Khảo sát, đánh giá thực tiễn tuyên truyền về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" trên 3 tờ báo khác nhau Báo Đảng địa phương, báo chuyên ngành, để chỉ ra những cái được và chủa được trong
Trang 1Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên báo in Việt Nam (Khảo sát các Báo Hà Nội mới, Nông nghiệp Việt Nam và Nông thôn
Ngày nay, 2008 - 2009)
Lê Thái Hà
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01 Người hướng dẫn: PGS.TS Đinh Văn Hường
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Xác định những nội dung mà cơ quan báo chí cần nhận thức về "Nông
nghiệp, nông dân, nông thôn" để tiến hành tuyên truyền trên báo in Khảo sát, đánh giá thực tiễn tuyên truyền về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" trên 3 tờ báo khác nhau (Báo Đảng địa phương, báo chuyên ngành), để chỉ ra những cái được và chủa được trong công tác tuyên truyền về nội dung nêu trên Đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về "Nông nghiệp, nông dân, nông
thôn" trên báo in trong thời gian tới
Keywords: Nông nghiệp; Nông thôn; Nông dân; Báo in; Báo chí học
Content
Mở đầu
1 Tính thời sự và lý do chọn đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn chịu nhiều thiệt thòi hy sinh Nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn là khu vực chậm phát triển nhất trong nền kinh tế
NQTƯ 7 (Khóa X) đã khẳng định giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân Xây dựng xã hội nông thôn ổn
Trang 2định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân Nghị quyết TƯ 7 đã đề ra những nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản đối với vấn đề Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn trong giai đoạn cách mạng mới
Báo chí là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của tổ chức chính trị-xã hội và là diễn đàn của nhân dân dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Báo chí có trách nhiệm to lớn trong việc hình thành và hướng dẫn dư luận xã hội tích cực, lành mạnh, góp phần tăng cường sự đoàn kết, nhất trí về tư tưởng, chính trị và tinh thần trong nhân dân Báo chí phải nắm vững
và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công cuộc đổi mới
Tuyên truyền về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn trên báo chí luôn là vấn đề có ý nghĩa thời sự thiết thực với đông đảo công chúng báo chí Vì vậy chúng tôi chọn chuyên đề nghiên cứu này nhằm góp phần làm rõ những kinh nghiệm lý luận và thực tiễn trong công tác tuyên truyền của báo Hànộimới, báo Nông nghiệp Việt nam và báo Nông thôn Ngày nay
về những nội dung liên quan đến vấn đề cơ bản của Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn trên
cơ sở NQTƯ7 (Khóa X), qua đó hy vọng kiến giải những biện pháp nâng cao chất lượng công tác truyên truyền đưa nghị quyết Đảng vào cuộc sống nói chung và nội dung về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” nói riêng trên báo chí phù hợp với tình hình mới
2.Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến hoặc Nông nghiệp, hoặc Nông thôn, hoặc vấn đề Nông dân Nhưng các công trình trên còn đơn lẻ, tách biệt Vì vậy, cho đến nay, việc tuyên truyền trên báo chí về các nội dung liên quan đến vấn đề “Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn” chưa được tổng kết trong một công trình hoàn chỉnh nào NQTƯ7 (Khóa X) ra đời vào tháng 7 năm 2008, đến thời điểm chúng tôi chọn đề tài này (năm 2009) mới là năm đầu tiên thực hiện nghị quyết này
Vì vậy, luận văn này triển khai là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu về tuyên truyền “Nông nghiệp, nông dân , nông thôn” trên báo in hiện nay
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a Mục đích nghiên cứu: Làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn tổ chức tác
phẩm, thủ pháp tuyên truyền và hiệu quả tuyên truyền trên các Báo Hànộimới; Nông nghiệp
Trang 3Việt nam và Nông thôn Ngày nay về các vấn đề Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn Tìm ra những khó khăn và hạn chế khi thông tin vấn đề này, từ đó đề xuất các giải pháp tiếp theo
b.Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn triển khai ba nhiệm vụ
sau đây:
+ Xác định những nội dung mà cơ quan báo chí cần nhận thức về “Nông nghiệp, nông
dân, nông thôn” để tiến hành tuyên truyền trên báo in
+ Khảo sát, đánh giá thực tiễn tuyên truyền về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trên 3 tờ báo khác nhau (Báo Đảng địa phương, báo chuyên ngành), để chỉ ra những cái được và chưa được trong công tác tuyên truyền về nội dung nêu trên
+ Đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trên báo in trong thời gian tới
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn theo tinh thần NQTƯ 7 (khóa X) trên báo in hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những tác phẩm và thủ pháp báo chí (báo giấy) trên báo Hànộimới hàng ngày, báo Nông nghiệp Việt Nam và báo Nông thôn Ngày nay 2 năm 2008-2009
5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta
về báo chí và về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đã được công bố
Luận văn sử dụng phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp nghiên cứu lịch sử-tài liệu thứ cấp, phương pháp phân tích văn bản truyền
Trang 4thông, phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp điều tra theo phiếu điều tra, phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia
6.ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
a ý nghĩa khoa học
Luận văn cung cấp một số lý luận về nội dung “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” theo tinh thần NQTƯ 7 (khóa X); bổ sung và làm rõ hơn hệ thống lý luận về vai trò, chức năng của báo chí trong điều kiện mới và nhiệm vụ tuyên truyền đưa nghị quyết Đảng vào cuộc sống trên báo in Chỉ ra cách thức tổ chức tác phẩm, biện pháp tuyên truyền trên báo in đạt hiệu quả
b ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần làm rõ nội dung nhận thức về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn Việt Nam và vị trí của “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước thông qua hoạt động báo chí truyền thông Qua đó khẳng định những đóng góp của báo in trong việc tuyên truyền đưa nghị quyết Đảng vào cuộc sống và trách nhiệm nâng cao chất lượng tuyên truyền về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trên báo in, chỉ ra
những biện pháp khả thi cho quá trình này
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà báo và những người quan tâm tới các nội dung liên quan
7.Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn bao gồm 3 chương
Chương 1: Chính sách “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” của Đảng và vai trò của
báo chí đối với chính sách này
Chương 2: Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin của báo chí về chính sách
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của
báo in về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” thời gian tới
Nội dung luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự chương, mục trên
Trang 5References
Sách tiếng Việt
1.Đào Duy Anh Việt Nam văn hoá sử cương, NXB Văn hoá-Thông tin, H.2002
2.Báo chí-Những điểm nhìn từ thực tiễn, tập II, NXB Văn hoá- Thông tin,H.2001
3.Lê Thanh Bình Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hoá, xã hội, NXB Văn hoá-Thông
tin,H.2005
4.Báo chí trong cơ chế thị trường, NXB Thông tấn, H.2003
5.Đức Dũng Viết báo như thế nào, NXB Văn hoá-Thông tin,H.2001
6.Đức Dũng Các thể ký báo chí, NXB Văn hóa-thông tin, H.1998
7.Nguyễn văn Dững, Hoàng Anh Nhà báo-bí quyết, kỹ năng, nghề nghiệp, NXB Lao động,
H 1998
8.Ngọc Đản Báo chí trong sự nghiệp đổi mới, NXB Lao Động, H 1995
9.Hà Minh Đức (chủ biên).Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo
dục, H Tập I – 1994 Tập II – 1996
10.Hà Minh Đức.Cơ sở lý luận báo chí-Đặc tính chung và phong cách, NXB ĐHQG, H.2000 11.Vũ Hiền Chống “Diễn biến hoà bình” trên các phương tiện thông tin đại chúng, NXB
CTQG, H.2000
12.Hoàng Ngọc Hòa Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, NXB CTQG, H.2008
13.Vũ Quang Hào Báo chí và đào tạo báo chí Thuỵ Điển, NXB LLCT,H.2004
14.Nguyễn Quang Hoà Phóng viên và toà soạn, NXB Văn hoá-Thông tin, H.2002
15.Lê Huy Hoàng Sáng tạo và những điều kiện chủ yếu để kích thích sự sáng tạo của con
người Việt Nam hiện nay, NXB KHXH,H.2002
16.Vũ Đình Hoè (chủ biên) Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo và quản lý,
NXB CTQG, H.2000
17.Đinh văn Hường.Tổ chức và hoạt động toà soạn, NXB ĐHQG, H.2004
18.Đinh Văn Hường Các thể loại báo chí thông tấn, NXB ĐHQG, H.2006
19.Võ Đại Lược Kinh tế Việt Nam đổi mới và phát triển, NXB Thế giới, H.2007
20.Hồ Chí Minh Toàn tập T.4, NXB CTQG, H.2002
21.Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành, NXB CTQG, H.2000
22.Mai Quỳnh Nam Những vấn đề xã hội học trong công cuộc đổi mới, NXB CTQG,H.2000
Trang 623.Trần Quang Nhiếp Định hướng hoạt động và quản lý báo chí trong điều kiện kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay, NXB CTQG,H.2002
24.Phan Quang Về diện mạo báo chí Việt Nam, NXB CTQG, H.2001
25.Tạ Ngọc Tấn Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, NXB Văn hoá-Thông tin, H.1999
26.Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Tiến Hài, Tác phẩm báo chí, T.1, NXB GD, H.1995
27.Hữu Thọ Mắt sáng, lòng trong, bút sắc, NXB CTQG,H.2001
28.Vũ Duy Thông Mác-Ăngghen- Lênin, Hồ Chí Minh bàn về báo chí xuất bản, NXB CTQG,
H.2004
29.Hồ văn Thông Bàn về một số vấn đề ở nông thôn nước ta hiện nay, NXB CTQG, H.2008 30.Trần Ngọc Thêm Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, H.1999
31.Đỗ Tiến Sâm Vấn đề tam nông ở Trung Quốc thực trạng và giải pháp, NXB từ điển bách
khoa,H.2008
32.Dương Xuân Sơn Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật NXB ĐHQG HN, H.2004 33.Dương Xuân Sơn, Đinh văn Hường, Trần Quang Cơ sở lý luận báo chí truyền thông,
NXB ĐHQG,H.2004
34.Phân viện BCTT Cơ sở lý luận báo chí, NXB VH-TT,H.1999
35.Đặng Kim Sơn Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn Việt Nam-Hôm nay và mai sau, NXB
CTQG,H.2008
36.Đặng Kim Sơn Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn,nông dân trong quá trình
công nghiệp hóa, NXB CTQG, H.2008
37.Viện Ngôn ngữ học,Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Hà Nội-Đà Nẵng 1998
38.Tạp chí Cộng sản số 37-2003
39.Tạp chí Nghề báo, số ra 14.12.2006
Sách nước ngoài dịch ra tiếng Việt
40.E.P.Prôkhôrôp Cơ sở lý luận của báo chí, tập1,2, NXB Thông tấn,H.2004
41.Line Ross Nghệ thuật thông tin, NXB Thông tấn, H.2004
42.V.l.Lênin.Vấn đề báo chí, NXB Sự thật, H.1970
43.V.I Lênin Toàn tập, tập V, NXB Tiến bộ, H.1975, tr 12-13)
44.C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập T.25, NXB CTQG, H.2002
Các tài liệu, văn bản khác
Trang 745.Văn Kiện Đảng về phát triển nông nghiệp, NXB CTQG, H.2009
46.Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 17.10.1997 của Bộ Chính trị (Khoá VIII) về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản
47.Nghị quyết TƯ 5 (Khoá VIII) về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
48.Đảng cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, lần thứ IX, lần thứ X, NXB CTQG, H.1996 2001, 2006
49.Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCH TƯ khóa IX, NXB CTQG, H.2002
50.Thông báo Kết luận 41/TB-TW ngày 1.2.2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo quản lý báo chí
51.Thông báo Kết luận số 162/TB-TW ngày 1.10.2006 của Bộ Chính trị (Khoá X) về một số giải pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí trong tình hình hiện nay
52.Nghị quyết TƯ 5 (Khoá X) tháng 5-2007 về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới
53.Nghị quyết TƯ 7 (khoá X) tháng 8-2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
54 Các báo Hànộimới, Nông nghiệp Việt Nam, Nông thôn Ngày nay 2008-2009