Nội dung chi tiết:

Một phần của tài liệu Chương trình nghề trồng cây bơ (Trang 28)

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Chọn đất và làm đất

Thời gian: 16 giờ

Mục tiêu:

- Nhận biết đất thông qua thực vật, mức độ sinh trưởng của thực vật, dạng địa hình, màu sắc đất, độ xốp, tầng dày, độ ẩm, hàm lượng keo đất trên đất;

- Chọn được đất trồng Bơ phù hợp;

- Xử lý sạch thực bì, rễ cây và làm đất trước khi trồng.

Nội dung chi tiết:

1. Khảo sát đất 1.1. Quan sát thực bì 1.2. Quan sát địa hình 1.3. Quan sát phẫu diện đất 2. Lựa chọn đất trồng Bơ

3. Làm đất

3.1. Vệ sinh đồng ruồng

3.1.1. Đối với đất canh tác cây trồng ngắn ngày 3.1.2. Đối với đất trồng cây dài ngày

3.1.3. Đối với đất khai hoang. 3.2. Làm đất

Bài 2: Thiết kế vườn trồng và đào hố

Thời gian: 16giờ

Mục tiêu:

- Thiết kế được vườn cây đúng quy trình kỹ thuật phù hợp với chế độ canh tác;

- Đào được hố để trồng Bơ đúng khoảng cách và kích thước đã chọn.

Nội dung chi tiết:

1. Thiết kế vườn trồng 1.1. Thiết kế đường đi lại 1.2. Thiết kế vườn cây 2. Đào hố

2.1. Chuẩn bị dụng cụ 2.2. Xác định vị trí hố 2.3. Đào hố.

Bài 3: Chuẩn bị phân bón lót và bón lót

Thời gian: 16giờ

Mục tiêu:

- Chọn được loại phân bón lót phù hợp cho Bơ;

- Chuẩn bị được các loại phân hữu cơ để bón lót đảm bảo chất lượng; - Bón lót đủ lượng phân và đúng cách.

Nội dung chi tiết:

1. Chọn loại phân 1.1. Phân hữu cơ

1.2. Phân vô cơ 1.2.1. Phân lân 1.2.2. Phân đạm

1.2.3. Phân Kali

2. Tính toán lượng phân bón 3. Ủ phân

3.1. Ủ nổi 3.2. Ủ chìm 4. Bón lót

4.1. Chuyển phân ra ruộng 4.2. Bón lót.

5. Xử lý hố trồng

Bài 4: Trồng mới

Thời gian: 16giờ

Mục tiêu:

- Chọn được thời điểm trồng mới phù hợp với mùa vụ của địa phương; - Đưa cây giống ra ruộng trồng an toàn, kịp thời, không vỡ bầu đất, dập, gẫy, cây;

- Thao tác thành thạo các bước công việc móc hố, loại bỏ túi bầu, đặt cây lấp đất và định vị cây;

- Đảm bảo vệ sinh môi trường.

Nội dung chi tiết:

1. Chuẩn bị trồng

1.1. Xác định thời điểm trồng mới 1.2. Bốc, xếp cây giống

1.3. Vận chuyển và rải cây giống ra lô 2. Trồng

2.1. Móc hốc 2.2. Cắt túi bầu

2.3. Đặt cây và lấp đất 3. Chăm sóc sau trồng 3.1. Định vị cây

3.2. Dọn vệ sinh sau trồng.

Bài 5: Trồng xen

Thời gian: 12 giờ

Mục tiêu:

- Nêu được tác dụng của việc trồng xen;

- Xác định loại cây trồng xen và thời điểm trồng xen; - Thực hiện trồng xen.

Nội dung chi tiết

1. Tác dụng của trồng xen 2. Xác định loại cây trồng xen 3. Xác định thời điểm trồng xen 4. Trồng xen.

IV. ĐIÊU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình mô đun “Chuẩn bị trồng và trồng mới” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề, của nghề “Trồng cây Bơ”.

2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh, video clip về chọn đất, làm đất, chuẩn bị phân và trồng mới.

3. Điều kiện về cơ sở vật chất:

- 01 Phòng học 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho giáo viên và học viên. Có trang bị bảng, phấn.

- 1.000 m2 đất vườn chuẩn bị trồng Bơ (có thể thuê, mượn của cơ sở, nhà dân gần địa điểm của lớp học).

- Các vật tư như:

Stt Tên dụng cụ, vật tư Số lượng

1 Cuốc 12 cái

2 Xẻng 12 cái

4 Dao lam 12 cái

5 Cây Bơ giống 200 cây

6 Phân đạm 20 kg

7 Phân kali 20 kg

8 Phân lân 100 kg

9 Phân hữu cơ 1 tấn

- Một số loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng phổ biến.

4. Điều kiện khác: Bộ phận tổ chức lớp học, kỹ thuật viên lành nghề.

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:1. Phương pháp đánh giá 1. Phương pháp đánh giá

- Kiểm tra kết thúc bài học:

+ Phần lý thuyết: kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm khách quan.

+ Phần thực hành: Kiểm tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, đánh giá qua quan sát, theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên..

- Kiểm tra kết thúc mô đun:

Mỗi học viên thực hiện một bài tập tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá và cho điểm.

2. Nội dung đánh giá

- Kiến thức: học viên nêu kỹ thuật chọn đất, làm đất, xác định mật độ khoảng cách, đào hố và trồng Bơ.

- Kỹ năng: học viên thực hiện chọn đất, làm đất, xác định mật độ, khoảng cách đào hố, bón lót; trồng Bơ và trồng xen.

- Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ số giờ học của mô đun; bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ cẩn thận; an toàn lao động.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: 1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun “Chuẩn bị trồng và trồng mới” áp dụng cho các khóa đào tạo nghề, trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

- Chương trình mô đun “Chuẩn bị trồng và trồng mới” có thể sử dụng giảng dạy độc lập hoặc giảng dạy cùng một số mô đun khác (MĐ01, MĐ02, MĐ04,

MĐ05) cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề sơ cấp 3 tháng (dạy nghề thường xuyên).

- Chương trình này có thể áp dụng cho các địa phương trong cả nước.

- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đunđào tạo: đào tạo:

- Phần lý thuyết: giáo viên cần sử dụng các mẫu vật, dụng cụ trực quan, hình ảnh, video clip về cây Bơ trong quá trình giảng dạy để người học nắm bắt những kiến thức liên quan một cách dễ dàng.

- Phần thực hành: chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, địa điểm thực hành theo yêu cầu của các bài trong mô đun. Giáo viên hướng dẫn mở đầu, học viên quan sát từng bước và sau đó thực hành nhiều lần để làm được thành thạo các thao tác. Trong quá trình học viên thực hành, giáo viên cần quan sát, theo dõi để hướng dẫn kịp thời.

Một phần của tài liệu Chương trình nghề trồng cây bơ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w