1. Giám sát
Giám sát thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực thực hiện Đề án thông qua cung cấp các thông tin, ý kiến phản hồi cho các nhà hoạch định chính sách để điều chỉnh kế hoạch và có giải pháp khắc phục kịp thời.
Các nội dung chính của công tác giám sát thực hiện:
Giám sát tiến độ thực hiện các Dự án trong đề án để đảm bảo đúng nội dung và tiến độ đặt ra.
Giám sát tình hình huy động các nguồn lực và tài chính ở các cấp.
Xác định và phân tích các vấn đề nổi cộm trong và ngoài ngành có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện Đề án và những điều chỉnh cần thiết;
36
2. Đánh giá
Tập trung đánh giá những tác động phát triển chủ yếu; lập kế hoạch cụ thể cho các đợt khảo sát, đánh giá trên cơ sở các mục tiêu và nhiệm vụ của Đề án; để đảm bảo tính khách quan, việc đánh giá phải giao cho các tổ chức và cơ quan độc lập triển khai thực hiện, các nội dung cần tập trung bao gồm:
Đánh giá kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại theo các mục tiêu và tiến độ thực hiện;
Đánh giá những thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường có liên quan đến các mục tiêu của Đề án;
Đánh giá mức độ phối hợp giữa việc thực hiện Đề án với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương;
Đánh giá những thay đổi về môi trường chính sách và tác động của các giải pháp chính sách;
Đánh giá định kỳ vào cuối mỗi kế hoạch 5 năm. Đợt đánh giá đầu tiên sẽ được thực hiện vào năm 2017 và kết quả sẽ được sử dụng để xây dựng kế hoạch cho những tiếp theo (giai đoạn 2018 – 2020)./.