văn chương. 6. Cấu trúc nội dung học phần: Nội dung Số tiết Mục tiêu Chủ đề 1. Những vấn đề chung về Ngữ dụng học 1.1. Sự ra đời của NDH 1.2. Đối tượng nhiệm vụ nghiên cứu của môn học 1.3. Điểm dị biệt giữa ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng 1.4. Ngữ cảnh – Khái niệm nền tảng của môn học * Bài tập Phân biệt đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng Phân tích sự chi phối của ngữ cảnh đối với việc tạo lập và giải mã diễn ngôn 5t 4.1.1; 4.2.1 4.3.1 Chủ đề 2. Sự chiếu vật 2.1. Khái niệm chiếu vật 2.2. Điều kiện chiếu vật 2.3. Các phương thức chiếu vật trong tiếng Việt 2.4. Cơ sở xác định nghĩa chiếu vật của phát ngôn * Bài tập Xác định phương thức chiêu vật và nghĩa chiếu vật trong một số ngôn bản đồng thời phân tích nghệ thuật chiếu vật của tác giả 8t 4.1.2 4.3.1 Chủ đề 3. Lý thuyết hành động ngôn từ 3.1. Sự ra đời của lí thuyết hành động ngôn từ 3.2. Các loại hành động ngôn từ 3.3. Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ (chân thực) 3.4. Phân loại hành động ngôn từ 3.5. Hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp 3.6. Cơ sở xác định hành động ngôn từ của phát ngôn 3.7. Những tồn tại của lí thuyết hành động ngôn từ 8t 4.1.3 4.3.2 * Bài tập - Phân tích các loại hành động ngôn từ trong một số phát ngôn. - Phân tích điều kiện sử dụng một số hành động tại lời thông dụng. - Phân tích hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp cho sẵn. - Thực hiện một số hành động ngôn từ gián tiếp thông dụng - Xác định, phân tích nghệ thuật sử dụng hành động ngôn từ của một số phát ngôn nguyên cấp trong ngôn bản Chủ đề 4. Lý thuyết lập luận 4.1. Khái niệm lập luận 4.2. Bản chất của lập luận trong ngữ dụng 4.3. Các quan hệ lập luận và hiệu lực của lập luận 4.4. Tác tử lập luận và kết tử lâp luận 4.5. Lẽ thường - cơ sở của lập luận * Bài tập - Phân tích các thành tố lập luận và cấu trúc lập luận của một số diễn ngôn. - Chỉ ra sự khác nhau giữa lập luận trong ngữ dụng và lập luận trong logic. - Thảo luận nhóm về hiệu lực của lập luận trong một số phát ngôn / diễn ngôn. - Phân tích cơ sở lẽ thường của một số lập luận. - Thảo luận về vai trò của lý thuyết lập luận trong việc giải mã những phát ngôn bất thường 7t 4.13; 4.3.1; 4.3.2 Chủ đề 5. Lý thuyết hội thoại 5.1. Khái niệm hôi thoại 5.2. Các vận động của hội thoại 5.3. Các quy tắc hội thoại 5.4. Thương lượng hội thoại 5.5. Các yếu tố kèm lời và phi lời trong hội thoại * Bài tập - Phân biệt hội thoại và các hình thức giao tiếp phi hội thoại . - Thảo luận về các quy tắc hội thoại - Phân tích biểu hiện của thương lượng hội thoại. - Giải mã ý nghĩa của một số yếu tố kèm lời và phi lời trong hội thoại. - Sắm vai về chủ đề “lịch sự / bất lịch sự” 9t 4.1.4 4.3.2 Chủ đề 6. Ý nghĩa tường minh, ý nghĩa hàm ẩn 6.1. Vấn đề quan niệm về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn 6.2. Khái niệm nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn 6.3. Khái niệm tiền giả định và hàm ý 6.4. Phân loại tiền giả định 6.5. Phân loại hàm ý 6.6. Cơ chế tạo hàm ý hội thoại * Bài tập - Thực hành phân tích tiền giả định. 8t 4.1.4 4.1.5 4.2.4 4.2.5 - Thực hành phân tích hàm ý cà cơ chế tạo hàm ý . 7. Phương pháp giảng dạy: - Nêu tình huống - Cho thảo luận theo nhóm - Thao giảng - Cho thuyết trình, sắm vai - Cho bài tập giải quyết ở lớp và bài tập về nhà. 8. Nhiệm vụ của sinh viên: Sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Tham dự tối thiểu 80% số tiết học lý thuyết. - Tham gia đầy đủ 100% giờ thuyết trình nhóm và có báo cáo kết quả. - Thực hiện đầy đủ các bài tập nhóm và bài tập cá nhân, và được đánh giá kết quả - - - Tham dự kiểm tra giữa học kỳ. - Tham dự thi kết thúc học phần. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. - Năng động, mạnh dạn phát biểu trong giờ học 9. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên: 9.1. Cách đánh giá Sinh viên được đánh giá tích lũy học phần như sau: TT Điểm thành phần Quy định Trọng số Mục tiêu 1 Điểm chuyên cần Trên 90% số buổi 10% 4.3 3 Điểm bài tập nhóm - Báo cáo 10% 4.2.4; 4.2.5; 4.2.6; 4.27. 4 Điểm kiểm tra giữa kỳ - Thi viết (90 phút) 20% 4.1.1 đến 4.1.5; 4.2.1 đến 4.2.7 5 Điểm thi kết thúc học phần - Thi Thi tự luận (90 phút) - Bắt buộc dự thi 60% 4.1; 4.2; 4.3 9.2. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định về công tác học vụ của Trường. 10. Tài liệu học tập: Thông tin về tài liệu Số đăng ký cá biệt [1] Ngữ dụng học / Nguyễn Đức Dân. - Hà Nội : Giáo dục, 1998, 401.4/ D121/T.1 SP.014854, SP.014855 [2] Cơ sở ngữ dụng học / Đỗ Hữu Châu. - Hà Nội : Đại học Sư SP.010112; SP.010127; phạm Hà Nội, 2003, 401.4/ Ch125/T1 SP.010124; MOL.009936; [3] Dụng học Việt ngữ / Nguyễn Thiện Giáp. - Hà Nội : Đại học Quốc Gia, 2004, 495.922/ Gi109 MOL000543 - MOL00044 MOL037174- MOL037174176 MON002113; 11. Hướng dẫn sinh viên tự học: Tuần Nội dung Lý thuyết (tiết) Thực hành (tiết) Nhiệm vụ của sinh viên 1 Chủ đề 1: Những vấn đè chung về NDH 1.1.Sự ra đời của NDH 1.2.Đối tượng nhiệm vụ nghiên cứu của môn học 1.3.Điểm dị biệt giữa ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng 1.4.Ngữ cảnh – Khái niệm nền tảng của môn học 6t 4t Nghiên cứu trước: + Tài liệu [1]: Chương 1 + Tài liệu [2]: Chương 1 + Tài liệu [3]: Chương 1 Trong lớp + Làm bài tập cá nhân theo yêu cầu của GV + Làm việc nhóm 2 Chủ đề 2: Sự chiếu vật 2.1.Khái niệm chiếu vật 2.2.Điều kiện chiếu vật 2.3. Các phương thức chiếu vật trong tiếng Việt 2.4.Nghệ thuật chiếu vật trong các tác phẩm văn chương 8t 8t - Nghiên cứu trước: + Tài liệu [2]: Chương 2,3, 4 + Tài liệu [3]: Chương 2 - Trong lớp + Làm bài tập nhóm đôi + Làm bài tập cá nhân ở nhà 3 Chủ đề 3: Lý thuyết hành động ngôn từ 3.1.Sự ra đời của lí thuyết hành động ngôn từ 3.2.Các loại hành động ngôn từ 3.3.Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ 3.4.Phân loại hành động ngôn từ 3.5.Hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp 3.6.Cơ sở xác định hành động ngôn từ của phát ngôn 3.7.Những tồn tại của lí thuyết hành động ngôn từ 3.8. Giải bài tập 8t 8t - Nghiên cứu trước: + Tài liệu [1]: Chương 2 + Tài liệu [3]: Chương 3 - Trong lớp + Làm bài tập nhóm đôi + Làm bài tập nhóm để giờ sau báo cáo trước lớp 4 Chủ đề 4: Lý thuyết lập 7t 7t - Nghiên cứu trước: luận 4.1.Khái niệm lập luận 4.2.Bản chất của lập luận trong ngữ dụng 4.3.Các quan hệ lập luận và hiệu lực của lập luận 4.4.Tác tử lập luận và kết tử lâp luận 4.5.Lẽ thường - cơ sở của lập luận 4.6.Lập luận trong đời sống và tác phẩm văn học * Giải bài tập + Tài liệu [1]: Chương 3 + Tài liệu [2]: Chương 3 - Trong lớp + Làm bài tập nhóm dựa vào handown của GV + Làm bài tập cá nhân tự chọn Chủ đề 5: Lý thuyết hội thoại 5.1.Khái niệm hôi thoại 5.2. Các vận động của hội thoại 5.3.Các quy tắc hội thoại 5.4.Thương lượng hội thoại 5.5.Các yếu tố kèm lời và phi lời trong hội thoại 5.6.Phân tích diễn ngôn từ góc độ hội thoại * Giải bài tập 9t 9t - Nghiên cứu trước: + Tài liệu [1]: Chương 4 + Tài liệu [2]: Chương 4 - Trong lớp + Làm bài tập nhóm dựa vào handown của GV + Làm bài tập theo yêu cầu của GV + Nhóm sắm vai chủ đề lịch sự Chủ đề 6: Ý nghĩa tường minh, ý nghĩa hàm ẩn 6.1.Vấn đề quan niệm về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn 6.2.Khái niệm nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn 6.3.Khái niệm tiền giả định và hàm ý 6.4.Phân loại tiền giả định 6.5.Phân loại hàm ý 6.6.Cơ chế tạo hàm ý hội thoại 6.7.Phân tích hàm ý và cơ chế tạo hàm ý hội thoại trong tác phẩm văn học 8t 8t - Nghiên cứu trước: + Tài liệu [3]: Chương 3 - Trong lớp + Làm bài tập nhóm dựa vào handown + Làm bài tập cá nhân theo yêu cầu của GV Cần Thơ, ngày … tháng … năm 20… TL. HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG KHOA/GIÁM ĐỐC VIỆN/ TRƯỞNG BỘ MÔN GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM Ghi chú: - Đề cương chi tiết học phần phải được biên soạn đúng theo định dạng (format) của e-file Mẫu Đề cương chi tiết học phần. Chú ý xóa các nội dung hướng dẫn có trong Mẫu Đề cương chi tiết học phần ở văn bản và e-file được phê duyệt. - Sau khi được phê duyệt, Đề cương chi tiết học phần được gửi cho Phòng Đào tạo (bằng văn bản và e-file) và được đơn vị phụ trách giảng dạy học phần cập nhật vào website của Trường. - Tên e-file của Đề cương chi tiết học phần là mã số học phần. Ví dụ: Đề cương chi tiết học phần Pháp luật đại cương có mã học phần là KL001 đặt tên e-file là: KL001.doc - Ngoài các đợt điều chỉnh đề cươngchi tiết học phần do Trường tổ chức, đơn vị quản lý học phần có thể chủ động tổ chức rà soát điều chỉnh cập nhật của đề cương chi tiết học phần. Sau khi được phê duyệt, Đề cương chi tiết học phần cũng được gửi cho Phòng Đào tạo và cập nhật vào website của Trường như hướng dẫn trên. . tiết học phần là mã số học phần. Ví dụ: Đề cương chi tiết học phần Pháp luật đại cương có mã học phần là KL001 đặt tên e-file là: KL001.doc - Ngoài các đợt điều chỉnh đề cươngchi tiết học phần. - Đề cương chi tiết học phần phải được biên soạn đúng theo định dạng (format) của e-file Mẫu Đề cương chi tiết học phần. Chú ý xóa các nội dung hướng dẫn có trong Mẫu Đề cương chi tiết học phần. ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần : Ngữ dụng học tiếng Việt (Vietnamese Pragmatics) - Mã số học phần