Mục tiêu của học phần: Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể: - Về tư duy: hiểu các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu như đối tượng, mối quan hệ, những yêu cầu về ràng buộc dữ
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY
THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
Ban hành tại Quyết định số: 459 /QĐ-CKĐ ngày 28 tháng 8 năm 2013
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại
Ngành: Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Tài
chính – Ngân hàng
Chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp thương mại, Quản
trị kinh doanh xăng dầu, Quản trị kinh doanh nhà hàng – khách sạn, Marketing thương mại, Kinh doanh xuất nhập khẩu, Tiếng Anh thương mại, Tài chính doanh nghiệp
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1 Thông tin học phần:
1.1 Tên học phần : Tin Học Ứng Dụng Trong Kinh Doanh
1.2 Mã học phần : 5110016007
1.3 Số tín chỉ : 02
1.4 Yêu cầu của học phần:
Bắt buộc: đối với các chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp thương mại, Quản trị kinh doanh xăng dầu, Quản trị kinh doanh nhà hàng – khách sạn, Marketing thương mại, Kinh doanh xuất nhập khẩu, Tiếng Anh thương mại
Tự chọn: đối với chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
1.5 Điều kiện: Học sau học phần Tin học Đại cương
2 Thông tin giảng viên:
Họ và tên Năm
sinh
Học hàm học vị
Số điện thoại
1 Nguyễn Thị Phong 1958 Thạc sĩ 0907922265 ntpvxn@gmail.com
2 Trần Huỳnh Cang 1966 Cử nhân 0918794736 thcang@gmail.com
3 Phan Phạm Thị My Ly 1985 Cử nhân 0905388246 lyphan.ktdn@gmail.com
4 Bùi Quang Danh 1962 Cử nhân 0913874205 Bqd2005@yahoo.com
5 Trương Minh Hòa 1956 Cử nhân 0989038550 Minhhoa.truong@gmail.com
6 Trần Thị Thu Hằng 1973 Cử nhân 0989377383 hangtran.ktdn@gmail.com
7 Lê Hương Sao Mai 1984 Cử nhân 0918701805 lehuongsaomai84@gmail.com
3 Trình độ đào tạo: sinh viên năm thứ 2 hệ cao đẳng chính quy
4 Phân bổ thời gian:
Trang 2- Nghe giảng lý thuyết: 20 tiết
- Tự học và làm bài tập nhóm: 60 tiết
5 Mục tiêu của học phần:
Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể:
- Về tư duy: hiểu các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu như đối tượng, mối quan hệ, những yêu cầu về ràng buộc dữ liệu
- Về việc sử dụng công cụ: sử dụng thành thạo các đối tượng được cung cấp sẵn trong phần mềm Access như: Table, Query, Form, Report, để tạo được một chương trình quản lý đơn giản
- Về thái độ: rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác
6 Mô tả vắn tắt nội dung của học phần:
Đề cương này nhằm mục đích cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cơ
sở dữ liệu như: tổ chức và sắp xếp dữ liệu theo nguyên tắc, các ràng buộc để có dữ liệu đầu vào chuẩn, cách thức truy xuất dữ liệu theo yêu cầu… được áp dụng phổ biến trong các phần mềm quản lý hiện nay, đồng thời cung cấp cho các sinh viên các hiểu biết về những công cụ có sẵn trong hệ quản trị CSDL (điển hình là Access) như: Table, Query, Form, Report
7 Nhiệm vụ của sinh viên:
- Nghiên cứu và tìm hiểu trước các nội dung mới
- Lên lớp nghe giảng lý thuyết, phát biểu ý kiến khi được hỏi và đưa ra những thắc mắc khi tìm hiểu trước đó
- Thực hành trong phòng máy và nghiên cứu thêm, làm bài thực hành ở nhà
- Phân nhóm để làm đề tài tiểu luận
8 Tài liệu học tập:
8.1 Giáo trình, bài giảng: Bài giảng và bài tập do giảng viên biên soạn
8.2 Tài liệu tham khảo:
1 Giáo trình Access 2010 - ebook
2 Các nguồn tài liệu từ Internet :
- http://tailieu.vn
- http://youtube.com : download file video hướng dẫn tự học access
9 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
9.1 Điểm trung bình bộ phận: trọng số 40%
- Điểm kiểm tra thường xuyên: hệ số 2
Trang 3- Điểm tiểu luận nhóm: hệ số 1
9.2 Điểm thi kết thúc học phần: trọng số 60%
Hình thức thi: Thực hành trên máy
10 Thang điểm:
Theo thang điểm của Quy chế “đào tạo đại học và cao đẳng theo hệ thống tín chỉ” (Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo)
11 Nội dung học phần:
11.1 Nội dung tổng quát:
số tiết
Trong đó
Số tiết
tự học
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
2 Chương 1: Tổng quan MS
11.2 Nội dung chi tiết:
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1 Mục tiêu của học phần
2 Đối tượng của học phần
3 Vị trí và nhiệm vụ của học phần
4 Yêu cầu đối với sinh viên
5 Nội dung học phần và kế hoạch học tập của học phần
6 Phương pháp học tập
7 Tài liệu học tập
8 Đánh giá kết quả
Trang 4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN Mục tiêu
- Hiểu các khái niệm cơ bản của CSDL
- Hiểu được chức năng củacác đối tượng được sử dụng trong Access
- Thực hiện được các thao tác cơ bản trong Access
- Ôn tâp kiến thức về các kiểu dữ liệu
Nội dung phần lý thuyết
1.1 Đặt vấn đề
- Đưa ra bài toán quản lý trong kinh doanh: làm sao để quản lý một khối lượng lớn
dữ liệu về thông tin hàng hóa, thông tin về doanh thu nhằm tìm kiếm và đưa ra các báo cáo nhanh chóng và dễ dàng
- Biện pháp giải quyết: dùng MS Access tạo một ứng dụng đơn giản để tổ chức lưu trữ dữ liệu, đưa ra các báo cáo để theo dõi hoạt động kinh doanh
1.2 Giới thiệu về MS Access 2010
1.3 Các thao tác cơ bản của MS Access 2010
1.4 Các thành phần trong cửa sổ khởi động
1.4.1 Thanh Quick Access
1.4.2 Vùng làm việc
1.4.3 Thanh Ribbon
1.4.4 Thanh Navigation Pane
1.4.5 Cửa sổ thuộc tính (property sheet)
1.5 Các thao tác với file CSDL
1.5.1 Mở một file có sẵn
1.5.2 Tạo 1 file CSDL mới
1.5.3 Lưu file
Lưu mới
Lưu với nhiều phiên bản khác nhau
Lưu với tên khác 1.5.4 Tạo/ gỡ bỏ password cho 1 file CSDL
1.5.5 Nén/ chỉnh sửa file CSDL (compact & repair database)
1.6 Các đối tượng trong CSDL Access
1.6.1 Bảng (table)
1.6.2 Truy vấn (query)
1.6.3 Biểu mẫu (form):
Trang 51.6.4 Báo cáo (report)
1.7 Thao tác với các đối tượng trong CSDL
1.7.1 Tạo mới một đối tượng
Tạo CSDL dựa trên mẫu có sẵn
Tạo mới hoàn toàn 1.7.2 Xóa đối tượng
1.7.3 Đổi tên đối tượng
1.7.4 Sao chép đối tượng
1.7.5 Mở 1 CSDL có sẵn
1.8 Toán tử, hàm và biểu thức
1.8.1 Toán tử
Toán tử số học
Toán tử so sánh
Toán tử logic: and; or ; not
Toán tử khác: Like, between, isNull, In
Toán tử nối chuỗi: & hoặc + 1.8.2 Hàm
Hàm xử lý chuỗi
Hàm ngày giờ: Date, Month, Year, Day, datePart
Hàm điều kiện: IIF
Hàm xử lý dữ liệu: Dcount, Dsum, Dmax … 1.8.3 Biểu thức
Trong Access, một biểu thức tương đương với một công thức Bao gồm các yếu tố định danh (tên của các field, điều khiển, hoặc thuộc tính), các toán tử, các hằng số, và giá trị và các hàm
Câu hỏi ôn tập
- Chức năng của table, query, form, report, macro, module
- Cách tạo mới, thiết kế, xem nội dung trình bày, sao chép, đổi tên, xóa đối tượng
- Chức năng của các hàm, toán tử biểu thức đã học, cho ví dụ minh họa
Nội dung tự học
- MS Access 2010 có gì mới và cải tiến so với các phiên bản trước
- Tìm hiểu các toán tử và hàm
- Khởi động Access và tập làm quen với các thành phần trong chương trình
- Tạo 1 CSDL, tạo các đối tượng trong access
- Lưu file với các hình thức khác nhau
Trang 6- Tạo pasword cho file
- Phân chia nhóm và hoàn thành bài tiểu luận (một chương trình ứng dụng cụ thể) vào cuối học phần Đề tài (tùy theo chuyên ngành) bao gồm:
Quản lý bán hàng trong các quán ăn, cửa hàng, khách sạn
Quản lý hóa đơn bán hàng
Quản lý hàng hóa xuất nhập kho, quản lý tồn kho
Quản lý thông tin về xuất nhập khẩu (dựa trên các mẫu báo cáo xuất nhập khẩu)
Quản lý bán hàng ở các cây xăng
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU Mục tiêu
- Hiểu được cấu trúc của CSDL
- Hiểu bản chất của các mối quan hệ giữa các thuộc tính trong bảng
- Tạo được bảng dữ liệu
- Hiểu được các kiểu dữ liệu
- Thiết lập đúng mối quan hệ giữa các bảng
- Xác định đúng các kiểu dữ liệu cho từng thuộc tính của bảng
Nội dung phần lý thuyết
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm CSDL
2.1.2 Khái niệm CSDL quan hệ
2.1.3 Khái niệm hệ quản trị CSDL
2.2 Cách tạo bảng
2.2.1 Khái niệm bảng
Cột (field)
Dòng (record)
Khóa chính (primary key)
Khóa phụ (Foreign Key) 2.2.2 Tạo bảng bằng chức năng Design
2.2.3 Tạo bảng trong chế độ Datasheet View
2.2.4 Các kiểu dữ liệu trong MS Access
Kiểu Text, Memo
Kiểu Auto Number
Kiểu Number/ Currency/ Auto Number
Trang 7 Kiểu DateTime
Kiểu Yes/ No 2.2.5 Các thuộc tính
Field Size
Caption
Format
Input Mask
Tạo field Lookup Wizard
Validation rule
Validation text
Required
AllowZeroLength (cho phép trống hay không)
Index
Defaut value 2.3 Hiệu chỉnh cấu trúc bảng
2.3.1 Thay đổi kiểu dữ liệu và các thuộc tính
2.3.2 Thêm Field
2.3.3 Xóa Field
2.3.4 Di chuyển thay đổi vị trí các Fields
2.3.5 Đổi tên Field
2.4 Nhập dữ liệu cho bảng
2.4.1 Nguyên tắc nhập dữ liệu
2.4.2 Nhập từ bàn phím
2.4.3 Nhập dữ liệu từ ứng dụng khác
Từ Excel
Từ một cơ sở dữ liệu khác trong Access
2.5 Các thao tác với bảng ở chế độ Datasheet View
2.5.1 Thay đổi định dạng, font chữ
2.5.2 Thay đổi độ rộng cột/dòng
2.5.3 Thay đổi vị trí cột
2.5.4 Che dấu (Hide column) và hiển thị (Unhide column)cột
2.5.5 Sắp xếp
2.5.6 Tìm kiếm và thay thế
2.5.7 Lọc dữ liệu
Trang 82.6 Thiết lập quan hệ trong cơ sở dữ liệu
2.6.1 Ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ
2.6.2 Các loại quan hệ:
Quan hệ 1 - 1
Quan hệ 1 – n 2.6.3 Cách thiết lập quan hệ
2.6.4 Kiểu kết nối
2.6.5 Cách chỉnh sửa/ xóa quan hệ
Nội dung thực hành
- Thiết kế các bảng
- Tạo quan hệ giữa các bảng
- Nhập dữ liệu cho bảng
- Xuất dữ liệu sang các ứng dụng khác
- Sắp xếp dữ liệu
- Tìm kiếm và thay thế
- Lọc dữ liệu
Do đặc thù môn học, bài tập thực hành của Access sẽ gồm 1 bài xuyên suốt từ đầu
đến cuối môn học, không chia nhỏ như dạng bài trong Excel hay Word
Ví dụ:
Đối với các sinh viên Kinh tế, giáo viên nên cho thực hành về CSDL quản lý bán hàng Cho các bảng mô tả nhƣ sau và yêu cầu sinh viên tự tạo bảng trong Access
a NHANVIEN (Nhân Viên)
Field Name Data Type Field Size Format Required
GioiTinh Yes/No
b KHACHANG (Khách hàng)
Field Name Data Type Field Size Format Required
Trang 9DienThoai Text 10
c HOADON (Hóa Đơn)
Field Name Data Type Field Size Format Required
d SANPHAM (Sản Phẩm)
Field Name Data Type Field
Size
Format Required
Validation rule >0 Validation Text “Phải là
số dương”
e CHITIETHD (Chi tiết Hóa Đơn)
Field Name Data Type Field
Size
Format
Integer
Lookup từ bảng HoaDon
Required Yes
SanPham
Required Yes SoLuong Number Integer Validation rule >0
Validation Text “Phải là
số dương”
- Yêu cầu sinh viên tự nhập dữ liệu từ bàn phím để làm quen và hiểu với cách nhập liệu có ràng buộc
- Yêu cầu sinh viên tự thiết lập mối quan hệ giữa các bảng
Câu hỏi ôn tập
- Các cột (field) và dòng (record) trong bảng có ý nghĩa gì?
- Khóa chính và khóa phụ dùng để làm gì?
- Tại sao phải thiết lập mối quan hệ giữa các bảng?
- Nêu các mối quan hệ trong access Ý nghĩa của từng loại quan hệ?
Nội dung tự học
Trang 10- Các kiểu dữ liệu khác của Access: OLE Object, Attachment, Hyperlink, Calculated
- Các cách thức dùng để định dạng (format) dữ liệu
- Các ký tự dùng trong Input Mask
- Làm việc nhóm: thiết kế các bảng, thiết lập quan hệ giữa các bảng, nhập dữ liệu cho bảng theo bài tập tiểu luận đã đăng kí với giáo viên
CHƯƠNG 3 TRUY VẤN DỮ LIỆU (QUERY) Mục tiêu
- Phân biệt được các loại truy vấn (query) trong Access
- Nắm được cách xây dựng query theo hàm có sẵn và cách tự xây dựng
- Hiểu khái niệm tham số
- Truy vấn (lọc) được dữ liệu
- Cập nhật dữ liệu
- Xử lý các trường hợp trùng lặp dữ liệu
Nội dung phần lý thuyết
3.1 Khái niệm Query
3.2 Các loại Query
3.2.1 Select Query
Parameter query
Top (n) query
3.2.2 Total query
3.2.3 Action query
Update query
Delete query
Make-Table query
Append query
3.3 Cách tạo Query bằng Design
3.3.1 Các thành phần trong cửa sổ thiết kế Query
3.3.2 Các thao tác trong cửa sổ thiết kế Query
3.3.3 Truy vấn có điều kiện:
Hướng dẫn cho sinh viên cách thức đưa điều kiện từ đơn giản đến phức tạp (dùng hàm)
Trang 113.3.4 Tạo field tính toán
Sử dụng cú pháp: Tên field: biểu thức
3.3.5 Sử dụng Expression Builder
3.3.6 Parameter Queries (Query tham số)
Khái niệm Parameter Queries:
Cách tạo Parameter Queries
3.3.7 Top (n) query
Ý nghĩa của top (n) query
Cách thực hiện
3.4 Total Query
3.4.1 Khái niệm Total Query
3.4.2 Cách tạo Total Query
3.5 Action query
3.5.1 Update query
Ý nghĩa của update query
Cách thực hiện
3.5.2 Delete query
Ý nghĩa của delete query
Cách thực hiện
Nội dung thực hành
- Sử dụng tiếp dữ liệu của bài trước, tạo nhiều loại query: select query, parameter query, top(n) query, total query, update và delete query
- Nếu có thời gian có thể hướng dẫn sinh viên thực hiện các loại query nâng cao như: crosstab query, Make-Table query, Append query, Find Duplicate query
và Find Unmatched query
- Thực hành các truy vấn có điều kiện, tính tổng, trung bình, đếm các giá trị
Câu hỏi ôn tập
- Tại sao phải dùng query thay cho việc lọc(filter) dữ liệu trực tiếp trên bảng
- Các thành phần trong màn hình truy vấn: Field, Table, Criteria
- Ý nghĩa của field tính toán và cách tạo
- Phân biệt và sử dụng các toán tử trong Access Phần này có thể cho sinh viên phân biệt và so sánh với Excel
Nội dung tự học
Yêu cầu sinh viên tự tìm hiểu các loại query sau
Trang 12- Crosstab Query
Khái niệm Crosstab Query
Cách tạo Crosstab Query
- Make-Table query
- Append query
- Find Duplicate query và Find Unmatched query
Ý nghĩa các loại query trên
Cách tạo
- Sử dụng các toán tử, các hàm cơ bản cho cột tính toán
Kiểm tra: 1 tiết
- Thực hành trên máy: tạo bảng, thiết lập mối quan hệ giữa các bảng nhập dữ liệu cho bảng
- Thực hành trên máy: tạo, hiệu chỉnh và thực thi các câu truy vấn dựa trên các bảng và dữ liệu đã tạo
CHƯƠNG 4 BIỂU MẪU (FORM) Mục tiêu
- Hiểu được vai trò ứng dụng của biểu mẫu
- Tạo được các Form để nhập/ chỉnh sửa dữ liệu trên bảng
- Hiểu chức năng của từng loại đối tượng
- Nhớ các thuộc tính cơ bản của từng loại đối tượng
Nội dung phần lý thuyết
4.3 Khái niệm Form
4.4 Các dạng Form trong Access
Columnar
Tabular
Datasheet
Justified
Main-Sub
4.5 Cách tạo Single form
4.3.1 Bằng công cụ Auto Form
4.3.2 Bằng công cụ Form Wizard
4.3.3 Bằng Design
Trang 13 Các thành phần của cửa sổ thiết kế Form
Thiết kế bằng Form Design
Thiết kế bằng Blank Form
Thiết lập các thuộc tính của Form (Form Properties)
4.6 Sử dụng form
4.4.1 View Form
Layout view
Design view
Form view
4.4.2 Cách thay đổi chế độ View Form
4.4.3 Cách sử dụng thanh Navigation Record
Tìm kiếm và chỉnh sửa một record
Thêm record
Xóa record
Lọc dữ liệu trên form
4.7 Các đối tượng trên Form
Label (nhãn)
Textbox (vùng nhập liệu)
Button (nút lệnh)
Checkbox
Option button
Combobox
Listbox
Tab Control
Option Group
Image
4.8 Thao tác với đối tượng (control)
4.6.1 Tạo đối tượng (bằng Wizard và design):
Phần này chỉ hướng dẫn cách tạo các đối tượng cơ bản nhất, còn lại giới thiệu và yêu cầu sinh viên tự học
Label
Textbox
Command button