Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp - Kiến thức + Nêu được các kế hoạch trồng bơ; + Liệt kê được các công việc xây dựng vườn ươm, chuẩn bị cây thực sinh,xây dựng vườn nhân chồi, ghé
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG CÂY BƠ
(Phê duyệt tại Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 04 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Hà Nội, năm 2014
Trang 2BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Phê duyệt tại Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 04 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên nghề: Trồng cây bơ
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng đào tạo: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức
khoẻ, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng cây bơ”
Số lượng mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1 Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Nêu được các kế hoạch trồng bơ;
+ Liệt kê được các công việc xây dựng vườn ươm, chuẩn bị cây thực sinh,xây dựng vườn nhân chồi, ghép cây,… để sản xuất bơ giống đạt tiêu chuẩn tốt;
+ Trình bày được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ để đạt năng suất cao;+ Nêu được kỹ thuật thu hái, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt hiệuquả kinh tế
- Kỹ năng
+ Thực hiện được các công việc chuẩn bị đất, cây giống và phân bón lót đểtrồng bơ
+ Thực hiện các công việc trồng và chăm sóc bơ đúng kỹ thuật
+ Thu hái và bảo quản bơ đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng khi tiêu thụ
- Thái độ
+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện cáccông việc sản xuất giống, trồng, chăm sóc, thu hái, tiêu thụ sản phẩm bơ
Trang 3+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra và có ý thức bảo vệ môi trườngsinh thái, bảo vệ nền nông nghiệp bền vững.
2 Cơ hội việc làm
Sau khóa học, người lao động có thể tự sản xuất bơ ở qui mô hộ gia đình,trang trại hoặc làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trồng bơ Ngoài ra,người học còn có thể tham gia vào các chương trình dự án có liên quan đến nghề
“Trồng cây bơ”
II THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1 Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun, kiểm tra kết thúc khoá học: 40 giờ (kiểmtra hết mô đun 20 giờ, ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 20 giờ)
2 Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học tập: 480 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 88 giờ
+ Thời gian học thực hành: 352 giờ
III DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔTHỜI GIAN
Mã
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó Lý
thuyế t
Thực hành Kiểm tra
MĐ 01 Xây dựng kế hoạch trồng cây bơ 64 16 40 8
MĐ 02 Sản xuất cây bơ giống 116 16 88 12
3
Trang 4MĐ 03 Chuẩn bị trồng và trồng mới 80 16 56 8
MĐ 04 Chăm sóc cây bơ 132 24 92 16
MĐ 05 Thu hái, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm 68 16 44 8
* Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (72 giờ) bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (32 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (20 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (20 giờ).
IV CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình xem tại các mô đun kèm theo
V HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1 Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng cây bơ” được dùng dạynghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề Khi học viên học đủ các môđun trong chương trình này và kết quả đạt trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kếtthúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề
Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập các mô đun như: Mô đun02:“Sản xuất cây bơ giống”; Mô đun 03: “Chuẩn bị trồng và trồng mới; Mô đun05: “Thu hái, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm” hoặc kết hợp một số mô đun cho cáchọc viên và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành các mô đun đó
Chương trình dạy nghề “Trồng cây bơ” có 05 mô đun với các nội dung nhưsau:
- Mô đun 01: “Xây dựng kế hoạch trồng cây bơ” có thời gian học tập là 64 giờ,trong đó có 16 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra Mô đun này đảmbảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thựchiện được các công việc: Tìm hiểu chung về cây bơ; các chế độ canh tác cây bơ;lập kế hoạch trồng cây bơ; dự trù kinh phí đầu tư và dự báo sản lượng bơ; đưa raquyết định trồng Bơ
- Mô đun 02: “Sản xuất cây bơ giống” có thời gian học tập là 116 giờ, trong đó
có 16 giờ lý thuyết, 88 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra; Mô đun này đảm bảo chongười học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện đượccác công việc: Chọn giống và hạt giống; xây dựng vườn ươm cây giống; chuẩn bịthực sinh; xây dựng vườn nhân chồi; ghép cây, chăm sóc cây sau ghép và xuấtvườn nhằm sản xuất bơ giống đạt tiêu chuẩn đem trồng và hiệu quả kinh tế
Trang 5- Mô đun 03: “Chuẩn bị trồng và trồng mới” có thời gian học tập là 80 giờ,trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra Mô đun này đảmbảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thựchiện được các công việc: Chọn đất, làm đất; thiết kế vườn trồng và đào hố; chuẩn
bị phân bón lót; bón lót; trồng mới và trồng xen nhằm trồng bơ đạt năng suất
- Mô đun 04: “Chăm sóc cây bơ” có thời gian học tập là 132 giờ, trong đó có 24giờ lý thuyết, 92 giờ thực hành và 16 giờ kiểm tra Mô đun này đảm bảo cho ngườihọc sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được cáccông việc: Trồng dặm; làm cỏ, xới đất và vun gốc, tủ gốc; tưới nước và tiêu nước;bón phân, tỉa cành tạo tán; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; phòng trừ sâu hại vàbệnh hạivườn bơ nhằm đạt năng suất và hiệu quả cao khi trồng bơ
- Mô đun 05: “Thu hái, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm” có thời gian học tập là
68 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra Mô đun nàyđảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ đểthực hiện được các công việc: Xác định thời điểm thu hoạch quả bơ, thu hái; phânloại và bảo quản; tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng quả và an toàn chongười sử dụng
2 Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học
Việc đánh giá hoàn thành khoá học đối với học viên được thực hiện thôngqua kiểm tra kết thúc khoá học Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thựchiện như sau:
TT Nội dung kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra
- Khi tổ chức giảng dạy, các cơ sở đào tạo cần mời các chuyên gia giỏi nghề
5
Trang 6cùng tham gia giảng dạy để chia sẻ kinh nghiệm với người học.
- Trong quá trình thực hiện chương trình, nên bố trí cho học viên đi thamquan các cơ sở trồng bơ có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thànhcông
- Có thể tổ chức lồng ghép các hoạt động ngoại khoá có liên quan đến chuyênmôn và các hoạt động văn hoá, thể thao khác khi có đủ điều kiện
Trang 7CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Xây dựng kế hoạch trồng cây Bơ
Mã số mô đun: MĐ01 Nghề: Trồng cây Bơ
Trang 8CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRỒNG CÂY BƠ
Mã số mô đun: MĐ01
Thời gian mô đun: 64 giờ (Số tiết lý thuyết: 16 giờ; thực hành: 44 giờ; kiểm
tra kết thúc mô đun: 4 giờ)
I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí: Mô đun xây dựng kế hoạch trồng cây Bơ là một mô đun chuyênmôn nghề trong chương trình dạy nghề “Trồng cây Bơ” trình độ sơ cấp nghề Môđun này phải được học trước các mô đun: sản xuất giống cây Bơ; chuẩn bị trồng
và trồng mới; chăm sóc cây Bơ; thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm Môđun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học
- Tính chất: Mô đun xây dựng kế hoạch trồng cây Bơ là mô đun bắt buộccủa nghề “Trồng cây Bơ” trình độ sơ cấp Trong mô đun sẽ tích hợp giữa kiếnthức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp Mô đun này có thể tổ chức giảng dạy tạihội trường, nhà văn hóa hoặc ngay tại vườn Bơ
II MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi học xong mô đun này, người học có khả năng:
- Liệt kê được các bước lập kế hoạch trồng cây Bơ;
- Trình bày được các khoản chí phí liên quan đến lập dự toán trồng cây Bơ
Kỹ năng:
- Lựa chọn được chế độ canh tác cây Bơ phù hợp với diện tích và nguồnlực hiện có của cơ sở hay của hộ gia đình;
- Lập được lế hoạch hoàn chỉnh để trồng cây Bơ;
- Dự tính được chi phí đầu tư, năng suất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vịdiện tích (sào/hecta) trồng cây Bơ
Thái độ:
Nhận thức được tầm quan trọng của lập kế hoạch trong sản xuất
Trang 9III NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1 Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Bài 1: Tìm hiểu chung về cây Bơ 16 6 9 1
2 Bài 2: Các chế độ canh tác cây Bơ 12 2 9 1
3 Bài 3: Lập kế hoạch trồng cây Bơ 12 4 7 1
4 Bài 4: Dự trù kinh phí đầu tư và dự
báo sản lượng Bơ 20 4 15 1Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành
2 Nội dung chi tiết:
Bài 1: Tìm hiểu chung về cây Bơ
Thời gian: 16 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các đặc điểm về thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây Bơ;
- Nêu được giá trị kinh tế và tình hình sản xuất cây Bơ trong nước và trên thế giới;
- Nhận biết được các bộ phận thân, lá, hoa và quả Bơ
Nội dung chi tiết:
1 Đặc điểm thực vật học của cây Bơ
Trang 103.2 Giá trị dinh dưỡng
4 Tình hình sản xuất Bơ trên thế giới và trong nước
4.1 Trên thế giới
4.2 Trong nước
Bài 2: Các chế độ canh tác cây Bơ
Thời gian: 12giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được các ưu nhược điểm của các chế độ canh tác cây Bơ;
- Mô tả được các mô hình trồng xen, trồng thuần và trồng phân tán cây Bơ;
- Lựa chọn được chế độ canh tác cây Bơ phù hợp với diện tích và nguồn lực hiện
có của cơ sở hay của hộ gia đình.
Nội dung chi tiết:
1 Chế độ trồng thuần
1.1 Khái niệm trồng thuần
1.2 Ưu nhược điểm của trồng thuần Bơ
1.3 Các mô hình trồng thuần Bơ
2 Chế độ trồng xen
2.1 Khái niệm trồng xen
2.2 Ưu nhược điểm trồng xen cây Bơ
2.3 Nguyên tắc trồng xen cây Bơ
2.4 Các mô hình trồng xen cây Bơ
Trang 113 Chế độ trồng phân tán
3.1 Khái niệm trồng phân tán
3.2 Tác dụng của trồng phân tán với cây Bơ
3.3 Các mô hình trồng phân tán Bơ
Bài 3: Lập kế hoạch trồng cây Bơ
Thời gian: 12giờ
Mục tiêu:
- Nêu được sự cần thiết của bảng kế hoạch trồng Bơ;
- Xác định được nội dung của một bản kế hoạch;
- Lập được bản kế hoạch trồng cây Bơ.
Nội dung chi tiết:
Bài 4: Dự trù kinh phí đầu tư và dự báo sản lượng Bơ
Thời gian: 20 giờ
Trang 12- Dự trù được vốn đầu tư để trồng Bơ cho diện tích cần trồng (sào/ha);
- Dự tính được sản lượng Bơ trên diện tích trồng.
Nội dung chi tiết:
1 Dự tính vật tư, giống
1.1 Dự tính chi phí mua giống
1.2 Dự tính chi phí phân bón
1.3 Dự tính chi phí nước tưới/vụ
1.4 Dự tính chi phí thuốc bảo vệ thực vật
6 Tính hiệu quả kinh tế
IV ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1 Tài liệu giảng dạy: Giáo trình mô đun “Xây dựng kế hoạch trồng cây Bơ” trong
chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề, của nghề “Trồng cây Bơ”
2 Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh, video
clip về đặc điểm thực vật học của cây Bơ
3 Điều kiện về cơ sở vật chất:
- 01 phòng học 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho giáo viên và học viên Cótrang bị bảng, phấn
- 10 cây Bơ có đủ các bộ phận rễ, thân, lá và hoa
- 1.000 m2 vườn trồng Bơ cho quả (có thể thuê, mượn của cơ sở, nhà dân gầnđịa điểm của lớp học)
- Trang trại trồng cây Bơ, các video về mô hình trồng cây Bơ
4 Điều kiện khác: Bộ phận tổ chức lớp học, các chuyên gia về cây Bơ.
Trang 13V PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
1 Phương pháp đánh giá
- Kiểm tra kết thúc bài học:
+ Phần lý thuyết: kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm khách quan
+ Phần thực hành: Kiểm tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, đánh giáqua quan sát, theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của họcviên
- Kiểm tra kết thúc mô đun:
Mỗi học viên thực hiện một bài tập tích hợp giữa lý thuyết và thực hành,giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá và cho điểm
2 Nội dung đánh giá
- Kiến thức: học viên trình bày đặc điểm thực vật học; yêu cầu về nhiệt độ,ánh sáng, dinh dưỡng; đất đai Nêu giá trị và tình hình sản xuất của cây Bơ; cácchế độ canh tác, các căn cứ dự tính sản lượng
- Kỹ năng: học viên dự tính về chi phí mua giống, vật tư, công, thuốc bảo vệthực vật tư, sản lượng và hiệu quả kinh tế
- Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ số giờ học của
mô đun; bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ cẩn thận; có ý thức bảo vệ vườn cây khithực hành tại các vườn của nông hộ hoặc cơ sở sản xuất
VI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1 Phạm vi áp dụng chương trình:
- Chương trình mô đun “Xây dựng kế hoạch trồng cây Bơ” áp dụng cho cáckhóa đào tạo nghề, trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóađào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020
- Chương trình mô đun “Xây dựng kế hoạch trồng cây Bơ” có thể sử dụnggiảng dạy độc lập hoặc giảng dạy cùng một số mô đun khác (MĐ02, MĐ03,MĐ04, MĐ05) cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề sơ cấp 3 tháng (dạy nghềthường xuyên)
- Chương trình này có thể áp dụng cho các địa phương trong cả nước
- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiếnthức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu
2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
- Phần lý thuyết: giáo viên cần sử dụng các mẫu vật, dụng cụ trực quan, hìnhảnh, video clip về cây Bơ trong quá trình giảng dạy để người học nắm bắt nhữngkiến thức liên quan một cách dễ dàng
13
Trang 14- Phần thực hành: chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu,địa điểm thực hành theo yêu cầu của các bài trong mô đun Giáo viên hướng dẫn
mở đầu, học viên quan sát từng bước và sau đó thực hành nhiều lần để làm đượcthành thạo các thao tác Trong quá trình học viên thực hành, giáo viên cần quansát, theo dõi để hướng dẫn kịp thời
3 Những trọng tâm chương trình cần chú ý: bài 2, bài 4
4 Tài liệu tham khảo
1 Kỹ thuật trồng chăm sóc Cây Bơ - Viện nghiên cứu nông lâm nghiệp Tâynguyên
2 Nguyễn Văn Tuyến - Kỹ thuật trồng Chôm chôm, Bơ - NXB Thanh niên
3 Kỹ thuật trồng Cây Bơ - Công ty một thành viên Đăkfarm
4 Hoàng Mạnh Cường - Báo cáo tình hình sản xuất Bơ - Viện NCNLNTN
5 Lâm Thị Bích Lệ - Bài giảng Cây Bơ - Đại học Tây Nguyên
6 Hoàng Lâm Trịnh kỹ thuật trồng vườn rừng Nhà xuất bản Thanh niên 2013
7 Kỹ thuật trồng Bơ - Trung tâm khuyến nông Lâm Đồng - 2010
Trang 15CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Sản xuất cây Bơ giống
Mã số mô đun: MĐ02
Nghề: Trồng cây Bơ
Trang 16CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN SẢN XUẤT CÂY BƠ GIỐNG
Mã số mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 116 giờ (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 96 giờ;
Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ)
I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí: Mô đun Sản xuất cây Bơ giống là một mô đun chuyên môn nghềtrong chương trình dạy nghề “Trồng cây Bơ” trình độ sơ cấp nghề Mô đun nàyđược giảng dạy sau mô đun xây dựng kế hoạc trồng Bơ, trước các mô đun chuẩn
bị trồng và trồng mới, chăm sóc vườn Bơ và mô đun thu hái, bảo quản và tiêu thụsản phẩm Có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học
- Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghềnghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các vườn Bơ giống,
II MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Kiến thức:
- Trình bày được các bước công việc: chọn cây giống, hạt giống và xử lí hạt
Bơ giống
- Nêu được các công việc xây dựng vườn ươm, chuẩn bị cây thực sinh
- Mô tả các bước công việc: xây dựng vườn nhân chồi, kỹ thuật ghép cây vàchăm sóc cây sau khi ghép nhằm sản xuất cây giống xuất vườn đạt tiêu chuẩn cao
Kỹ năng:
- Chọn được cây giống và hạt giống tốt
- Xây dựng vườn ươm để chuẩn bị cây thực sinh và ghép cây nhằm đạt tiêuchuẩn cao về cây giống
- Thực hiện ghép Bơ đúng kỹ thuật
- Thực hiện các bước chăm sóc cây sau ghép: tưới nước, bón phân, phòngtrừ sâu bệnh hại,… đạt hiệu quả
- Chọn được cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn
Thái độ:
- Bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ cẩn thận
- Nhận thức được tầm quan trọng của cây giống tốt trong việc sản xuất cây
Bơ giống Có ý thức trách nhiệm cao khi thực hiện các công việc sản xuất cây Bơgiống
Trang 17III NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1 Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT Tên các bài trong mô đun
Thời gian Tổng
số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
Xây dựng vườn ươm cây giống
Chuẩn bị cây thực sinh
Xây dựng vườn nhân chồi
Ghép cây
Chăm sóc cây sau ghép và xuất vườn
122020162024
222244
91716131419
112121Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4
* Ghi chú: Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nên thời gian kiểm
tra được tính trong tổng số giờ thực hành.
2 Nội dung chi tiết:
Bài 1: Chọn giống và hạt giống
Thời gian: 12 giờ
Mục tiêu:
- Mô tả các bước công việc chọn giống Bơ để trồng trên vùng thích hợp;
- Chọn được cây mẹ năng suất cao, ổn định, ít sâu bệnh;
- Chọn lựa được hạt giống Bơ đạt tiêu chuẩn;
- Bảo quản được hạt giống sau khi chọn lựa
Nội dung:
1 Đặc điểm của các giống Bơ
1.1 Đặc điểm của các giống Bơ đang trồng
1.2 Đặc điểm của các giống Bơ trái vụ
2 Chọn giống Bơ
17
Trang 186 Bảo quản hạt giống.
Bài 2: Xây dựng vườn ươm cây giống
Thời gian: 20 giờ
Mục tiêu:
- Xác định được số lượng cây giống cần và diện tích vườn ươm;
- Chọn được vị trí vườn ươm thuận lợi và phù hợp;
- Thiết kế được luống cây, đường đi, hệ thống tưới và các hệ thống khác;
- Thiết kế hoàn chỉnh một vườn ươm có diện tích cần gieo ươm cây Bơ giống.
Nội dung:
1 Xác định số lượng cây giống
1.1 Căn cứ nhu cầu thực tế để xác định lượng cây giống cần chuẩn bị
1.2 Lượng hạt giống cần chuẩn bị
2 Xác định diện tích vườn ươm
3 Chọn vị trí vườn ươm
4 Thiết kế luống cây
4.1 Yêu cầu khi thiết kế luống
4.2 Kích thước luống
5 Thiết kế đường đi
6 Thiết kế hệ thống tưới
7 Thiết kế các hệ thống khác
Trang 197.1 Làm giàn che
7.2 Tạo mương rãnh thoát nước
Bài 3: Chuẩn bị cây thực sinh
Thời gian: 20 giờ
Mục tiêu:
- Chọn lựa được loại túi bầu, hỗn hợp ruột bầu để đóng bầu đất;
- Thao tác được trộn hỗn hợp ruột bầu, đóng đất vào bầu và xếp luống đúng
- Chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn.
- Có ý thức trách nhiệm về chất lượng cây giống sản xuất.
Nội dung:
1 Chuẩn bị bầu đất
1.1 Chuẩn bị túi bầu
1.2 Chuẩn bị hỗn hợp ruột bầu đất
Trang 203.4.2 Loại phân bón thường được sử dụng để bón thúc
3.4.3 Liều lượng và kỹ thuật tưới thúc
3.5 Đảo bầu, phân loại cây
3.6 Phòng trừ sâu bệnh hại cây con trong vườn ươm
3.7 Điều chỉnh ánh sáng
4 Chọn cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn
4.1 Tiêu chuẩn cây xuất vườn
4.2 Chọn cây xuất vườn
Bài 4: Xây dựng vườn nhân chồi
Thời gian: 16 giờ
Trang 21- Thực hiện được công việc: trừ cỏ, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại trên vườn nhân chồi cây Bơ;
- Nêu được cách cắt và xử lí chồi Bơ;
- Bảo quản tốt khi vận chuyển chồi Bơ đi gần, xa.
Nội dung:
1 Chọn giống làm vườn nhân chồi
1.1 Đặc điểm của một số giống được trồng phổ biến 1.2 Tác dụng của việc chọn giống Bơ phù hợp với vùng trồng
1.3 Tiêu chuẩn chọn giống làm vườn nhân chồi
2 Thiết kế và trồng vườn nhân chồi Bơ
2.1 Thiết kế vườn nhân chồi Bơ
2.1.1 Khái niệm vườn nhân chồi Bơ
2.1.2 Thiết kế vườn nhân chồi Bơ
2.2 Chuẩn bị đất trồng vườn nhân chồi
2.3 Thời vụ trồng vườn nhân chồi
2.4 Trồng vườn nhân chồi
3 Chăm sóc vườn nhân chồi
5 Vận chuyển và bảo quản chồi Bơ
5.1 Thu gom và bó chồi
5.2 Bảo quản chồi Bơ
5.3 Đóng gói, cho lên phương tiện và vận chuyển
21
Trang 22Bài 5: Ghép cây
Thời gian: 20 giờ
Mục tiêu:
- Nêu được tiêu chuẩn của cây gốc ghép và chồi ghép;
- Mô tả được các bước công việc ghép Bơ và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công sau khi ghép;
- Nhận biết, chọn lựa được cây gốc ghép, chồi ghép đủ tiêu chuẩn;
- Thực hiện được ghép Bơ thành thạo đạt tỷ lệ sống cao.
7 Quấn dây buộc vết ghép
8 Chụp túi nilon lên chồi ghép
9 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công sau khi ghép
Bài 6: Chăm sóc cây sau ghép và xuất vườn
Thời gian: 24 giờ
- Thực hiện được các công việc tưới nước, làm cỏ, xới đất, bón phân thúc;
- Chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn.
Nội dung:
1 Chăm sóc cây sau ghép
1.1 Tỉa chồi thực sinh
1.2 Tưới nước
Trang 231.3 Làm cỏ, xới đất
1.4 Bón phân thúc
1.5 Phòng trừ sâu bệnh hại
1.6 Huấn luyện ánh sáng cây con
2 Chọn cây ghép đạt tiêu chuẩn xuất vườn.
2.1 Tiêu chuẩn cây xuất vườn
2.2 Chọn cây xuất vườn
2.3 Bốc xếp cây lên xe
2.4 Thu dọn vệ sinh vườn ươm sau khi xuất vườn
IV ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1 Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun “Sản xuất cây Bơ giống”
trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp ghề của nghề “Trồng cây Bơ”
2 Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh,
video clip về kỹ thuật sản xuất cây Bơ giống
3 Điều kiện về cơ sở vật chất cho lớp học 30 người:
- 01 phòng học 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho giáo viên và học viên
- 1.000m2 vườn ươm (có thể thuê, mượn của cơ sở ươm cây Bơ giống ở gầnđịa điểm của lớp học)
- Các loại máy làm đất loại nhỏ, máy Bơm nước, … các dụng cụ trang thiết bịnày cũng có thể liên kết với các cơ sở sản xuất cây Bơ giống ở gần lớp học
- Các loại vật tư phân bón:
+ Phân chuồng hoai: 0,5 m3
+ Phân lân: 100 kg
+ Túi bầu nilon: 10 kg
+ Đất mặt (đất tốt): 2 m3
+ Lưới che nông nghiệp: 100 m2
- Các dụng cụ khác như cuốc, xẻng, xà beng, thuổng, xe rùa, dao, kìm, găngtay … mỗi loại có 06 cái
4 Điều kiện khác: Mỗi học viên cần được trang bị đủ bộ bảo hộ lao động
như áo, mũ, kính, khẩu trang, ủng …
V PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
1 Phương pháp đánh giá
23
Trang 24a Kiểm tra định kỳ
- Lý thuyết: trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp
- Đánh giá kỹ năng nghề: Kiểm tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành,kiểm tra qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hànhcủa học viên
b Kiểm tra kết thúc mô đun:
Mỗi học viên thực hiện một bài tập tích hợp giữa lý thuyết và thực hành,giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá và cho điểm
2 Nội dung đánh giá
- Kiến thức: học viên nêu được các khâu kỹ thuật chuẩn bị đất để làm vườn
ươm, nêu được kỹ thuật thiết kế vườn ươm, trình bày được kỹ thuật chuẩn bị câythực sinh, vườn nhân lấy chồi giống, mô tả được các bước ghép cây giống và tiêuchuẩn cây giống xuất vườn
- Kỹ năng: học viên chọn được cây giống và hạt giống tốt; xây dựng vườn
ươm: giàn che, luống ươm, hệ thống đường đi, hệ thống tưới và tiêu nước trongvườn ươm phù hợp, thuận tiện và hiệu quả; chuẩn bị được cây thực sinh, vườnnhân lấy chồi giống; thực hiện ghép Bơ đúng kỹ thuật; chăm sóc cây giống saughép: tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại đạt hiệu quả; chọn được câygiống đạt tiêu chuẩn xuất vườn
- Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ thời lượng môđun; bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ cẩn thận; có ý thức trách nhiệm cao khithực hiện các công việc Sản xuất cây Bơ giống
VI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1 Phạm vi áp dụng chương trình:
- Chương trình mô đun “Sản xuất cây Bơ giống” áp dụng cho các khóa đàotạo nghề, trình độ sơ cấp, trước hết là các khóa đào tạo nghề cho lao động nôngthôn đến năm 2020
- Chương trình mô đun “Sản xuất cây Bơ giống” có thể sử dụng giảng dạyđộc lập hoặc giảng dạy cùng một số mô đun khác (MĐ01, MĐ03, MĐ04, MĐ05)cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên)
- Chương trình này có thể áp dụng cho các địa phương trong cả nước
- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiếnthức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu
2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
- Phần lý thuyết: giáo viên cần sử dụng các mẫu vật, dụng cụ trực quan,
Trang 25hình ảnh, video clip về vườn ươm Bơ giống trong quá trình giảng dạy để ngườihọc nắm bắt những kiến thức liên quan một cách dễ dàng Nên sử dụng phươngpháp dạy học là giảng dạy cho người lớn tuổi có sự tham gia.
- Phần thực hành: chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật
liệu, địa điểm thực hành theo yêu cầu của các bài trong mô đun
+ Giáo viên chọn 1 học viên làm mẫu, giáo viên cùng cả lớp cùng quan sát,nhận xét, chỉnh sữa kịp thời, sau đó mỗi học viên tự thực hiện cho đến khi đạt yêucầu kỹ thuật trong khoảng thời gian đã quy định
+ Giáo viên hướng dẫn mở đầu, học viên quan sát từng bước và sau đó thựchành theo nhiều lần để đạt đến kỹ năng thành thạo Trong quá trình học viên thựchành giáo viên cần quan sát, theo dõi để hướng dẫn kịp thời
3 Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Xây dựng vườn ươm và vườn nhân lấy chồi giống
- Ghép Bơ
4 Tài liệu tham khảo
1 Lâm Thị Bích Lệ - Bài giảng Cây Bơ - Đại học Tây Nguyên
2 Nguyễn Văn Tuyến - Kỹ thuật trồng chôm chôm, Bơ - NXB Thanh niên
3 Hoàng Mạnh Cường - Tập huấn Kỹ thuật trồng và chăm sóc Bơ - ViệnNCNLNTN
4 Kỹ thuật trồng Cây Bơ - Công ty một thành viên Đăkfarm
5 Kỹ thuật trồng chăm sóc Cây Bơ - Viện nghiên cứu nông lâm nghiệp Tâynguyên
6 Tại sao nên chọn và trồng giống Bơ trái vụ/nghịch mùa báo Nông nghiệp
- Ngày 06 - 8 - 2011
25