1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ CHO NUÔI TRỒNG VÀ KHAI THÁC HẢI SẢN Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

36 557 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 497,45 KB

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ CHO NUÔI TRỒNG VÀ KHAI THÁC HẢI SẢN Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Hà Nội, 2014 2 PHẦN I: CĂN CƯ ́ ĐÊ ̉ XÂY DƯ ̣ NG ĐỀ Á N ĐẦU TƯ TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 4 I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 4 1. Tính cấp thiết 4 2. Căn cứ pháp lý 5 II. HIÊ ̣ N TRA ̣ NG ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG , KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN 6 1. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản các tỉnh vùng ĐBSCL 6 2. Hiện trạng về sản xuất giống thủy sản các tỉnh vùng ĐBSCL 7 3. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản 7 4. Khai thác hải sản 9 4.1. Tàu cá và nghề khai thác hải sản 9 4.2. Lao động khai thác hải sản 9 4.3. Công nghệ khai thác hải sản và bảo quản 10 5. Cở sở hậu cần và dịch vụ nghề cá phục vụ khai thác hải sản 10 6. Một số chính sách hỗ trợ cho hoạt động thủy sản 13 6.1. Về hỗ trợ khai thác hải sản 13 6.2. Chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong thủy sản 15 6.3. Chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong thủy sản 15 6.4. Chính sách thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 15 6.5. Chính sách hỗ trợ giống thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh (Quyết đi ̣ nh 142/2009/QĐ-TTg) 15 6.6. Chính sách tín dụng cho nuôi tôm, cá tra 16 III. HIỆN TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 16 1. Đầu tư cảng cá 16 2. Đầu tư cho khai thác 17 3. Đầu tư phát triển cho nuôi trồng thủy sản: 17 4. Đầu tư hệ thống thông tin thủy sản. 17 5. Đầu tư cơ sở vật chất đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 18 6. Đầu tư cho cơ sở đóng sửa tàu cá 18 7. Đầu tư cho bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 19 7.1. Đầu tư bảo tồn vùng nước nội địa 19 7.2. Đầu tư cho bảo tồn biển 19 PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ ÁN 20 I. ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU 20 1. Định hướng 20 a) Về kinh tế 20 b) Về xã hội 20 c) Về an ninh quốc phòng 20 2. Quan điểm đầu tư 20 3. Mục tiêu đến năm 2020 21 a) Mục tiêu chung 21 b) Mục tiêu cụ thể 21 III. Nhiệm vụ 22 1. Đầu tư lĩnh vực khai thác hải sản 22 2. Đầu tư cho bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 26 3. Đầu tư cho nuôi trồng thủy sản 29 3 PHẦN IV: CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 31 I. CÁC GIẢI PHÁP 31 1. Giải pháp về nâng cao chất lượng quy hoạch 31 2. Giải pháp về khoa học công nghệ 31 3. Giải pháp về vốn 32 4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 32 5. Giải pháp về cơ chế, chính sách 33 6. Tổ chức lại sản xuất 34 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 35 1. Tổng cục Thủy sản 35 2. Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính 35 3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển 35 III. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 35 1. Giám sát 35 2. Đánh giá 36 4 PHẦN I: CĂN CƯ ́ ĐÊ ̉ XÂY DƯ ̣ NG ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1. Tính cấp thiết Ngành thủy sản nước ta trong những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp đánh kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội, góp phần đảm bảo an ninh, chủ quyền biển, đảo. Năm 2010, số lượng tàu thuyền khai thác trên cả nước khoảng 130.000 tàu, với tổng công suất khoảng hơn 6 triệu CV. Sản lượng khai thác đạt khoảng 2.2 triệu tấn đóng góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Tính riêng các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 22.000 tàu cá, chiếm 18% so với số lượng tàu cá cả nước. Trong những năm gần đây tàu cá được đóng với công suất lớn hơn, các thiết bị trên tàu được trang bị hiện đại hơn nhằm phục vụ cho chuyến biển dài ngày nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đánh bắt. Tính đến cuối năm 2013, số lượng tàu thuyền giảm còn 117.024 chiếc, công suất máy tàu khoảng 10 triệu CV (tăng 4 triệu CV so với năm 2010). Trong đó, số lượng tàu cá ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long khoảng 23.000 chiếc, chiếm khoảng 4.9 % tổng số tàu thuyền cả nước, tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Nuôi trồng thủy sản sản của Việt Nam 10 năm trở lại đây phát triển một cách đột phá, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản đã làm tăng nhanh diện tích các loại hình mặt nước và sản lượng thuỷ sản nuôi. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản cả nước năm 2010 là 1.096.722 ha; năm 2012 đạt 1.195.367 ha; năm 2013 đạt 1.200.000 ha, trong đó diện tích nuôi thuỷ sản của các tỉnh ĐBSCL là 826.129 ha (chiếm 69% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước). Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2010 đạt 2.800.000 tấn; năm 2012 đạt 3.273.018 tấn; năm 2013 đạt 3.340.000 tấn, trong đó sản lượng nuôi của các tỉnh ĐBSCL là 2.325.413 tấn (bằng 71% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của cả nước). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của các tỉnh ĐBSCL năm 2012 đạt khoảng 4,5 tỷ USD/6,15 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước; năm 2013 đạt 4,7/6,7 tỷ USD. Đối tượng nuôi chủ lực xuất khẩu của nước ta chủ yếu tập trung tại các tỉnh ĐBSCL đó là tôm sú, tôm chân trắng và cá tra. 5 Có thể nói trong thời gian qua ngành thủy sản của cả nước nói chung và của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đạt tốc độ tăng trưởng cao đối với các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên sự tăng trưởng còn ở mức thấp, chưa xứng tầm với tiềm năng sẵn có của vùng, nguyên nhân chính là do: - Nghề khai thác hải sản phát triển tự phát không kiểm soát được; tổ chức sản xuất trên biển mang tính nhỏ lẻ, phân tán, chưa có sự liên kết và hợp tác trong tổ chức sản xuất; công nghệ khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch trên tàu còn lạc hậu so với các nước trong khu vực; tình trạng cạnh tranh trong khai thác ngày càng tăng, đánh bắt bất hợp pháp vẫn diễn ra đã làm suy giảm nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ. Mặt khác, chúng ta còn thiếu thông tin về nguồn lợi, cơ sở dữ liệu nghề cá để phục vụ cho công tác quản lý, qui hoạch khai thác hải sản - Hạ tầng phục vụ nuôi trồng, khai thác thủy sản, đầu tư còn thiếu và dàn trải,thiếu đồng bộ. (hệ thống thủy lợi, xử lý nước thải, điện, khu neo đậu, bến cá, chợ cá, …). - Sản xuất nguyên liệu nghề cá vẫn còn lạc hậu, thủ công; các lĩnh vực cơ khí thủy sản, khai thác hải sản đều bị tụt hậu. Để phát huy hết tiềm năng và khai thác thế mạnh của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản nhằm góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế đất nước cũng như ổn định kinh tế, tăng thu nhập. Việc xây dựng đề án đầu tư trong nuôi trồng và khai thác hải sản vùng đồng bằng sông Cửu Long là rất cần thiết 2. Căn cứ pháp lý Luật Thủy sản Việt Nam ban hành tháng 11 năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 và các văn bản dưới luật. Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản và Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung nghị định số 59/NĐ-CP; Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển. Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản. Căn cứ Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020; Căn cứ Quyết định 332/QĐ-TTg ngày 03/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển NTTS đến năm 2020; 6 Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ Về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Quyết định 375/QĐ-TTG ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản; Căn cứ Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt "Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững"; Căn cứ Quyết định số 2270/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Kết luận 28-KL/TW về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. Căn cứ Quyết định 61/QĐ-BNN-KH ngày 10/01/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Quyết định số 2270/QĐ-TTg ngày 21/11/2013. II. HIÊ ̣ N TRA ̣ NG ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN 1. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản các tỉnh vùng ĐBSCL 1.1. Diện tích nuôi Tổng diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản của vùng ĐBSCL là 1.366.430 ha, trong đó nuôi mặn lợ 886.249 ha (chiếm 89% so với diện tích tiềm năng nuôi mặn lợ của toàn quốc), nuôi ngọt khoảng 480.181 ha (chiếm 52% so với diện tích tiềm năng nuôi ngọt của toàn quốc). Diện tích nuôi trồng thủy sản của các tỉnh ĐBSCL năm 2013 là 826.129 ha (chiếm 2/3 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước), trong đó: - Diện tích nuôi tôm mặn lợ là 604.653 ha/664.783 ha (bằng 91% diện tích nuôi tôm của cả nước). - Diện tích nuôi cá tra là 5.200 ha (chiếm 100% diện tích nuôi cá tra của cả nước). - Diện tích nuôi ngọt là 131.049 ha. - Diện tích nuôi các đối tượng khác là 112.390 ha 1.2. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng Sản lượng nuôi trồng thủy sản của các tỉnh ĐBSCL năm 2013 đạt 2.325.413 tấn (bằng 71% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của cả nước), trong đó: - Sản lượng tôm mặn lợ là 394.777 tấn/520.020 tấn (bằng 76% sản lượng tôm nuôi của cả nước). - Sản lượng cá tra đạt 1.150.000 tấn. 7 - Sàn lượng nuôi ngọt và các đối tượng khác là 780.636 tấn 1.3. Đối tượng nuôi chính: cá tra, tôm sú, tôm chân trắng và một số đối tượng cá nước ngọt. 2. Hiện trạng về sản xuất giống thủy sản các tỉnh vùng ĐBSCL 2.1. Về sản xuất giống cá tra Sản xuất giống cá Tra bột cung cấp cho toàn vùng ĐBSCL chủ yếu ở hai tỉnh đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu là Đồng Tháp và An Giang, trong khi hoạt động ương cá Tra bột lên cá hương phục vụ nuôi thương phẩm được thực hiện tại các tỉnh như: Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang và Trà Vinh. - Năm 2013, tô ̉ ng số cơ sơ ̉ sa ̉ n xuất giống cá tra là 133 trại, trong đó Đồng Tháp có 90 trại, An Giang 23 trại, Cần Thơ 6 trại, Bến Tre 5 trại và các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Tiền Giang có 9 trại; cung cấp gần 26,4 tỉ cá bô ̣ t va ̀ gần 2,4 tỉ cá giống. - Về chất lượng: sản xuất giống cá Tra tuy đã đáp ứng đủ số lượng cho nhu cầu nuôi thương phẩm, nhưng chất lượng con giống chưa đảm bảo. Chất lượng đàn cá bố mẹ bị thoái hóa, lai cận huyết, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất cá bột, cho cá đẻ ép, đẻ non và đẻ nhiều lần trong năm. - Đê ̉ ca ̉ i thiê ̣ n chất lươ ̣ ng con giống, trong 3 năm từ 2010 - 2012, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã hoàn thành và phát tán 101.000 con cá bố mẹ hậu bị. Hiện tại đàn cá tra bố mẹ chuyển giao cho các tỉnh đạt khối lượng từ 3,5 kg đến 5,0 kg và bước đầu đã tham gia sinh sản. 2.2. Về sản xuất giống tôm nước lợ - Năng lực sản xuất giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng tăng dần trong giai đoạn 2009 - 2013. Tuy nhiên sản xuất giống tôm sú có xu hướng giảm dần trong giai đoạn này, do nhiều diện tích nuôi tôm sú đã được chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Những cơ sở nhỏ, chất lượng giống thấp không cạnh tranh được dần đóng cửa, để đáp ứng yêu cầu của thị trường và của cơ quan quản lý nhà nước các cơ sở sản xuất giống được đầu tư nâng công suất và đầu tư trang thiết bị hiện đại nên số cơ sở sản xuất giảm đi nhưng sản lượng giống tăng lên. - Năm 2013, cả nước có 2.465 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó cơ sở sản xuất tôm sú giống là 1.987 cơ sở, sản lượng giống đạt 29.233 triệu post, số cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng là 20 cơ sơ, sản lượng giống đạt 5.760 triệu post. 3. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của cả nước nói chung và tại khu vực ĐBSCL nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, trong đó vấn đề ô nhiễm môi trường, suy giảm nguồn lợi đã có những ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của ngành. Nguyên nhân chủ yếu là do trong một thời gian dài chúng ta chỉ quan tâm đến vấn đề khai thác, nuôi trồng còn 8 công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản chưa được quan tâm đúng mức. Các chương trình, dự án chủ yếu tập trung cho phát triển lĩnh vực khai thác và nuôi trồng đã tạo áp lực lên nguồn lợi thủy sản tự nhiên, dẫn đến các hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, môi trường sống của các loài thủy sản bị thu hẹp, nhiều loài thủy sản không thích ứng kịp với sự thay đổi môi trường đã bị tuyệt chủng, các nguồn gen quý hiếm trong tự nhiên đang có nguy cơ suy thoái. Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản phục vụ phát triển bền vững ngành kinh tế thủy sản của cả nước nói chung và khu vực ĐBSCL, trong những năm gần đây, Đảng và Chính phủ đã những sự quan tâm đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Nhiều văn bản lien quan đến công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được ban hành nhằm tăng cường tính pháp lý và tạo điều kiện để triển khai các hoạt động lien quan đến công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản như: Quyết định số 485/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án bảo vệ các loài thủy sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đến năm 2105, tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 1479/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020; Quyết định số 742/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 188/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020… Việc ban hành các văn bản pháp lý trên đã tạo điều kiện để các Bộ, ngành và địa phương triển khai các hoạt động đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Một số dự án đã được đầu tư triển khai như: Dự án điều tra nguồn lợi thủy hải sản tại khu vực ĐBSCL, Quy hoạch các khu bảo tồn vùng nước nội địa, Quy hoạch các khu bảo tồn biển…Tuy nhiên, kinh phí đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản còn rất hạn chế. Bảng: Tổng hợp kinh phí đầu tư cho các dự án Stt Tên dự án Năm đầu tư Tổng kinh phí (triệu) Nguồn kinh phí 1 Quy hoạch chi tiết KBT VNNĐ ven biển Cà Mau 2009 - 2011 601,986 NSNN 2 Quy hoạch chi tiết KBT VNNĐ Sông Hậu 2009 - 2011 756,497 NSNN 3 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hoạt động của KBTB Phú Quốc 2010 - 2014 9,600 NSNN 9 4. Khai thác hải sản 4.1. Tàu cá và nghề khai thác hải sản Đội tàu khai thác thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu tập trung ở các tỉnh: Bến tre, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc trăng, Tiền Giang, Trà Vinh. Một số lượng rất ít tàu cá cở nhỏ (công suất < 20 CV) khai thác thủy sản nội đồng ở các tỉnh như: An Giang, Đồng tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Long An. Tính đến tháng 12/2013, tổng số tàu cá của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là 23.269 chiếc (phụ lục 1); tàu cá nhỏ hoạt động ven bờ vẫn chiếm đa số hơn 70% tổng số cá cá các tỉnh đồng bằng Sông cửu Long, tỉnh có số lượng tàu cá nhiều nhất là tỉnh Kiên Giang chiếm 45%. Các nghề khai thác chủ yếu của ngư dân các tỉnh là nghề lưới kéo, lưới rê, chiếm tỷ lệ lần lượt là 34.9% và 36.4% tổng số tàu thuyền các tỉnh đồng bằng Sông cửu Long (phụ lục 2). 4.2. Lao động khai thác hải sản Lao động nghề cá phần lớn được đào tạo theo phương thức "cha truyền con nối"; đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hầu hết ít được đào tạo qua trường lớp chính qui, thiếu các kiến thức cơ bản để có thể sử dụng được các thiết bị hàng hải, khai thác; thiếu các kiến thức về luật hàng hải để có thể hoạt động khai thác ở những vùng biển quốc tế. Trình độ văn hoá đối với lao động nghề cá cả nước rất thấp: 8,4% mù chữ, 55,2% tốt nghiệp tiểu học, chỉ có 34,5% tốt nghiệp trung học cơ sở, 1,9% trung học phổ thông và 0,1% được đào tạo qua các trường đại học và trung học chuyên nghiệp (Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản, Viện Nghiên cứu Hải sản, Nguyễn Văn Kháng, 2011). Do trình độ văn hóa thấp, phong tục tập quán khác nhau ở từng vùng, điều kiện kinh tế đa phần còn khó khăn nên việc đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật mới, khả năng tiếp nhận trình độ công nghệ… bị hạn chế. Tỷ lệ ăn chia mỗi chuyến biển phụ thuộc vào hình thức khai thác khác nhau; khai thác thủy sản theo hình thức ngư dân làm chủ thì tỷ lệ ăn chia thường là chủ tàu 50% và thuyền viên 50% lợi nhuận (tổng doanh thu – chi phí (dầu, lương thực, thực phẩm, nước đá)). Không thực hiện theo phương thức trả lương cố định Hầu như các chủ tàu cá không có hợp đồng lao động với ngư dân đi biển, chỉ hợp đồng thông qua thảo thuận miệng với nhau. Vì vậy, khi tàu cá đánh bắt không hiệu quả thường người lao động chuyển sang các tàu cá đánh bắt hiệu quả hơn. Cho nên, tình trạng lao động trên tàu cá thiếu, không ổn định xẩy ra ở hầu hết các tỉnh. 10 4.3. Công nghệ khai thác hải sản và bảo quản Công nghệ khai thác hải sản: Trong hơn một thập kỷ qua, đã có sự thay đổi về công nghệ khai thác ở nước ta, ngoài việc cải tiến các loại nghề như lưới kéo, rê, vây trong nước, việc du nhập một số nghề khai thác thủy sản khác cũng đã được thực hiện, như: Câu cá rạn (mú, hồng) từ Hồng Kông (1990); câu cá ngừ đại dương từ Đài Loan, Nhật Bản (1992-1993); chụp mực kết hợp ánh sáng từ Thái Lan (1993); lưới kéo có độ mở miệng lưới cao từ Trung Quốc (Giã cào bay, 1997-1998); đặc biệt là lưới kéo đáy, nghề lưới vây sử dụng máy dò ngang, rê 3 lớp khai thác mực nang, chụp cá, công nghệ bảo quản cá ngừ bằng nước biển. Các trang thiết bị trên tàu như máy thông tin, định vị, dò cá đã được trang bị hầu hết trên các tàu cá xa bờ tùy theo từng nghề khác nhau; tuy nhiên, các trang thiết bị khai thác như tời thu thả lưới, máy lái tự động, cẩu được sản xuất thủ công nên tuổi thọ thấp và hiệu quả không cao dẫn đến nguy cơ mất an toàn; việc trang bị các thiết bị hiện đại co ̀ n thấp và chậm, chỉ đạt từ 1,09 – 3,98%. Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khai thác có tính chọn lọc còn yếu, chưa được quan tâm đúng mức nên tỷ lệ cá tạp trong mẻ lưới còn cao, chất lượng sản phẩm thấp. Công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch: Phương thức bảo quản sản phẩm sau khai thác phổ biến là dùng đá xay, ướp muối theo phương pháp truyền thống, sự hiểu biết của ngư dân về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sơ chế và bảo quản sản phẩm khai thác còn rất hạn chế; một số tàu câu cá ngừ hiện nay sử dụng vật liệu Polyurethane (PU) để làm hầm bảo quản, công nghệ bằng nước biển lạnh nhưng còn ít và đang thử nghiệm. Hiện nay, chưa có tàu nào sử dụng công nghệ cấp đông ngay trên tàu, thời gian lên cá và vận chuyển chậm dẫn đến hao hụt lớn sau khai thác, gây lãng phí nguồn lợi và hiệu quả kinh tế thấp. 5. Cở sở hậu cần và dịch vụ nghề cá phục vụ khai thác hải sản 5.1.Về cảng cá, bến cá a) Kết quả đạt được Ngày 15/3/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 346/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo quy hoạch, đến năm 2020 cả nước có 211 cảng cá, bến cá, gồm: - Tuyến bờ có 178 cảng cá và bến cá, trong đó có 14 cảng cá loại I, 74 cảng cá loại II và 90 bến cá; với tổng lượng thuỷ sản qua cảng, bến là 2.145.000 tấn/năm; - Tuyến đảo có 33 cảng cá và bến cá, trong đó: có 01 cảng cá loại I, 22 cảng cá loại II và 10 bến cá. với tổng lượng thủy sản qua cảng và bến cá là 215.000 tấn/năm. [...]... đầm nuôi trồng thủy sản thành những vùng sản xuất công nghiệp, sản xuất hàng hóa lớn Khuyến khích đầu tư khai thác mặt đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản chưa được sử dụng, còn hoang hóa đưa vào nuôi trồng thủy sản Có chính sách đầu tư chuyển đổi diện tích đất ruộng trũng, đất trồng lúa năng suất thấp và mặt nước hồ chứa đưa vào nuôi trồng thủy sản Nghiên cứu chính sách giao, cho thuê mặt nước biển cho. .. số Chương trình, dự án hỗ trợ được triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả đã tạo tiền đề cho việc đề xuất các chương trình dự án trong thời giai tới Dự án 9: Đầu tư xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản khu vực đồng bằng Sông Cửu Long Mục tiêu dự án: Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản làm cơ sở để dự báo và xây dựng ngư trường khai thác Nội dung dự kiến:... tra và dự thảo Quyết định của thủ tư ng Chính phủ về chính sách tín dụng này III HIỆN TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1 Đầu tư cảng cá a) Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/3/2010 của Thủ tư ng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Theo quy hoạch các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu. .. 3 Đầu tư phát triển cho nuôi trồng thủy sản: Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho các chương trình dự án giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013 đã cấp khoảng 1.909 tỷ đồng/ 2.500 tỷ đòng Trong đó vốn đầu tư do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý là 530,7 tỷ đồng (vốn đầu tư cho chương trình giống là 113, 5 tỷ đồng, cho chương trình nuôi trồng thủy sản là 397,2 tỷ đồng) , còn lại là vốn do địa phương quản lý 4 Đầu. .. tạo các máy móc, thiết bị hảng hải, thiết bị khai thác thủy sản và sản phẩm công nghiệp phụ trợ sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu cung cấp cho các nhà máy, cơ sở đóng, sửa chữa tàu cá - Phát triển nguồn nhân lực cho đóng, sửa chữa tàu cá (Phụ lục 3: Tổng hợp cơ sở đóng sửa tàu cá khu vực đồng bằng sông Cử Long) 7 Đầu tư cho bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 7.1 Đầu tư bảo tồn vùng nước nội địa... thủy sản xa bờ hiện đại bằng các vật liệu thay thế tàu vỏ gỗ tại ĐBSCL Thời gian: 2016-2020 Kinh phí: 600 tỷ - Đầu tư cơ sở sản xuất máy móc thiết bị phục vụ khai thác, bảo quản sản phẩm + Dự án 7: Đầu tư cơ sở sản xuất máy móc thiết bị phục vụ khai thác, bảo quản sản phẩm Mục tiêu: Hình thành các cơ sở sản xuất, chế tạo một số phụ tùng thay thế, các máy móc, thiết bị hàng hải, thiết bị khai thác hải sản. .. cục Thủy sản Tổ chức thực hiện Đề án đạt mục tiêu đề ra; chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án ưu tiên nhằm thực hiện mục tiêu của Đề án Tham mưu chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện Đề án trong phạm vi cả nước Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh đồng bằng Sông cửu Long thực hiện Đề án Kiểm tra , giám sát đánh giá việc thực hiện Đề án trưởng , định... Nhà nước đã đầu tư qui hoạch, phát triển khu bảo tồn cho các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long như sau: - Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn vùng nguồn lợi ven biển tỉnh Cà Mau; mức vốn đầu tư là 601.986.000; - Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn sông Hậu, tổng mức vốn đầu tư: 756.497.000 7.2 Đầu tư cho bảo tồn biển Khu bảo tồn biển Phú Quốc – Kiên Giang: Giai đoạn từ năm 2007 2014, tổng kinh phí đầu tư cho các hoạt... bảo sản xuất ổn định và bền vững Thực hiện các chương trình ưu đãi cho các chủ đầu tư nuôi trồng thủy sản ở các vùng sâu, vùng xa Ưu tiên đầu tư vốn cho phát triển các vùng và đối tư ng nuôi mới có giá trị kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng 4 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực Tổ chức đào tạo và truyền nghề cho con em ngư dân, nâng cao năng lực cán bộ quản lý trong lĩnh vực khai thác và bảo... cho tàu 1 bộ; máy phát điện dự phòng; phao ngăn sự cố tràn dầu 1 bộ; tàu cứu hộ; cano cao tốc; bồn chứa nước - Thời gian thực hiện: 2015-2018 - Kinh phí dự kiến: 150 tỷ đồng c) Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ khai thác thủy sản + Dự án 6: Đầu tư phát triển ngành đóng, sửa tàu cá khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Mục tiêu: đầu tư phát triển ngành đóng, sửa tàu cá khu vực đồng bằng . dụng cho nuôi tôm, cá tra 16 III. HIỆN TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 16 1. Đầu tư cảng cá 16 2. Đầu tư cho khai thác. Khai thác hải sản 9 4.1. Tàu cá và nghề khai thác hải sản 9 4.2. Lao động khai thác hải sản 9 4.3. Công nghệ khai thác hải sản và bảo quản 10 5. Cở sở hậu cần và dịch vụ nghề cá phục vụ khai. lĩnh vực cơ khí thủy sản, khai thác hải sản đều bị tụt hậu. Để phát huy hết tiềm năng và khai thác thế mạnh của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản

Ngày đăng: 26/06/2015, 13:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w