Môn nghiệp vụ chuyên ngành quản lý nhà nước MỤC LỤC
Nội dung Trang
Mục lục 1
Phan I: NHUNG VAN DE CO BAN VE QUAN LY HANH 3 CHINH NHA NUOC
I KHAI NIEM QUAN LY HANH CHÍNH NHÀ NƯỚC 3
1 Khái niệm quản lý 3
2 Quản lý nhà nước 3
3 Quản lý hành chính nhà nước 4
ILĐẶC ĐIÊỄM CỦA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 4
1 Đặc điểm chung 4
2 Các đặc điểm riêng cơ bản 4
II CÁC NGUYÊN TÁC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ 8
NUGC
1 Nguyên tắc quan lý hành chính nhà nước đặt đưới sự lãnh 8
dao của Đảng và sự tham gia, kiểm tra, giám sát của nhân dân
2 Nguyên tắc tập trung dân chủ §
3 Nguyên tắc quản lý bằng pháp luật và tăng cường pháp chế 9
4 Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thé 9
5 Nguyên tắc phân biệt các chức năng quản lý nhà nước về 9
kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh
6 Nguyên tắc công khai 10
IV HỆ THONG QUAN LY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 10 1 Chủ thể và khách thể của quản lý hành chính nhà nước 10
2 Chức năng của quản lý hành chính nhà nước i
3 Các quy trình hoạt động chủ yếu của quản lý hành chính nhà 12 nước
V MỘT SỐ VẤN DE VE BOI MGI QUAN LY HANH 12
CHINH NHA NUGC TRONG GIAI DOAN HIEN NAY
1 Sự cần thiết khách quan phải đổi mới quan lý nhà nước 12
2 Phương hướng đổi mới quản lý nhà nước - 13
VI QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH, 14 LĨNH VỰC
1 Tổng quan chung về quản lý nhà nước theo ngành 14
2 Pháp luật nhà nước về quản lý nhà nước theo ngành 14
Trang 2
3 Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành 15
4 Những nội dung cơ bản về quan lý nhà nước theo ngành 18
Phan II VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NUỚC 19
ITƠNG QUAN VẺ VĂN BAN QUAN LY HANH CHÍNH 19
NHA NUGC
1 Khái niệm ` 19
2 Các yếu tố cầu thành văn bản quản lý hành chính nhà nước 20
3 Đặc điểm của văn bản quản lý hành chính nhà nước 20
4 Chức năng của văn bản 21
5 Phan loai van ban quan ly hanh chinh nha nude 22
Il: KY THUAT SOAN THAO VA BAN HANH VAN BAN 25
1 Những yêu cầu chung 25
2 Những yêu câu về nội dung 25
3 Những yêu cầu về thể thức văn bản 27
4 Kỹ thuật biên tập nội dung văn bản 28
3 Kỹ thuật trình bày văn bản 29
6 Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản 44
Phan II TIEU CHUAN NGACH CONG CHUC HANH 45 CHINH
I CONG CHUC 45
1 Những vấn đề chung về công chức 45
2 Phân loại công chức và ý nghĩa của phân loại công chức 48
ILTIEU CHUAN MOT SO NGACH CONG CHUC HANH 50
Trang 3Phần I
_ NHỮNGVÁNĐÈCOBẢN
VE QUAN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I KHÁI NIỆM QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1 Khái niệm quán lý
Quan ly là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng
của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối
tượng theo những mục tiêu đã định 2 Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tỉnh chất
quyển lực nhà nước và được sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người,
duy trì sự ỗn định và phát triển xã hội
Quân lý nhà nước có thể hiểu theo hai nghĩa:
- Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là tô chức hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung trên cả ba phương diện hoạt động là lập pháp, hành pháp và tư pháp
Theo nghĩa rộng kể trên thì việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mọi cơ
quan trong bộ máy nhà nước hay của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi được nhà nước trao quyền nhân danh nhà nước cũng đều được coi là quản lý nhà nước
- Theo nghĩa hẹp: Dưới góc độ phân chia chức năng của Nhà nước ra làm ba phương diện hoạt động cơ bản là lập pháp, hành pháp và tư pháp thì hành pháp là hoạt động, chấp hành, điều hành tức là tổ chức thực thi các quy định của lập pháp Hoạt động này được gọi là quản lý hành chính nhà nước, có phạm vi hẹp hơn quản lý nhà nước nói chung
Quản lý nhà nước có 4 đặc đim:
- Chủ thể quân lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy nhà nước
Trang 4- Pham vi quản lý nhà nước diễn ra trên tắt cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao,
nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của nhân dan
- Quản lý nhà nước mang tính quyên lực nhà nước, lẫy pháp luật làm công
cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ồn định và phát triển của xã hội
3 Quán lý hành chính nhà nước
3.I Khải niệm:
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của
nhà nước; đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật
đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước tiến hành để thực hiện những chức năng và
nhiệm vụ của nhà nứớc, nhằm duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội và trật
tự pháp luật, thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của con người trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ tô quốc
I BAC DIEM CUA QUAN LY HANH CHINH NHA NUOC
1 Dac diém chung
Trước hết, quản ]ÿ hành chỉnh nhà nước cũng giống như các hoạt động quản lý khác, có các đặc điểm chung sau đây:
- Là hoạt động có tính chất tổng hợp cao, vì nó liên quan đến nhiều đối
tượng ở nhiều phạm vi khác nhau;
- La hoạt động có tính chất ứng dụng cao, vì nhờ nó mà các quá trình hiệp
tác, phân công lao động diễn ra sâu, rộng cả về quy mơ và trình độ;
- Là hoạt động đòi hỏi tính kế thừa thành tựu tổng hợp của nhiều khoa học khác nhau, vì đó là sự liên kết của nhiều loại lao động khác biệt;
- Là hoạt động chỉ huy, điều khiển nên đòi hỏi phải có nghệ thuật - nghệ
thuật quản lý
2 Các đặc điểm riêng cơ bản
Ngoài ra, quản lý hành chính nhà nc là hoại động có những đặc điểm riêng cơ bản sau đây:
Trang 5- Tính quyền lực nhà nước của quản lý hành chính nhà nước có nghĩa là khi thực thi các hoạt động quản lý hành chính nhà nước thì các chủ thể được nhân danh và sử dụng quyền lực do Nhà nước giao Đặc điểm này cho thấy rõ sự
khác biệt cơ bản giữa quản lý nhà nước nói chung với các hoạt động quản lý
khác
- Quản lý hành chính nhà nước phải mang tính quyền lực nhà nước là do xuất phát từ yêu cầu chung của quản lý nhà nước là phải có căn cứ trên cơ sở quyền lực nhà nước và được trang bị quyền lực nhà nước, do Nhà nước giao
- Trong quản lý hành chính nhà nước, tính quyền lực nhà nước được biểu
hiện cụ thể ở những điểm sau:
+ Có sự bất bình đẳng giữa chủ thể quản lý với các đối tượng quản lý
trong mối quan hệ quản lý;
+ Chủ thể quản lý được ra mệnh lệnh đơn phương một chiều áp đặt cho
đối tượng bị quản lý;
+ Có sự đe doạ áp đặt hoặc trực tiếp áp đặt biện pháp cưỡng, chế (trách
nhiệm hành chính) đối với đối tượng quản lý không thực hiện mệnh lệnh của chủ thể quản lý
- Khi sử dụng quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước cần đảm bảo các yêu cầu:
+ Việc sử dụng quyền lực phải đúng theo quy định của pháp luật;
+ Việc sử dụng quyển lực không được ảnh hưởng tới các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
b Tính tỗ chức chặt chế
- Đây là hoạt động quản lý hành chính nhà nước được tổ chức một cách khoa học và gắn kết các công đoạn, các quá trình của hoạt động quản lý với
nhau để đạt được hiệu quả và hiệu lực theo mục đích đã định
- Quản lý hành chính nhà nước đòi hỏi phải có tổ chức chặt chẽ vì mục
đích của quản lý hành chính nhà nước là thực thi quyền lực nhà nước trong lĩnh
vực chấp hành và điều hành, là hoạt động có tính hướng đích rõ ràng
~ Tính tổ chức chặt chẽ của quản lý hành chính nhà nước được biểu hiện ở
Trang 6+ Hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải được quy định bởi quyền
lực nhà nước và được bảo đảm bởi quyền lực nhà nước;
+ Hoạt động quản lý hành chính nhà nước có trình tự, thủ tục rõ ràng theo
quy định của pháp luật;
- Đễ bảo đảm tính tổ chức chặt chẽ thì hoạt động quản lý hành chính nhà
nước phải được gắn liền với tính khoa học và phải phù hợp với điều kiện thực tế
khách quan
c Tính mục tiêu rõ ràng gắn với chiến lược và kế hoạch cụ thể
- Tính mục tiêu trong quản lý hành chính nhà nước là việc xác định rõ các kết quả cần đạt được trong hoạt động quản lý, đồng thời phải gắn với các biện
pháp thực hiện và từng bước đi cụ thé dé đạt tới mục tiêu đã định
- Hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải có tính mục tiêu rõ ràng, vì đó là các hoạt động ln có tính hướng đích gắn với những biện
pháp và bước đi cụ thể
- Tính mục tiêu rõ ràng của quản lý hành chính nhà nước được thê hiện ở
các điểm sau:
+ Hoạt động quản lý hành chính nhà nước của các chủ thể được tiến hành
theo trình tự, thủ tục luật định;
+ Để thực hiện được các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý hành
chính nhà nước các chủ thể phải xây dựng các kế hoạch, chiến lược và căn
cứ vào đó để thực hiện;
+ Các kế hoạch, chiến lược ln có sự kiểm soát, giám sát của các chủ thé khac nhau;
+ Các kế hoạch, chiến lược luôn cần được điều chỉnh, cân đối để phù hợp
với tình hình thực tế khách quan;
+ Phải có các tiêu chí để xây dựng các kế hoạch, chiến lược
- Tính mục tiêu rõ.ràng của quản lý hành chính nhà nước cần phải bảo đảm yêu cầu chung là gắn mục tiêu, chiến lược và kế hoạch của quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng cộng sản
Trang 7định của pháp luật, đồng thời phải ln bảo đảm thích ứng với tình hình thực tế
khách quan
- Quản lý hành chính nhà nước phải có những căn cứ pháp luật vì u cầu chung có tính nguyên tắc trong tỗ chức hoạt động quản lý xã hội của nhà nước là
bằng pháp luật; đồng thời quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quan lý xã hội
rộng khắp, toàn điện, liên tục nên phải có sự lĩnh hoạt và sáng tạo
- Biểu hiện của tính có căn cứ pháp luật là ở chỗ: Mọi hoạt động của quản ly hành chính nhà nước phải có cơ sở và căn cứ pháp lý Mặt khác quản lý hành - chính nhà nước là hoạt động thực thi pháp luật, tức hành pháp nên phải trên cơ sở quyền lực của lập pháp
- Biểu hiện của tính linh hoạt, sáng tạo là ở chỗ: Điều hành với mục tiêu để
chấp hành nên phải bằng điều hành để chấp hành,và bản thân điều hành luôn
chứa đựng sự linh hoạt va sáng tạo, thể hiện rất rõ ở quyền và khả năng ứng phó
trong các trường hợp chưa có quy định của pháp luật, hoặc có quy định của pháp luật nhưng quy định chưa rõ, hoặc có quy định của pháp luật nhưng đã trở lên
lạc hậu
- Yêu cầu chung đối với sự linh hoạt và sáng tạo là trong khuôn khổ của pháp luật; đồng thời địi hỏi phải có sự thay đổi kịp thời các quy định của pháp
luật từ các cơ quan có thấm quyền khi tình hình đã thay đổi
ä Tính công khai, dân chủ
- Công khai, dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước có nghĩa là việc
quản lý hành chính nhà nước phải được quy định một cách rõ ràng, minh bạch,
có sự tham gia rộng rãi của nhiều chủ thể khác nhau
- Hoạt động quản lý nhà nước đòi hỏi phải bảo đảm tính cơng khai, dân
chủ do xuất phát từ đặc điểm thể hiện ban chất nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân nên phải mở rộng để dân biết, dân tham gia hoạt động ấy; đồng thời thông qua cơ chế này có thể kiểm sốt một cách tốt nhất hoạt động của bộ
máy hành chính nhà nước, ngăn chặn được các yếu tố tiêu cực từ hoạt động
hành chính cơng quyền
- Tính cơng khai dân chủ trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước
được biểu hiện ở những điểm sau:
+ Chủ thể quản lý hành chính nhà nước tôn trọng nội dung và đối
Trang 8tượng quản lý;
+ Có cơ chế bảo đảm để người dân tham gia vào các hoạt động quản lý
mà mức độ tuỳ thuộc vảo từng lĩnh vực cụ thể
Ill CAC NGUYEN TAC QUAN LY HANH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1 Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, kiểm tra, giám sát của nhân dân
Đảng.lãnh đạo quản ly hành chính nhà nước bằng các nghị quyết đề ra đường lỗi, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ cho quản lý hành chính nhà nước và căn cứ vào đó để nhà nước ban hành hệ thống các văn bản pháp luật.Đảng
định hướng hoàn thiện hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước về cơ cấu tổ
chức cũng như các hỉnh thức và phương pháp quản lý
Sự lãnh đạo của Đảng - hạt nhân của hệ thống chính trị ở nước ta là cơ sở
bảo đảm sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, lôi cuốn được đông dao nhân dân tham gia thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước
Đảng lãnh đạo quản lý nhà nước nhưng không làm thay các cơ quan nhà nước Chính vì vậy, việc phân định chức năng lãnh đạo của cơ quan Đảng và chức năng quản lý của cơ quan nhà nước là vấn để vô cùng quan trọng và cũng
là điều kiện cơ bản để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả
quản lý của bộ máy nhà nước
Nhân dân có quyền tham gia vào quản lý nhà nước một cách trục tiếp hoặc gián tiếp, tham gia giải quyết những vấn đề lớn và hệ trọng của địa phương hoặc đơn vị.Ngoài việc tham gia biểu quyết khi Nhà nước tô chức trưng cầu ý dân, những hình thức tham gia trực tiếp khác của nhân đân vào quản lý nhà nước là:Thảo luận góp ý kiến vào quá trình xây dựng các đạo luật hoặc các quyết định quan trọng khác của nhà nước, của địa phương; kiểm tra các cơ quan quản lý
nhà nước; thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong
quản lý nhà nước các hình thức tham gia gián tiếp của nhân dân vào quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan này thông qua đại biểu do mình bầu ra :
2 Nguyên tắc tập trung dân chủ
Tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng chỉ đạo tỗ chức và hoạt động
Trang 9Nguyên tắc tập trung dân chủ quy định trước hết sự lãnh đạo tập trung đối
với những vấn đề cơ bản chính yếu nhất, bản chất nhất Sự tập trung đó đảm bảo
cho cơ quan cấp dưới, địa phương và cơ sở khả năng thực hiện quyết định của trung ương Bên cạnh đó phải đảm bảo tính sáng tạo, quyền chủ động của địa
phương và cơ sở Cấp trung ương giữ quyền thống nhất quản lý những vẫn đề cơ
bản, đồng thời thực hiện phân cấp quản lý, giao quyền hạn, trách nhiệm cho địa phương, các ngành trong tô chức quản lý điều hành để thực hiện các văn bản của
cấp trên
3 Nguyên tắc quản lý bằng pháp luật và tăng cường pháp chế
Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước phải dựa trên cơ sở pháp luật.Điều đó có nghĩa là hệ thống hành chính nhà nước phải chấp hành luật và các quyết định của Quốc hội trong chức năng thực hiện quyền hành pháp
Để thực hiện nguyên tắc này, cần làm tốt các nội dung cơ bản sau:
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; - Tổ chức thực hiện tốt pháp luật đã ban hành;
- Xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật;
- Tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân 4 Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thỗ
Quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thé 1a hai mặt không tách rời
nhau mà phải được kết hợp chặt chẽ với nhau, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế
Các đơn vị kinh tế bất cứ thuộc thành phan kinh tế nào trên địa bàn quản lý đều
thuộc một ngành kinh tế - kỹ thuật nhất định và chịu sự quản lý của ngành Mặt khác, các đơn vị kinh tế thuộc các ngành kinh tế - kỹ thuật khác nhau đều được
phân bỗ trên những địa bàn nhất định, chúng có quan hệ mật thiết với nhau về
kinh tế và gắn bó với nhau trên các mặt xã hội, tạo nên một cơ cấu kinh tế - xã
hội và chịu sự quản lý của chính quyền địa phương Đây là sự thống nhất giữa
hai mặt: cơ.cầu kinh tế ngành với cơ cầu kinh tế lãnh thổ trong một cơ cấu kinh
tế chung
Trang 10Nhà nước tôn trọng tính độc lập, tự chủ của các đơn vị sản xuất kinh
doanh Trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước hiện nay,
trên cơ sở đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, chức năng quản lý nhà nước vẻ kinh tế bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tạo mội trường và điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Định hướng và hỗ trợ phát triển thông qua kế hoạch và các chính sách
kinh tế
- Hoạch định và thực hiện chính sách xã hội, bảo đăm sự thống nhất giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội
- Quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài nguyên, tài sản quốc gia
- Tổ chức nền kinh tế và điều chỉnh bằng các công cụ và biện pháp vĩ mô - Tổ chức và giám sát hoạt động tuân thủ pháp luật của các đơn vị kinh tế - Nhà nước thực hiện các chức năng trên thông qua hệ thống các cơ quan
hành chính nhà nước; thơng qua các tổ chức kinh tế của nhà nước; thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, có năng
lực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội 6 Nguyên tắc công khai
Tổ chức hoạt động hành chính của nhà nước ta là nhằm phục vụ lợi ích
quốc gia và lợi ích hợp pháp của công dân nên cần phải cơng khai hố, thực hiện
đúng chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Phải quy định các
hoạt động cần công khai cho dân biết, tạo điều kiện thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động hành chính nhà nước
IV HỆ THỐNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1 Chủ thế và khách thể của quản lý hành chính nhà nước - 11 Chủ thể của quan lý hành chính nhà nước
- Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước là các tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước
Theo nghĩa rộng,chủ thé quan lý hành chính nhà nước bao gồm nhân dân nói chung, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, các cán bộ, công chức
Trang 11Theo nghĩa hẹp, chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan trong
hệ thống hành chính nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo làm việc ở các cơ quan đó
- Cơ quan hành chính nhà nước hiện ở nước ta chia làm 4 cấp hành chính: + Cấp Trung ương là Chính Phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính Phủ;
+ Cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã là Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên
môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp
- Cán bộ, cơng chức hành chính nhà nước là những người làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước, được giao quyền quản lý hành chính nhà nước bao gồm: cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và công chức được ủy quyền như cảnh sát giao thông, kiểm lâm viên, thanh tra viên
Cán bộ, công chức lãnh đạo được hình thành bằng con đường bầu cử, bỗ
nhiệm hoặc bầu kết hợp phê chuẩn
1.2 Khách thể của quản lý hành chính nhà nước
- Khách thể của quản lý hành chính nhà nước là các quá trình xã hội và các hành vì của con người hoặc các tổ chức của con người
- Khách thể của quản lý hành chính nhà nước có các đặc điểm sau:
+ Tinh da dang, bao gồm rất nhiều loại hành vi, quá trình thuộc nhiễu lĩnh
vực khác nhau;
+ Tính liên tục vận động, biến đổi va phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau;
+ Tính tách biệt tương đối với chủ thể quản lý nhưng lại có mỗi quan hệ
chặt chẽ với chủ thê quản lý
2 Chức năng của quản lý hành chính nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước có chức năng thiết lập trật tự quản lý nhà
nước trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đất nước Cụ thể bao gồm
các chức năng cơ bản sau:
- Chức năng thực hiện và bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân;
- Chức năng tổ chức và quản lý phát triển nền kinh tế;
Trang 12- Chức năng tổ chức và quản lý các hoạt động văn hoá, giáo dục, khoa học,
công nghệ, y tế, thể duc, thé thao;
- Chức năng thực hiện các chính sách xã hội;
- Chức năng điều hành, phòng, chống tội phạm bảo đảm an nỉnh trật tự và
an toàn xã hội;
- Chức năng bảo vệ các quyển và lợi ích hợp pháp của nhân dan; - Chức năng xây dựng và củng cô quốc phòng, bảo vệ đất nước; - Chức năng tăng cường và củng cô các quan hệ hợp tác quốc tế
3 Các quy trình hoạt động chủ yếu của quản lý hành chính nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước bao gồm các quy trình cơ bản sau:
- Quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của cả nước, của từng ngành, từng
địa phương;
~ Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;
- Sắp xếp, bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức;
- Ra các quyết định quản lý hành chính nhà nước và tổ chức thực thi các
quyết định đó;
- Phối hợp hoạt động trong quản lý hành chính nhà nước;
- Tổ chức sử dụng các nguồn lực tài chính và cơng sản;
- Tổ chức giám sát, kiểm tra, báo cáo, tổng kết, đánh giá kết quả của quan lý hành chính nhà nước
V MỘT SÓ VẤN ĐÈ VỀ ĐỎI MỚI QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1 Sự cần thiết khách quan phãi đỗi mới quãn lý nhà nước
1.1 Công cuộc đỗi mới đất nước đòi hỗi phải đỗi mới quân lÿ nhà nước để đáp ứng yêu cầu
- Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
- Quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng phát triển;
Trang 131.2 Thực trạng quản lý của Nhà nước fa hiện nay
~ B6 máy nhà nước công kẻnh, hoạt động kém hiệu lực và hiệu quả;
- Tệ quan liêu, tham những, lãng phí của cơng trong bộ máy nhà nước có chiều hướng gia tăng;
- Hoạt động quản lý nhà nước phân tán, thiếu kỷ cương, pháp chế không
được bảo đảm;
- Đội ngũ cán bộ; cơng chức hành chính chưa đủ trình độ, năng lực để đáp
ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước
2 Phương hướng đối mới quản lý nhà nước
- Quán triệt sâu sắc các quan điểm, nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Xây dựng chiến lược cải cách hành chính nhà nước, thâu suốt những tư
tưởng chỉ đạo tiến hành cải cách hành chính trong từng giai đoạn dé đáp ứng yêu
cầu phát triển của đất nước
- Tiếp tục chấn chỉnh bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước nói riêng nhằm phân định rõ thâm quyền, phân công, phân cấp hợp lý, ủy quyển rõ rang, cu thé, xây dựng quy chế hoạt động của hệ thống hành chính, đặc biệt là đối với các cấp chính quyển địa phương Phải phân biệt rõ và có cơ
chế phù hợp đối với bộ máy quản lý hành chính nhà nước ở đô thị và nông thôn
Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức quản
lý hành chính cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn
và năng lực quản lý, kỹ năng điều hành thực tiễn, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt coi trọng đức và tài, lấy đức là gốc
- Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Cán bộ, công chức; hồn thiện chế độ cơng vụ, duy trì nghiêm kỷ luật trong công sở nhà nước
~- Thực hiện nghiêm Luật Phịng, chống tham nhũng Cơng khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị Xây dựng và thực hiện các chế độ,
định mức, tiêu chuẩn Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề
nghiệp Thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập Thực hiện nghiêm chế độ trách
nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham những
Trang 14- Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những hảnh vi vi phạm pháp luật của cơ
quan, cán bộ, công chức nhà nước Nâng cao năng lực hoạt động của Tịa án
Hành chính
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động quản lý nhà nước
VỊ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THEO NGÀNH, LĨNH
VỤC
-_1,'Tổng quan chung về quần lý nhà nước theo ngành
Quản lý nhà nước theo ngành tức quản lý nhà nước những lĩnh vực hoạt động kinh tế - x4 hdi mang tính đặc thù Quản lý nhà nước theo ngành /à hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các đơn vị, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế - kỹ thuật hay hoạt động với cùng một mục đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này
phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được yêu cầu của nhà nước và
xã hội Hoạt động quản lý theo ngành được thực hiện với hình thức, qui mơ khác
nhau, có thể trên phạm vi toàn quốc, trên từng địa hay một vùng lãnh thổ 2 Pháp luật nhà nước về quản lý nhà nước theo ngành
Pháp luật quản lý theo ngành bao quát toàn diện các hoạt động của ngành
và không bị giới hạn bởi phạm vi lãnh thổ Pháp luật về quản lý theo ngành xác
định nội dung quản lý theo ngành, xác định chủ thể quản lý nhà nước theo ngành, có trách nhiệm quản lý ngành trong phạm vi cả nước, đồng thời, phân định trách nhiệm của các cấp quản lý đối với hoạt động của ngành.Cùng với sự phát triển của ngành, hệ thông pháp luật của ngành không ngừng được hoàn thiện để tạo ra
khuôn khổ pháp lý cần thiết cho vận động và phát triển của ngành.Ví dụ như
ngành giáo dục và đào tạo, trước sự phát triển của giáo dục đại học, Luật Giáo dục là luật khung, chỉ mới quy định một số vấn đề chung về giáo dục đại học, các văn bản quản lý khác thì cịn phân tán, hiệu lực pháp lý chưa cao, vì vậy, để
đáp ứng yêu cầu quản lý ngảnh, Luật Giáo dục Đại học đã được xây dựng và ban
hành, xác định vai trị chủ thể chính quản lý nhà nước giáo dục đại học là Bộ Giáo dục và Đại học.Có một thực tế là các ngành có vai trị, vị trí quan trọng đời sống kinh tế - xã hội là những ngành được quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ
Trang 15- Luật Hải quan được xây dựng từ năm 2001 quy định quản lý nhà nước
về hải quan đối với hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện
vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tô chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; quy định về tô chức và hoạt động của Hải quan.Các quy định này gớp
phần hình thành cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về hãi quan có hệ thống và các
cấp quản lý được phân giao nhiệm vụ và quyền hạn để thực hiện chức năng quản lý ngành
- Luật doanh nghiệp được xây dựng nhằm tạo lập môi trường pháp lý cho sự ra đời của các loại hình doanh nghiệp Luật cũng xác định nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, trách nhiệm quả lý của Chính phủ, các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quy định về cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh Tat cả những quy
định này nhằm đảm bảo hoạt động quản lý doanh nghiệp có hiệu lực, hiệu quả
- Luật Di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009 xác lập các
quy định quản lý nhà nước đối với di sản văn bản:Nội dung quản lý nhà nước về
di sản văn hóa bao gồm: 1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa; 2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về đi sản văn hóa; 3 Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa; 4
Tổ chức, quản ly hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bằi dưỡng đội ngũ
cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa; 5 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn luc dé bao vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; 6 Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; 7 Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; 8 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa Luật cũng quy định thấm quyền của Chính phủ, trách nhiệm quản lý theo ngành của Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch, các bộ ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân trong quản lý nhà nước đổi với các di sản văn hoá
Trang 16Tùy theo mức độ chuyên ngành, chun mơn hóa rộng hay hẹp mà các bộ
có thể là bộ đa ngành Mỗi một ngành chịu trách nhiệm quân lý nhà nước mang tính chun ngành
Luật tơ chức chính phủ quy định “Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của
Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực
công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại điện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có
vốn nhà nước theo quy định của pháp luật”
Tùy theo từng giai đoạn khác nhau mà số lượng các bộ quản lý ngành sẽ khác nhau
Ví dụ, hiện nay (2012) Chính phủ trung ương của Việt Nam chỉ có 22 bộ, cơ quan ngang bộ nhằm thực hiện quản lý nhà nước các vấn để mang tính ngành, liên ngành cần quản lý Nếu theo danh mục thông kê ngành kinh tế (21) thì có
thể thấy các cơ quan quản lý nhà nước ngành có thể sự kết hợp của nhiễu ngành
theo niên giám thống kê Đồng thời có những ngành của thống kê lại chia thành
nhiều bộ
b Địa phương
Về nguyên tắc, chính quyền địa phương : Hội đồng Nhân dân và Ủy ban
Nhân dân là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương Hai chủ thể này thực hiện quản lý nhà nước mang tính tồn diện tất cả các vấn để (ngành) trên địa bàn lãnh
thé
Giúp việc cho hoạt động quản lý nhà nước mang tính chuyên ngành trên địa bàn lãnh thổ được thực hiện thông qua các cơ quan chuyên môn Số lượng các cơ quan chun mơn mang tính chuyên ngành cũng như loại ngành do chính phủ quy định.Và trên nguyên tắc, không phải ở trung ương có bao nhiêu bộ ngành, ở địa phương cần có bấy nhiêu cơ quan chuyên môn
-_ Các cơ quan chuyên môn được tỗ chức ở hai cấp hành chính: cấp tỉnh và cấp huyện
Theo quy định thì các cơ quan chuyên môn thực hiện:
Trang 17lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyển hạn theo sự ủy
quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật
- Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu sự chỉ
đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của cơ
quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên
Số lượng và tên gọi của các cơ quan chuyên môn có thê thay đổi Danh sách cơ quan chuyên môn cấp tỉnh hiện hành gồm:
- Sở Nội vụ;
- Sở Tư pháp;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư; - Sở Tài chính;
- Sở Cơng Thương;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Giao thông vận tải; - Sở Xây dựng;
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Sở Lao động - Thương bình và Xã hội;
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Sở Khoa học và Công nghệ;
- Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Sở Y tế;
- Thanh tra tinh;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân
Tất cả những chủ thể quản lý nhà nước theo ngành đều được pháp luật quy định Ví dụ các cơ quan quản lý nhả nước về giáo dục bao gồm:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục;
Trang 18- Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có
ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước,
những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm
báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục;
- Bộ Giáo dục và Đảo tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về giáo dục;
- Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền;
- Uy ban nhân dân các cấp thực hiện quan lý nhà nước về giáo dục theo sự
phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ
nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị đạy học của các trường công lập thuộc
phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương
4 Những nội đung cơ bản về quản lý nhà nước theo ngành - Xây đựng hệ thống văn bản pháp luật có liên quan;
- Xây dựng chiến lược, chính sách phát triển ngành;
- Xây dựng các chương trình,dự án phát triển ngành mang tính quy hoạch; ~ Tìm kiếm nguồn ngân sách hỗ trợ phát triển ngành;
- Hợp tác quốc tế trong phát triển ngành; - Phát triển nguồn nhân lực ngành;
- Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước theo ngành;
Nội dung quản lý nhà nước theo ngành được quy định cụ thể trong từng luật chuyên ngành Có thể lựa chọn từng luật phù hợp với ngành hay địa phương
để giới thiệu.Ví dụ:Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục trong Luật Giáo duc
quy định:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triễn giáo dục;
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục;
ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ
Trang 19- Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo;
tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất ban, in va
phat hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
- Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất
lượng giáo dục;
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục; - Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;
- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục;
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực dé phát triển sự nghiệp giáo
dục;
-.Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ
trong lĩnh vực giáo dục;
- Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;
- Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối
với sự nghiệp giáo dục;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật vẻ giáo duc’/ Phần I
VAN BAN QUAN LY HANH CHINH NHA NƯỚC
LTONG QUAN VE VAN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1 Khái niệm
- Văn bẩn là phương tiện ghi lại và truyền đạt thông tin bằng một ngôn
ngữ hay một ký hiệu nhất định
- Văn bản quân {ÿ nhà nước là những quyết định quản lý và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan nhà nước ban hành theo
* Xem chỉ tiết Luật Giáo đục 2010 sửa đỗi
Trang 20thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước bảo đảm thi
hành bằng những biện pháp khác nhau, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản
lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân - Văn bẵn quản lý hành chính nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý bằng văn viết, do các cơ quan hành chính nhà nước, các cá nhân có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước ban hành, theo thê thức, thấm quyền do luật định, mang tính quyền lực đơn phương, làm phát sinh các hệ
quả pháp lý nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ quản lý hành chính nhất
định
2 Các yếu tố cầu thành văn bản quản lý hành chính nhà nước
- Chủ thể ban hành là các cơ quan hành chính nhà nước có thâm quyền - Nội dung truyền đạt là các quyết định quản lý và thông tin quản lý hành
chính phục vụ cho công tác quản lý hành chính nhà nước
+ Các quyết định quản lý hành chính nhà nước mang tính chất quyền lực đơn phương và làm phát sinh hệ quả pháp lý cụ thể
+ Thông tin quản lý hành chính có tính chất hai chiều: Theo chiều dọc từ
trên xuống (Các văn bản cấp trên chuyển xuống cấp dưới) và từ dưới lên (các văn bản cấp dưới chuyên lên cấp trên); theo chiều ngang gồm các văn bản trao đổi giữa các cơ quan ngang cấp, ngang quyền
- Đối tượng áp dụng: Các cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân có quyền được nhận các quyết định và thông tin quản lý hành chính nhà nước và có bổn
phận thực hiện các quyết định do các văn bản đưa ra
3 Đặc điểm của văn bản quản lý hành chính nhà nước
- Văn bản quản lý hành chính nhà nước mang tính cơng quyền, thể hiện và nhằm thực hiện quyền lực công, được nhà nước đảm bảo thi hành bằng các
biện pháp thuyết phục, tô chức, hành chính, kinh tế, cưỡng chế
- Văn bản quản lý hành chính nhà nước do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành nhằm thực hiện chức năng chấp hành và điều hành, tổ chức quản
lý toàn diện, trực tiếp mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Vì vậy, văn bản quản lý hành chính nhà nước mang tính chất điều hành hành chính
Trang 21chặt chẽ về hiệu lực, nhất quán về nội dung thống nhất thành một hệ thống
- Văn bản quản lý hành chính nhà nước cụ thể hóa văn bản lập pháp, tạo
thành bộ phận thể chế cơ bản của nền hành chính, với các quyết định quản lý làm chuẩn mực cho hoạt động và tổ chức của các cơ quan hành chính
- Văn bản quản lý hành chính nhà nước là bộ phận chủ yếu truyền tải các
quy tắc pháp lý Nó được ban hành trên cơ sở các quy tắc pháp lý và nhằm thực hiện các quy tắc đó cho từng trường hợp, sự việc cụ thể, liên quan đến những cá
nhân, tổ chức cụ thể -
- Văn bản quản lý hành chính nhà nước có nội dụng phong phú đa dạng,
được quy định khách quan bởi những chức năng, nhiệm vụ của nên hành chính
Đó cũng chính là một hệ thống có số lượng văn bản rất lớn trong số các văn bản
quan lý nhà nước, nhưng cũng là một hệ thơng có độ ổn định kém bởi đối tượng
tác động của văn bản là những quan hệ xã hội cụ thể luôn trong trạng thái vận
động, biến đối
4 Chức năng của văn bản - Chức năng thông tin
Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, văn bản là một phương tiện chuyển tải quan trọng các thông tin phục vụ cho việc điều hành của bộ máy quản lý nhà nước Thông tin da dang nay được gọi là thông tin văn bản Trên thực tế, giá trị của các văn bản quản lý nhà nước lệ thuộc vào giá trị thông tin mà chúng
chuyển tải để giúp cho bộ máy quan lý nhà nước có thể hoạt động đúng hướng,
đúng chức năng, có hiệu quả - Chức năng quản lý
Văn ban quan ly hành chính nhà nước giúp cho các nhà lãnh đạo tổ chức
tiễn khai thực hiện, chỉ đạo, điều hành tốt công việc của mình, kiểm tra cấp dưới
theo yêu cầu của quá trình quản lý
Nhìn chung tồn bộ quy trình quản lý, từ việc ra quyết định, tổ chức thực
hiện, kiểm tra, điều chỉnh các quyết định cho phù hợp với mục tiêu đã định
chúng ta có thể thấy khơng có một khâu nào của quá trình quản lý mà không cần đến văn bản
- Chức năng pháp lý
Trang 22Chức năng pháp lý của văn bản quản lý hành chính nhà nước thể hiện trên
hai phương diện sau đây:
+ Chúng chứa đựng các quy phạm pháp luật được hình thành trong hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước
+ Là căn cứ pháp lý để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong điều hành
công việc của các cơ quan và giải các công việc liên quan đến tổ chức và công
dân
- Các chúc năng khác
+ Chức năng văn hóa - xã hội: Văn bản quản lý hành chính nhà nước cũng
như nhiều loại văn bản khác là sản phẩm sáng tạo của con người được hình
thành trong quá trình nhận thức, lao động dé tổ chức xã hội và cải tạo tự nhiên
+ Chức năng thống kê + Chức năng kinh tế
5 Phân loại văn bản quản lý hành chính nhà nước
Khoa học hành chính có nhiều tiêu chí để phân loại văn bản như: phân
loại theo tác giả ban hành; phân loại theo tên loại; phân loại theo nội dung; theo mục đích biên soạn; theo hiệu lực pháp lý và loại hình quản lý chuyên môn Áp
dụng cách phân loại nào là tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và xây dựng văn bản trong thực tế Từ sự phân loại các văn bản có thể dễ dàng nhận ra các hệ thống của chúng để sử dụng có hiệu quả hơn
Theo cơ sở pháp lý, thẩm quyền và loại hình quản lý chuyên môn, văn bản quản lý hành chính nhà nước bao gồm các loại sau:
3.1 Văn bản quy phạm pháp luật dưới luật (văn bản lập quy):
* Khái niệm:Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước
ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thấm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục
được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 hoặc
trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung,
được Nhà nước bảo đảm thực hiện, để điều chỉnh các quan hệ xã hội
* Các loại văn bản quy phạm pháp luật và thẩm quyền ban hành của các
Trang 23luật năm 2008):
- Nghị định của Chính phủ
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Thơng tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ~ Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước
- Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tơ chức chính trị - xã hội
- Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dan t6i cao;
giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
- Nghị quyết của HĐND và Quyết định, chỉ thị của UBND (khoản 2 Điều
1 Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND năm 2004) 3.2 Văn bản cá biệt (Văn bản áp dụng pháp luật):
* Khái niệm:Văn bản hành chính cá biệt là những quyết định quản lý được các cơ quan có thâm quyên ban hành trên cơ sở những quy định chung va quyết định quy phạm của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc của cơ quan mình nhằm giải quyết các công việc cụ thể
* Một số văn bản hành chính cá biệt thường gặp: - Quyết định nâng lương;
- Quyết định bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ;
- Quyét định miễn nhiệm cán bộ;
.- Nghị quyết miễn nhiệm đại biểu HĐND;
- Chỉ thị cá biệt;
%.3 Văn bản hành chính thơng thường
* Khái niệm: Văn bản hành chính thơng thường là những văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành, là loại văn bản mang tính thơng tin điều hành không chứa các quy phạm pháp luật, dùng để trao đổi thông tin, giải quyết những công việc cụ thể như:công văn, công điện, thông báo, báo cáo
* Văn bản hành chính thơng thường bao gồm các loại: quy chế, quy định
Trang 24(quy chế, quy định thường được ban hành kèm theo một văn bản khác), thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, để án, dự án,
báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, cơng văn, công điện, bản ghi nhớ, bản cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng nhận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công
* Một số hình thức văn bản hành chính thơng thường:
- Cơng văn hành chính: Đây là loại hình văn bản dàng để giao dịch chính
thức giữa các cơ quan như: mời họp, để xuất, chất vấn, kiến nghị, trả lời, đôn đốc nhắc nhở thực hiện công việc
- Thông báo: dùng để phản ánh tình hình trên các lĩnh vực hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức
- Thông cáo: dùng dé công bố với nhân dân một quyết định hoặc một sự
kiện quan trọng về đối nội và đối ngoại của Chính phủ
- Báo cáo: là văn bản trình bày những kết quả đã đạt được trong hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhằm giúp cho việc đánh giá tình hình
thực tế quản lý, lãnh đạo, là căn cứ để cấp trên ra quyết định quản lý phù hợp
- Tờ trình: là văn bản để xuất với cấp trên một số vấn đề, xin cấp trên phê
duyệt Đó có thể là một chủ trương, một phương án công tác, một chính sách,
một chế độ, một tiêu chuẩn, một định mức hoặc một để nghị bổ sung, bãi bỏ một
văn bản, quy định không còn phù hợp hoặc những vấn đề thông thường trong quản lý ở các cơ quan
- Biên bản: là văn bản hành chính dùng để ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức do những
người chứng kiến ghi lại
Biên bản có nhiều loại như: biên bản hội nghị, cuộc họp, biên bản sự việc
xảy ra; biên bản xử lý vi phạm; biên bản bàn giao, nghiệm thu
- Chương trình: Là bản ghi lịch trình một hoạt động cu thé nao dé trong
cơ quan, tô chức hoặc bản trình bày về mục tiêu, nội dung, giải pháp có tính chất
định hướng tổng thể cho những công việc, hoạt động trong một thời gian nhất
ddinh cia co quan, tổ chức
Trang 25tiến hành, phân công trách nhiệm đề triển khai thực hiện chương trình hay thực
hiện các công việc mang tính sự vụ thơng thường trong hành chính
- Đề án: Là bản dự kiến một hoạt động mang tính chuyên sâu với định hướng mục tiêu, trình tự, cách thức thực hiện, phân công trách nhiệm
- Phương án: Là văn bản hành chính đề xuất về cách thức, phương pháp
cụ thể để thực hiện công việc trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định
4) Văn bản chuyên môn - kỹ thuật: Dây là loại văn bản đặc thù do cơ quan nhà nước ban hành để quản lý một lĩnh vực chuyên môn nhất định được
Nhà nước ủy quyền, như: hóa đơn, chứng từ của ngành tài chính; học bạ,văn
bằng chứng chỉ của ngành Giáo dục đào tạo
II KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN
1 Những yêu cầu chung
“Trong quá trình xây dựng văn bản cần phải bao dam thực hiện các yêu cầu chung sau đây:
- Nắm vững chủ trương, đường lối cia Dang;
- Văn bản được ban hành phải phủ hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và phạm vi hoạt động của các cơ quan (thuộc thấm quyền pháp lí của ai?
thuộc loại nào? phạm vi tác động đến đâu? trật tự pháp lí được xác định như thế
nảo? có mâu thuẫn gì với văn bản khác của cơ quan và cơ quan khác?)
- Nắm vững nội dung văn bản cần soạn thảo, phương thức giải quyết công
việc đưa ra phải rõ ràng, phủ hợp với thực tế, pháp luật hiện hành, không trải
văn bản cấp trên và có tính kha thi;
- Phải trình bảy đúng yêu cầu về thể thức, văn phong do Nhà nước quy
định;
- Hiệu lực văn bản phải ghi rõ về thời gian, không gian và đối tượng áp
dụng;
- Người soạn văn bản cần nắm vững nghiệp vụ và kỹ thuật soạn thảo văn
bán dựa trên kiến thức cơ bản và hiểu biết về quản lý hành chính nhà nước và
pháp luật
2 Những yêu cầu về nội dung 2.1 Phải có mục đích rõ ràng
Trang 26- Văn bản phải phản ánh được các mục tiêu trong đường lỗi, chính sách của Đảng, nghị quyết của các cơ quan quyền lực cùng cấp và các văn bản của
các cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp trên áp dụng vào giải quyết những
công việc cụ thể ở cơ sở
- Văn bản phải phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của công dân
- Trước khi soạn văn bản cần xác định mục tiêu và giới hạn điều chỉnh của nó
- Căn cứ vào mục đích của nội dung văn bản có thể xác định tính thích hợp của nó với mục đích sử dụng Tính thích hợp thể hiện ở sự đồng nhất nội
dung và hình thức văn bản (Nội dung: thiết thực, đáp ứng tối đa yêu cầu thực tế, phù hợp pháp luật hiện hành; Hình thức: thể hiện dưới dạng văn bản thích hợp,
thí dụ khơng dùng chỉ thị thay cho thông báo và ngược lại)
2.2 Văn bản phải có tính khoa học, phải đâm bão thống nhất với các
văn bản khác
- Đủ thông tin quy phạm và thông tin thực tế cần thiết, thông tin được xử
lí, đảm bảo chính xác: sự kiện, số liệu, đúng thực tế và còn hiện thời - Logic về nội dung: nhất quán về chủ đề, bố cục chặt chẽ
- Thể thức văn bản theo quy định
- Thống nhất với các văn bản khác
2.3 Văn bản phải có tính khả thí
Tính khả thì là sự kết hợp đúng và hợp lí của tính mục đích, phổ thơng đại
chúng, khoa học, bắt buộc thực hiện Văn bản cần tính tới sự phù hợp với trình độ; năng lực, khả năng vật chất của chủ thể thi hành Khơng có các nội dung quá lạc hậu, nắm vững điều kiện, khả năng đối tượng thực hiện để xác lập nhiệm vụ của họ
2.4 Văn bản phải được viết bằng ngôn ngữ quy phạm Viết theo văn phong hành chính, có đầy đủ các đặc điểm sau:
- Chính xác, rõ ràng
- Phổ thông, đại chúng
Trang 27- Trang trọng, lịch sự: thể hiện tôn trọng chủ thể thi hành, thể hiện “văn
minh hành chính”
- Khuôn mẫu: thường theo khuôn mẫu có sẵn, thể hiện cã trong cách dùng
dc
từ (“căn cứ vào " “theo đề nghị của ” “các chịu trách nhiệm thi hành này.) Sử dụng từ đúng nghĩa, ngữ pháp, tránh dùng từ khó hiểu, từ địa phương, không
dùng từ khẩu ngữ, thường dùng câu tưởng thuật Câu phải nhất quán với chủ dé, liên kết các ý hài hòa
3 Những yêu cầu về thể thức văn bản
Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chung áp dụng đối với các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định theo quy định của pháp luật hiện hành
Thế thức văn bản quản lý nhà nước là những yếu tố pháp lý tạo nên văn bản Mỗi văn bản quản lý nhà nước khi ban hành phải có đầy đủ các yếu tế đó
Hình thức trình bầy các yếu tố này cũng phải tuân theo các quy định của Nhà ,TƯỚC
Theo quy định, văn bản quản lý hành chính nhà nước có các thành phần cấu thành thể thức sau:
- Quốc hiệu;
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
- Số và ký hiệu văn bản;
- Địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; - Tên loại và trích yếu nội dung văn bản;
- Nội dung văn bản;
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thấm quyền ký;
- Dấu của cơ quan, tổ chức; - Nơi nhận
Ngoài ra, đối với một số loại, văn bản cịn có các thành phan khac nhu:
- Dấu chỉ mức độ khẩn, mật;
- Các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành
Trang 28Kỹ thuật trình bày của văn bản phải đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước
4 Kỹ thuật biên tập nội dung văn bản
4.1 Kết cầu nội dung văn bản
Phương pháp kết cấu nội dung văn bản cần đảm bảo 3 yếu tố: kết cầu chủ đề, kết cấu dàn bài, kết cấu ý tứ
- Chủ đề là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ văn bản Các quy định trong văn
bản đều phải xoay quanh chủ đề đề đối tượng thi hành dễ thực hiện Mỗi văn
ban chỉ có một chủ đề và chủ để không quá rộng
- Kết cầu dan bài là sắp xếp nội dung văn bản theo từng phần, chương,
điều, mục của văn bản.Các phần trong văn bản phải được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý, thống nhất và tập trung Trật tự dàn bài thường đi từ đặt vấn để, giải quyết van dé và kết thúc vấn đề
- Kết cầu ý tứ (logic): Trên cơ sở dàn bài, việc phân bố các ý tưởng vào
từng phần của văn bản cần đảm bảo có sự lập luận logic, chặt chẽ Việc đặt vấn
đề như thế nào thì phải có sự lý giải,luận chứng, giải quyết vấn đề đứt điểm và kết luận vấn đề cũng phải từ phân tích hệ quả pháp lý trên mà ra Tức là ý trước là cơ sở cho ý sau, ý sau nhằm minh họa cho ý trước
4.2 Phương pháp trình bày nội dung văn bản
* Luận chứng về nội dung
- Một văn bản phải có đầy đủ luận chứng: Luận chứng bằng số liệu, sự việc: nhằm tác động vào lý trí của người đọc văn bản, thuyết phục người đọc, làm cho người đọc hiểu rõ vấn đề, tin tưởng tính chính xác của văn bản Luận chứng bằng số liệu, sự việc là cơ sở luận chứng của lý lẽ, phải đảm bảo yêu cầu
đầy đủ số liệu, nhưng không có nghĩa là liệt kê mà địi hỏi có tính tổng hợp cao
~ Luận chứng bằng lý lẽ:Nhằm tác động vào tình cảm, lý trí của người đọc Một văn bản tốt có đầy đủ cả 2 luận chứng trên
* Các phương pháp diễn đạt nội dung
Có nhiều phương pháp diễn đạt nội dung văn bản Song có hai phương
Trang 29- Phương pháp diễn dịch: Người soạn văn bản đưa ra một nguyên lý làm tiền đề, sau đó tuần tự phát triên, giải thích mở rộng ra để càng đọc càng nắm bắt
và thấm nhuần được nguyên lý đó
- Phương pháp quy nạp: Bằng số liệu, sự việc cụ thể, người soạn thảo
văn bản phân tích, tổng hợp, dẫn dắt từng bước đến kết luận cuối cùng là cái đích cần đạt tới
5 Kỹ thuật trình bày văn bản
3.1 Khái niệm
Kỹ thuật trình bày văn bản quy định bao gồm khổ giấy, kiểu trình bày,
định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức, phông chữ, cỡ chữ,
kiểu chữ và các chỉ tiết trình bày khác được áp dụng đối với văn bản soạn thao trên máy vi tính và in ra giấy, văn bản được soạn thảo bằng các phương pháp
hay phương tiện kỹ thuật khác hoặc văn bản được làm trên giấy mẫu in sẵn;
không áp dụng đối với văn bản được ïn thành sách, in trên báo, tạp chí và các loại ấn phâm khác
3.2 Kỹ thuật trình bày văn bản 3.2.1 Phơng chữ trình bay van ban
Phông chữ sử dụng trình bày văn bản trên máy vi tính là phơng chữ tiếng
Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001
5.2.2, Khé gidy, kiểu trình bày, định lé trang văn bản và vị trí trình bàp
- Khổ giấy: Văn bản hành chính được trình bày trên khổ giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm).Các văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hỗ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển được trình bày trên khổ giấy A5 (148 mm x 210 mm)hoặc trên
giấy mẫu in sẵn (khỗ A5)
- Kiểu trình bày: Văn bản hành chính được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in theo chiều dài) Trường hợp nội dung văn
bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn ban cé thé được trình bày theo chiều rộng của trang giấy (định hướng ban in theo chiều rộng)
- Định lễ trang văn bản (đối với khổ giấy A4)
+ Lễ trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm;
Trang 30+ Lễ dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm;
+ Lễ trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm; + LỄ phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm
- Vị trí trình bày các thành phần thể thức văn bản được thực hiện theo sơ
để bố trí các thành phần thể thức văn bản theo Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày
19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn ban hành chính
%.3 Kỹ thuật trình bày các thành phần thể thức văn bản `
5.3.1 Quốc hiéu:
a) Thể thức: Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dịng chữ: “CỘNG
HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM? và “Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc”
b) Kỹ thuật trình bày: Quốc hiệu được trình bày tại ô số 1; chiếm khoảng
1/2 trang giây theo chiều ngang, ở phía trên, bên phải
- Dòng thứ nhất: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm;
- Dòng thứ hai: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ
in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14 (nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 12, thì dịng thứ hai
cỡ chữ 13; nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 13, thì dịng thứ hai cỡ chữ 14), kiểu chữ
đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới dòng thứ nhất; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ (sử dụng lệnh Draw, không
dùng lệnh Underline), cụ thể:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hai dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn
5.3.2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
a) Thể thức:
Trang 31phòng Quốc hội; Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội hoặc Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương: Tập đoàn Kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 không ghi
cơ quan chủ quản
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ
chức chủ quản trực tiếp (nếu có) (đối với các tổ chức kinh tế có thể là công ty
mẹ) và tên của cơ quan, tô chức ban hành văn bản
- Tên của cơ quan, tô chức ban hành văn bản phải được ghi đầy đủ hoặc
được viết tắt theo quy định tại văn bản thành lập, quy định chức năng nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy, phê chuẩn, cấp giấy phép hoạt động hoặc công nhận tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, ví dụ:
BO GIAO THONG VAN TAI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
HOI DONG NHAN DAN UY BAN NHAN DAN
TINH NGHE AN TINH THAI NGUYEN
- Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp có thê viết tắt những cụm từ
thông dụng như Ủy ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân (HĐND), Việt
Nam (VN), ví dụ:
UBND TỈNH QUẢNG BÌNH VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VN
SỞ NỘI VỤ VIEN DAN TOC HOC
b) Kỹ thuật trình bày:
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày tại ô số 2; chiếm
khoảng 1⁄2 trang giấy theo chiều ngang, ở phía trên, bên trái
- Tên cơ quan, tô chức chủ quản trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cùng cỡ chữ như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng.Nếu tên cơ quan, tổ chức
chủ quản dài, có thể trình bày thành nhiều đòng
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trình bày bằng chữ in hoa, cùng
cỡ chữ như cỡ chữ của Quéc hiéu, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới
tên cơ quan, tổ chức chủ quản; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài
bang tir 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.Trường
Trang 32hợp tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản dài có thể trình bày thành nhiều dịng Các dòng chữ trên được trình bày cách nhau dịng đơn Ví dụ:
BỘ NỘI VỤ
CUC VAN THU VA LUU TRU’
NHA NUOC
5.3.3 Số, ký hiệu của văn bản
a) Thể thức
~ Số của văn bản
Số của văn bản là số thứ tự đăng ký văn bản tại văn thư của cơ quan, tổ
chức Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả-rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm
- Ký hiệu của văn bản
+ Ký hiệu của văn bản có tên loại bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản
theo và chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước (áp dụng đối với chức danh Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ) ban hành văn bản Ví dụ:
Nghị quyết của Chính phủ ban hành được ghi như sau: Số: .NQ-CP Báo cáo của các ban của Hội đồng nhân dân được ghi như sau:
Số ./BC-HĐND
+ Ký hiệu của công văn bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc
chức danh nhà nước ban hành công văn và chữ viết tắt tên đơn vị (vụ, phòng,
ban, bộ phận) soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo cơng văn đó (nếu có) Ví dụ: Cơng văn của Bộ Nội vụ do Vụ Tế chức Cán bộ Bộ Nội vụ soạn thảo:
Số: /BNV-TCCB
Công văn của Sở Nội vụ tỉnh do Văn phòng Sở soạn thảo: Số: ./SNV-
VP
+ Trường hợp các Hội đồng, các Ban tư vấn của cơ quan được sử dụng
con đấu của cơ quan để ban hành văn bản và Hội đồng, Ban được ghi là “cơ quan” ban hành văn bản thì phải lấy số của Hội đồng, Ban, ví dụ Quyết định số
Trang 33BỘ NỘI VỤ
HOI DONG THI TUYEN CÔNG CHÚC Số: 01/QĐ-HĐTTCC
+ Việc ghi ký hiệu công văn do UBND cấp huyện, cấp xã ban hành bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành công văn và chữ viết tắt tên lĩnh
vực (các lĩnh vực được quy định tại Mục 2, Mục 3, Chương IV, Luật Tổ chức
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003) được giải quyết trong công
văn
Chữ viết tắt tên cơ quan, tô chức và các đơn vị trong mỗi cơ quan, tổ chức
hoặc lĩnh vực (đối với UBND cấp huyện, cấp xã) do cơ quan, tổ chức quy định
cụ thể, bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu
b) Kỹ thuật trình bày
- Số, ký hiệu của văn bản được trình bày tại ô số 3, được đặt canh giữa
dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản Từ “Số” được trình bay bằng chữ in thường, ký hiệu bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng: sau từ “Số” có dấu hai chấm; với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước; giữa số và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/), giữa các nhóm chữ viết tắt ký hiệu văn bản có dâu gạch nối (-) không cách chữ
- Ví dụ:
+ Quyết định của Thường trực Hội đồng nhân dân: Số: 15/QĐ-HĐND;
+ Công văn của Sở Y tế do Văn phòng soạn thảo: Số: 234/SYT-VP, 5.3.4 Địa danh và ngày, thang, năm ban hành văn bản
a) Thể thức
- Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính (tên riêng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn) nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở; đối với những đơn vị hành chính được đặt tên theo tên người, bằng chữ số hoặc sự kiện lịch sử thì phải ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó, cụ thể như sau:
+ Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tô chức Trung ương là tên
của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở Ví dụ:
Trang 34Văn bản của Viện Hải dương học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (cỏ trụ sở tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa): Khánh Hỏa,
Văn bản của Cục Thuế tỉnh Bình Dương thuộc Tổng cục Thuế (có trụ sở tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương): Bình Dương,
+ Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh là tên của
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ví dụ:
Văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và của các sở, ban,
ngành thuộc thành phố: #à Nội, của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh `
và của các sở, ban, ngành thuộc thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh,
Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh (có trụ sở tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh): Quảng Ninh
Trường hợp địa danh ghi trên văn bản của cơ quan thành phố thuộc tỉnh
mà tên thành phố trùng với tên tỉnh thì ghi thêm hai chữ thành phố (TP.) Ví dụ: Văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) và của các phòng, ban thuộc thành phố: 7P Hà Tĩnh,
+ Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp huyện là tên của
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ví dụ:Văn bản của Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) và của các phòng, ban thuộc huyện: Sóc Son,
+ Địa danh ghi trên văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và
của các tô chức cấp xã là tên của xã, phường, thị trấn đó, ví dụ: Văn bản của Ủy
ban.nhân dân xã Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An): Kim Liên,
+ Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức và đơn vị vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được thực
hiện theo quy định của pháp luật và quy định cụ thể của Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng
- Ngày, tháng, năm ban hành văn bản
Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ; các số chỉ ngày, tháng, năm dùng chữ số Ả-rập; đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và
tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 ở trước, cụ thể:
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 02 năm 2009
Trang 35b) Kỹ thuật trình bay
Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày trên cùng một dòng với số, ký hiệu văn bản, tại ô số 4, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13
đến 14, kiểu chữ nghiêng: các chữ cái đầu của địa danh phải viết hoa; sau địa
danh có dấu phẩy; địa danh và ngày, tháng, năm được đặt canh giữa dưới Quốc
hiệu
5.3.5 Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản a) Thể thức
- Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban
hành Khi ban hành văn bản đều phải ghỉ tên loại, trừ công văn
- Trích yếu nội dung của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ
phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản b) Kỹ thuật trình bày
Tên loại và trích yếu nội dung của các loại văn bản có ghi tên loại được
trình bày tại ô số 5a; tên loại văn bản (nghị quyết, quyết định, kế hoạch, báo cáo,
tờ trình và các loại văn bản khác) được đặt canh giữa bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14,
kiểu chữ đứng, đậm; trích yếu nội dung văn bản được đặt canh giữa, ngay dưới
tên loại văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; bên dưới trích yếu có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1⁄3 đến 1/2 độ dài của
dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ, ví dụ:
QUYÉT ĐỊNH _
Về việc điều động cán bộ
Trích yếu nội dung cơng văn được trình bày tại ô số 5b, sau chữ “V/v” bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng; được đặt canh giữa
dưới số và ký hiệu văn bản, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản, ví dụ:
Số: 72/VTLTNN-NVĐP
V/v kế hoạch kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ năm 2009 - 5.3.6 Nội dung văn bản
Trang 36Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của văn bản Nội dung văn bản phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau:
- Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng;
- Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phù hợp với quy định của pháp luật;
- Được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác;
- Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu;
- Dùng từ ngữ tiếng Việt Nam phổ thông (không dùng từ ngữ địa phương và từ ngữ nước ngồi nếu khơng thực sự cần thiết).Đối với thuật ngữ chuyên
môn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải thích trong văn bản;
- Chỉ được viết tắt những từ, cụm từ thông dụng, những từ thuộc ngôn ngữ tiếng Việt dễ hiểu Đối với những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể viết tắt, nhưng các chữ viết tất lần đầu của từ, cụm từ phải
được đặt trong, dẫu ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó;
- Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, số,
ký hiệu văn bản, ngày, tháng, năm ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản, trích yếu nội dung văn bản (đối với luật và pháp lệnh chỉ ghỉ tên
.“
loại và tên của luật, pháp lệnh), ví dụ: “ được quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn
thư”; trong các lần viện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản
đó;
Bố cục của văn bản
Tùy theo thể loại và nội dung, văn bản có thể có phần căn cứ pháp lý để
ban hành, phần mở đầu và có thể được bố cục theo phan, chuong, muc, điều,
khoản, điểm hoặc được phân chia thành các phần, mục từ lớn đến nhỏ theo một
trình tự nhất định, cu thé:
- Nghị quyết (cá biệt): theo điều, khoăn, điểm hoặc theo khoản, điểm;
- Quyét dinh (ca biét): theo điều, khoản, điểm; các quy chế (quy định) ban hành kèm theo quyết định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm;
Trang 37hoặc theo khoản, điểm
Đấi với các hình thức văn bản được bố cục theo phan, chuong, muc, diéu
thi phan, chương, mục, điều phải có tiêu đề
b) Kỹ thuật trình bày: Nội dung văn bản được trình bày tai 6 số 6
- Phần nội dung (bản văn) được trình bày bằng chữ in thường (được dàn
đều cả hai lề), kiểu chữ đứng: cỡ chữ từ 13 đến 14 (phan 1di vin trong một văn bản phải dùng cùng một cỡ chữ); khi xuống dòng, chữ đầu dòng phải phải lùi
vao tir lem đến 1,27cm (1 default tab); khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph) dat téi thiéu 14 6pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng (line spacing) chọn tối thiểu từ cách dòng đơn (single line spacing) hoặc từ 15pt (exactly line spacing) trở lên; khoảng cách tối đa giữa các dòng là 1,5 dòng (1,5
lines)
- Đối với những văn bản có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dịng có dấu “chấm phẩy”, riêng căn cứ cuối cùng kết thúc bằng dấu “phẩy”
- Trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều,
khoản, điểm thì trình bày như sau:
+ Phần, chương: Từ “Phần”,“Chương”và số thứ tự của phần, chương được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13
đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.Số thứ tự của phan, chương dùng chữ số La Mã
Tiêu đề (tên) của phần, chương được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ
in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;
+ Mục: Từ “Mục” và số thứ tự của mục được trình bày trên một dịng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm Số thứ tự của mục dùng chữ số Ả - rập Tiêu đề của mục được trình bày ngay
dưới, canh giữa, bằng chit in hoa, cỡ chữ từ I2 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm;
+ Điều: Từ “Điều”, số thứ tự và tiêu để của điều được trình bày bằng chữ
in thường, cách lễ trái I default tab, số thứ tự của điều dùng chữ số Ả-rập, sau số
thứ tự có dấu chấm; cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ
đứng, đậm;
+ Khoản: Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ sỐ Ả-rập, sau số
thứ tự có dấu chấm, cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ
Trang 38đứng: nếu khoản có tiêu để, số thứ tự và tiêu để của khoản được trình bày trên
một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phan lời văn (13-
14), kiểu chữ đứng;
+ Điểm:Thứ tự các điểm trong mỗi khoản dùng các chữ cái tiếng Việt
theo thứ tự abc, sau có dấu đóng ngoặc đơn, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ
chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng
- Trường hợp nội dung văn bản được phân chia thành các phan, muc,
khoản, điểm thì trình bay như sau:
+ Phần (nếu có): Từ “Phần” và số thứ tự của phần được trình bày trên một
dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm; số thứ tự của phần dùng chữ số La Mã Tiêu đề của phần được trình bày
ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;
+ Mục: Số thứ tự các mục dùng chữ số La Mã, sau có dấu chấm và được trình bày cách lề trái 1 default tab; tiêu đề của mục được trình bày cùng một hàng với số thứ tự, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;
+ Khoản: Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ tự có đấu chấm, cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ
đứng; nếu khoản có tiêu đề, số thứ tự và tiêu đề của khoản được trình bày trên
một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-
14), kiểu chữ đứng, đậm;
+ Điểm trình bày như trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo
phan, chuong, muc, điều, khoản, điểm
5.3.7 Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
a) Thể thức
Việc ghi quyền hạn của người ký được thực hiện như sau:
- Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước
tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức, ví dụ:
TM HỘI ĐÒNG NHÂN DÂN TM DOAN DAI BIEU QUOC HOI
- Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghỉ chữ
viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, ví dụ:
Trang 39PHĨ CHỦ TỊCH THỨ TRƯỞNG
- Trường hợp cấp phó được giao phụ trách thì thực hiện như cấp phó ký thay cấp trưởng;
- Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức
vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, ví dụ:
TL BỘ TRƯỞNG TL CHỦ TỊCH
VỤ TRUONG VU TO CHỨC CÁN BỘ CHÁNH VĂN PHÒNG - Trường hợp ký thừa ủy quyển thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước
chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, ví dụ:
TUQ GIÁM ĐĨC
TRƯỞNG PHỊNG TƠ CHỨC CÁN BỘ
Chức vụ của người ký
; Chức vụ ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của người ký văn bản trong cơ quan, tỗ chức; chỉ ghi chức vụ như Bộ trưởng (Bộ trưởng, Chủ
nhiệm), Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc, Q Giám
đốc (Quyền Giám đốc) v.v , không ghi những chức vụ mà Nhà nước không
quy định như: cấp phó thường trực, cấp phó phụ trách, v.v ; khơng ghi lại tên
co quan, tổ chức, trừ các văn bản liên tịch, văn ban do hai hay nhiều cơ quan, tổ
chức ban hành; việc ký thừa lệnh, ký thừa ủy quyền do các cơ quan, tổ chức quy
định cụ thể bằng văn bản
- Chức danh ghi trên văn bản do các tô chức tư vấn (không thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan được quy định tại quyết định thành lập; quyết định quy định
chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan) ban hành là chức danh lãnh
đạo của người ký văn bản trong ban hoặc hội đồng Đối với những ban, hội đồng
không được phép sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức thì chỉ ghi chức danh của người ký văn bản trong ban hoặc hội đồng, không được ghi chức vụ trong
cơ quan, tô chức
- Chức.vụ (Chức danh) của người ký văn bản do hội đồng hoặc ban chỉ
đạo của Nhà nước ban hành mà lãnh đạo Bộ Xây dựng làm Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ghi như sau, ví dụ:
TM HOI DONG KT TRUGNG BAN
Trang 40CHÚ TỊCH PHÓ TRƯỞNG BAN
(Chữ lý, dấu của Bộ Xây dựng) (Chữ kỹ, dấu của Bộ Xây dựng)
BỘ TRƯỚNG BỘ XÂY DỰNG THỨ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Nguyễn Văn A Trần Văn B
Chức vụ (Chức danh) của người ký văn bản do hội đồng hoặc ban của Bộ Xây dựng ban hành mà Thứ trưởng Bộ Xây dựng làm Chủ tịch Hội đồng hoặc
Trưởng ban, lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Xây dựng làm Phó Chủ tịch Hội
đồng hoặc Phó Trưởng ban được ghỉ như sau, vi du:
TM HOI BONG KT TRƯỞNG BAN
CHỦ TỊCH PHÓ TRƯỞNG BAN
(Chữ lụ, dấu của Bộ Xây dựng) (Chữ lý, dấu của Bộ Xây dựng)
THỨ TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG VỤ TỎ CHỨC CÁN BỘ
Trần Văn B Lê Văn C
Họ tên bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản
Đối với văn bản hành chính, trước họ tên của người ký, không ghi học
hàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác Đối với văn bản giao dịch; văn bản của các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học hoặc lực lượng vũ trang được ghi thêm học hàm, học vị, quân hàm
b) Kỹ thuật trình bày
- Quyền hạn, chức vụ của người ký được trình bày tại ô số 7a; chức vụ
khác của người ký được trình bày tại ơ số 7b; các chữ viết tắt quyền hạn như:
“TM.”, “KT.”, “TL.”, “TUQ.” hoặc quyền hạn và chức vụ của người ký được trình bày chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm
- Họ tên của người ký văn bản được trình bày tại ơ số 7b; bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa so với quyền hạn, chức vụ của người ký
- Chữ ký của người có thấm quyền được trình bày tại ơ số 7c