III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
Mã số mô đun: MĐ05 Nghề: Trồng cây Bơ
THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Mã số mô đun: MĐ01
Thời gian mô đun: 68giờ (Số tiết lý thuyết: 16 giờ; thực hành: 48 giờ; kiểm tra kết thúc mô đun: 4 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí: Mô đun thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề “Trồng cây Bơ” trình độ sơ cấp nghề. Mô đun này phải được học sau các mô đun: xây dựng kế hoạch trồng cây Bơ, sản xuất giống cây Bơ; chuẩn bị trồng và trồng mới; chăm sóc cây Bơ. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.
- Tính chất: Mô đun thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm là mô đun bắt buộc của nghề “Trồng cây Bơ” trình độ sơ cấp. Trong mô đun sẽ tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Mô đun này có thể tổ chức giảng dạy tại hội trường, nhà văn hóa hoặc ngay tại vườn Bơ.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi học xong mô đun này, người học có khả năng:
Kiến thức:
- Trình bày kỹ thuật thu hoạch hái Bơ;
- Nêu được tiêu chuẩn phân loại và bảo quản quả Bơ.
Kỹ năng:
- Thu hái Bơ đúng kỹ thuật; - Phân loại và bảo quản được Bơ;
- Tìm được người thu mua Bơ hoặc thị trường để bán Bơ; - Thương thảo được hợp đồng mua bán Bơ.
Thái độ:
- Tôn trọng đối tác;
- Bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm; - An toàn lao động.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
S T T
Tên các bài trong mô đun Thời gian
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Bài 1: Xác định thời điểm thu hái quả Bơ
16 4 11 1
2 Bài 2: Thu hái 12 4 7 1
3 Bài 3: Phân loại và bảo quản 16 4 11 1
4 Bài 4: Tiêu thụ sản phẩm 20 4 15 1
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4
Tổng cộng 68 16 44 8
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Xác định thời điểm thu hoạch quả Bơ
Thời gian: 16giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm của quả Bơ chín;
- Xác định được quả Bơ chín để thu hoạch phù hợp với mục đích sử dụng và đạt chất lượng cao nhất;
- Chọn được phương thức thu hoạch quả Bơ phù hợp với điều kiện thực tế.
Nội dung chi tiết:
1. Đặc điểm chín của quả 2. Các căn cứ xác định quả chín
2.1. Căn cứ biểu hiện chín của quả trên cây chín 2.2. Căn cứ từ thời gian ra hoa đậu quả đến quả chín 3. Xác định thời điểm thu hoạch Bơ
4. Chọn phương thức thu hoạch Bơ
Thời gian: 12giờ
Mục tiêu:
- Thu hái và vận chuyển Bơ đúng quy trình kỹ thuật đảm bảo được chất lượng quả.
- Học viên có ý thực về an toàn lao động trong khi thu hái quả.
Nội dung chi tiết:
1. Chuẩn bị thu hái 2. Hái Bơ
3. Thu gom 4. Che mát
5. Đóng bao và vận chuyển.
Bài 3: Phân loại
Thời gian: 16giờ
Mục tiêu:
- Xác định được các tiêu chí phân loại quả Bơ; - Phân loại được quả Bơ theo các tiêu chí cụ thể. - Thực hiện việc bảo quả Bơ đảm bảo chất lượng quả.
Nội dung chi tiết:
1. Phân loại
1.1. Xác định tiêu chuẩn phân loại 1.2. Chuẩn bị dụng cụ 1.3. Phân loại 2. Bảo quản 2.1. Lau sạch quả 2.2. Sắp xếp quả và đóng gói 2.3. Cân trọng lượng, dán nhãn mác 2.4. Lưu trữ.
Bài 4: Tiêu thụ sản phẩm
Thời gian: 20giờ
Mục tiêu:
- Tìm được người thu mua quả Bơ hoặc thị trường để bán quả Bơ; - Thương thảo được hợp đồng mua bán Bơ;
- Ký được hợp đồng mua bán Bơ.
Nội dung chi tiết:
1. Tìm đối tác.
2. Nghiên cứu hợp đồng
3. Thỏa thuận điều khoản hợp đồng 4. Ký hợp đồng
5. Thực hiện hợp đồng 6. Thanh lý hợp đồng.
IV. ĐIÊU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình mô đun “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề, của nghề “Trồng cây Bơ”.
2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh, video clip về thu hái, bảo quản.
3. Điều kiện về cơ sở vật chất:
- 01 phòng học 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho giáo viên và học viên. Có trang bị bảng, phấn.
- 1000 m2 vườn Bơ cho quả già (có thể thuê, mượn của cơ sở, nhà dân gần địa điểm của lớp học).
- Các vật tư như: 60 kg quả Bơ 12 sọt (thúng) 12 cây sào 12 thùng giấy 12 bao tải
1 cái cân
3 cuộn băng keo loại lớn.
4. Điều kiện khác: Bộ phận tổ chức lớp học, kỹ thuật viên lành nghề về cây Bơ.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:1. Phương pháp đánh giá 1. Phương pháp đánh giá
- Kiểm tra kết thúc bài học:
+ Phần lý thuyết: kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm khách quan.
+ Phần thực hành: Kiểm tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, đánh giá qua quan sát, theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên..
- Kiểm tra kết thúc mô đun:
Mỗi học viên thực hiện một bài tập tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá và cho điểm.
2. Nội dung đánh giá
- Kiến thức: học viên trình bày về kỹ thuật thu hái, phân loại và bảo quản quả Bơ.
- Kỹ năng: học viên thực hiện việc thu hái, phân loại, bảo quản, thương thảo các điều khoản hợp đồng, ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng.
- Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ số giờ học của mô đun; bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ cẩn thận; có ý thức bảo vệ vườn cây khi thực hành tại các vườn của nông hộ hoặc cơ sở sản xuất, thực hiện các thao tác đảm bảo an toàn lao động.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: 1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Chương trình mô đun “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm” áp dụng cho các khóa đào tạo nghề, trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
- Chương trình mô đun “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm” có thể sử dụng giảng dạy độc lập hoặc giảng dạy cùng một số mô đun khác (MĐ01, MĐ02, MĐ03, MĐ04) cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề sơ cấp 3 tháng (dạy nghề thường xuyên).
- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đunđào tạo: đào tạo:
- Phần lý thuyết: giáo viên cần sử dụng các mẫu vật, dụng cụ trực quan, hình ảnh, video clip về cây Bơ trong quá trình giảng dạy để người học nắm bắt những kiến thức liên quan một cách dễ dàng.
- Phần thực hành: chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, địa điểm thực hành theo yêu cầu của các bài trong mô đun. Giáo viên hướng dẫn mở đầu, học viên quan sát từng bước và sau đó thực hành nhiều lần để làm được thành thạo các thao tác. Trong quá trình học viên thực hành, giáo viên cần quan sát, theo dõi để hướng dẫn kịp thời.